CHÚ GIẢI DẪN NHẬP
LỜI TỰA
1. Như đă biết, ba Lời Tựa cho ba lần xuất bản bộ Bách khoa thư các khoa học triết học (1817, 1827, 1830)([1]) tô đậm h́nh ảnh một Hegel khá “độc đoán” trong tư duy triết học. Lời Tựa cho Triết học pháp quyền lần này (1821) càng làm cho Hegel mang nhiều tai tiếng. Các lời kết án quen thuộc đối với ông (“thần thánh hóa Nhà nước”, “triết gia quan phương của Nhà nước Phổ”, “nhà tư tưởng cơ hội chủ nghĩa”…) – chủ yếu đến từ nhận định của Rudolf Haym([2]) – hoàn toàn dựa vào Lời Tựa này và một vài Nhận xét “khét tiếng” đây đó trong quyển sách. Tác phẩm Triết học pháp quyền (viết tắt GPR) thật ra phong phú và phức tạp hơn nhiều so với những ǵ được nói ra trong Lời Tựa ngắn ngủi. V́ thế, nhiều nhà chú giải có lư khi khuyên ta nên đọc Lời Tựa nổi tiếng lẫn khét tiếng này sau cùng, nếu muốn có một cái nh́n toàn diện và ít định kiến vào phần tinh túy của tác phẩm và tiếp thu nó một cách ṣng phẳng.
1.1. Văn bản
- H́nh thức bên ngoài của tác phẩm, như Hegel nói ngay ở đầu Lời Tựa, là một quyển “Cương yếu” (Kompendium), tức như sách giáo khoa ngày nay. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, ở đại học Đức, các giáo sư bắt buộc phải giảng bài dựa theo một “sách giáo khoa” có sẵn – “thầy đọc tṛ chép” theo nghĩa đen! –, và quyền tự do giảng dạy chỉ giới hạn ở phần giảng thêm bằng miệng. (V́ thế, ngay Kant cũng chưa bao giờ trực tiếp giảng về Phê phán lư tính thuần túy mà vẫn phải dựa vào một bộ “Cương yếu” có sẵn nào đó!).
Ở đây, cũng như đối với bộ Bách khoa thư các khoa học triết học, Hegel vừa giữ đúng nề nếp, vừa tự ḿnh soạn lấy quyển Cương yếu, cho thấy sự tự tin và uy tín học thuật của ông. Nó vừa làm nhiệm vụ cố hữu của một quyển Cương yếu là “tất cả những ǵ được xem là toàn bộ phạm vi của một môn khoa học”, vừa khác với quyển Cương yếu thông thường ở chỗ bổ sung nhiều “Nhận xét” (in lùi trong sách này) và nhất là ở phương pháp dẫn đạo nó.
- Phương pháp nói ở đây là phương pháp tư biện-biện chứng như Hegel đă tŕnh bày trong Khoa học Lôgíc và Bách khoa thư I mà ông tiền-giả định là người đọc đă thành thạo trước khi đọc quyển sách này. Tuy nhiên, tham vọng của Hegel c̣n hơn thế. Ông hiểu phương pháp biên soạn Cương yếu là “phương thức tập hợp và sắp xếp các mômen [các yếu tố] cơ bản của nội dung đă quen thuộc và được chấp nhận từ lâu, cũng như h́nh thức tŕnh bày cũng tuân theo những quy tắc và cung cách đă được nhất trí” [BVNS nhấn mạnh]. Điều này cho thấy ông xem quyển sách này (cũng như Bộ Bách khoa thư) không phải là công tŕnh của riêng ông (và chỉ được biên soạn theo phương pháp mới: tư biện-biện chứng) mà là bản thân khoa học, độc lập với cá nhân tác giả, có yêu sách về tính chân lư và tính giá trị phổ biến theo đúng nghĩa cố hữu của một sách Cương yếu! V́ thế, ông bác bỏ sự chờ đợi b́nh thường của người đọc rằng “công tŕnh triết học là một công tŕnh chóng vánh như tấm vải dệt mà nàng Penelope mỗi ngày lại bắt đầu lại từ đầu” (Xem: Chú thích (3)). Kant đă từng chê trách triết học luôn ở trong trạng thái “ṃ mẫm”, thiếu “bước đi vững chắc của một khoa học” (PPLTTT, B7), nhưng Hegel c̣n đi xa hơn khi chống lại quan niệm cho rằng triết học chỉ là cái ǵ gắn liền với “cá nhân”, giống như nàng Penelope mỗi ngày lại dệt lại tấm vải của ḿnh. Trong DS, ông từng nói chắc nịch: “Bản chất của triết học không có chỗ cho những cái riêng tư”([3]) hay khi đáp lời một mệnh phụ phu nhân ca ngợi ông: “Những ǵ trong triết học của tôi mà là của tôi, th́ là sai!”. Như thế, tác phẩm này, một mặt, là công tŕnh khổng lồ, có hệ thống sau cùng về triết học thực hành nói chung – một kiểu Philosophia practica universalis như nhan đề tác phẩm của Christian Wolff (1738/39) – kế thừa truyền thống của Aristoteles với cách hiểu đương thời về chữ “khoa học” theo nghĩa tuyệt đối. Nhưng, mặt khác, h́nh thức đầy tham vọng ấy không che khuất tính cách hiện đại của tác phẩm, khi Hegel tiếp thu, phân tích và nhận định về những yếu tố mới mẻ thoát thai từ cuộc cách mạng công nghiệp sơ kỳ để xây dựng lư luận của ḿnh về xă hội và Nhà nước.
