10hessel-1-articleLarge

 

IN MEMORIAM - STÉPHANE  HESSEL

 

 

 

I. TINH THẦN KHÁNG CHIẾN BẤT KHUẤT

 

      Có những cuộc đời ly kỳ hơn tiểu thuyết và vinh quang hơn huyền thoại; những người khi sống th́ chiến đấu cho lẽ phải và khi chết th́ hóa làm biểu tượng cho mọi công dân của thời đại toàn cầu.

 

   Sinh ngày 20-10-1917 ở Berlin, cậu bé gốc Do thái Stéphane sang Pháp sống lúc bảy tuổi v́ ông bố Franz Hessel là một nhà văn Đức vừa là người dịch Marcel Proust đă chọn nước Pháp làm quê hương sau khi yêu và cưới Helen Grund, nàng sinh viên mỹ thuật Đức sang Paris du học. Gia đ́nh này ḥa nhập vào giới văn nghệ tiền phong của thủ đô Ánh Sáng, giao du với André Breton, Man Ray, Alexander Calder, Francois Truffaut… Stéphane được Marchel Duchamp dạy đánh cờ vua, nhưng sự kiện có ư nghĩa lớn đối với chàng thiếu niên là cuộc gặp Sartre. Trả lời phỏng vấn trên website Do Thái Haaretz năm 2012, ông thuật lại:” Sartre bước vào đời tôi lúc tôi 17 tuổi, lúc các tiểu thuyết đầu tay của ông vừa được xuất bản. Ông cho tôi một thông điệp rơ ràng:’ Anh phải gánh vác trách nhiệm, anh chỉ nên người khi anh cảm nhận được trách nhiệm của ḿnh.’” Stéphane nhập tịch Pháp lúc 20 tuổi, hai năm sau thi đổ vào Normale Sup. ( trường của Sartre, Merleau-Ponty, Trần Đức Thảo…) nhưng bị động viên và  bị quân Đức bắt làm tù binh .

Năm 1941 cha mất và nước Pháp bị chiếm đóng, ông trốn thoát để gia nhập lực lượng kháng chiến Pháp ở Luân Đôn dưới quyền tướng Charles de Gaulle. Ông học lái phi cơ với Không Lực Hoàng Gia Anh, nhưng không được lái máy bay đi oanh kích v́ phải làm cán bộ giao liên t́nh báo. Đến tháng 3-1944 được gửi vể Paris để liên lạc với các nhóm hoạt động bí mật, ông bị tố giác và kết án tử h́nh sau khi bị mật vụ Gestapo tra tấn. Đầu tháng 8 ông bị chuyển cùng các gián điệp đồng minh bị lộ khác sang ḷ thiêu Buchenwald nơi ông thoát được giá treo cổ nhờ giả mạo căn cước một lính Pháp đă chết. Trong một dịp chuyển trại, ông lại t́m cách đào thoát để trở về Paris vào tháng 5-1945 lúc đó đă được giải phóng.

 

   Sau chiến tranh, ông phụ tá cho trưởng phái đoàn Pháp Henri Laugier tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và tham gia vào việc soạn thảo bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được công bố cuối năm 1948. Trong thời gian phục vụ dưới bộ Ngoại Giao Pháp, ông từng làm việc ở Algerie và Việt Nam; và được Mitterrand phong làm Đại sứ năm 1981. Về hưu hai năm sau, Stéphane Hessel tiếp tục làm chiến sĩ trên các mặt trận nhân quyền, đấu tranh cho dân ngụ cư không giấy tờ hợp lệ ở Pháp (les sans-papiers) và dân Palestin bị Do Thái cưỡng đoạt không gian sinh tồn. Tháng 10-2010, không thể im lặng trước sự thao túng thị trường và các thể chế chính trị của các tập đoàn doanh nghiệp tư bản, đồng thời với sự cắt giảm an sinh xă hội ở Pháp theo đường lối Sarkozy, ông soạn thảo một tiểu phẩm mười bốn trang dưới cái tên INDIGNEZ-VOUS! (Hăy dấy lên nỗi bất b́nh!) . In ra thành sách, bài luận văn đả kích này (pamphlet) đă được dịch sang hàng chục thứ tiếng và bán hơn bốn triệu rưỡi bản trên 35 nước. Lời hiệu triệu cho cuộc tranh đấu bất bạo động của Stephane Hessel đă được hưởng ứng từ những lần xuống đường của Mùa Xuân Ả Rập lan qua các cuộc biểu t́nh ở Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, đến tận New York khi các trí thức và người dân tham gia phong trào chiếm đóng Occupy Wall Street đă dùng bản dịch Anh ngữ TIME FOR OUTRAGE  làm tài liệu tham khảo và học tập. Nghe tin phong trào OWS lan rộng khắp Hoa Kỳ, ông đă ngạc nhiên nhận xét rằng:” Thời điểm lịch sử giải thích phong trào này. Bị mất phương hướng, các xă hội tự hỏi làm cách nào thoát ra và t́m một ư nghĩa cho cuộc phiêu lưu của loài người”.  Năm 2011, ông viết thêm lời hiệu triệu các thế hệ trẻ ENGAGEZ-VOUS! (Hăy tham dự/ dấn thân!). Và năm vừa qua, tác phẩm cuối đời ra mắt ở Pháp DÉCLARONS LA PAIX! ( Chúng ta hăy tuyên bố Ḥa B́nh!)in lại những buổi đàm đạo giữa ông và Đức Đạt Lai. Ông vừa mất ngày 27 tháng 2 năm nay, thọ được 95 tuổi.  Đông đảo thanh niên, trí thức và quần chúng Paris đă làm lễ tưởng niệm Stéphane Hessel.Trong lời ai điếu, đương kim tổng thống Pháp Hollande tóm lược về ông: “một gương mặt lớn đă cống hiện cuộc đời ngoại hạng của ḿnh cho cuộc tranh đấu bảo vệ nhân phẩm” (grande figure dont la vie exceptionnelle fut dédiée à la défense de la dignité humaine). 

