BÀN TR̉N THI CA ; NHỮNG ĐIỀU VÔ H̀NH - 2

 

Trần Vũ: Jean-Pierre Siméon, giám đốc trung tâm triển lăm quốc gia Printemps des Poètes/ Mùa Xuân của Thi sĩ, than phiền: “Giới trí thức từ chối xem thơ.”(L’Intelligentsia refuse de voir la poésie). Trên tập san La Revue Le Crieur số tháng 10-2016 trong tiểu luận Thơ Pháp biến đâu mất – Chân dung một Vũ trụ mâu thuẫn, Anne Dujin đặt câu hỏi: Làm sao giải thích sự vắng bóng của thi ca trong đại chúng? Bà trả lời: Chính v́ ḍng thơ Tân Trữ t́nh (Néolyrique) chấm dứt với Yves Bonnefoy và Philippe Jaccottet. Không phải không c̣n thi sĩ tại Pháp nhưng sinh hoạt duy nhất trên Facebook v́ thơ của họ không được nhà xuất bản nào in, không bày bán nên báo chí không nhắc đến. Nếu phái Tân Trữ t́nh t́m cách nối ngôn ngữ với sự vật chung quanh, th́ phái H́nh thức (les Formalistes) hôm nay cắt đứt ngôn ngữ với đời sống thực tại. Nhà xă hội học kết luận: “Các nhà thơ H́nh thức này không cách chi có vị trí trước công chúng.” (Pour ces formalistes, point de posture publique possible). Tuy nhiên Anne Dujin công nhận thơ vẫn c̣n sống trong thế giới Anh ngữ, vẫn c̣n đăng trên The New Yorker và Granta. [Où est passée la poésie française – Portrait d’un Univers paradoxal.]

Ngu Yên đă giới thiệu rất nhiều những trào lưu mới tại Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 21. Và nếu như Anne Dujin xác nhận là thơ vẫn "hùng vĩ" trong thế giới Anglo-Saxon, anh hăy cho biết phong trào thi ca nào là quan trọng nhất hiện nay? Chân Phương, am tường văn học Pháp và Âu châu, nh́n những chuyển động tại Hoa Kỳ như thế nào?

clip_image004Ngu Yên: Để có thể giới thiệu sơ lược về vài phong trào thi ca đáng được quan tâm tại Bắc Mỹ, có một điểm cần minh bạch và một khái niệm cần thông qua, để có thể nắm bắt sự biến đổi của thơ khi bước vào thế kỷ 21.

Điểm cần minh bạch: Sẽ không có một phong trào thi ca nào tối quan trọng. Mỗi phong trào văn học lớn luôn luôn có những tác phẩm giá trị và những tác giả độc đáo. Giá trị của từng tác phẩm khác nhau, không thể cân đo. Phẩm chất sáng tác cũng không thể so sánh. Có thể có phong trào này chiếm ưu thế hơn phong trào kia, nhưng không có ǵ bảo đảm ưu thế đó đứng vững theo thời gian. V́ vậy, chúng ta sẽ duyệt qua một số phong trào thi ca đang được đón nhận, phê phán, hoặc có tầm ảnh hưởng hiện tại. 

Khái niệm về môn phái trong bản sắc thơ: Bất kỳ trong thời đại nào, thế kỷ nào, thơ luôn luôn có hai môn phái: 1- Phái chính thống (mainstream) và 2- Phái thử nghiệm (experimental). Hai phái có cá tính, quan niệm và cách làm việc khác nhau. Sự liên hệ giữa hai phái được giải thích: Phái thử nghiệm bao gồm những nhà thơ tiền phong và bán tiền phong. Suốt đời họ phiêu lưu, mạo hiểm, khám phá, để cung ứng những ǵ mới lạ t́m thấy trong cơi thơ. Hầu hết những mới lạ sẽ bị lăng quên. Số ít c̣n lại sau khi được công nhận, sát nhập vào phái chính thống. Phái chính thống luôn luôn giữ quyền định đoạt giá trị, phẩm chất, thể loại, và lịch sử thơ, tuy nhiên, những sai lầm của họ ít được nhắc tới, và sự sai lầm của họ tạo ra sinh mệnh thi ca. Phái thử nghiệm mang đến văn học sự phát triển. Phái chính thống quản lư văn học tạo dựng tiêu mốc văn chương. 

