BÀN TR̉N THI CA ; NHỮNG ĐIỀU VÔ H̀NH

clip_image002


Cách đây 13 năm, trên tạp chí Poésie số 117 phát hành tháng 3-2006, trang 161, triết gia Léopold Peeters, c̣n là giáo sư môn Triết tại đại học Pretoria Nam-Phi, viết về Sự Suy tàn của Thi ca: "Chúng ta không ngừng lập đi lập lại, là thơ ngưng chiếm ngự hoặc không c̣n đứng phía trước sân khấu văn hóa thế giới. Có hai định kiến ngự trị: Thơ không thể dịch và do đó số đông công chúng không thể tiếp cận, chính v́ vậy phạm vi tác động của thơ bị giới hạn nên không thể thực sự lan rộng ra thế giới để soi sáng nhân loại và gây ảnh hưởng. Như thế, chính thể tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi nói chung, dễ thấu đạt và chuyển ngữ, mới khả dĩ áp đặt sự hiện diện đầy uy quyền và luận giải hiệu quả các vấn đề đương đại trên quy mô thế giới. Chúng ta dường như đă chạm đến hồi kết của bộ môn thi ca." [Léopold Peeters/ La Fin du Poème?]

Hôm nay, thi ca đă vắng bóng hoàn toàn trên tất cả các phương tiện truyền thông tại Pháp. Không một bài thơ, không một gương mặt thi sĩ, từ sau Bonnefoy và Jaccottet là một vắng lặng. Một sa mạc. Nếu nhắc đến thơ, các trang văn học Pháp chỉ nhắc đến những thi sĩ quá cố và nếu thi thoảng xuất hiện đây đó một câu thơ, luôn trong trích dẫn của một bài văn xuôi. C̣n một bài thơ nguyên vẹn? Không c̣n thấy trên bất kỳ một tạp chí nào, kể cả những tạp chí văn chương như Lire, Magazine Littéraire, La Nouvelle Revue française, Critique, Revue Le Crieur… Cách nh́n của Léopold Peeters đúng sai và t́nh cảnh thơ Việt? Là những trao đổi giữa Chân Phương và Ngu Yên.

oOo

Trần Vũ: Trước hết, các anh có đồng ư với nhận định của Léopold Peeters là thi ca đă suy tàn, là chúng ta đă đến chặng cuối của bộ môn này? Không duy nhất Peeters, nhiều tác gia khác như Giorgio Agamben và Daniel Heller-Roazen trong Studies in Poetics cũng cho in The End of the Poem. Ngu Yên cũng vừa trích dẫn Jonathan Yardley, trên Washington post, trong tiểu luận Cách mạng Thi ca Thế giới gần đây: "Thi ca Hoa Kỳ đương đại được đọc bởi người làm thơ, bởi các học viên sáng tác và các sinh viên theo ngành văn chương, hầu như chẳng c̣n ai nữa." Có phải, v́ "nghệ thuật phát sinh từ tinh thần, nhưng một khi tinh thần vượt quá nghệ thuật và không c̣n cần đến một h́nh thái mẫn cảm để tự biểu thị, tự nhận dạng, th́ nghệ thuật trở nên thừa thải…" như tiên tri của Hegel? V́ sao đồng loạt những tiếng khánh di quan? Vấn đề lớn của thi ca thế giới nằm ở đâu?

clip_image004Chân Phương: Khác với phương Đông, tư tưởng phương Tây là sự tranh biện liên tục giữa Thơ và Triết từ thời Cổ đại cho đến hôm nay. Dù Plato đă cất lời mời các thi sĩ xách vali rời thành phố chấm dứt tṛ phù phép ngôn ngữ lừa gạt đám công chúng nhẹ dạ, giới triết gia Âu-Mỹ vẫn không thoát khỏi mối ám ảnh về thi ca. Trong hai thuyết hệ (discours), một đàng Triết học vận hành trong thế giới ư niệm nặng phần Tư duy Lư tính (pensée rationnelle) – đặc biệt từ ảnh hưởng của Descartes, một đàng thiên về trực quan phi lư tính đề cao Tư duy Loại suy (pensée analogique) phong phú h́nh tượng với dụ ngôn, cái nào có khả năng tiếp cận bản chất của sự vật hay chụp bắt chân lư?

