RacVaImLang

Ái Vân Quốc

 

 

 

 

 

rác và im lặng

 

 

 

tṛ chuyện cùng bốn anh bên bờ sông Xen (La Seine/Seine River) *

 

 

 

ném không tiếc sức vào đường kẻ phân giới nhập nhằng giữa các thưở ruộng

ươm lên cây, chữ, tư tưởng khác nhau

chúng tôi kể chuyện tiếu lâm khi lên bờ nghỉ tay uống nước

mỗi người đều tự làm cao với sản phẩm canh tác của riêng ḿnh

cụm nhau lại chỉ để thi tài tiếu lâm

 

 

 

giao thông lộ kín đặc và chồng tầng

ở trên tum trời và trong ḷng đất 

nườm nượp người xe

nhích nhích ḅ về phía bên kia

phía ấy giương cao biển hàng trí tuệ

 

 

 

tôi bước lên từ một khoảnh ruộng ươm

đâm đơn làm thợ khuân vác dưới biển hàng

hùng hục hùng hục

quần quật quần quật

 

 

 

dưới ánh nê-ông

một đêm

im lặng đă trùng xuống

nói với tôi những điều gan ruột: trí tuệ là rác

biển hàng là một thứ rác của rác

 

 

 

biển hàng giữ chân tôi

bằng tờ khế ước có dấu điểm chỉ

dây xích bằng lời ngọt ngào mở ngoặc nhét thêm những điều hăm dọa

im lặng bay đi

mặc tôi quần quật quần quật

hùng hục hùng hục: đóng, mở, bốc, dỡ, kéo, đẩy, tung, cọ, nhặt

tỉa tót, trưng diện, ăn vụng, ăn trộm, nói dối, nịnh bợ, khum núm, vênh vang

 

 

 

đêm nay dũng cảm trong tôi lại một lần quyết đấu với im lặng

vặc nhau chém chả

tục tĩa chửi thề

hét vào mặt im lặng: mày cũng là rác, con đĩ dâm ô !

tát nó

đá nó

xích nó vào chân giường

đưa ra một tờ khế ước, ấn ngón tay cái nó vào đĩa mực

 

 

 

im lặng trùng xuống

hổn hển như trăng trối:

tôi, anh, ánh nê-ông, thằng người, đều là rác ch́m có màu

đi xuyên qua chúng ta, kết chúng ta lại thành những đống rác, là thứ rác lửng lơ không màu

 

 

 

tôi chưa cất bước lên được

sợi xích giam chân tôi vào cái biển hàng

tri thức của tôi cột tôi vào rác và im lặng

dũng cảm đôi khi hiện ra chỉ để vặc nhau với chính nó, và với im lặng

 

 

 

 

1.2007

-------------------------------

 

* bốn anh: Jean-Paul Sartre (1905-1980), Trần Đức Thảo (1917-1993), Claude Lévi-Strauss (1908 - ), và Phan Huy Đường (1945 - ).

Không hiểu từ khi nào trong tôi tự có những ngữ vựng mang tính văn học như “người đàn ông khuân đá mắt hiếng” để ngầm gọi thân mến với Sartre, và “con hùm xám có bộ lông cấu tạo” với Levi-Strauss. Giữa hai vị đă từng nổ ra cuộc tranh luận học thuật nảy lửa. Cũng đă có sự kiện tương tự giữa Trần Đức Thảo và Sartre. Tôi đặc biệt thích thú với cách đọc và b́nh luận về triết học Trần Đức Thảo của Phan Huy Đường – tác giả cuốn Penser librement / Tư duy tự do (Chronique Sociale: 2000; Đà Nẵng: 2006).