Đầu thế kỷ 21, văn học nhận định sự kết hợp giữa hai phái, tạo ra một loại thi ca “lai giống” (Hybrid). Năm 2009, Cole Swensen và David St. John xuất bản tuyển tập thơ American Hybrid, do W.W.Norton và Company ấn hành, tŕnh bày thi ca Hoa Kỳ trong một dạng mới. Thay v́ lưỡng cực đối lập (binary opposition), đă đưa ra nhiều tác phẩm không thể phân loại, mang tính kết hợp bằng những đường lối khác nhau. Báo trước một thi pháp có khả năng ảnh hưởng tương lai. Thay thế các thi pháp chính thống đang bất lực không đối phó được những khủng hoảng hiện tại. Những bài thơ trong tuyển tập được xem như hạt giống cho những khuynh hướng thơ mới. Những loại thơ tập hợp những học thuật thành công của phái chính thống và những học thuật mới lạ của phái thử nghiệm. Nỗ lực tạo ra một chất giọng “liên minh”. Khái niệm này nằm trong phạm vi chủ nghĩa Kết Hợp Hiện Đại (Metamodernism).  

Tính lai giống trong thi ca đă được đặt ra từ khi phong trào đa văn hóa thịnh hành vào cuối thế kỷ 20, với sự hỗ trợ của internet và dịch thuật. Thi ca Hoa Kỳ dẫn đầu về hợp chủng và ḥa hợp đa văn hóa. Theo tôi, nên gọi là “ḥa hợp đa cá tính, đa bản sắc dân tộc”, th́ hữu lư hơn. Nói một cách khác, khái niệm thơ “Lai giống” không chỉ thể hiện nơi thi pháp và cấu trúc, nó c̣n bao hàm khả năng thỏa thuận giữa những cá tính và hệ lụy của nhiều dân tộc.

Vài phong trào thi ca đáng quan tâm từ cuối thế kỷ 20: Văn học Hoa Kỳ thường du nhập những học thuyết, phong trào, chủ nghĩa từ khắp nơi để thử nghiệm và phát triển, hoặc thừa hưởng phẩm lượng của các nền văn học khác bởi những nhà thơ ngoại quốc sang định cư tại Bắc Mỹ. Từ cuối thế kỷ 20, văn học Hoa Kỳ dẫn đầu về những khám phá văn chương và thi ca qua những hệ thống chính quy của các đại học và những sáng tạo cá nhân bởi những nhà thơ tiền phong. Một số trong những khám phá này mở rộng, kéo dài qua thế kỷ 21.

· Nhóm Thi sĩ Hỏa tinh (Martian Poets): Gồm một số nhà thơ người Anh xuất hiện trong thời khoảng 1970-1980 với hai thi sĩ tên tuổi Craig Raine và Christopher Reid. Học thuật nghiêng nặng về ẩn dụ mang tính kinh ngạc, kỳ lạ và hài hước. Mô tả những điều b́nh thường qua nhăn quan người Hỏa tinh. Mục đích phá vỡ sự quen thuộc trong thi ca. Ví dụ, Raine mô tả cuốn sách trên tay người đọc: Con chim máy với nhiều cánh bay / đậu trên bàn tay / làm đôi mắt tan chảy / làm thân người rên la không đớn đau. (mechanical birds with many wings / perch on the hand / cause the eyes to melt / or the body to shriek without pain…)

· Nhóm Thi sĩ Ngôn ngữ (Language Poets), (kư hiệu là L=A=N=G=U=A=G=E): Sử dụng tên từ tạp chí do Charles Bernstein và Bruce Andrew biên tập. Thơ Ngôn Ngữ là phong trào tiền phong tại Hoa Kỳ xuất hiện vào thập niên 1970, phát triển tại San Francisco và New York. Chủ yếu kết hợp học thuật Giải Cấu Trúc, Hậu Cấu Trúc và chủ nghĩa Khách Quan. Chú trọng cách thức diễn giải qua ngôn ngữ có khả năng tạo ra đường lối mới cho độc giả cơ hội tương tác với văn bản. 

