Thử h́nh dung một vùng đất bị chiếm đóng, bị cô lập với thế giới bên ngoài bằng một chính sách phong toả quân sự thường trực, trong đó thường dân là một đám người bị quản chế và bị tước đoạt cuộc sống b́nh thường. Những bài thơ cất lên từ vùng đất ấy hiển nhiên là các tiếng nói phản kháng và chiến đấu. Xin giới thiệu vài thi sĩ của Palestine hôm nay qua vài bài thơ vừa cho thấy tính đấu tranh chính trị cao, vừa biểu hiện một thi pháp cụ thể gắn bó với những chi tiết đời thường, nhưng đều tạo được hiệu quả thẩm mỹ sâu lắng  nhờ những h́nh tượng mở ra một không gian  tư tưởng bất ngờ ở đoạn kết bài thơ.

 

CHÂN PHƯƠNG dịch từ bản Pháp văn  của Antoine Jockey,

LE POÈME PALESTINIEN CONTEMPORAIN, nxb Le Taillis Pré, Belgique,2008

 

 

 

 

   LÔNG  GÀ TRÊN NGƯỜI

                                                                      Najwan  Darwish

 

 

Không ai hiểu được như thế nào mớ chuồng gà lại biến thành

những khách sạn

Và như thế nào tôi lại rơi vào chốn đó để đấu với các chuồng gà

Và đi t́m những kẻ bị phi cảng bỏ vào cái mồm to hoát của nó

rồi nuốt gọn

Có lẽ tôi đă bị nó nuốt để khiến tôi phải đấu với mớ chuồng gà

Mang h́nh dạng những mái nhà, giường ngủ và pḥng ốc.

Những cái chuồng bỏ trống trong đó rơi rớt lông vũ với áo quần

Những chuồng gà chẳng ai hiểu được bằng cách nào đă trở thành

những trại lao công và những đoàn tàu không bao giờ ngừng…

bằng cách nào  chúng đă biến thành các khu chiếm đóng

………………….

Những chuồng gà trong đó không thấy một con gà

Nhưng thấy lông của chúng ta.

 

 

 

  VẮNG  MẶT

                          Nasser Rabah

 

Ngồi nơi quán cà phê nhà ga

Trong bộ com lê của gă,

Với số tuổi bốn mươi,

Không thắc mắc,

Chẳng lo âu,

Thiếu giấc ngủ vẫn hộ tống đám hành khách buổi chiều.

Có lẽ gă chú tâm đến các dấu hiệu của thời tiết lạnh 

Chuyện tṛ cùng chiếc cốc rỗng

Lúc lắc đầu như muốn nói “Không” . 

Nhưng ngồi điềm nhiên một cách tự tin

Và tàu đến tàu đi đúng hẹn,

 

Đám hành khách mang vác phiền năo như hành lư

Tiếc nuối như tội lỗi

Họ lẫn trốn quăng sáng quá chói

Khi th́ chạy về mấy cửa toa tàu,

Lúc lại chạy ra cổng nhà ga .

C̣n gă, cứ thế mà ngồi,

Làm dấu với cái ghế bên kia

Góc quán,

Trong bộ com lê,

Với số tuổi bốn mươi.

Gă không tiễn biệt ai,

Cũng chẳng chờ chuyến tàu nào,

Nhưng gă hiểu trúng phóc 

V́ sao các nhà ga lại được trang hoàng

Bằng một lô tượng đá.

 

 

 

 

 

   QUAY  VỀ

                               Mahmoud Abou Hashash

 

 

Tôi đă quay bước trở về. Nhớ lại quả táo

Tôi chỉ ăn một nửa. Tôi hoảng kinh v́ cái ư nghĩ

Chết c̣n để lại trái táo hằn dấu răng ḿnh cắn cạp.

Mẹ tôi

Sẽ gào rên không thôi: “ Trái táo

nó chưa ăn xong”. Bà sẽ đưa nửa quả táo kia ra

lắc hoài trước mặt những khách viếng tang

cho đến lúc nó rữa ra trong tay bà.

Trước khi đóng ập cánh cửa lúc trở ra,

Tôi ném nó vào thùng rác.

Bỏ mọi việc lại sau lưng .

Cùng những bài thơ viết được nửa chừng.