1.2. Nhan đề
Quyển sách có đến hai nhan đề: “Các nguyên lư của triết học pháp quyền” (Grundlinien der Philosophie des Rechts) và “Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà nước (Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse). Tại sao như thế? Ta phải lần theo lịch sử sự việc:
- Nội dung cơ bản của quyển sách đă được Hegel tŕnh bày cô đọng khi c̣n giảng dạy ở Heidelberg trong khuôn khổ của Bộ Bách khoa thư (Tinh thần khách quan, §§483-552). Khóa giảng đầu tiên của Hegel tại Berlin (mùa đông 1818/19) mang nhan đề: “Pháp quyền tự nhiên và pháp quyền Nhà nước hay triết học pháp quyền” (Ius naturae et civitatis, i.e philosophia iuris). Một năm sau, khóa giảng mùa đông 1819/20, Hegel lặp lại nhan đề ấy và bổ sung: “ad compendium proxime in lucem proditurum” (hướng đến quyển Cương yếu sắp ra mắt). Nhưng, khi quyển sách này rút cục được in vào năm 1821, Hegel thay chữ “Pháp quyền Nhà nước” hay Công pháp (Staatsrecht) bằng chữ “Khoa học về Nhà nước” (Staatswissenschaft), do đó, khóa giảng mùa đông 1821/22 mang tên: “Pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà nước hay Triết học pháp quyền dựa theo sách giáo khoa “Các nguyên lư của triết học pháp quyền” (Berlin, 1821)”. Từ đó, tên gọi truyền thống của môn học “Pháp quyền tự nhiên” sớm được thay thế hoàn toàn bằng tên gọi “Triết học pháp quyền” của Hegel, khẳng định sự thắng lợi của ông khi cho rằng Triết học pháp quyền phải bao gồm cả pháp quyền tự nhiên lẫn pháp quyền Nhà nước. Thêm vào đó, việc “Pháp quyền về Nhà nước” được thay thế bằng “Khoa học về Nhà nước” c̣n cho thấy Hegel muốn mở rộng phạm vi nghiên cứu truyền thống về pháp quyền tự nhiên: triết học pháp quyền không chỉ giới hạn ở lĩnh vực pháp luật mà bao hàm cả lĩnh vực chính trị.
- Cách đặt tên này của Hegel không khỏi gây ra nhiều vấn đề cho người đương thời. Theo cách hiểu quen thuộc lúc bấy giờ, Khoa học về Nhà nước là một bộ môn pháp lư, thuộc về các “Khoa luật học thực định” (positive Rechtswissenschaften), đối lập lại với “pháp quyền tự nhiên” như một môn thuần túy triết học([4]). Trong khi đó, Hegel không hiểu Khoa học về Nhà nước đơn thuần như môn công pháp thực định mà như là ius civitatis (môn công pháp là bộ phận của pháp quyền tự nhiên tư biện). V́ thế, trong sách này, Hegel không chỉ bàn các vấn đề truyền thống của “pháp quyền tự nhiên” mà cả các chủ đề thuộc khoa học về Nhà nước như kinh tế chính trị học, cảnh sát, ṭa án, quản trị hành chính và cả những định chế chính trị. Tất cả được tŕnh bày ở cấp độ tư biện, kế tục một truyền thống hầu như đă bị xóa bỏ lúc bấy giờ: truyền thống “Chính trị học” của Aristoteles. Ta không ngạc nhiên khi quan niệm về pháp quyền tự nhiên tư biện của Hegel (bao trùm mọi chủ đề luật học và khoa học Nhà nước) với yêu sách rất cao về tính khoa học phổ biến đă gặp phải phản ứng dữ dội của những nhà luật học lẫn những chuyên gia về công pháp: họ xem triết học pháp quyền của Hegel là một sự tiếm đoạt về chủ đề nghiên cứu, thậm chí một thứ “chủ nghĩa đế quốc triết học”!
- Trong khi đó, bản thân Hegel, ngay từ luận văn NR (1802/03)([5]), đă chủ trương: khoa học không tách rời với cái thường nghiệm và cái h́nh thức; v́ thế, các chủ đề của các khoa học thường nghiệm và thực định về Nhà nước cũng không tách rời với môn Pháp quyền tự nhiên tư biện, và chỉ có như thế, các chủ đề này mới được xử lư bằng “phương thức nghiên cứu khoa học đích thực”. Trong GPR (Các nguyên lư của triết học pháp quyền) này, Hegel càng nhấn mạnh đến sự thống nhất giữa “pháp quyền tự nhiên” (theo nghĩa truyền thống) với hiện thực Nhà nước. Như ta sẽ thấy (Xem: Chú giải dẫn nhập: 2), với Hegel, pháp quyền cần được hiểu như là sự đồng nhất giữa lư tính và hiện thực (qua công thức nổi tiếng: “Cái ǵ hợp lư tính là hiện thực, và cái ǵ hiện thực là hợp lư tính” trong Lời Tựa mà ta sẽ bàn sau, Xem 1.4). Theo đó, pháp quyền tự nhiên (Xem: Chú giải dẫn nhập: 2) – dù theo nghĩa cổ điển mang màu sắc chủ nghĩa Khắc kỷ-Kitô giáo hoặc theo nghĩa pháp quyền lư tính của thời cận đại nơi Hobbes, Kant, Fichte – chỉ mới là “pháp quyền trừu tượng” mà thôi (Xem: Chú giải dẫn nhập: 3), chưa tát cạn hết khái niệm pháp quyền theo nghĩa triết học. Phải bổ sung vào đó hiện thực của những định chế pháp lư. Đó là lư do tại sao Hegel xem “pháp quyền tự nhiên và khoa học Nhà nước” là đồng nghĩa với “triết học pháp quyền”. Tóm lại, Triết học pháp quyền của Hegel tổng hợp một lúc cả ba yếu tố: truyền thống Chính trị học của Aristoteles, pháp quyền tự nhiên cổ điển và cận đại cùng với các khoa học hiện đại về Nhà nước. Hegel mở ra một truyền thống mới, và v́ thế, cần đến cả hai nhan đề để làm sáng tỏ nội dung môn học này.
