VuDieu

VŨ  ĐIỆU  CỦA  LỜI

Chân  Phương

 

 

 

 

Poésie…language humain ramené à son rythme essentiel.

MALLARMÉ

Le rythme traverse le language. Il n’est pas dans les mots.

MESCHONNIC

 

 

Thế là thơ tự do VN đă hiện diện được nửa thế kỷ, kế  tục thơ Mới tiền chiến trong cuộc đối thoại văn hóa Đông Tây giữa truyền thống và hiện đại. Không nghi ngờ ǵ nữa, thơ tự do đă dần dần chiếm ưu thế trên thi đàn: các nhà thơ VN hàng đầu trong và ngoài nước hôm nay đều sáng tác bằng thể thơ này. Và cũng như người đến tuổi ngũ thập suy xét lại quá khứ, vài năm gần đây một số nhà thơ VN đă bắt đầu thảo luận về ḍng thơ này. 1

Thơ tự do là ǵ? Đây là câu hỏi không đơn giản mà do hoàn cảnh riêng học thuật VN chưa thể giải đáp tốt.2 Vấn đề này cũng là một thách thức cho giới phê b́nh VN. Ngoài một ít tên tuổi quen thuộc từ phong trào Sáng Tạo hay Nhân Văn trước đây, các nhà thơ cách tân thường xuất hiện trên TC Thơ chẳng hạn vẫn c̣n mới lạ với đa số độc giả. Có lẽ năm 2000 là một cái mốc thời gian nhắc nhở chúng ta, những ai quan tâm đến thơ Việt, nh́n lại con đường đă qua mà rút ra đôi điều suy nghĩ.

Bỏ cước vận (rhyme) và phá cú luật (meter), từ khước các ước lệ thi luật của quá khứ, nhà thơ hôm nay là Ulysses phải làm lại từ đầu cuộc hành tŕnh ngôn ngữ. Đồng thời với thi ca thế giới các nhà thơ VN cũng phải triệt để chất vấn tiếng mẹ đẻ - vật liệu nguyên sơ của nghệ thuật ngôn từ. Không ít người đă ngần ngại trước bước ngoặt này, không chỉ v́ tinh thần tự do là một trọng trách mà c̣n v́ tập quán. Bởi các thể luật đă ăn sâu thành thiên tính thứ hai, tựa những giai điệu hay điệp khúc nghe măi thành thân thuộc.3

Nếu không đề cập đến các tiền bối như Milton, La Fontaine, thi ca phương Tây từ chủ nghĩa lăng mạn Đức-Anh với các thử nghiệm của Hoelderlin, Goethe, Blake, Wordsworth…đă chứng tỏ thi luật cổ điển không phải là cái khung thiết yếu cho thi sĩ. Và khi từ chối sự trợ lực của niêm luật và ước lệ người làm thơ phải tập đi tập lội bằng chi thể của chính ḿnh theo ḍng chảy ngôn từ. Vừa trầm tư về khả tính của ngôn ngữ vừa đối thoại liên tục với ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của các loại văn xuôi được kỹ nghệ in ấn hỗ trợ, các nhà thơ hiện đại nghiệm thấy tiếng thơ không đối lập với lời nói, cũng như nhạc tính trong thơ chính là nhịp điệu của lời. Như nhận định thâm trầm của Octavio Paz:” Khi sức hiệu triệu và gợi cảm của cú luật và vần truyền thống suy tàn, nhà thơ phải dốc hết tâm trí truy t́m lại ngôn ngữ nguyên thủy và đă thấy ra cốt lơi sơ khai là nhịp điệu.”4

Học thuật, đặc biệt là ngành nghiên cứu văn chương truyền khẩu với các tên tuổi như Walter Ong, Eric Havelock, Paul Zumthor… cũng đă quay về nguồn cội của ngữ văn nằm trong tiếng nói dân gian trước khi có chữ viết.5 Henri Meschonnic, thi sĩ kiêm học giả đă khởi từ triết lư biến

dịch của Heraklitus với thi pháp sơ nguyên trong Thánh Kinh để xây dựng một thi học căn bản, nhấn mạnh vai tṛ chủ yếu của NHỊP (rythme,rythm) trong thơ, vai tṛ đă bị sao lăng, bỏ sót bởi các phái h́nh thức chủ nghĩa và cấu trúc luận.6 Chống lại trật tự cố định của thi luật và tu từ pháp, chống lại sự thôn tính của tiết tấu (mesure,cadence) lặp đi lặp lại nhàm chán, nhịp điệu là hoạt khí của ngôn ngữ, linh động phối hợp các chữ, các vế trong câu nói sao cho hài ḥa với sự chuyển động của ư thức và t́nh cảm. Cũng như ư kiến của Paz:” Tiết tấu của thể luật có xu hướng tách ĺa khỏi ngôn từ; nhịp điệu không bao giờ rời xa lời nói bởi nó chính là lời nói.”7