· Chủ nghĩa Chuyển đổi Hiện thực (Transrealism) trong thi ca:  Về văn học, chủ nghĩa này xuất hiện như phản ứng đối với tính hoang đường của Magic Realism và tính hoang tưởng quá độ của khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, về thi ca, phong trào này do thi sĩ Chí Lợi, Sergio Badilla Castillo (1947-) khởi xướng. Câu thơ xây dựng trên tính xáo trộn của thời gian, thi cảnh và tứ thơ tuy hư cấu nhưng có cơ sở hiện thực. Bài thơ là một cơi kết hợp giữa thực tế và huyền hoặc, thật mà không thật, mang chiều hướng “nhân cao” ư nghĩa, hoặc điềm chỉ cốt lơi của sự vật và đối tượng. Đặc tính của thơ Chuyển Đổi Hiện Thực là gợi ra những tầng lớp ư nghĩa, giá trị thẩm mỹ mà thông thường khó nắm bắt từ góc nh́n thực tế, hoặc giải thích theo lối hiện thực. Khái niệm này phát triển ra một thể thơ khác: Docupoetry (Thơ dùng tài liệu).

Hai phong trào thi ca tiêu biểu Digimodernism (Kỹ thuật Hiện đại): Giữa những phong trào và khuynh hướng thi ca ngổn ngang trong đầu thế kỷ, có hai phong trào tiêu biểu cho sự thay đổi về thi pháp, phong cách diễn đạt qua phương tiện kỹ thuật điện tử. 1- Conceptual Poetry (Thơ Ư Niệm), 2- Flarf Poetry (Từ vựng Flarf không có trong từ điển chính. Tạm thời gọi là Thơ Gây Sốc.) 

· Conceptual Poetry: Phong trào thi ca xuất hiện vào 1997-1998. Bắt đầu với nhà thơ Kenneth Goldsmith ở Hoa Kỳ và hai nhà thơ Gia Nă Đại: Christian Bok và Darren Wershker. Quan điểm căn bản dùng xây dựng loại thơ này là “uncreative writing” (sáng tác không sáng tạo.) Goldsmith đưa ra một tuyển tập thơ “No.111 2.7.93- 10.20.96”, trong đó là một tập hợp tuyển chọn âm tiết (syllable) của ngôn ngữ Anh. Charles Berstein nhận định, … những mẫu tự cái [chuyên luận huyền hoặc] như xương sườn, các khớp, gân và xương của ngôn ngữ tạo thích thú cho tri thức. (Something Borrowed, New Yorker. Số ngày 5 tháng 10, 2015.) Goldsmith tự nhận là người làm thơ vay mượn nhiều nhất. Tự nhận thơ của ông gây cảm giác khó hài ḷng khi đọc. Tự nhận không có độc giả, chỉ có những người thích tư duy t́m đến. 

Năm 2011, phong trào này phát triển với những nhà thơ tên tuổi như Billy Collins, Rita Dove… Goldsmith được mời đọc thơ tại ṭa Bạch Cung. Năm 2013, ông trở thành Thi Sĩ Công Huân của bảo tàng Modern Art. Nh́n chung, chẳng những thơ mà phong cách sống của ông gây bao kinh ngạc cho đám đông. Trang phục của ông thông thường rất kỳ dị. Ví dụ như mặc váy dài ra ngoài quần tây. Ông chủ trương thách thức thái độ, hành vi quen thuộc, v́ là đặc quyền của nghệ sĩ (như Andy Warhol và Salvador Dalí.) .