1.3. Xuất bản
Việc xuất bản quyển GPR này cũng khá nhiêu khê khiến nhiều học giả([6]) bỏ công t́m hiểu cặn kẽ để xác minh các nghi vấn về thái độ chính trị của Hegel.
- Khác với “truyền thuyết” lưu hành đến tận ngày nay của Karl Rosenkranz – người đầu tiên viết tiểu sử Hegel –, dường như có đủ bằng chứng cho thấy Hegel đă đào sâu và phát triển những tư tưởng chủ yếu về triết học pháp quyền được phác họa trong phần Tinh thần khách quan của Bộ Bách khoa thư ngay từ lúc c̣n ở Heidelberg chứ không phải tại Berlin để có thể bị quy chụp là “triết gia của Nhà nước Phổ”([7]). Khi đến Berlin vào năm 1818, ông bắt đầu với khóa giảng đă nêu, đồng thời đă hoàn tất bản thảo của GPR muộn nhất là vào cuối hè 1819. Nhưng rồi một biến cố chính trị nghiêm trọng bất ngờ xảy ra. Như đă biết (Xem: Chú thích 11 và 18 cho Lời Tựa), ngày 23.3.1819, sinh viên K. L. Sand ám sát thi sĩ phản động August von Kotzebue, điệp viên của Nga Hoàng, biểu tượng của sự phản động và bảo hoàng dưới mắt phong trào sinh viên cấp tiến. Đối với các cường quốc thuộc “liên minh thần thánh” (Phổ, Áo, Nga) – dưới sự lănh đạo của Metternich, chính khách kiên quyết chống lại ảnh hưởng của Cách mạng Pháp và sự canh tân của Napoléon –, đây là cơ hội bằng vàng để tiến hành các biện pháp đàn áp phong trào cải cách, khét tiếng dưới tên gọi “các chỉ thị Karlbad”. Chúng nhằm loại trừ mọi lực lượng đối lập bằng các biện pháp trấn áp, kiểm duyệt, truy bức đối với những kẻ bị gọi là “mỵ dân” mà chủ yếu là giới trí thức, giáo sư, học giả. Nhiều bạn bè và học tṛ của Hegel trở thành nạn nhân. Trong cao trào đàn áp ấy, Hegel tỏ ra nhát sợ, không có sự dũng cảm của những giáo sư như Schleiermacher, nhưng dù sao đó cũng thuộc về tiểu sử cá nhân. Riêng đối với quyển GPR này, đợt đàn áp quả có tác động đáng kể. Trong một bức thư đề ngày 30.10.1819, Hegel gián tiếp nói về bản thảo đă hoàn tất, nhưng ông lợi dụng việc lặp lại khóa giảng mùa đông 1818/19 vào khóa giảng mùa đông 1819/20 để “chỉnh lư lại” bản thảo, rơ ràng để tránh không bị kiểm duyệt theo chỉ thị Karlsbad. H. Schnädelbach nhận định: “So sánh văn bản đă in [của GPR, 1821] với bản ghi chép của Homeyer vào năm 1818/19 cho thấy, ít ra trong hai chủ đề – vấn đề pháp quyền tự nhiên và chế độ quân chủ – Hegel đă có những thay đổi về nội dung, qua đó không thể hoàn toàn xóa bỏ ấn tượng về chủ nghĩa cơ hội. Chính những thay đổi này biện minh cho sự nghi ngờ phải chăng GPR thực sự chứa đựng triết học pháp quyền đích thực của Hegel hay phải chăng cần phải khôi phục lại không ít phần từ các bản ghi chép bài giảng của ông c̣n lưu lại đến nay”([8]). Do điều kiện lịch sử phức tạp như thế, việc so sánh cặn kẽ là cần thiết, nhưng tiếc rằng vượt khỏi khuôn khổ của phần Chú giải dẫn nhập này. Chúng tôi chỉ xin lưu ư đến các tư liệu đă dẫn, kể cả bản ghi chép về bài giảng năm 1821/22 mới phát hiện vào năm 1984 (không rơ tên người ghi chép) tại Đại học Sư phạm ở Kiel và vừa được công bố năm 2005([9]).
1.4. Nội dung
- Đặt tác phẩm và quá tŕnh xuất bản nó trong bối cảnh chính trị đặc thù vừa kể, ta dễ hiểu tại sao Lời Tựa đă gây không ít “phản cảm” nơi người đọc! Hegel đă pha trộn những tư tưởng triết học đầy tính cương lĩnh với sự đả kích cá nhân, thậm chí quy chụp về chính trị khá nhỏ mọn ngay cả với những đồng nghiệp một khi họ khác ư kiến với ông. Ông không chỉ đả kích đồng nghiệp Fries – hành động không mấy cao thượng khi bản thân Fries đang là nạn nhân của các Chỉ thị Karlsbad do gần gũi với phong trào sinh viên – mà c̣n dường như muốn kêu gọi chính quyền – thông qua trường hợp điển h́nh của Fries – có biện pháp trừng phạt đối với những trí thức có “lối ngụy biện tùy tiện” (Rabulisterei) “không chỉ đưa đến sự phá hoại nền đạo đức và lương tâm, t́nh yêu và sự công chính riêng tư mà c̣n phá hoại cả trật tự công cộng và luật pháp của Nhà nước!” (Lời Tựa, 14). Danh hiệu “triết gia Nhà nước” không mấy vẻ vang bị nhiều người gán cho ông không phải hoàn toàn không do ông tự chuốc lấy!