Hegel từng tiên đoán ngày Thi ca cáo chung khi Chân lư ḥa nhập vào Tinh thần tuyệt đối (= giấc mộng thống soái của Triết học) khiến người bạn đồng môn là nhà thơ Hölderlin phải thốt lên câu hỏi: …wozu Dichter in dürftiger Zeit? * (Nhà thơ có ích ǵ vào thời mạt thế?). Tại sao Ngôn từ – Mái nhà của Nhân tính – hôm nay hoang vắng, thỉnh thoảng bật lên trong góc các decibel ồn ào của tivi quảng cáo hàng hoá hoặc tuyên truyền cho mớ chính sách kỳ thị diệt chủng và tàn phá môi sinh! Trớ trêu cho Hegel! Sau khi nhà tư tưởng tuyên bố Cái Chết của Thơ, phong trào Lăng mạn liền nở rộ khắp nước Đức rồi lan nhanh sang Anh, Pháp, châu Âu và cả thế giới, tặng cho thế gian tài hoa của Goethe, Novalis, Schiller, Byron, Shelley, Wordsworth, Lamartine, Musset, Hugo, Leopardi, Pouchkin, Mitkiewicz, Slowacki…

Trở lại với bài viết của Léopold Peeters trên đây, tôi nhớ đến cuộc hội nghị khá lừng danh dưới sự chủ xướng của Alain Badiou năm 1989 tại Collège International de Philosophie ở Paris với sự tham dự của vài tên tuổi như Jacques Rancière, Lacoue-Labarthe… Với tham luận "L’Âge des Poètes" (Thời đại các thi sĩ), Badiou đă tôn vinh một thế kỷ thi ca (1870-1960) khởi đầu với Rimbaud và kết thúc với Paul Celan – một thời gian dài Thi ca đă ngự trị sinh hoạt tư tưởng Âu châu thay cho triết học bị các ư thức hệ chính trị thao túng nên lâm vào khủng hoảng. Nay th́ t́nh h́nh đă khác, triết học đă giành lại vị thế vương tôn, ít ra là ở Paris; và nhà Thơ một lần nữa coi như đă làm tṛn nhiệm vụ lịch sử!  

Nhưng hai ḍng chảy tư tưởng ấy, dù có hợp lưu đôi lúc, vẫn mang đời sống đặc trưng và thăng trầm cùng lịch sử loài người. Nói như nhà thơ Ư Montale: "Thơ với Triết là hai bàn phím khác nhau!" Mặc kệ các lời nhận định hay tiên đoán bi quan của triết gia, các nhà thơ vẫn cất lên tiếng nói của chủ thể trữ t́nh trong bản hợp tấu sinh động chưa bao giờ ngưng nghỉ của nghệ thuật và văn học. Một chi tiết cho giới yêu thơ – năm nay nước Pháp ăn giỗ một trăm năm ngày mất của Guillaume Apollinaire, một sự kiện văn hóa làm sống lại thời hoàng kim của Modernisme mà Paris từng là thủ đô sáng chói. Và Apollinaire cũng là nhà thơ có thi phẩm bán chạy nhất ở Pháp hiện giờ, vượt qua cả Baudelaire và Hugo, hai đỉnh núi của thơ Pháp và cả phương Tây.

https://sites.google.com/site/germanliterature/19th-century/hoelderlin/brot-und-wein-bread-and-wine

clip_image006

Ngu Yên: Tiếp lời nhà thơ Chân Phương, tôi xin bàn sơ lược về thơ đương đại trên hai phương diện chính của thi ca: sáng tác và sinh tồn. Thơ đương đại chủ yếu là những ḍng thi ca chính như thơ ngôn ngữ Anh, thơ ngôn ngữ Pháp, thơ ngôn ngữ Tây Ban Nha, thơ ngôn ngữ Ả Rập… và một số ḍng thơ tiên tiến như thi ca Đức, Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Thụy Điển, Thụy Sĩ, v..v.. tạo ra thơ thế giới.