Ư tưởng hoặc ư niệm là yếu tố quan trọng làm nền cho tác phẩm. Tất cả các kế hoạch và quyết định đă được thực hiện trước và thực hành chỉ là công việc chiếu theo sự dàn dựng. Sáng tác là tạo ra sự liên kết độc đáo giữa ư niệm và văn bản. Cơ sở diễn đạt vẫn là chữ viết nhưng được đặt dưới h́nh thức nghệ thuật Ư Niệm (Conceptual Art). Đối với thi pháp thơ Ư Niệm, việc chọn lựa và tŕnh bày sự biến h́nh của tưởng tượng là nghệ thuật chủ yếu. Ví dụ, sử dụng một đồ vật thường dùng làm đối tượng thơ. Tước bỏ sự hữu ích và giá trị quen thuộc, rồi tạo ta một ư nghĩ mới, có giá trị khác. Học thuật chú trọng sự diễn đạt “không nguyên bản” (unoriginal). Phủ nhận sự cần thiết phải đọc văn bản theo kiểu truyền thống. Có sự biến đổi khác biệt từ căn bản của chủ nghĩa Nhận Thức (Conceptualism) đến Thơ Ư Niệm (Conceptual poetry).  

· Flarf Poetry: Phong trào thi ca tiền phong đầu thế lỷ 21. Động từ “Flarf” được hiểu là đưa ra sự khủng khiếp, khó chịu, đă hiện diện trong một số văn bản. Từ ngữ “Flarf” được giải thích như công việc của một nhóm nhà thơ  chuyên khám phá chữ nghĩa gây “sốc, khó chịu, bất măn” bằng cách truy cập ráo riết qua Google, và dùng những kết quả này để làm thơ. Quan điểm trên dẫn đến hành vi sửa đổi, tái tạo, thậm chí đạo văn một cách công khai. Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa rơ ràng, chắc chắn về Flarf. Phong trào này bắt đầu từ nhà thơ Gary Sullivan, và một số nhà thơ khác tham gia như  Jordan Davis, Katie Degentesh, Drew Gardner, Nada Gordon, Mitch Highfill, Rodney Koeneke, Michael Magee, Sharon Mesmer, Mel Nichols, Katie F-S, K. Silem Mohammad, Rod Smith… Bênh vực quan điểm vay mượn hoặc sử dụng văn bản của người khác, nhà phê b́nh Joyelle McSweeney cho rằng những nhà thơ Flarf là những người theo chủ nghĩa chân thành, không muốn sở hữu những sáng tác. Họ xa lánh những tự quảng cáo, tự đề cao, và không phân biệt giới tính. Phong trào Flarf Poetry lan tràn sang Úc, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Ḥa Lan, Mễ…

Hai phong trào này ở dưới tàng lọng của chủ nghĩa Digimodernism, thuộc về Hậu Liên Mạng (Post-Internet.) Tôi đơn cử hai phong trào này v́ khái niệm: Thơ luôn luôn xây dựng trên nhịp sống hiện tại và truy lùng tầm nh́n cho tương lai. Việc đúng hoặc sai, hay hoặc dở, có giá trị hoặc không, thời gian sẽ phán đoán. 

Chức năng của nghệ thuật, của thơ, là phá vỡ những giới hạn quen thuộc và thoải mái của thưởng ngoạn. Phá vỡ để tái lập giới hạn khác. Đối với người Việt và thơ Việt, phạm vi quen thuộc và thoải mái để thưởng thức thơ khá hạn hẹp. Những tiêu mốc rào quanh vùng thưởng ngoạn đă chừng 50 năm cũ, chưa di dời, chưa thay đổi. Những phong trào thi ca mới trên thế giới thường vượt quá xa sự thoải mái và thú vị của hầu hết chúng ta.