- Tuy nhiên, sẽ quá giản đơn nếu nghĩ rằng Hegel dùng Lời Tựa này chỉ để tự bảo vệ ḿnh trước cao trào đàn áp trí thức bằng cách bày tỏ ḷng tuân phục nhà cầm quyền đương thời. Nhiều nhà chú giải c̣n tinh ư nhận ra đằng sau giọng điệu gay gắt và ít nhiều mất b́nh tĩnh của ông một tâm trạng khá hoang mang của kẻ đang lùi về thế pḥng thủ khi cảm nhận rằng “tinh thần thời đại” (Zeitgeist) không c̣n hoàn toàn đứng về phía ḿnh. Thật thế, trong Lời Tựa, Fries bị trưng dẫn như điển h́nh của lối tư duy “xem thường khoa học và triết học”, không c̣n tin vào một chân lư duy nhất, trái lại, vào nhiều chân lư mang đậm “tính chủ quan” và “cảm xúc” “để chiều chuộng lớp trẻ và lớp trẻ quả đă nghe theo lời họ” (Lời Tựa, 9). Hegel cố bảo vệ “nhận thức khoa học về chân lư” của ḿnh, theo đó, khoa học phải là khoa học ngay từ đầu chứ không phải chờ đến kết quả, nghĩa là, ngay từ bước đầu tiên, khoa học đă phải ở trong miếng đất của chân lư. Trái với cách hiểu thông thường, với Hegel, chân lư được hiểu như cái ǵ tồn tại khách quan, tức như sự thống nhất giữa Khái niệm và hiện thực, nơi đó hiện thực chính là hiện thực của bản thân Khái niệm chứ không phải chỉ của khái niệm của chúng ta. Do đó, theo ông, chân lư của pháp quyền là ư niệm về/của pháp quyền như là sự thống nhất giữa Khái niệm pháp quyền khách quan và việc hiện thực hóa nó (cũng một cách khách quan!) (Xem: §1). Để củng cố ḷng tin ấy trong thế pḥng thủ, ông liên tục nhắc đến “tâm thức ngây thơ”, nhằm t́m sự liên minh chính trị giữa tâm thức ngây thơ đời thường với triết học tư biện để chống lại trào lưu văn hóa phản tư mang đậm tính chủ quan và phủ định của thời đại. V́ thế, ông khẳng định rằng “chân lư liên quan đến pháp quyền, đời sống đạo đức và Nhà nước cũng cũ xưa không khác ǵ việc tŕnh bày và ban bố nó một cách công khai trong luật pháp, luân lư công cộng và tôn giáo”. C̣n triết học pháp quyền (tư biện) không có nhiệm vụ nào khác hơn là “nắm bắt hay thấu hiểu chân lư [“tâm thức ngây thơ”] ấy bằng Khái niệm, khiến cho nội dung vốn đă là hợp lư tính một cách tự-ḿnh [mặc nhiên] cũng có thể đạt tới một h́nh thức hợp lư tính và qua đó, tỏ ra được biện minh trước tư duy tự do”. Tuy nhiên, không phải Hegel chấp nhận “tâm thức ngây thơ” hay “cái được mang lại” theo kiểu thực chứng chủ nghĩa, trái lại, ông nhấn mạnh ngay: “tư duy tự do không chịu dừng lại ở cái ǵ được mang lại – cho dù cái được mang lại này được sự hỗ trợ bởi quyền lực thực định bên ngoài của Nhà nước, hay bởi sự đồng thuận của con người, bằng quyền uy của t́nh cảm và “trái tim”, hay bằng sự làm chứng của Tinh thần trực tiếp tán đồng với nó –, trái lại, phát xuất từ chính ḿnh, và, qua đó, đ̣i hỏi phải biết chính ḿnh như là được hợp nhất với chân lư trong chỗ sâu thẳm nhất của ḿnh” (Lời Tựa, 6).
Câu viết này cho thấy: vấn đề của Hegel không chỉ là nhằm khẳng định sự đúng đắn của một nền “triết học tuyệt đối” mà c̣n chủ yếu hướng đến sự “ḥa giải với hiện thực [BVNS nhấn mạnh] mà triết học cam kết dành cho những ai đă đón nhận lời mời gọi nội tâm là hăy thấu hiểu [bằng Khái niệm]” (Lời Tựa, 20). Ông mong mỏi một sự “ḥa giải” thực sự giữa tinh thần thời đại (Zeitgeist) với trật tự đạo đức, do đó, ông xem những kẻ hoài nghi hay bất măn là những người “thấy cây không thấy rừng” (Lời Tựa, 7), sẵn sàng gọi những ai cứ băn khoăn với câu hỏi “Tôi phải làm ǵ?” của Kant là những người đi t́m “sự tự do ở mức độ đi lệch khỏi những ǵ được thừa nhận và có giá trị phổ biến và cứ t́m cách phát kiến ra một cái ǵ đặc thù cho riêng ḿnh” (Lời Tựa, 7).
Điều Hegel lo ngại nhất là sự hoài nghi đang lan tràn, xem “vũ trụ tinh thần” là đă “bị Thượng đế từ bỏ” và chân lư của đời sống đạo đức [xă hội] là một “vấn đề c̣n phải tranh căi” (“Problema”, Lời Tựa, 8). V́ thế, mũi nhọn tấn công được ông nhắm vào là những tác giả tuyên bố rằng “nhận thức về chân lư là một tham vọng điên rồ, thậm chí tội lỗi, cũng như lư tính, rồi lại lư tính và không ngừng lặp đi lặp lại, chính lư tính là cái luôn bị tố cáo, hạ thấp và lên án” (Lời Tựa, 15). Hegel cảm nhận sâu sắc sự đe dọa đang xuất hiện của thuyết phi lư tính (với đối thủ nguy hiểm nhất của ông là Schopenhauer), bác bỏ về nguyên tắc tính hợp-lư tính của hiện thực và đặt nghi vấn về một sự “ḥa giải với hiện thực”. Trong khi đó, triết học thực hành của Hegel đứng vững hoặc sụp đổ với khả thể “thấu hiểu và tŕnh bày Nhà nước như là một cái ǵ hợp-lư tính tự-ḿnh” (Lời Tựa, 19) không chỉ về mặt lư thuyết mà cả đối với cuộc sống và hoạt động triết lư thực tế của ông. Cầu viện đến sự tiếp tay của quyền lực Nhà nước, đan xen triết học với chính trị hiện thực, Hegel đă làm cho Lời Tựa trở thành một “tuyên ngôn chính trị”, làm giảm uy tín của ông và khiến ông không khỏi phải trả giá đắt trước sự đánh giá của hậu thế. Phải chăng Hegel không c̣n đủ tự tin vào sức mạnh của lư luận đơn thuần? Phải chăng nhận thức không c̣n là môi trường thích hợp để “ḥa giải với hiện thực” nữa?
