19-PhilosophieDuDroit-BVNS

 

 

 

CHÚ GIẢI DẪN NHẬP

 

PHẦN I: PHÁP QUYỀN TRỪU TƯỢNG (§§34-40)

 

3.1. Lĩnh vực nghiên cứu

 

-    Thoạt nh́n, Phần I (Pháp quyền trừu tượng §§34-104) có đối tượng nghiên cứu là luật tư pháp và luật h́nh sự, c̣n phần công pháp sẽ được dành cho Chương về Nhà nước thuộc phần III (§§257-360). Tuy nhiên, cần lưu ư rằng, nhiệm vụ của triết học pháp quyền không phải là để thay thế cho khoa luật học thực định. Do đó, nó chỉ tập trung vào khái niệm “pháp luật”, mà ở đây là các khái niệm cơ bản của tư pháp và h́nh sự như là kết quả của sự tự-phát triển của khái niệm pháp quyền từ triết học về Tinh thần chủ quan.

 

-    Trong tinh thần đó, triết học pháp quyền không xét các điều kiện riêng biệt của pháp luật thực định, tức của pháp luật có giá trị hiệu lực hiện hành. Ở §3, Hegel nêu các điều kiện riêng biệt mà pháp luật thực định phải phụ thuộc vào, chẳng hạn như “h́nh thức có giá trị trong một Nhà nước nhất định” với các yếu tố như đặc điểm quốc gia, thủ tục tố tụng và những quy định chi tiết. Do đó, đối với sự phát triển của khái niệm pháp luật trong phạm vi tư pháp, triết học pháp quyền chỉ tự giới hạn trong các phạm trù cơ bản như “sở hữu”“hợp đồng” (hay khế ước) cùng với những phạm trù phái sinh của chúng. Cũng thế, trong lĩnh vực h́nh sự, triết học pháp quyền chỉ đề cập các phạm trù: “sự phi pháp ngay t́nh”, “sự lừa đảo”“tội ác” cùng các nguyên tắc chủ yếu của sự trừng phạt.

 

-    Các phạm trù ấy đều phát xuất từ Luật La Mă cổ đại. Điều ấy không lạ, v́ vào thời Hegel, việc t́m hiểu và nghiên cứu Luật La Mă là đương nhiên trong ngành luật học, với bộ Corpus iuris civilis (Dân luật La Mă). Thêm vào đó, truyền thống Dân luật La Mă ăn sâu vào hệ thống pháp luật Tây phương, kể cả trong những bộ luật hiện đại, từ Bộ luật phổ thông nước Phổ (Allgemeines preuβisches Landrecht, 1784), rồi Bộ luật Napoléon (Code Napoléon, 1804) cho đến Bộ luật dân sự Đức ngày nay (Deutsches bürgerliches Gesetzbuch, 1900). Bàn về pháp quyền, Hegel không thể không xuất phát từ thực tiễn luật pháp và cả nền văn hóa luật pháp ấy.

 

-    Tuy nhiên, cần lưu ư đến quan hệ nước đôi của Hegel đối với Luật La Mă. Một mặt, trong các tác phẩm thời trẻ, ông luôn thừa nhận rằng nền pháp luật Châu Âu là di sản của Luật La Mă (Xem: NR, Suhrkamp 2, tr. 491 và tiếp, và nhất là Chương: “T́nh trạng pháp quyền” trong PhG/Hiện tượng học Tinh thần, §§477-483, Sđd tr. 970 và tiếp), và ta không thể hiểu được khái niệm pháp luật hay pháp quyền mà không biết đến Luật La Mă. Nhưng, mặt khác, ông xem Corpus iuris (Luật La Mă) – có người cho rằng do ông có hiểu biết chưa đầy đủ về nó! – chứa đựng rất nhiều những quy phạm và quy định không chỉ bất tất, phản lư tính mà c̣n phản đạo đức (theo cách hiểu của ông về chữ “đạo đức”/Sittlichkeit). Do đó, ông không chịu dừng lại ở việc tiếp thu Luật La Mă một cách không có phê phán (Xem sự đả kích của ông đối với Gustav Hugo, đại biểu và là người thành lập trường phái “duy sử” trong luật học: §3). Thay v́ chỉ thấy sự cần thiết trong việc hệ thống hóa và hợp lư hóa Luật La Mă cũng như không đồng ư – như các tác giả thuộc “phái lăng mạn” – dành riêng công việc này cho các nhà luật học thực định, Hegel nỗ lực tách biệt giữa cái “tồn tại-hiện có” đơn thuần, “những cái bất tất”, “những hiện tượng không bản chất” trong Luật La Mă với việc nhận thức phần “lư tính của hiện thực” đúng nghĩa trong Luật La Mă. Phần I này của GPR tự đặt cho ḿnh – cũng như cho toàn bộ triết học pháp quyền – nhiệm vụ ấy.

