Vết rạn trên tường
Đêm mơ, trông vết nứt tường chùa
Ngày mê, tha thẩn thềm đền rêu lên (avq, 2002)
Điên và Ngộ đến tự nao
lẽ thưở người nở từ con mắt ếch[1]
Điên và Ngộ
rạn
vết trên tường chùa xứ Tạng[2]
hiển
lại giữa đài cao Thánh thất[3]
loang
hương nhà mẹ Nara[4]
Điên và Ngộ
vốn sống cùng
mặt trời đen
không khí đỏ
Điên và Ngộ
từ biển lên
hóa
AM, EM
hẳn AM là Điên và EM là Ngộ[5]
(thưở ấy mặt trời đen và không khí đỏ)
Điên và Ngộ
từ hang
ra
tàu cỏ
bước sen
(tương truyền: trước thưở ấy không lâu, mặt trời hóa đỏ, không khí chuyển trơ, nên, mắt người mù màu, nh́n lộn đen thành đỏ, đỏ thành đen)
Ngộ
trốn
Long cung
nhả khói
mặc người
(bởi: từ thưở ấy loài người loạn lạc, chỉ biết Điên, không c̣n biết Ngộ)
thi thoảng
Ngộ
hiển
sóng thần
khi bầy con ra biển gọi “Bô” [6]
(không hiểu sao, dân tôi không được dặn lên rừng gọi “Má”. Vẫn biết Má là Mẫu về từ Thượng Ngàn áo xanh, và Thoải Phủ áo trắng)
bầy con hư
sóng băo liên hồi
Điên và Ngộ
vừa là anh vừa là em
vừa là chồng vừa là vợ
(sáng thế: hết một ṿng đồi, anh em hóa vợ chồng)
vừa đực vừa mái
Điên và Ngộ
vừa là ông vừa là thằng
vừa là bà vừa là đĩ
(ngẫm trông: hôm trước ở chốn lầu xanh, ngày sau ra roi thẩm phán)
vừa ngày vừa đêm
Điên và Ngộ
chẳng em chẳng anh
chẳng vợ chẳng chồng
(khi hóa vợ chồng mới ngỡ nhận nhau, từ đó, không biết nên là vợ chồng hay trở lại anh em, để nên ḥn Vọng Phu – nghe nói đă biến thành vôi mấy năm sau thời mở cửa)
chẳng cái chẳng đực
Điên và Ngộ
chẳng thằng chẳng ông
chẳng đĩ chẳng bà
chẳng đêm chẳng ngày
Điên và Ngộ
vừa một vừa hai
vừa hai vừa một
Điên và Ngộ
vừa có vừa không
không “có”/không “Điên”
không “không”/không “Ngộ”
(nhà sư xứ Phù Tang: kinh Đại thừa không nói giả dụ rằng “có” là “Điên”, và “không” là “Ngộ”)
trơ mắt ếch
một mắt ếch
sinh
hai mắt người
nhưng người đă quên: tất cả từ một mắt ếch
ĐIÊN = NGỘ
NGỘ = ĐIÊN
NGỘ chỉ giản đơn là
vết rạn
trên tường
như
ĐIÊN
bí mật loài người
rạn
vết trên tường
Đông Phù Tang, 9-2006
[1] mắt ếch: hăy đến ngưỡng xem chùa chiền đền đài Tây Tạng, hay t́m các công tŕnh thám hiểm vùng này của người Âu Mĩ và Trung Quốc, Nhật Bản
[2] xứ Tạng: Tây Tạng
[3] thánh Thất: Tây Ninh
[4] nhà mẹ Nara: nền nhà cũ giáo tổ Thiên Lí (Tenri), ở Tây Phù Tang
[5] AM và EM: ADAM và A, EVA và UM, tức ADAM/EVA(Thiên Chúa) và A/UM(Mật tông)
[6] Bô: Bố Rồng