- Một số nét bảo thủ trong cấu trúc của quyển sách, nhất là tinh thần bảo hoàng trong Chương về Nhà Nước (§§257-360) xuất hiện quá lộ liễu trong Lời Tựa khiến người đọc muốn lướt nhanh để bước vào nội dung thực sự phong phú và “hiện đại” của tác phẩm! Tuy nhiên, ta ắt sẽ không thực sự hiểu được tâm trạng hoang mang, giày ṿ và không ít mâu thuẫn của ông nếu không đọc kỹ nửa sau của Lời Tựa (từ 17 cho đến hết). Trước hết, cần trở lại với “công thức” nổi tiếng của ông:
Cái ǵ hợp lư tính th́ hiện thực
Và Cái ǵ là hiện thực th́ hợp lư tính (Lời Tựa, 17)
- Hai chữ then chốt trong câu này là: “hợp lư tính” (vernünftig) và “hiện thực” (wirklich). Hai chữ này nên hiểu như thế nào?
- Chữ “hợp lư tính” thoát thai trực tiếp từ ư của câu ngay trước đó nói về “sự đảo lộn của thế giới đang đến gần” (đối với Platon) ám chỉ sự “nhập thể” của đức Kitô và sự ra đời của Kitô giáo, theo đó, lư tính thần linh (Nous) đă trở nên minh nhiên trong tính hiện thực và tính hiện tiền của nó (luận điểm 1: “cái [hợp] lư tính th́ hiện thực”), và, cùng với sự kiện này, bản thân hiện thực cũng mới trở nên có thể nhận thức được một cách hợp lư tính thực sự (luận điểm 2: “cái hiện thực th́ hợp lư tính”). Hegel đặt hai luận điểm này trên bối cảnh “lịch sử thế giới” ấy (sự suy tàn tất yếu của “cộng đồng” Hy Lạp cổ đại mang tính “bản thể” và sự ra đời của thế giới La Mă-Kitô giáo mang tính “chủ thể”) để lư giải quan niệm của ông về “lư tính” và “hiện thực”. Các câu tiếp theo cho thấy: đây là luận điểm mang tính triết học (và thần học) liên quan đến toàn bộ “vũ trụ” (tinh thần lẫn tự nhiên), nhằm chống lại những “định đề”, những “cấu trúc”, những “lư tưởng không tưởng” của ư chí chủ quan thay thế cho việc “thấu hiểu” bản thân hiện thực. Vậy, vế đầu: “cái ǵ hợp lư tính th́ hiện thực” không có nghĩa rằng cái ǵ là “hiện thực” hoặc “không hiện thực” là phụ thuộc vào lư tính con người như là tiêu chuẩn và thước đo, đối lập lại với hiện thực một cách trừu tượng, theo đó chỉ được xem là “hiện thực” những ǵ lư tính con người thấy là phù hợp với ḿnh và có thể hiểu được. Theo Hegel, đó chính là thái độ của một “thuyết duy lư” đáng ngờ (v́ thế, Hegel cố ư dùng chữ “hợp lư tính” theo tiếng Đức là “vernünftig” chứ không dùng chữ “rationell” có gốc Pháp mang hơi hướng thuyết duy lư của Descartes!). Vế này muốn bác lại việc tách rời lư tính (và lư thuyết) với hiện thực, v́ như thế, sẽ dẫn đến “lư sự trống rỗng”, không thấy vai tṛ của ư niệm và lư tính, với hậu quả: nội dung tư tưởng sẽ biến thành những quan niệm chủ quan tùy tiện hoặc thoát ly và bất lực trước hiện thực. Tóm lại, “lư tính” và “hợp lư tính” không phải là lư tính con người với các quan niệm, yêu sách chủ quan, không phải là cái “phải là” (Sollen) đứng bên ngoài hiện thực mà ở bên trong hiện thực, là bản chất đúng thật của hiện thực. Theo Hegel, “ư niệm đúng thật” (lư tính) “không phải là một ư tưởng, một biểu tượng hay một tư kiến” (như cách hiểu của thuyết duy danh và nhất là của thuyết duy nghiệm thế kỷ XVII, XVIII), trái lại, “không có ǵ hiện thực hơn là ư niệm”. Vậy, với vế 1, ta lưu ư:
- Hegel tiếp thu trở lại truyền thống “duy tâm khách quan” của Platon, theo đó ư niệm (lư tính) là cái duy nhất xứng danh là “hiện thực đúng thật”.
- Nhưng, Hegel lại kết hợp thuyết duy tâm này với quan niệm “duy thực” của Aristoteles, theo đó, ư niệm không phải là cái ǵ tồn tại ở bên kia hiện thực, mà hiện hữu ở bên trong hiện thực như là h́nh thức bản chất nội tại của nó.
- bổ sung các quan niệm cổ đại này bằng quan niệm Kitô giáo về tính chủ thể: “cái vĩnh cửu là hiện tiền”, “Tinh thần đă trở thành xác thịt hiện thực”.
- đây chính là “Tinh thần khách quan” như là thực tại siêu cá nhân, và, do đó, hiện thực lịch sử không chỉ là sự hiện thực hóa Tinh thần chủ quan. Tất nhiên, lư tính hay ư niệm có sức mạnh tự hiện thực hóa thông qua con người, nhưng nó vượt bỏ sự tùy tiện chủ quan, “sử dụng” những đam mê và động lực của con người ở “sau lưng” con người, mà Hegel từng gọi là “mẹo lừa của lư tính” (List der Vernunft/cunning of the Reason).