clip_image006

Chân Phương: Ngu Yên đă phác họa bức tranh toàn cảnh của thơ Mỹ đương đại, tôi xin bổ túc thêm phần quan sát có khảo cứu của ḿnh. Trong gần hai thập niên của thế kỷ mới, song song với các biến cố chấn động về kinh tế-tài chánh hoặc chính trị-quân sự là các làn sóng đấu tranh của xă hội dân sự. Ngoài ḍng thơ chủ lưu (mainstream) vẫn gắn bó với hệ thống giáo dục đại học, theo nhận định của giới nghiên cứu thơ Mỹ, một nền thơ chính trị khởi sắc đang trực diện với những vấn nạn của thời toàn cầu hóa. Sau khi trào lưu Hậu hiện đại suy yếu (chẳng hạn thi phái tiền phong L-A-N-G-U-A-G-E nay đă rơi vào quên lăng), ta thấy xuất hiện và lớn mạnh các hoạt động văn hóa của phong trào nữ quyền, của những cộng đồng da màu, kèm theo sáng tác thơ văn như chất keo gắn bó ư thức xă hội và bản sắc thiểu số. Nhiều thi tuyển quan trọng ra mắt công chúng; thơ phụ nữ có American Women Poets In The 21st Century (2002) với Eleven More American Women Poets In The 21st Century (2012); thơ phụ nữ gốc Nam-Mỹ có Angels of The Ameryclipse; thơ Da đen là tuyển tập do nxb Norton phát hành Angels of Ascent (2013); thơ cộng đồng Hip-Hop có tuyển tập The Breakbeat Poets (2015)… Sau các tuyển tập về thơ Mỹ-Á Đông như Breaking Silence (J.Bruchac biên soạn), The Open Boat (G.Hongo biên soạn), Premonitions (Walter K. Lew chủ biên), nay ta có thêm thi tuyển của các thế hệ thi sĩ gần đây do Victoria Chang biên soạn Asian-American Poetry: The Next Generation (2004)… Tách khỏi ḍng thơ Đông Á là các nhà thơ Nam Á trong thi tuyển do Banerjee&Kaipa biên soạn, Indivisible – South Asian American Poetry (2010); muốn tham khảo các thi sĩ Mỹ gốc Á-Rập ta có thể t́m Post Gibran (2000) và Inclined To Speak (2008) do Hayan Charara biên soạn. Nói chung, các cộng đồng di dân có truyền thống văn hóa và ngôn ngữ định h́nh đều có sách báo giới thiệu về sáng tác thơ văn của họ trên đất Mỹ, như tôi đă từng nhận xét trong bài THƠ HOA KỲ VÀ TÂN H̀NH THỨC:

Richard Gray, học giả hàng đầu của Âu châu về văn học Mỹ, gần đây có nhận định về tác động sâu rộng của chuyển biến dân số (từ các lớp sóng di dân và mức sinh sản cao của dân da màu) trên văn hóa-xă hội Mỹ, làm thay đổi cả tính chất của văn học này: “…bị thay h́nh đổi dạng v́ mănh lực của những đợt dân số đa văn hóa luôn chuyển động, Hoa Kỳ đă chứng kiến sự xóa nḥa ranh giới giữa ‘trung tâm’ và ‘ngoại biên’. Và khi những người Mỹ trắng có vẻ như không tránh được xu thế trở thành thiểu số, HK cũng mất luôn bất kỳ lư lẽ hoặc một cái cớ nào vin vào đó để xác định một đặc tính Âu châu trung tâm hay một mệnh số ngoại hạng như trước đây”. Giáo sư Gray c̣n phác họa một hoàn cảnh mới quyết định sáng tác văn học Mỹ, ông gọi đó là một không gian mang tính thẩm thấu (permeable space) nơi gặp gỡ của các quốc gia và văn hóa: “Đó là không gian lưng chừng, không gian của tính hậu hiện đại hoặc hiện đại cực đoan hóa mang dấu ấn của tan ră và phân tán, lưu động và vỡ vụn, tạp dị và lai giống – tất cả trên b́nh diện toàn cầu. Biểu hiện những văn hóa khác nhau, sinh sống giữa các nền văn hóa và ứng đáp với những nguồn cội cùng kinh nghiệm đa dạng của chúng, tất cả ng̣i bút ở Mỹ đều chất vấn một cách hữu hiệu khái niệm của một di sản chung và các ranh giới cố định… Đất nước mà họ khám phá và mô tả trong tác phẩm không mang những nét viền bất biến như xưa của một Địa Đàng Hoa Kỳ. Đó là một nơi chốn với những ranh giới lưu động, chỗ gặp gỡ của những lịch sử văn hóa ḱnh chống, dẫm lấn, và rốt cuộc lại phụ thuộc lẫn nhau… So với trước đây, bản chất quốc gia mất bớt đi tính quyết định, mở rộng hơn để đón các truyện kể và lịch sử khác.” (Richard Gray, A History of American Literature, Blackwell, 2004, tr.563-564).
Các ng̣i bút không ngừng khám phá và chất vấn ấy ít nhiều đều có tính chứng nhân, trong sáng tác thi ca của họ ta sẽ đọc được những mảnh rời tự sự của lư lịch di dân được bổ túc trong hành tŕnh cam go của người da màu thiểu số phải sinh sống và thích nghi với nền văn hóa da trắng độc tôn (White Supremacy) vô h́nh nhưng có thật. Sau biến cố 9/11 ở New York cùng với sự can thiệp quân sự ở Afghanistan và Iraq, một làn sóng kỳ thị các di dân gốc Trung Đông đă dâng lên khắp nơi, cộng thêm vấn nạn da trắng da đen như một bệnh chứng âm ỉ mặc các nỗ lực ḥa giải của các trí thức và lănh tụ ôn ḥa như Martin Luther King. Là người Việt ở Mỹ, ta có thể đọc và chia sẻ trải nghiệm di dân trong các thi tuyển nêu trên để có ư thức chính trị về quá tŕnh hội nhập gian nan mang tên American Dream.

Bên cạnh những trang viết chứng nhân, đáng lưu ư là ḍng thơ phản chiến Hoa Kỳ do Sam Hamill khởi xướng với thi tuyển Poets Against the War chống cuộc chiến xâm lăng Iraq từ tháng 2-2003 đă quy tụ hơn 13.000 nhà thơ, với website http://poetsagainstthewar.org/; ở các trung tâm lớn như New York, Boston, Chicago, San Francisco đều có các tạp chí của giới thi sĩ phản chiến tiếp nối đàn anh thời chiến tranh Đông Dương trước đây. Sau trận lụt Katrina tàn phá New Orleans đến vụ vỡ tràn giếng dầu BP vùng vịnh Mexico; và không chỉ miền Đông Nam nước Mỹ, nạn cháy rừng miền Tây mỗi năm mỗi gia tăng cộng thêm thiên tai như cuồng phong, trốt xoáy… do địa cầu tăng nhiệt là ám ảnh cũng như đề tài của ḍng thơ sinh thái Ecopoetry (xem thi tuyển đồ sộ The Ecopoetry Anthology, 2013, với lời tựa phong phú của Robert Hass) song song với sự phát hiện của văn học thổ dân với những bài thơ đầy minh triết của các bộ tộc đă tồn tại cả vạn năm trong ṿng tay thiên nhiên. Phong trào thơ văn này cũng như lư luận phê b́nh ecocriticism của một số học giả tiến bộ đă nâng cao ư thức công dân của đại đế quốc tư bản đang xuất cảng các kỹ nghệ dơ và độc hại sang các vùng đất Phi Châu, Á châu, hay sân sau Trung-Nam Mỹ. Nhắc đến các cộng đồng Mỹ La-tinh, làm sao ta có thể quên chính sách của Trump từ mùa vận động tranh cử đến nay vẫn dùng họ như con dê tế thần, một mặt thổi phồng mối đe dọa của đám tị nạn Trung-Mỹ để thực hiện dự án xây Trường Thành, một mặt thao túng dư luận với lá bài kỳ thị sắc tộc để giành cảm t́nh của dân miền Nam cùng với đám da Trắng nghèo không có việc làm ổn định của những tiểu bang trên đà suy thoái.