Trước hết, xin xác định cụm từ "thơ thế giới" là cụm từ tiêu biểu một phạm vi thi ca chung rộng lớn và mơ hồ. Theo tôi, đây là cụm từ không có thật trong văn học và sáng tác. Chỉ được sử dụng để nói lên một tập hợp thơ của thời đại và dùng trong lịch sử thi ca, để dễ dàng góp chung những thơ khác ḍng, khác ngôn ngữ, khác văn hóa, tóm gọn một cách hữu lư. Một loại cụm từ mang tính lư thuyết, tính lịch sử và tính nghiên cứu phê b́nh. Trong thực tế, cụm từ này không có nhiều giá trị và thiếu chính xác. Khi nói về thi ca là nói về một, hoặc vài ḍng thơ được định danh rơ rệt. Như Trần Vũ và nhà thơ Chân Phương đă trao đổi về ḍng thơ Pháp ngữ, chủ yếu là thi ca Pháp. Khi chúng ta thỏa thuận với nhau về khái niệm này, th́ mới có thể phân định rơ về sự sinh tồn của "thơ thế giới". Thơ sống hay chết là do sáng tác và độc giả. Không có cái chết chung của thơ. Chỉ có cái chết riêng của từng ḍng thơ. Chết có vài kiểu chết. Chết trưng ở viện bảo tàng, như thơ Đường, thơ Siêu thực, thơ Cụ thể…. Hoặc chết theo lối sống mà như chết, như một số ḍng thơ của các nền văn học không quan tâm đến sự phát triển của văn học thế giới.

Trước nghi vấn về sự hấp hối của thơ, tôi xin trả lời ngay kết đề, rồi sẽ chấm dứt tại tiền đề. Tôi tin rằng sẽ phải có những cuộc cách mạng thơ từ những ḍng thơ khác nhau. Nếu không, với t́nh h́nh hiện tại, thơ mai sau có c̣n sống, cũng chỉ quanh quẩn trong viện dưỡng lăo, hoặc tụ họp vui chơi lặng lẽ với các nhóm độc giả ít ỏi, mà họ chính là tác giả và những người thân.

Điểm chính để các nhà phê b́nh văn học Pháp, Anh, cũng như Hoa Kỳ, bàn đến sự hấp hối của thi ca là v́ t́nh trạng độc giả thưởng ngoạn thơ càng ngày càng ít. Độc giả trẻ không mấy quan tâm về thơ. Họ t́m đến những bộ môn giải trí khác dễ dàng thỏa măn hơn, hiện đại hơn, tiện nghi hơn, nhất là truyền h́nh, shows, phim ảnh, băng nhạc, video truyền tải qua youtubes, facebooks, I phones, I pads, v..v.. C̣n độc giả lớn tuổi, thành phần c̣n yêu thơ, càng lớn tuổi càng ít đọc và cuối cùng: hết đọc! Nguyên tắc: Quá ít người thưởng ngoạn, thơ sẽ èo uột. Cạn người thưởng ngoạn, thơ sẽ chết. Tuy nhiên, chúng ta đều biết hai sự kiện: 1- Thơ chung sẽ không chết v́ lúc nào cũng có người đọc, ít hay nhiều, căn bản là các sinh viên, học sinh học về môn văn chương, các giáo sư, các nhà nghiên cứu về văn học và một thành phần quan trọng: những tâm hồn nhạy cảm với hệ lụy của đời sống, sẽ t́m đến thơ, dù ngày nay chỉ c̣n một thành phần rất nhỏ. 2- Sáng tác thơ sẽ không bao giờ chết. Cho dù ít người đọc, sáng tác vẫn tiếp tục. Cho dù một, hai, ba ḍng thơ trên thế giới yếu đi, hấp hối, hoặc nghẹt thở, các ḍng thơ khác, ngôn ngữ khác, dân tộc khác, sẽ tiếp tục. Cụm từ "thơ thế giới" vẫn tồn tại.