- Vế thứ hai: “Cái ǵ là hiện thực th́ hợp lư tính” mới là câu gây nên sóng gió! Có thể nói “lịch sử tiếp thu quyển GPR này thật ra là lịch sử của những phản ứng đối với công thức thời danh ấy của Hegel”! (Schnädelbach, 2000, tr. 333). Trước hết, “hiện thực” (Wirklichkeit/effectivity), trong thuật ngữ Hegel, không phải là bất kỳ cái ǵ “có đó” mà phải là một hiện thực “đúng thật”: sự đồng nhất và trùng hợp giữa sự vật và Khái niệm về/của nó (vd: người bạn, người mẹ, bức tranh… là “hiện thực” đúng thật khi trùng hợp, tương ứng với Khái niệm [lư tính] “t́nh bạn, t́nh mẹ, cái đẹp hội họa”…). Như thế, hai khái niệm “hợp lư tính” và “hiện thực” vừa được phân biệt với nhau, vừa là một sự thống nhất biện chứng cụ thể, nghĩa là: không phải hai khái niệm xa lạ, đơn lập được ta đưa vào một quan hệ đồng nhất mà là phát hiện mối quan hệ nội tại, nguyên thủy của chúng qua việc phân ly sự thống nhất cụ thể ấy ra (thành hai vế!). Hegel cũng bác bỏ sự tự tồn hay “hiện thực riêng” của cái ngẫu nhiên, bất tất: dù cái cá biệt có ngẫu nhiên, bất tất đến mấy th́ đó cũng là một mômen của cái toàn bộ biện chứng, và, dù nó có đi lệch khỏi Khái niệm về/của nó bao nhiêu đi nữa (vd: một chế độ chính trị tồi tệ) th́ trong việc “đi lệch” ấy, nó vẫn phải quy chiếu và quan hệ với Khái niệm-đúng thật, v́ Khái niệm bao giờ cũng là sự thống nhất giữa bản thân nó với cái tồn tại khác [bị lệch ấy] của nó.
- Từ cấu trúc ấy, “cái ǵ là hiện thực th́ hợp lư tính” bao hàm ít nhất hai ngụ ư:
- chống lại một thuyết phi-lư tính dựa vào “t́nh cảm, sự sống, trực quan trực tiếp vô-khái niệm”, đồng thời chống lại chủ trương “phải là” nóng vội, chủ quan chủ nghĩa (của Fichte) đối với hiện thực. Nếu hiện thực không phải là cái ǵ đơn thuần vô-lư tính, vô-h́nh thức mà được thâm nhập và cai quản bởi lư tính, th́ cũng không nên hiểu nó theo kiểu một thuyết lạc quan dễ dăi. Hegel thường nhấn mạnh rằng lịch sử thế giới không phải là một thiên đường hạnh phúc, và sự tự hiện thực hóa của lư tính diễn ra trong khủng hoảng và đấu tranh.
- Trong chừng mực đó, công thức này mặc nhiên mở ra một không gian phê phán đối với cái hiện tồn. Có nhiều bằng chứng xác nhận ư tưởng đó:
- Một bản ghi chép (vô danh) bài giảng của Hegel năm 1818/19 ghi nhận câu ấy như sau: “Cái ǵ là hợp lư tính th́ sẽ trở thành hiện thực, và cái hiện thực sẽ trở thành hợp lư tính” (VPR 19.51); “Cái ǵ là hợp lư tính th́ phải xảy ra (VPR 17.157, ghi chép của Wannennacher)([10]).
- Heinrich Heine kể lại rằng “một lần, khi ông bày tỏ với Hegel sự bất b́nh của ḿnh trước nhận xét [của Hegel] về sự đồng nhất giữa hiện thực và lư tính, Hegel đă mỉm cười bí hiểm và đáp: “Nó cũng có thể đọc là: “Tất cả những ǵ hợp lư tính, th́ phải là”. Hegel nh́n quanh một cách e ngại, nhưng sớm b́nh tĩnh trở lại!”([11])
- Trong Lời Tựa viết năm 1818 (bị thay thế bằng Lời Tựa 1821 này), Hegel đă viết những câu nảy lửa sau đây khi xác định nhiệm vụ của triết học pháp quyền:
“Triết học pháp quyền không bỏ qua, cũng không chiếu cố về mặt lịch sử đối với cái ǵ không phù hợp với ư niệm. Nó biết rằng, vương quốc của pháp quyền chỉ có thể ra đời bằng sự phát triển hướng về phía trước, và không được bỏ sót một cấp độ phát triển nào. Thế nhưng, t́nh trạng pháp quyền thật ra chỉ dựa trên Tinh thần phổ biến của nhân dân mà thôi. Trong khi đó, hiến pháp [hay chính thể] thiết yếu gắn liền với những khái niệm hiện tồn. Cho nên, một khi Tinh thần của nhân dân đă bước vào một cấp độ cao hơn, th́ các mômen của hiến pháp [hay chính thể] vốn gắn liền với các cấp độ trước đó không c̣n có chỗ dựa nữa; chúng phải sụp đổ và không có một thế lực nào có thể duy tŕ chúng được cả. V́ thế, triết học nhận thức rằng chỉ có cái hợp-lư tính là có thể diễn ra, cho dù những hiện tượng cá biệt, ngoại tại có tỏ ra kháng cự lại nó đến đâu đi nữa”([12]).
