DuQuanNhatDaThoaiBVNS

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU:

 

DỮ QUÂN NHẤT DẠ THOẠI…

 

Bùi Văn Nam Sơn

 

Dữ quân nhất dạ thoại

Thắng độc thập niên thư

 

“Được hầu chuyện một đêm, hơn mười năm đọc sách”, có niềm vui và ân huệ nào thích thú hơn sự may mắn ấy? Đó là xúc cảm chân thành của tôi (tất nhiên, không thể chỉ bằng “nhất dạ” như cách nói bóng bẩy!) khi được đến với bộ ba công tŕnh:

 

-        ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

-        ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG

-        CÁC CHỦ ĐỀ TRIẾT HỌC

 

của soạn giả Nguyễn Ước, một nhà nghiên cứu đang sinh sống ở Canada. Và cũng thật hạnh phúc cho tôi khi được sẻ chia niềm vui ấy với bạn đọc yêu triết học gần xa nhân được Nhà xuất bản Tri thức đề nghị đọc và viết đôi Lời giới thiệu cho bộ sách này. Với tất cả sự khiêm tốn của một người biết rơ sức nặng ngh́n cân của lịch sử tư tưởng Đông Tây, soạn giả nêu rơ rằng: “mục đích của sách chỉ là gợi ư, kích thích và t́m cách gây kinh ngạc cho người muốn làm quen với triết học hoặc muốn sắp xếp những kinh nghiệm của ḿnh” (Lời nói đầu cho “Các chủ đề triết học”). “Gây kinh ngạc”? Vâng! Hai ông tổ của triết học Tây phương đều nói như thế. Platon: “trạng thái của bất cứ ai thực sự yêu sự minh triết đó là trạng thái kinh ngạc; thậm chí không có một chỗ bắt đầu nào khác của triết học ngoài trạng thái ấy”. Aristoteles: “xưa cũng như nay, bắt đầu biết triết lư là biết kinh ngạc”. Song, đối với người đọc b́nh thường chúng ta, bắt đầu việc triết lư là buộc phải gặp gỡ với truyền thống triết học đă có tuổi thọ mấy ngh́n năm! Và khi cầm một quyển sách triết học, ta lại rơi vào một trạng thái “kinh ngạc” khác hẳn với điều hai vị tổ sư kia muốn nói: sao lại đặt ra những vấn đề rắc rối, hóc búa quá thế? Sao lại tŕnh bày khô khan, trừu tượng, khó hiểu đến vậy? Có dính líu ǵ đến tôi chăng? Và hơn hết: có mang lại… “cơm cháo” ǵ không?

 

Thưa bạn, ba Lời nói đầu ngắn gọn mà thâm thúy cho ba tập sách và nhất là cách viết thật sáng sủa, súc tích và cả lôi cuốn, hấp dẫn nữa của soạn giả đă giải tỏa cho ta các băn khoăn ấy. Và ta cũng không quên rằng triết học tuy đă khởi đầu bằng sự ngạc nhiên trước sự kỳ vĩ của vũ trụ, nhưng đồng thời cũng bằng những “bức xúc” thiết thân. Đó là h́nh ảnh sinh lăo bệnh tử đầy bi thương, phi lư ở bốn cửa thành đập vào mắt Thích ca; đó là thảm trạng phong hóa suy đồi đă dằn vặt Khổng, Lăo, và đó cũng là nỗi đau khôn xiết của Platon khi tận mắt chứng kiến cái chết oan khuất của Thầy ḿnh. Ông không thể hiểu và suốt đời không nguôi trước câu hỏi tại sao một con người tốt lành, tử tế như Socrates lại phải bị bức tử, và v́ thế, dành cả đời ḿnh để đi t́m một cách tổ chức khác, một trật tự khác bảo đảm cho một cuộc sống công bằng và đáng sống. Pascal, Kierkegaard, Nietzsche đến với triết học từ nỗi sợ hăi hay tuyệt vọng. Socrate, Descartes và Hume bắt đầu với sự nghi ngờ. Triết học t́m thấy nguyên liệu và dưỡng chất ngay trong cuộc đời trần tục  này.

 

Chỉ có điều, để “sắp xếp lại những kinh nghiệm của ḿnh”, như cách nói của soạn giả Nguyễn Ước, triết học phải dùng đến phương tiện khác: tư duy lư luận. Điều ấy không có nghĩa rằng trước đây, bước chuyển từ Mythos (thần thoại) sang Logos (triết học) là bước chuyển từ tư duy tiền-lư luận đến tư duy lư luận. Thưa không, ngay cả thần thoại cũng là một h́nh thức của tư duy lư luận; nó chỉ trở thành “huyền thoại” dưới ánh sáng của một h́nh thức khác của tư duy lư luận mà thôi. Bởi nó cũng đă từng là một hệ thống định hướng toàn diện về nhận thức, luân lư và cả về ư nghĩa cuộc đời. Nó không phải được thay thế do bất lực trước những nhiệm vụ cụ thể nào đó mà chỉ từ khi câu hỏi về nền tảng, về cơ sở, về nguyên lư (arché) được đặt ra. Thần thoại là những câu chuyện của ḷng tin; nó không được đặt cơ sở và sẽ sụp đổ khi đ̣i nó phải chứng minh chân lư của ḿnh. Thần thoại có thể được cải biến, được “cứu văn”, chẳng hạn bằng tôn giáo, để có cơ sở chân lư: cơ sở ấy là tiếng nói của một quyền uy không thể nghi ngờ: Thượng đế hay một Nguyên lư siêu nhiên nào đó. Thế nhưng, đó không phải là con đường của triết học, ít nhất của triết học Tây phương. Triết học không đi t́m một quyền uy tối thượng mà đi t́m cơ sở, căn cứ; và mọi yêu sách về chân lư phải được biện minh công khai trước lư tính, trước logos lư luận. Từ đó mở ra con đường dẫn đến vô vàn những hệ thống tư tưởng phức tạp, những bộ môn khoa học chuyên ngành. Và cũng v́ thế, nguồn cội lịch sử của các khoa học nằm trong triết học.

 

Đi vào rừng rậm ấy, ta cần một bản đồ, và, tốt hơn biết bao, nếu có được một người hướng đạo dễ mến, vừa đồng hành cùng ta trong t́nh thân ái, vừa có đủ kinh nghiệm và sự thành thạo để không chỉ giúp ta khỏi lạc lối mà c̣n khuyên ta thỉnh thoảng nên dừng lại đúng lúc, đúng chỗ để thưởng thức bao cỏ lạ hoa thơm. Chúng ta đang may mắn có được một người bạn đồng hành, hơn thế, một người hướng đạo có đầy đủ các đức tính ấy qua Bộ ba công tŕnh thật đáng quư này.

 

BVNS

3.2009