Sau vấn đề thưởng ngoạn là câu chuyện sáng tác. Nh́n lại lịch sử, thi ca của các ḍng thơ luôn luôn có những giai đoạn hấp hối, èo uột, nghẹt máu… nhưng luôn luôn có cách mạng, có ḍng thơ mới, có phong trào cải thiện, phong trào tiền phong mang đến cho thi ca sức sống mới. Ví dụ, thi ca Âu châu hấp hối sau thời kỳ Ánh sáng, được phục sức bởi phong trào thơ Lăng mạn. Thơ "thế giới" nghẹt thở sau thế chiến thứ hai dưới vương triều Chủ nghĩa Hiện đại lập tức được cải thiện, thêm sức bởi ḍng thơ Hậu hiện đại. Sau khi thơ Đường đi vào viện dưỡng lăo, thơ Trung Hoa thay h́nh đổi dạng theo thơ Âu châu, tiếp tục sinh hoạt. Thơ Hài cú biến thành Tân Hài cú. Ngay cả ḍng thơ Lăng mạn to lớn, sâu rộng rồi cũng trở thành nhàm chán, hóa thân vào phong trào Tân Lăng mạn vào cuối thế kỷ 19 sang thế kỷ 20. Th́ ra, thơ có tên th́ có chết. Thơ không tên không chết. Thơ luôn luôn thay đổi để cập nhật nhịp sống và âm thầm đi cạnh bên những tâm hồn vui thú với thơ và những trí tuệ t́m đến thơ để mang sáng tạo vào đời sống. Thơ quá khứ đă như vậy, thơ tương lai cũng sẽ như vậy. Không có cuộc cách mạng chung. Sẽ có những cách mạng ở những ḍng thi ca và văn học của mỗi dân tộc. Những cách mạng đó nếu xảy ra trong cùng một thời đại, sẽ thay đổi khuôn diện thi ca "thế giới" và phong phú hóa bản sắc thơ. 

Sự lên tiếng báo nguy về thơ của nhiều nhà nghiên cứu phê b́nh danh tiếng từ những quốc gia dẫn đầu về văn học đương đại như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, châu Mỹ La-tinh… cho chúng ta một khái niệm về sự suy yếu của nhiều ḍng thi ca trên thế giới. Khi phong trào thơ Hậu hiện đại tàn lụn, th́ thi ca đương đại bắt đầu suy yếu. 

Sự suy yếu bắt đầu trực tiếp từ độc giả, các báo chí văn chương, có nguồn gốc từ sáng tác. Khi sáng tác không đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn, độc giả sẽ lơ là, từ từ quên lăng. Khi độc giả lơ là, sáng tác sẽ rơi vào t́nh trạng lơ láo. Sáng tác lập lại, sáng tác lúng túng, sáng tác truy lùng… Những tác phẩm thơ xuất hiện từ đầu thế kỷ 21 (Thơ 21) ở Âu Châu, Anh Quốc và Hoa Kỳ chưa có tổng kết và phê b́nh định giá được đa số công nhận. 

Nh́n ngược lại, v́ tâm trí của con người và nhịp điệu đời sống càng ngày càng phức tạp, để diễn tả những bí ẩn nhiều lớp, thơ trở nên phức tạp, cưu mang nhiều ẩn văn và ngụ ư. Những suy diễn trong thơ vượt lên mức độ tư duy b́nh thường hàng ngày. Để thưởng thức, thơ đ̣i hỏi độc giả phải có một tŕnh độ căn bản nào đó, không chỉ về văn học mà chủ yếu là tŕnh độ sống và sự hiểu biết về bản chất con người trong thời đại đang sống. Dường như người đọc ngày nay có thể có nhiều kiến thức hoặc hiểu biết chuyên môn nhưng không quan tâm về tư duy hiện sinh, không có thời giờ t́m hiểu nội tâm, căn cước bản thân và "con người" thời đại. Dẫn đến việc không muốn suy nghĩ phân tích ư tứ thơ, không muốn lặn sâu trong cảm xúc thẩm mỹ của nghệ thuật thơ. Sáng tác cao kỳ bị cô lập. Sáng tác tiền phong lạc "một ḿnh". Sáng tác "b́nh dân" bị xem thường. Thơ 21 chưa có lối thoát.