Ai cũng dễ thấy câu viết như thế khó lọt qua lưới kiểm duyệt nếu đưa in vào năm 1821! Trong Lời Tựa mới, Hegel cũng có ư giảm nhẹ bớt việc buộc triết học phải “ḥa giải” với chính trị ở những chi tiết vụn vặt (Lời Tựa, 18) khi viết: “Trong những tính toán chi ly ấy không c̣n thấy dấu vết của triết học ở đâu cả, và triết học càng sẵn sàng tiết chế thứ “trí khôn tột độ” ấy [cầm tay chỉ việc cho chính trị!], bởi, đối với sự đa tạp vô tận của những sự vật, triết học càng phải tỏ ra phóng khoáng hơn đâu hết”. Rồi trong Lời dẫn nhập cho bộ Bách khoa thư, ông trả lời sự phê phán đối với công thức trên của ông bằng cách chỉ ra sự khác biệt giữa hiện thực theo nghĩa đầy đủ của Khái niệm ấy với cái tồn tại-hiện có đơn thuần và cái đang hiện hữu nhất thời([13]).
- Tuy nhiên, dù có kín đáo lưu ư như thế, phần cuối của Lời Tựa (1821) này vẫn không che giấu được sự nhượng bộ và tâm trạng ít nhiều “cam chịu” (Resignation) của ông:
- ranh giới để phân biệt giữa hiện thực đúng thật và “hiện thực” hiện tồn là rất khó vạch rơ; nó ít nhiều phụ thuộc vào nhận định và quyết định chủ quan của triết gia;
- dù lư tính chỉ c̣n là “đóa hoa hồng trên cây thập giá của hiện tại” (Lời Tựa, 20) – nói lên niềm vui “ḥa giải” tuy “ấm nóng” nhưng cũng thật hạn chế! (Lời Tựa, 21) – th́, bây giờ với Hegel, miếng đất của triết học chỉ c̣n là hiện tại: “Thấu hiểu cái đang là là nhiệm vụ của triết học, bởi cái đang là là lư tính” (Lời Tựa, 20) [BVNS nhấn mạnh]. Ta không khỏi đặt câu hỏi với Hegel: nếu tất cả mọi ư kiến khác đều chỉ là sự “tự phụ chủ quan” và “tư kiến vô-giá trị”, c̣n triết học vừa ḷng với việc “thấu hiểu cái đang là”, th́ c̣n đâu là cái không gian phê phán và viễn tượng suy tưởng về những dự phóng và quy phạm, vốn là thiên chức của triết học và việc giảng dạy triết học?
Ta sẽ c̣n trở lại vấn đề này khi đọc phần Dẫn nhập của quyển sách (Xem: Chú giải dẫn nhập: 2).
- Hegel kết thúc Lời Tựa với một nhận định vừa tỉnh táo vừa cam chịu: “C̣n về cá nhân, th́ mỗi cá nhân bao giờ cũng là một đứa con của thời đại ḿnh, do đó, triết học, cũng thế, là việc thấu hiểu thời đại của chính ḿnh bằng tư tưởng. Thật điên rồ khi tưởng rằng một nền triết học có thể vượt qua khỏi thế giới hiện tiền của ḿnh, cũng như một cá nhân có thể nhảy ra khỏi thời đại ḿnh…” (Lời Tựa, 20).
- Nhưng, ngay cả việc “nắm bắt thời đại của chính ḿnh bằng tư tưởng” cũng tiền giả định rằng “thời đại” ấy đă “đạt tới trạng thái đă hoàn tất”, tức chỉ nắm bắt cái “h́nh thái đă trở nên già cỗi”, cái hiện thực đă chết cứng. Con chim cú minh triết chỉ âm thầm “cất cánh lúc hoàng hôn” (Lời Tựa, 22) “trong màu xám [của triết học] vẽ trên màu xám” [của hiện thực đă qua] chứ không c̣n xuất hiện hiên ngang vào buổi “b́nh minh” của một thời đại mới của tư tưởng triết học mà Hegel đă hân hoan chào đón khi ông mới bước chân vào giảng ṭa của Đại học Berlin ba năm trước (1818)([14])! Sau cùng, ông nhắn nhủ một cách dè dặt: “Bài học do Khái niệm chỉ ra này đă được lịch sử minh chứng một cách tất yếu: chỉ một khi hiện thực đă đạt tới độ chín muồi th́ cái lư tưởng mới xuất hiện ra như là cái đối lập lại với cái hiện tồn, nắm bắt thế giới hiện tồn trong bản thể của nó và tái tạo lại thế giới ấy dưới h́nh thái của một vương quốc trí tuệ” (Lời Tựa, 22).
Thật khó hiểu hết tâm trạng và nhất là thâm ư của Hegel khi viết những ḍng kết thúc này. Một mặt, ông bị giằng co giữa sức mạnh muốn trở thành hiện thực của lư tính và yêu sách muốn được xem là lư tính của hiện thực hiện tồn. Tính nước đôi hay thế lưỡng nan ấy của Hegel sẽ được các nhà Hegel trẻ sớm nhận ră[15]). Nhưng, mặt khác, vương quốc của trí tuệ để tái tạo lại thế giới không khỏi kín đáo gợi lên h́nh ảnh một con phượng hoàng – chứ không chỉ là con chim cú – c̣n ẩn ḿnh để đợi lúc trỗi dậy từ đống tro tàn!
([1]) Xem: Hegel, Bách khoa thư các khoa học triết học I. Khoa học Lôgíc; BVNS dịch và chú giải, NXB Tri thức 2008, tr. 1-50.
([4]) Chẳng hạn như cách hiểu thông thường của Carl Ludwig von Haller, tác giả nổi tiếng của Restauration der Staatswissenschaft/Khôi phục lại khoa học về Nhà nước, 6 tập, Winterthur 1816-34, bị Hegel phê phán mạnh mẽ. Xem: §258 (Nhận xét và chú thích).