 

-    Làm công việc này, Hegel tất yếu phải giải quyết mối quan hệ giữa pháp quyền tự nhiên và di sản La Mă của pháp luật thực định. Ta nhớ rằng các nhà lư luận lớn về pháp quyền tự nhiên trong thời Trung đại lẫn Cận đại (cho đến Kant) đều xem ḿnh là kẻ kế tục tự nhiên của Luật La Mă. Họ sử dụng một cách “hồn nhiên” những phạm trù cơ bản của Luật La Mă như “nhân thân” (Person), “sở hữu”, “hợp đồng hay khế ước”, “sự vi phạm” v.v… để dựa vào đó mà đặt nền tảng cho pháp luật – nhất là dân luật – nói chung. Ranh giới giữa việc “hợp lư hóa, hiện đại hóa” Luật La Mă và việc đặt cơ sở cho pháp luật nói chung rất khó phân biệt. Ở đây, họ gặp phải hai luận cứ hóc búa phản bác lại pháp quyền tự nhiên: luận cứ về ṿng tṛn luẩn quẩn và luận cứ về sự phóng chiếu.

 

-    Luận cứ chống lại “ṿng tṛn luẩn quẩn”: chẳng hạn, t́nh trạng pháp quyền không thể là kết quả của khế ước xă hội hay khế ước cai trị, bởi lư do đơn giản rằng bản thân khái niệm khế ước hay hợp đồng (Vertrag/contract/contrat) cũng vốn là một khái niệm pháp lư, lấy t́nh trạng pháp quyền làm tiền đề (có ngay trong Luật La Mă). V́ thế, John Locke đă cố khắc phục khó khăn này bằng cách chỉ hiểu “khế ước xă hội” như một sự “thỏa thuận”[tư pháp, dân sự] (agreeing)([1]) (Xem: Chú giải dẫn nhập 4.1, 4.2 và 4.3, tr. 192 và tiếp).

 

-    Luận cứ chống lại sự phóng chiếu cho rằng những quyền hạn cơ bản của con người trong t́nh trạng tự nhiên tiền-xă hội và tiền-Nhà nước mà các học thuyết về pháp quyền tự nhiên thời cận đại lấy làm điểm xuất phát thật ra không ǵ khác hơn là những quy định trong hiện thực pháp luật được phóng chiếu để thiết kế nên một “t́nh trạng tự nhiên” giả định và tưởng tượng([2]).

 

Hegel sử dụng cả hai luận cứ này, nhưng là để chống lại nỗ lực của phái “duy sử” muốn quy giản pháp quyền tự nhiên vào hiện thực mang tính lịch sử của pháp luật. Như đă biết, ông bảo vệ pháp quyền tự nhiên bằng cách cải tạo nó: pháp quyền tự nhiên chỉ được thừa nhận và chỉ có ư nghĩa khi hiểu đó là lư thuyết triết học về “bản tính tự nhiên”, tức, về bản chất và “lư tính” của pháp luật.

 

Vậy, trong phần I của GPR, Hegel không chỉ bàn về các phạm trù cơ bản của Luật La Mă mà cả các phạm trù của pháp quyền tự nhiên thời cận đại. Ông chống lại sự đối lập cứng nhắc giữa pháp quyền tự nhiên và pháp luật thực định (§3, Nhận xét) với lập luận rằng cả hai lĩnh vực phải dựa trên bản tính tự nhiên của pháp luật và do đó, cần quy chiếu lẫn phê phán các cấu trúc cơ bản của Luật La Mă.