 

CHÂN  PHƯƠNG

 

 

hessel2-articleLarge

H́nh chụp quang cảnh cuộc truy điệu Stéphane Hessel ở Paris, tại quảng trường Bastille.

 Bài viết có tham khảo các nguồn:

Stéphane HESSEL, INDIGNEZ-VOUS!, Editions Indigène, 2010.

France-Amérique, “Stéphane Hessel, éternel résistant”, Avril 2013.

New York Times, 28-2-2013, “Stephane Hessel, Author & Activist dies at 95”.

 

                                                              

 I I. KHI  BẤT  B̀NH  LÊN  TIẾNG*

                                                                                           

 “93 tuổi. Coi như là chặng cuối. Kết cuộc chẳng c̣n xa lắm. C̣n dịp may nào hơn để nhắc lại cái điều từng đặt nền cho sự tham dự chính trị của tôi; những năm tháng kháng chiến và chương tŕnh do Hội đồng Toàn Quốc Kháng Chiến(Conseil National de la Resistance) soạn thảo.” Đó là mấy câu mở đầu cho bài chính luận INDIGNEZ-VOUS!* của Stéphane Hessel - một chiến sĩ lăo thành của các phong trào nhân quyền và dân chủ ở Pháp và Âu châu  - khi ông đúc kết một đời hoạt động để lại di chúc chính trị cho các thế hệ trẻ ở Pháp, kêu họ đứng lên bày tỏ sự bất b́nh đối với các chính sách kinh tế-xă hội của chính phủ Sarkozy. Từ 6.000 cuốn của lần in đầu khiêm tốn, lời kêu gọi của ông cụ đă được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến trong các cuộc biểu t́nh, xuống đường, tranh đấu chống tài phiệt và độc tài khắp năm châu.

 

   Hessel dành hai trang đầu để nhắc lại các thành quả về nhân quyền và phúc lợi xă hội mà Hội Đồng dưới sự chỉ đạo của Jean Moulin đă đem đến cho dân Pháp sau 1945. Nhờ  quốc hữu hóa các ngân hàng lớn, điện khí, hầm mỏ và công nghiệp khai thác tài nguyên , chính sách kinh tế quốc gia thời hậu chiến đă “ thiết lập một nền dân chủ thực sự về kinh tế và xă hội, loại các thế lực lănh chúa về kinh tế và tài chánh ra khỏi quyền lèo lái nền kinh tế”. Sức khoẻ người già được chăm lo, trẻ em được quyền học hành, tự do báo chí và ngôn luận trở thành cột trụ của nền dân chủ, sự phân hóa giàu nghèo được điều chỉnh qua tái phân phối lợi nhuận và thặng dư từ lao động,v.v. Nhưng các thành quả xă hội ấy hôm nay bị đe dọa v́ sự lấn sân của phương châm tư hữu hóa; chẳng hạn luật cải tổ giáo dục ở Pháp năm 2008 đă hạn chế nền giáo dục miễn phí. (Dĩ nhiên, sự tháo khoán cho các tập đoàn tài chính quốc tế tha hồ làm mưa làm gió đă bắt đầu từ thời Reagan-Thatcher; nước Pháp của Sarkozy chỉ cố chạy theo đoàn tàu thương lái anglo-saxon mà thôi.) Cái ǵ xảy ra từ đại khủng hoảng tư bản năm 2008 đă trở thành lịch sử; toàn khối Liên Hiệp Châu Âu với đồng euro mấy năm rồi vẫn băo táp ngất ngư - chưa kể nạn thất nghiệp tràn lan, đặc biệt đe doạ giới thanh thiếu niên mới vào đời.  Để thoát khỏi tŕ trệ và nợ nần, các chính phủ hô hào “thắt lưng buột bụng” (austérité), quên đi rất nhanh những thập niên phung phí trước đây. Nhưng chính sách giảm chi này lại ảnh hưởng tiêu cực đến dân nghèo và các giới lao động, càng ngày đời sống càng khó khăn v́ bị cắt giảm nhiều thứ phúc lợi xă hội.  Phải chứng kiến từng ngày sự phản bội các lư tưởng dân sinh mà thế hệ ông cùng các đồng chí thời Kháng Chiến đă không tiếc xương máu  để bảo vệ và tạo dựng, Stéphane Hessel không thể dằn được phẫn nộ:

 

   Họ dám nói với chúng ta rằng Nhà Nước không c̣n sức đài thọ các phí tổn để chăm lo cho dân chúng. Nhưng ngày nay làm thế nào lại có thể thiếu tiền để duy tŕ và kéo dài những thành đạt ấy trong khi sự sản xuất của cải đă gia tăng rất nhiều so với lúc Giải Phóng, thời kỳ mà cả Âu Châu bị tan hoang? Cũng chỉ v́ quyền lực của đồng tiền từng bị Kháng Chiến chống đối quyết liệt chưa bao giờ lại lớn lối, ngạo mạn, ích kỷ như hôm nay, với bọn đầy tớ của nó nằm trong các cấp cao nhất của Nhà Nước.Các ngân hàng giờ đây đă tư hữu hóa chỉ lo trả lăi trước tiên cho các cổ phiếu và đồng lương thật cao cho mấy tay quản trị- c̣n lợi ích chung th́ lơ là. Chưa lúc nào khoảng cách giữa người nghèo với người giàu sâu rộng như bây giờ; và chưa lúc nào sự cạnh tranh, cuộc chạy đua làm giàu, lại được khuyến khích như hôm nay.

 

   Động cơ nền tảng của Kháng Chiến là sự bất b́nh (l’indignation). Chúng tôi, các cựu chiến sĩ của những phong trào kháng chiến cùng các lực lượng chiến đấu cho nước Pháp tự do, chúng tôi kêu gọi các thế hệ trẻ phải làm sống lại và truyền bá di sản cùng các lư tưởng của thời Kháng Chiến. Chúng tôi nói với họ: phải tiếp nối hành tŕnh và bày tỏ nỗi bất b́nh! Những vị chịu trách nhiệm về chính trị, kinh tế, tri thức, cùng toàn thể xă hội không được đào ngũ, cũng không được khiếp phục trước sự toàn trị quốc tế của các thị trường tài chính đang đe dọa ḥa b́nh và dân chủ.

 

   Tôi chúc tất cả các bạn, và chúc riêng từng người, phải có động cơ bất b́nh của chính ḿnh. Cái này rất quư. Nếu có điều ǵ khiến bạn bất b́nh như tôi đă từng bất b́nh trước chủ nghĩa Nazi, lúc ấy bạn sẽ nhập cuộc làm kẻ tranh đấu kiên cường. Ta gia nhập ḍng chảy lịch sử ấy và ḍng chảy vĩ đại của lịch sử nhờ vào từng người trong chúng ta mà chảy tiếp. Và ḍng chảy đó hướng đến nhiều công lư hơn, nhiều tự do hơn - chứ chẳng phải kiểu tự do không ai kiểm soát của con chồn trong chuồng gà. Các thứ quyền này là những quyền phổ quát như các điều mục mà bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1948 đă ghi ra. Nếu bạn gặp một ai đó chưa được hưởng các thứ này, bạn phải đoái hoài và giúp đỡ người ấy đấu tranh giành lấy chúng.

 

 

   Đoạn văn trích dịch trên đây là phần cô đọng nhất của bài văn hiệu triệu, vừa toát lên ư thức công dân vừa vạch rơ trách nhiệm lịch sử của từng thế hệ nối tiếp nhau trong cuộc tranh đấu  chung cho tự do và dân chủ. Hessel nhắc lại câu nói Sartre: “Vous êtes responsables en tant qu’individus”, người đồng môn đàn anh  ở Normale Sup đă phất lá cờ kêu gọi từng cá nhân dấn thân thời chủ nghĩa hiện sinh. Ông cũng tin vào triết lư Hegel: dù có gian truân, lịch sử của nhân loại là lịch sử hướng về tự do. Bởi vậy là con người xă hội, là công dân, chúng ta không được thờ ơ trước những điều trái tai gai mắt như khoảng cách giàu nghèo quá lớn trên thế giới  hôm nay, hoặc các xâm phạm về nhân quyền và sinh thái. Sự phức tạp khó hiểu của các vấn nạn thời đại toàn cầu khiến thiên hạ muốn tránh né hay cam phận. Nhưng khó thể quay lưng nhắm mắt v́ tính liên đới của trái đất hôm nay, như lời tác giả :”Chúng ta sống giữa một mạng liên hệ chằng chịt (interconnectivité) chưa từng thấy từ trước đến giờ.” V́ vậy ta không thể để cho các nhóm lợi ích vô h́nh – các tập đoàn chỉ là thiểu số - quyết định sinh mệnh của chúng ta. Cũng không được làm ngơ trước cuộc chạy đua vật chất đang hủy diệt trái đất từng ngày!

