Ái Vân Quốc
Thực: Thời đại chúng ta
hơi nước ngạo nghễ vỡ tiếng
thời đại chúng ta
bắt đầu bằng buổi sớm với cái ngáp thượt làm xám xịt chân mây
nóng lạnh trong huyết quản không c̣n đo đếm được
nỗi buồn hắt ra từ óc như hạt lựu trái mùa
mà niềm vui tất thảy được đóng hộp bày chào trong siêu thị
hạnh phúc đến giữa đường xách làn ra chợ nhận được thư mail vẽ vời hoa lá nh́ nhằng
sắt vụn gạ ép-phen
thế giới chúng ta
tự khóa tay ḿnh thành lũ lưu đày t́nh nguyện
đất thánh thần khô máu dưới vỉ đầu ruồi
cá mập đen đổ bóng xuống những ḍng sông ối đỏ hoang liêu
lặng lẽ bỏ làng người quê biến lên sao hỏa
kẻ chợ thầm th́ giết con như giết sâu
và thắt cổ tập thể trong/với những chiếc xe benz
thời đại chúng ta đang sống là thời đại nào
thế giới chúng ta đang sống là thế giới nào
nhành xuân liệu c̣n nở trên đất thánh thần
mặt trời lên không sau những giấc ngủ dài miên man không muốn dậy trong bụng biển đă sặc uế dầu
ta đang sống thời đại của mỗi chính ta
tận hưởng kiệt cùng thế giới của mỗi chính ta
đâu phải từ dạ biển đă chết sặc dầu
đâu phải từ lưng núi đă khánh tận mọi nguồn trữ vật
từ chính mỗi ta, thế giới bước ra
mặt trời thướng lên, từ chính mỗi ta
mỗi ta là mỗi thánh thần
thay tạo hóa, tạo chính ta
thế-giới-chúng-ta tự hủy
bởi
quá nhiều thế-giới-chính-ta không thể dung nhau
mỗi chính ta đang là nô lệ cho thế-giới-chính-ta
thế-giới-chính-ta tự ăn vẹt trái-tim-chúng-ta
mặc
nỗi buồn của mỗi chính ta
chỉ c̣n hắt ra từ óc
long lanh
ră rượi
như những hạt lựu trái mùa
Đông Nhật Bản*, 9 - 2006
-------------------------
* [chú thích của tháng 9.2006, chỉnh thêm vào tháng 2.2007]Bên cạnh biểu tượng hoa anh đào và máy tính điện tử, Nhật Bản là xứ c̣n nổi tiếng cả với lượng người tự vẫn mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày. Một vấn nạn xă hội những năm đầu thế kỉ 21 của nước này chưa được giải minh: nhiều cha mẹ tự giết hại hoặc đày đọa dă man con đẻ của ḿnh, hay ngược lại, và, những vụ tự vẫn tập thể của giới trẻ có sự trợ giúp của mạng internet.
Ghi thêm một sự kiện nóng hổi[ở thời điểm viết bài thơ này]: giáo tổ phái Aum Nhật Bản(tên chính thức là Ōmu Shinrikyōオウム真理教)vừa chính thức lănh án tử h́nh vào trung tuần tháng 9 năm 2006, trở thành người tử tù mang số 89. Ông chính tên là Matsumoto Chizuo松本智津夫, sinh năm 1955, chủ mưu vụ khủng bố bằng hơi gas Sarin trong hệ thống tàu điện ngầm Tokyo năm 1995 làm kinh hoàng thế giới. Luật tố tụng h́nh sự Nhật Bản có qui định là phải hành quyết tử tù trong ṿng 6 tháng kể từ ngày chính thức lănh án, nhưng trên thực tế th́ lại thực hiện theo phương thức “xếp hàng lần lượt”, nên có thể phải mất 4 đến 8 năm nữa (tức được sống thêm 4 hay 8 năm nữa).
Giáo phái này đă đổi tên (thành The relegious group Aleph), hiện có ngót 2 ngàn tín đồ, và màu sắc sùng kính Matsumoto vẫn rất đậm. Người ta đang lo ngại và ra sức kêu gọi tín đồ của giáo phái này không nên tự vẫn/quyên sinh theo giáo chủ.
Dư luận chung của giới tôn giáo Nhật Bản cho rằng, Matsumoto đă hiểu sai/ngộ giải kinh điển Phật giáo. Về mặt văn hóa xă hội, những sự kiện liên quan đến giáo phái này hay những tổ chức mang tính cult (tà giáo, cực đoan, bài tha) khác, được xem là cái giá phải trả của cận đại/hiện đại (modern, modernism), là tiếng phản kháng mang tính hậu cận đại/hậu hiện đại (post-modern, post-modernism) đối với cận đại/hiện đại[do có sự không đồng nhất trong cách dịch/ứng dụng khái niệm modern hay modernism, modernization của phương Tây vào các ngôn ngữ thuộc vùng văn hóa chữ Hán, nên ở đây tạm dùng cách nói cận đại/hiện đại. Người Trung Quốc và người Việt quen nói hiện đại/hiện đại hóa, nhưng người Nhật và người Triều Tiên lại “ưa xài” cận đại/cận đại hóa. Khảo sâu trên b́nh diện học thuật – lĩnh vực viết lách mà Thế Uyên trong Tự thuật văn học (đang đăng tải dần trên Tiền Vệ) cho là “đọc đau cái đầu” – về vấn đề rắc rối, và không chỉ đơn thuần dừng lại ở vỏ ngôn ngữ này, xin dành cho một tiểu luận dài hơi khác].