Mặt khác, biến hóa như con rồng Á đông nhịp điệu ít khi nằm im một chỗ cho các thi luật tung lưới chụp bắt. Như lời cô đọng của Meschonnic dẫn nhập cho bài viết này:” Nhịp điệu xuyên suốt ngôn ngữ. Nó không nằm trong các chữ.”8 Đây không chỉ là vấn đề làm nhức đầu các nhà thi học Âu-Mỹ 9 mà c̣n là thách đố thường trực cho giới sáng tác. Chúng ta đă từng biết quái kiệt Borges thú nhận sai lầm thời trai trẻ khi ông bày đặt làm thơ tự do! Một nhà thơ lớn khác Juan Ramon Jimenez (Nobel-Tây ban nha) đă khuyên đệ tử Claribel Alegria không nên đụng đến thơ tự do khi chưa nắm vững các thể thơ truyền thống.10  Cái khó của thơ tự do cũng được giới làm văn học VN ư thức. Phan Ngọc, nhà phong các học hàng đầu của thi ca cổ điển đă tŕnh bày khá rơ:

 

Nhịp điệu là xương sống của thơ. Thơ có thể bỏ vần, bỏ quan hệ đều đặn về  số chữ, bỏ mọi quy luật bằng trắc, nhưng không thể vứt bỏ nhịp điệu. Tôi không thấy có một thể thơ nào có thể vứt bỏ nhịp điệu, tự xây dựng ḿnh trên một t́nh trạng tùy hứng về nhịp điệu…Cho nên nói đến thơ không vần, là nói đến một thể thơ rất cao. H́nh thức càng nôm na b́nh thường bao nhiêu, nội dung càng phải siêu việt bấy nhiêu, nếu không chỉ có thất bại. Trong trường hợp tứ thơ không siêu việt cho lắm th́ nhịp điệu lại càng cần thiết…11

 

Nhưng kinh ngiệm từ nỗ lực cách tân thi ca cho thấy nhiều nhà thơ đă vấp ngă măi vẫn không chụp bắt được nhịp điệu. Nữ thi sĩ Denise Levertov từng viết nhiều khảo luận sâu sắc về thơ Hoa kỳ đă bỏ công phân tích thơ tự do nhằm xác lập các nguyên tắc cho thể thơ này đă phê như sau :

Không riêng ǵ đám thiếu niên kém may mắn mà cả đến nhiều thi sĩ tài năng có uy tín được công nhận chỉ có một khái niệm mơ hồ về câu thơ tự do và đă ráp câu một cách rất là tùy tiện khi sáng tác những bài thơ hiện đại phi thể luật.” 12 Nguy cơ cho người nào muốn từ bỏ các thi luật cũ là rơi vào khoảng trống vô âm thanh vô hỉnh thể như lời cảnh giác của Eliot :”Chỉ có nhà thơ tồi mới đón mừng thơ tự do như một cuộc giải phóng khỏi các h́nh thể. Thơ  tự do là sự nổi dậy chống các h́nh thể chết, và chuẩn bị cho cái mới ra đời hoặc cách tân cái cũ. Nó chú trọng đến tính nhất quán bên trong đặc thù cho từng bài thơ, chống lại cái vỏ thống nhất bề ngoài.”13

 

Để minh họa cho nghệ thuật đúc câu của thơ tự do, Levertov đă dẫn ra mấy câu ngắn gọn sau từ một bài thơ của Williams Carlos Williams:

 

They taste good to her.