 

3.2. Pháp quyền “trừu tượng” là ǵ?

 

-    … “pháp quyền trừu tượng, và, do đó, là h́nh thức” (abstrakt und daher formell) (§36): Định nghĩa ngắn gọn này không dễ hiểu tí nào! Ta thường quen nói ngược lại: “h́nh thức, và, do đó, trừu tượng”, nghĩa là, ta quen hiểu cái trừu tượng là cái h́nh thức, đối lập lại với cái nội dung, chất liệu. Trong pháp luật, điều này có nghĩa: hệ thống pháp luật hay các quy phạm khách quan chưa có sự áp dụng vào hiện thực pháp lư bởi những con người hiện thực. Rồi cặp quy định đối lập: “trừu tượng/thực định” cũng không giúp dễ hiểu hơn, v́ theo ông, trong xă hội, pháp quyền trừu tượng vẫn có tính trừu tượng-thực định, tức có giá trị hiệu lực thực tế! (Xem: §3, Nhận xét). Vậy, phải hiểu chữ “trừu tượng” ở đây như thế nào?

 

-    Cách hiểu của Hegel về cặp khái niệm “trừu tượng/cụ thể” khác với cách hiểu thông thường; ông hiểu theo đúng nghĩa nguyên thủy của chúng:

 

trừu tượng (từ chữ Latinh abstrato: rút bớt đi, bỏ bớt đi), theo Hegel, là khi suy tưởng về sự vật, ta gạt bỏ bớt đi sự phong phú của những sự quy định để chỉ giữ lấy một hay một số sự quy định. Ngược lại, suy tưởng một cách cụ thể (Latinh: concresco: cùng lớn lên) là biết cách hợp nhất càng nhiều càng tốt những sự quy định của sự vật (Xem: bài viết ngắn của Hegel: Wer denkt abstrakt? / Ai suy tưởng trừu tượng?, trong Suhrkamp, 2, tr. 575 và tiếp).

 

-    Áp dụng cách hiểu ấy vào luật pháp, trước hết ta phải xuất phát từ sự quy định của pháp luật – như là tồn tại-hiện có của ư chí tự do –, và điều này không cho phép ta xem pháp quyền hay pháp luật trừu tượng chỉ như là những quy phạm đơn thuần khách quan, đối lập lại với việc hiện thực hóa chúng một cách chủ quan, bởi khái niệm về pháp quyền, như đă biết, ngay từ đầu đă bao hàm cả hai: tính chủ quan và tính khách quan. Vậy, pháp quyền hay pháp luật trừu tượng vẫn là sự thống nhất của cái chủ quan lẫn cái khách quan, giữa Khái niệm và hiện thực, chỉ có điều: ở trong h́nh thức trừu tượng, tức, trong h́nh thức chưa được phát triển của việc cụ thể hóa những sự quy định của nó. Ông giải thích ngay trong câu đầu của tiểu đoạn §34: “ư chí tự do tự-ḿnh-và-cho-ḿnh – khi c̣n ở trong Khái niệm trừu tượng của nó – th́ mang tính quy định của sự trực tiếp”.

 

Cái “trừu tượng” – như là cái trực tiếp – có tính chất là cái “h́nh thức” (das Formelle) đồng nghĩa với việc: trong giai đoạn của sự trực tiếp, sự phát triển của Khái niệm pháp luật thông qua việc “đặc thù hóa nội tại” chưa thực sự bắt đầu. Trong chừng mực đó, ở đây, cái h́nh thức (das Formelle) không phải là cái vỏ ngoài (das Formale) để phân biệt với cái nội dung đặc thù, mà là cái phổ biến trước khi có sự phát triển biện chứng hay sự phát triển phủ định-nội tại của nội dung cụ thể.