([5]) NR: Über die wissenschaftlichen Behandlungsarten des Naturrechts, seine Stelle in der praktischen Philosophie und seine Verhältnis zu den positiven Rechtswissenschaften/Các phương thức nghiên cứu khoa học về pháp quyền tự nhiên, vị trí của nó trong triết học thực hành và quan hệ của nó với các môn luật học thực định. Công bố lần đầu năm 1802/03 trong tập II của Kritischer Journal der Philosophie ở Tübingen.
- Manfred Riedel, Materialien zu Hegels Rechtsphilosophie/Tư liệu về Triết học pháp quyền của Hegel, 2 tập, Suhrkamp, 1975,
- Karl-Heinz Ilting (1973): G. W. F. Hegel, Vorlesungen über Rechtsphilosophie 1818-1831, Edition und Kommentar in sechs Bänden, Stuttgart/G. W. F. Hegel, Các bài giảng về triết học pháp quyền 1818-1831, ấn hành và chú giải, 6 tập.
- Ludwig Siep (1997), Chủ biên, G. W. F. Hegel, Grundlinien der Philosophie des Rechts/G. W. F. Hegel, Các nguyên lư của triết học pháp quyền, trong: Klassiker auslegen, do Otfried Hưffe chủ trương, tập 9, Berlin.
([7]) Karl Rosenkranz, Hegels Leben/Cuộc đời Hegel, Berlin 1844. Ở trang 330, Rosenkranz viết khá mơ hồ: “Công tŕnh nghiên cứu lớn được Hegel tiến hành ở Berlin [BVNS nhấn mạnh] là biên soạn về triết học pháp quyền và Nhà nước”, dẫn theo Manfred Riedel I (1975), Sđd, tr. 40.
([8]) Herbert Schnädelbach, Hegels praktische Philosophie/Triết học thực hành của Hegel, Suhrkamp Taschenbuch, Frankfurt/M, 2000, tr. 170-171.
([9]) G. W. F. Hegel, Die Philosophie des Rechts, Vorlesung von 1821/22 / Triết học pháp quyền, bài giảng mùa đông 1821/22. Hansgeorg Hoppe ấn hành, Suhrkamp Taschenbuch, Frankfurt/M, 2005.
([10]) Có nhiều nhà chú giải (chẳng hạn Henrich và Siep; Xem Siep 1997, 22) cho rằng không có sự khác biệt ǵ về mặt triết học lịch sử giữa “là hiện thực” và “sẽ trở thành hiện thực”. Tuy nhiên, ta biết rằng, đối với các nhà Hegel trẻ (trong đó có Karl Marx), tất cả vấn đề phụ thuộc vào… một chữ ấy!
(11) Dẫn theo Vittorio Hưsle, Hegels System. Der Idealismus der Subjektivität und das Problem der Intersubjektivität/Thuyết duy tâm về tính chủ thể và vấn đề tính liên-chủ thể, Hamburg, 1988, tr. 417.
([12]) Natur-und Staatsrecht, Vorrede (1818)/Pháp quyền tự nhiên và pháp quyền Nhà nước, Lời Tựa (1818) trong: Hegel: Vorlesungen über Rechtsphilosophie/Hegel: Các bài giảng về triết học pháp quyền, tập 1, tr. 232, dẫn lại trong Riedel I (Sđd), 17 và Schnädelbach (2000) Sđd, tr. 334.
([13]) Xem: Hegel, Bách khoa thư I, Khoa học Lôgíc (1827), BVNS dịch và chú giải, NXB Tri thức 2008, Lời dẫn nhập, §6, tr. 59-60: … “Trong Lời tựa của quyển Triết học pháp quyền của tôi, có hai câu sau đây:
Cái ǵ hợp lư tính th́ hiện thực
và cái ǵ là hiện thực th́ hợp-lư tính
Hai câu nói đơn giản này đă gây nên sự sửng sốt và thù địch nơi nhiều người, kể cả nơi những người không sẵn sàng từ bỏ [quyền] chiếm hữu triết học và tất nhiên, cả tôn giáo nữa. Trong bối cảnh này, ta không cần bàn về tôn giáo, bởi các học thuyết của tôn giáo về sự ngự trị của Thượng đế đối với thế gian đă diễn đạt hai câu nói trên một cách quá dứt khoát. Nhưng, về ư nghĩa triết học của chúng th́ ta cần phải tiền-giả định rằng người đọc có đủ tŕnh độ văn hóa để biết rằng không chỉ có Thượng đế mới là hiện thực – rằng Người là cái ǵ hiện thực nhất, rằng chỉ có Người là hiện thực một cách đích thực – mà nói chung (xét về phương diện h́nh thức), tất cả những ǵ đang tồn tại đều có một phần là hiện tượng và chỉ có một phần là hiện thực. Trong đời sống thông thường, ta có thể gọi bất kỳ một ư kiến bất chợt nào, một sai lầm, một cái xấu hay những thứ tương tự như thế là “hiện thực”, cũng như cho là “hiện thực” mọi sự hiện hữu dù là héo úa và phù du đến mấy. Nhưng, ngay trong cảm nhận thông thường của ta, một sự hiện hữu bất tất quả không xứng đáng để được gọi là cái ǵ hiện thực trong ư nghĩa mạnh mẽ của từ này: cái ǵ hiện hữu một cách bất tất th́ không có giá trị ǵ lớn hơn so với cái ǵ có thể có; đó là một sự hiện hữu mà (dù đang tồn tại) cũng có thể không [cần phải] tồn tại. Nhưng, khi tôi nói về hiện thực, tất nhiên, mọi người nên nghĩ đến ư nghĩa được tôi dùng về từ này, lưu ư rằng tôi cũng đă bàn về hiện thực trong bộ Khoa học Lôgíc cặn kẽ hơn nhiều và tôi đă phân biệt nó một cách chính xác không chỉ với những ǵ bất tất – là cái vẫn có sự hiện hữu – mà c̣n với sự tồn tại-hiện có, sự hiện hữu [nói chung] và với các sự quy định khác nữa”.