They taste good

to her. They taste

good to her.14

 

Đây là đoạn kết bài đoản thi dung dị tả một bà cụ mở tủ lạnh lấy mấy trái mận tím mát ngọt thong thả ăn từng trái một để thưởng thức hương vị của chúng. Câu thơ ngắn lặp lại ba lần trên đây, mỗi lần ngắt câu cách khác để nhấn mạnh ư nghĩa chữ cuối như ba biến thể của một điệp khúc duy nhất, mỗi lần đọc lên là ngữ điệu thay đổi, buộc người đọc thơ dừng lại để suy gẫm và chia xẻ nỗi sướng khoái cùng bà cụ.

Ví dụ nhỏ này cho thấy khả tính vô tận của thơ tự do nằm trong từng câu. Bởi mỗi câu là một đơn vị sinh động của ngữ điệu. Nếu ví bài thơ như một bức tranh th́ mỗi câu là một hoa văn hài ḥa với các đường nét màu sắc, tất cả tổ hợp thành một toàn thể thẩm mỹ mới.

Tạm gác một bên bí mật và động cơ của sáng tạo, thao tác cơ bản của người làm thơ gồm các việc: chọn chữ, đúc câu, kiến trúc cả bài. Nếu câu văn chỉ cần cú pháp, câu thơ c̣n cần thêm cú điệu. Không chỉ là phù thủy ngữ pháp (đăo ngữ, kiệm từ, ngắt câu, vắt ḍng…), thi nhân c̣n là nhạc sư của tiếng nói (thanh điệu, ngữ điệu, trường độ, trọng âm, tiết nhịp…). Trong kiến trúc cao cấp và phức hợp của mỗi bài thơ , chữ gọi chữ, câu gọi câu, ư gọi ư, tượng gọi tượng, tất cả mời nhau tham dự vào vũ điệu của lời. Điều hào hứng và niềm khó khăn cho người làm thơ tự do là mỗi lần ứng khẩu một bài thơ là phải sáng tạo một vũ khúc ngôn từ mới, độc đáo chưa từng thấy.

 

*

 

Thơ tự do không phải là thể loại đối lập triệt để với truyền thống thi ca. Trong đời sống nhân văn tuyệt nhiên không có cái ǵ từ không trung rơi xuống cả! Và nhà thơ cũng phải ôn cố tri tân như bất cứ ai. 15 Thật ra các thi luật cũng chỉ là ước lệ của những thời kỳ lịch sử nhất định. Chúng ta biết Homer làm thơ không vần và các trường ca của ông phần lớn xếp đặt lại những câu

Dân gian truyền khẩu trước kia. Thơ Pháp, Đức, Anh thời phôi thai cũng chẳng có vần. Thi ca Á rập xưa th́ có vần nhưng thiếu cú luật. C̣n những bài thơ Nhật thời sơ khai th́ chưa biết cả luật lẫn vần! Ở Trung Hoa cho dù Khổng Tử san định Kinh Thi và vua chúa lập các nhạc phủ để kiểm duyệt phong dao, thi ca vẫn ít khi ngủ yên trong các khung niêm luật: thi luật đời Đường vừa định h́nh th́ Tống từ đă xuất hiện kêu đ̣i tự do…

Nếu tiếng nói là tặng vật Tạo Hóa ban cho giống người, thi nhân c̣n tặng thêm cho đồng loại Tiếng Thơ, đệm nhịp điệu vào ngôn ngữ, phổ nhạc cho cảm xúc, t́nh tự và tâm linh. Phải chăng ư thức làm người giữa thiên nhiên vạn vật đă h́nh thành từ đó? Và văn minh đă sinh ra cùng với điệu hát lời ca, như dân Hilạp đă suy tôn huyền thoại Orpheus --- thi nhân ôm đàn hát giữa hai bờ của Tử Sinh?  Từ đó thi ca và lịch sử đă sánh đôi trong vũ điệu của ngôn ngữ, không thể rời nhau trên hành tŕnh về Nhân Tính tự do. Từ hơn hai trăm năm qua kể từ hai cuộc cách mạng Mỹ rồi Pháp, các ḍng thơ thế giới đă ḥa vào vũ điệu hiện đại ấy. Những bài thơ tự do cất tiếng mời gọi tất cả mọi người, mọi công dân trên quả đất hưởng ứng. Các thi sĩ VN c̣n chờ ǵ nữa?

 

Cambridge, tháng Giêng, 2000

 

 

CHÚ  THÍCH

 

1.     xem TC Thơ số 9,10 về cuộc trao đổi ư kiến thơ vần hoặc không vần. Đọc thêm Khế Iêm ,“Thơ tự do, một tiếng gọi khác”, TC Thơ số 17.