 

   Tư tưởng duy sản xuất do phương Tây cỗ xúy đă lôi kéo thế giới vào một cuộc khủng hoảng mà chỉ có lối thoát là đoạn tuyệt với cuộc nhắm mắt phóng tới “sự tăng trưởng ngày càng nhiều” trong lĩnh vực tài chính cũng như trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Đă đến lúc mối ưu tư về đạo đức, về công lư, về sự cân bằng dài hạn trở thành giá trị tiên quyết. Bởi v́ chúng ta đang bị đe dọa bởi những nguy cơ nghiêm trọng nhất. Chúng có thể kết liễu cuộc phiêu lưu của nhân loại trên một hành tinh không c̣n là đất sống cho con người.

 

  Nơi phần cuối của bài đoản văn, Hessel nhắc đến các gương sáng của tranh đấu bất bạo động như Martin Luther King và Nelson Mandela. Thời đại chúng ta đă vượt qua sự xung đột ư thức hệ và chủ nghĩa toàn trị không đối thủ. Loài người hôm nay phải vươn lên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, đó là thông điệp của niềm tin căn cứ trên Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Đó là những quyền làm người bất khả thương lượng, và không quyền lực nào có thể xúc phạm. Nếu chuyện này xảy ra bất cứ ở đâu, chúng ta phải bất b́nh lên tiếng và ngăn chặn.

 

   Ông không quên động viên người đọc với  những thông tin và nhận định lạc quan. Kể từ 1948 (năm ra đời Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền) chúng ta chứng kiến sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân và tệ phân biệt chủng tộc, ngày tàn của đế quốc xô viết với bức tường Bá Linh bị đập tan. Các hội nghị quốc tế về sinh thái (Rio,1992), về nữ quyền (Bắc Kinh,1995), … là những dấu hiệu tốt của hợp tác toàn cầu, dù c̣n nhiều điều phải làm. Tháng 9-2000, theo sáng kiến của tổng thư kư LHQ Kofi Annan, 191 nước thành viên  đă kư vào tuyên bố chung về “ Tám mục tiêu của thiên niên mới cho sự phát triển”; đến năm 2015 làm thế nào giảm đi một nửa nạn nghèo đói trên trái đất. Ở điểm này, ông chê trách  tổng thống Obama và Cộng Đồng Âu Châu  chưa đóng góp tích cực cho dự án thiết yếu vừa kể. Để kết thúc , Stéphane Kessel so sánh sự dă man phát xít với  mối đe dọa của media ngày nay:

 

     …Chúng tôi luôn luôn kêu gọi “một cuôc nổi dậy ḥa b́nh chống các phương tiện truyền thông chỉ  bày vẽ  cho tuổi trẻ của chúng ta cái chân trời của  thói tiêu thụ đại chúng, sự khinh miệt đối với văn hóa và những kẻ thất thế, bệnh mất trí nhớ phổ cập (amnésie généralisée) và sự cạnh tranh không c̣n giới hạn giữa người và người.”  

  

     Với các anh các chị sẽ làm nên thế kỷ 21, chúng tôi xin gửi lời tŕu mến:

 

SÁNG TẠO LÀ PHẢN KHÁNG.

PHẢN KHÁNG LÀ SÁNG TẠO.

 

 

 

* Ngày 17-5-2009, trong một cuộc họp thường niên của các nhóm cựu kháng chiến ở Pháp tại vùng des Glières, Stéphane Hessel đă ứng khẩu bài diễn văn kêu gọi thanh niên phải biết bất b́nh trước thời sự, như các nghĩa quân thời Kháng Chiến đă căm phẫn trước quân Đức xâm lược: “ Các bạn phải  t́m các động cơ khiến ḿnh bất b́nh, và gia nhập ḍng chảy vĩ đại của Lịch Sử.” Buổi nói chuyện ấy đă gợi hứng cho tác giả hoàn tất sau đó bài văn chính luận INDIGNEZ-VOUS, do nhà xuất bản Indigène ở Montpellier phát hành cuối năm 2010.

 

CHÂN  PHƯƠNG lược thuật và trích dịch.