Mời các bạn đọc bài thơ The Ingenuity of Animal Survival của Peter Gizzi, thi sĩ hàng đầu của vùng New England, trong thi tập POEMS FOR POLITICAL DISASTER https://bostonreview.net/podcast-poetry/six-poems-political-disaster, qui tụ các bài thơ dấn thân xă hội hay đấu tranh chính trị phát hành sau ngày Trump chiếm được Ṭa Nhà Trắng.

Deep in the enzyme is the shape of home.

Deep in the code is the architecture to nest.

The Robin collects mud with its beak along with twigs and pieces of
down and feathers too.

The Grouse burrows into the subnivean world for heat and shelter.

The Raven uses branches and breaks them off with its weight and its beak,
it papers its nest with bits of fur and debris.

The mother Goose sheds her chest feathers to line the chamber.

Sorrow is long.

When will I return to my country?

Tính Khôn Lanh của Sự Sinh Tồn Động Vật

Ch́m trong môi dịch là h́nh thể ngôi nhà.

Vùi dưới mật mă là kiến trúc xây tổ.

Chị ức đỏ lấy mỏ góp nhặt bùn cùng mớ que với lông chim nhồi áo.

Anh kê trĩ moi đào dưới ḷng đất t́m hơi ấm và chỗ ngụ.

Chú quạ dùng mỏ với cân nặng bẻ găy cành nhánh đem về dùng

rồi lót ổ với mớ lông thú và mảnh vụn.

Mẹ ngỗng dứt mớ lông ngực để lót quanh nội trú.

Đằng đẵng mối sầu.

Bao giờ tôi sẽ qui cố hương?

So với loại văn chương chính trị trực diện vừa tố cáo vừa châm biếm giễu nhại chẳng hạn như nhà thơ Mỹ gốc Mexico Juan Felipe Herrera, REASONS MEXICANOS (2007) tường thuật lịch sử thống hận của cộng đồng dân mexico bị bạo lực đế quốc cướp đoạt đất cát tài nguyên và ức hiếp thường dân từ khi Mỹ chiếm Texas – bài thơ của Peter Gizzi cô đọng và thâm trầm hơn, với những thông tin khoa học và h́nh tượng tự nhiên mở rộng liên tưởng đến các vấn đề phổ quát của sinh thái và di truyền. Nhưng hai câu kết kéo người đọc về thân phận của những ai đang xin tị nạn chính trị ở các nước giàu và văn minh..., những ai đang đi t́m một quê hương mới hoặc đă đánh mất cội nguồn v́ các lư do ngoài ư muốn như thiên tai, chiến tranh… Chỉ cần hai câu b́nh dị là đủ nói lên niềm hoài vọng nặng ưu tư của kẻ juif errant thời đại toàn cầu hóa khi sự xáo trộn kinh tế hay lịch sử đă khiến hàng trăm triệu nhân mạng phải lưu vong khỏi cố hương để t́m đất sống!
Mỗi người đọc thơ, mỗi nhà nghiên cứu về thi ca đều có tiêu chuẩn riêng để phân biệt thơ hay thơ dở, thơ giả trá hay thơ đích thực…Theo tôi, Peter Gizzi đă tặng chúng ta một bài thơ đích thực (authentique) với ngôn từ nghệ thuật trầm lắng đến gần ranh giới của im lặng, cộng thêm tư tưởng sinh thái và ư thức chính trị của một thi sĩ-công dân gắn bó với thế sự và không ngừng tu luyện thi pháp để năng thêm phẩm chất mỹ học cho các bài thơ chứng nhân của ḿnh.