TiengKhoiAiVanQuoc

tiếng khói

 

 

gửi bà nội và những người bạn cùng thời của người

 

 

 

suy tư luồn thông gió tuôn ra

ngoài kia khói ngấm xuống

đất x̣e trời trạng nguyên

đỏ nhuộm

mùa sắp giáng sinh

bóng ai

chạy trên những luống nhà kính loang loáng rắc mưa thưa

 

 

 

từ chiến trường xa lửa lan

về cháy lại trong bờ cúc tần

trên ấy c̣n mắc một bàn tay ngùn ngụt khói

mờ năm ngón

mờ mắt ngóng

anh đă tan lên trời cùng khói với bàn tay

mẹ xé bờ cúc tần

mắt ḷa trong đêm đuổi theo bàn tay anh

 

 

 

ngược lên đồi

khói

đi ra biển

khói

 

 

 

người vu nữ* vai thon 

treo lên cổng đền: búp bê con cùng những cọng rơm khô

áo trắng và váy đỏ trinh

nàng rảo bước

chân đạp vô t́nh lên tiếng khói ngân

 

 

 

đoàn tàu không khói

từ từ trườn vào thành phố

những dăy nhà đang bốc khói xuyên sang nhau bằng cáp quang

 

 

 

cụ già lặng lẽ ḍ gậy

bước xiên lên thềm thánh

đường sáng ánh đèn và

vang âm bóng khói

 

 

 

 

Tokyo, 12.2006

 

hoa Trạng Nguyên [Poinsettia] ở xứ sở mặt trời. (ảnh A.S, lời avq)

 

 

 

--------------------

* vu nữ: tiếng Nhật là miko巫女, vốn là những phụ nữ, không kể trẻ hay già, có linh cảm/căn đồng, ngụ trong những ngôi đền thần đạo ở các đô thị Nhật Bản [có thể dịch sang tiếng Anh thành: a maiden in the service of a shrine, a psychic medium]. Ngày nay, không c̣n miko có linh cảm nữa, những nữ sinh trường trung học hay đại học cũng có thể đến làm thêm trong dịp nhà đền bận mải, nhất là tuầnTết dương [từ cuối thời Minh Trị, khoảng năm 1900, về cơ bản, Tết và ngày lễ hội của Nhật đă chuyển hẳn từ âm lịch sang dương lịch. Việc triệt để Âu hóa thời gian này của Nhật khác với tất cả các nước c̣n lại trong khối đồng văn ― khối văn hóa chữ Hán, trong đó có Việt Nam].