2.     Trái lại, nếu muốn t́m hiểu về thơ tự do phương Tây, ta có thể đọc ư kiến, nhận định của các nhà thơ như Pound, Eliot, Olson, Levertov, Paz…chưa kể những chuyên khảo công phu về thể thơ này trong tương quan với lịch sử thi luật Anh, Pháp, Đức… của Charles Hartman, Harvey Gross, Clive Scott, Kibédi Varga, André Spire, Jean Molino, Otto Paul…

3.     Khoa học thần kinh soi sáng phần nào tính bảo thủ thẩm mỹ của giới yêu thơ: do sự phân công của hai bán cầu năo, bên trái chuyên giải mă ngữ pháp, ngữ nghĩa trong khi bên phải xử lư phần thẩm mỹ của bài thơ, thể luật, cấu trúc, tính đối xứng… Khi đọc hay nghe thơ, hai bán cầu năo hoạt động đồng thời nhưng chuyên biệt khác nhau. Bên trái nặng về lư tính, bên phải thiên về cảm quan nên dễ bị tập quán điều kiện hóa. (Sự phân tích này áp dụng cho người thuận tay mặt). Điều này giải thích v́ sao có những giai điệu tồi tệ nghe măi thành quen, thậm chí thấy thích! V́ trẻ em các nước đều lớn lên với vần điệu nên thơ tự do vấp phải đề kháng rộng răi là điều dễ hiểu. Xem đề mục SOUND trong The New Princeton Handbook of Poetic Terms, 1994. Tham khảo thêm James H. Austin, Zen and the Brain, MIT Press,1999.

4.     The Bow and the Lyre, xb lần 2, Austin,1973, 62.

5.     Orality&Literacy, 1982, của Walter J. Ong là sách gối đầu của những ai muốn hiểu sâu nguồn cội tiếng nói và chữ viết. Paul Zumthor, Introduction à la Poésie Orale, Paris, 1983, cho một tổng quan học thuật quốc tế về thơ dân gian truyền miệng.

6.     Chống lại quan điểm nhị nguyên của cấu trúc luân phân chia giả tạo tín hiệu với ư nghĩa (sign/meaning), Meschonnic đă giải thoát thi học hiện đại Pháp khỏi ảnh hưởng các phái h́nh thức chủ nghĩa như Tel Quel đă cực đoan hóa phương pháp của Jakobson cộng thêm ngữ học Chomsky. V́ h́nh thức luận Nga-Trung Âu đè nặng trên lư luận và phê b́nh văn học Hoa kỳ (René Wellek đầu đàn nhóm New Criticism là dân gốc Tiệp), những ai chỉ đọc tiếng Anh ít có cơ hội nghe đến Henri Meschonnic và các khảo luận nền tảng của ông về thi học như Critique du Rythme, Politique du Rythme, Pour la poétique I,II,III,IV,V. Sự bất đồng ngày càng tăng trong giới học thuật Mỹ đối với tinh thần hoài nghi cực đoan của thuyết hậu hiện đại đă thúc giục những t́m ṭi mới cho lư luận văn học, và gần đây một vài học giả đă bắt đầu chú ư đến Meschonnic. Có thể tham khảo Donald Wesling&Tadeusz Slawek, Literary Voice, SUNY Press, 1995.

7.     Paz, sđd,59.

8.     Henri Meschonnic, Les Etats de la Poétique, PUF,1985,77.

9.     Đọc tham luận của Benjamin Hrushovski, “ On Free Rhythms in Modern Poetry”, trong Style and Language, MIT Press,1960, để thấy sự lúng túng của thi học Âu-Mỹ  sau gần một thế kỷ hiện diện của ḍng thơ tự do bắt đầu từ Whitman.

10.          Xem bài phỏng vấn Claribel Alegria do Bill Moyers thực hiện trong The Language of Life, NY,Doubleday,1995.

11.          Phan Ngọc, T́m hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Hà Nội, 1985,213-214.

12.          Denise Levertov, New and Selected Essays,NY ,1992; đọc bài “On the function of the Line”, 78-87.

13.           Style and Language,  176.

14.           Levertov, sđd.,82.

15.          chú thích này không cần thiết với các bạn đă từng đọc bài viết lừng danh của T.S.Eliot, “Tradition and the Individual Talent”.