Thơ 21 với các phong trào văn học và thi ca như: Kết hợp Hậu hiện đại (Metamodernism), Điện tử Hiện đại (Digimodernism), Giả mạo Hiện đại (Pseudomodernism), nhất là phong trào thơ Hậu Nhân bản (Posthumanism), đang c̣n sơ khai, trong giai đoạn thử nghiệm và khám phá, chưa có tác phẩm nổi bật, chưa có tác giả cừ khôi, tạo ra giai đoạn "tiền cách mạng", nhưng cũng có thể chỉ là trạng thái rối loạn của phản chiếu hồi quang. Tôi có kỳ vọng vào khả năng cách mạng của thi ca. 

Xa trên đường chân trời, những thể thơ tiền phong thế kỷ 21 đă bắt đầu xuất hiện. Ví dụ như Post Internet Poetry (thơ Hậu Liên mạng), bản sắc thơ phản ứng với cách mạng internet; Micro Poetry (thơ Cực ngắn) đáp ứng nhu cầu Twitter, facebook, Iphone…; Visual Poetry (thơ Kiến thị) phát triển theo bước chân khám phá của kỹ thuật điện tử. Xem thơ và đọc thơ khác nhau ra sao, về ư nghĩa và cảm xúc? Thơ Text. Phản ảnh sự thông đạt nhanh chóng, ngắn gọn, tức th́. Thịnh hành trong các thế hệ trẻ. Ngôn ngữ text phá vỡ văn phạm viết, văn phạm thơ và thẫm mỹ ngôn ngữ, để tái lập một loại văn phạm và thẩm mỹ khác… Về nghệ thuật diễn đạt và nội dung, có thơ tŕnh bày những khoảng trống, thơ sử dụng ưu điểm văn xuôi, thơ vần theo kiểu phá vần điệu, và thơ nối tiếp thơ thế kỷ 20… Thơ cũ nhàm chán. Thơ mới chưa có loại nào xuất sắc, nổi bật, nhưng sự kiện này nói lên bản tính thơ: tiền phong, mạo hiểm, khám phá, thay đổi và cách mạng.

Tôi không biết anh Chân Phương có đồng ư hay không về khả năng cách mạng thi ca? Hoặc giả anh có một dự đoán khác? Quan trọng hơn là ḍng thơ Việt, điều mà chúng ta quan tâm. Liệu rồi sẽ ra sao?

Chân Phương: Để giải đáp câu hỏi của Ngu Yên cần viết một luận văn dài! Trả lời ngắn gọn, tôi sẽ nói một cách chừng mực kèm tinh thần phản biện cần thiết: "Tôi tin là Thi ca sẽ tiếp tục tiến triển với sinh lực của các cộng đồng ngôn ngữ khắp nơi, đôi lúc có thể nổ ra cách mạng thơ nếu hội đủ các điều kiện Thiên – Địa – Nhân; mà Thiên thời ở đây là biến cố lịch sử lớn lao thường do kinh tế hay chính trị gây ra".

Trên đây tôi có nhắc đến phong trào Lăng mạn Âu châu – ra đời do giao hoà giữa tiến hoá tư tưởng và biến động chính trị. Sau tháng 7 năm 1789, vương quyền tuyệt đối ở Pháp cáo chung; kèm theo cái chết của Louis XVI là sự suy sụp uy tín của Giáo hội Công giáo và sự ra đời của các công dân b́nh đẳng trước pháp luật. Không c̣n là thần dân và con chiên hiền ngoan, mỗi cá nhân phải suy nghĩ và ăn nói bằng đầu óc của chính ḿnh. Trong cơi văn học nghệ thuật, chủ thể trữ t́nh hiện đại ra đời với câu hỏi triết học "hiện sinh": Tôi là ai? Tôi là ǵ? Tôi có phải là một hữu thể tự nhiên hay là một sản phẩm của những hành vi chính trị văn hoá cùng thu nhập kinh tế và ư thức giai cấp? Chính những trăn trở hào hứng ấy đă thôi thúc hàng loạt các nhà thơ khắp châu Âu thốt ra tiếng nói trầm tư thế sự vừa day dứt thân phận trong nhiều thi phẩm vượt thời gian. (Dù bị thực dân Pháp chiếm đóng đất nước, người Việt yêu thơ phải mang ơn ḍng thơ Lăng mạn của nền văn hóa từng đứng đầu châu Âu trong thế kỷ 19. Được học hỏi và chịu ảnh hưởng từ chính sách giáo dục Paris, đám cựu học sinh trường Tây ở ba miền đă phất lên phong trào Thơ Mới và đưa sinh khí sáng tạo vực dậy nền văn chương bản địa đang mắc chứng lăo suy sau hai thiên niên Hán học từ chương.)  

Trong lịch sử phương Tây, biến cố trọng đại tiếp theo hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp là thế chiến thứ Nhất kèm theo hậu quả kinh khiếp là sự ra đời Cách mạng Vô sản Nga. Sau đại chấn động lục địa này, nhiều trào lưu thi ca và nghệ thuật h́nh thành từ sự truyền điện tập thể của bạo lực chiến tranh hay toàn trị đảng phái. Một số binh lính chứng nhân đă làm thơ, đă thành thi sĩ giữa hai chiến tuyến… Nhiều nhất là từ Anh quốc với các tên tuổi đă bỏ mạng nơi trận địa như Rupert Brooke, Isaac Rosenberg, Wilfred Owen… Thi hào Apollinaire của Pháp ĺa đời v́ một viên đạn vào đầu, để lại mấy bài t́nh ca nồng nàn Poème à Lou viết dưới chiến hào, tựa nhà thơ Đức kiêm giáo sư văn học Anh là Ernst Stadler đă bỏ ḿnh sau vài lần giáp trận trong tim c̣n ngân nga mấy vần thơ Shakespeare. C̣n nhà thơ quân y nước Áo là George Trakl th́ tự sát v́ không chịu nổi cảnh tượng đớn đau của các thương binh…

Nhưng chiến tranh đă là bối cảnh và đề tài độc đáo gây cảm hứng cho họ; tuy họ không may mắn sống sót qui cố hương để trở thành những tài năng chín chắn từng được kinh nghiệm binh lửa nuôi dưỡng như Siegfried Sassoon, Rudyard Kipling, Richard Aldington, Herbert Read, Ungaretti, Yvan Goll, Bertold Brecht, Louis Aragon, Philippe Soupault… Không cần phải nhắc thêm hai sự kiện văn nghệ tiếp nối là DADA với phong trào Siêu thực ra đời trong bầu khí khói ám khi những chấn động tâm lư – văn hóa thời Thế chiến lại gặp học thuyết Freud về cơi vô thức đầy mặc cảm và ám ảnh cấm kỵ.  

Đây chỉ là vài ví dụ. Sự liên hệ mật thiết giữa văn thơ và các hưng vong thế sự là một đề tài lớn của văn học sử vừa là cố gắng học thuật để truy tầm soi chiếu sự sinh thành hay suy tàn của những trường phái, trào lưu… Nhưng nếu sinh ra vào thời thái b́nh khi lịch sử tạm ngủ yên, thiên nhiên không quấy phá hạ giới, và cũng chẳng có hiện tượng văn hóa hay phong trào văn nghệ lư thú nào lôi cuốn, bạn có thể trở thành nhà thơ chăng? Nhiều thi sĩ danh tiếng đă cho ta câu trả lời lạc quan – với năng khiếu và tu luyện trong cô đơn bạn vẫn có thể chiếm lĩnh Thi sơn như Edgar Poe, Walt Whitman, Emily Dickinson, Thomas Hardy, Rainer Maria Rilke, Arthur Rimbaud, Paul Reverdy, St-Denys Garneau, Anne Hébert… và gần chúng ta hơn, Hồ Thích, Từ Chí Ma, Trần Dần, Đặng Đ́nh Hưng…

(C̣n tiếp 1 kỳ)