 

-    Nếu pháp quyền trừu tượng – ngay trong h́nh thức c̣n trừu tượng nhất của nó – vẫn đă là một sự thống nhất giữa Khái niệm và thực tại, giữa h́nh thức và nội dung, giữa tính chủ thể và tính khách thể, th́ rơ ràng là tính chủ thể và tính khách thể ở đây cũng chỉ mới hoàn toàn “trừu tượng”, tức, phải được hiểu trong sự quy định đầu tiên, trực tiếp, và, v́ thế, hoàn toàn “h́nh thức” của nó, đó là:

 

-    phương diện chủ thể của pháp quyền (trừu tượng) là “tính nhân thân” (Persưnlichkeit/personality) hay “tồn tại như là nhân thân” (Personsein), c̣n chủ thể thực hiện sự quy định này là “nhân thân” (Person).

-    phương diện khách thể là sự vật hay vật (Sache/Thing) (§42).

 

-    “Nhân thân” (Person) được hiểu như là ư chí tự do tự-ḿnh-và-cho-ḿnh nhưng chưa có mọi sự quy định tiếp theo. Nói khác đi, nhân thân ở đây đă chứa đựng mômen của tồn tại-cho-ḿnh và sự tự do, nhưng c̣n hoàn toàn “trừu tượng”, tức, đi trước mọi sự phát triển khái niệm: bản thân ư chí tự do tự-ḿnh-và-cho-ḿnh thoạt đầu mới chỉ  là ư chí-tự-ḿnh-và-cho-ḿnh… một cách tự-ḿnh (an sich) mà thôi! V́ thế, “nhân thân” là “cơ sở c̣n trừu tượng của pháp quyền trừu tượng và, do đó, của pháp quyền h́nh thức” (§36).

 

-    Cái tồn tại-cho ḿnh c̣n chưa được quy định cụ thể của nhân thân mà ư chí tự do tự-ḿnh-và-cho-ḿnh trong t́nh trạng của tồn tại tự-ḿnh đang hiện thân chính là mômen của việc tự-quan hệ thuần túy với ḿnh: những ǵ nhân thân nhận thức và thực hiện trong sự tự-quan hệ này chính là bản thân sự tự do nhưng c̣n chưa được quy định. “Tự do” đúng nghĩa, như đă biết, bao giờ cũng là tính phổ biến tự-quy định của ư chí (Xem: Chú giải dẫn nhập 2.4, tr. 134), v́ thế, trải nghiệm sự tự do vô hạn của ḿnh ở trong “cái khác” của ḿnh, tức trong cái đặc thù hay trong nội dung của ư chí. Như thế, cái tồn tại-cho-ḿnh – như là sự quy định của nhân thân – bao giờ cũng bao hàm phương diện khách quan, v́ phương diện này là bộ phận cấu thành của sự tự do mà nhân thân nhận thức như là quy định cơ bản của ḿnh. Ta hỏi: cái “khách quan” này ở đâu khi chưa có mọi sự quy định xa hơn của pháp quyền bằng việc đặc thù hóa nội tại hay sự phát triển biện chứng? Về mặt khái niệm, nó chính là “sự vật bên ngoài trực tiếp” (§33). Đó là cái mà nhân thân quan hệ và xem như là hiện thực của sự tự do của ḿnh.

    

-    Nói dễ hiểu hơn, v́ lẽ pháp quyền trừu tượng c̣n mang tính “h́nh thức”, chưa được quy định xa hơn, nên nó bao hàm nhiều hệ quả:

 

a)  chủ thể ở đây chỉ được tính như là những nhân thân, chứ chưa phải như những hữu thể luân lưđạo đức trong các mối quan hệ phức tạp đến sau như là con người, là cha, là mẹ, là con trong một gia đ́nh, là thành viên của xă hội dân sự hay là công dân của một Nhà nước. Ở đây, việc tồn tại-như-nhân thân chỉ giới hạn ở năng lực pháp lư thuần túy mà thôi (§36).

 

Điều này dễ hiểu nếu ta xét ư nghĩa nguyên thủy của chữ “Person” (từ tiếng Latinh: persona: mặt nạ, vai tṛ, tính cách): trong pháp luật, con người được hiểu như nhân thân (Person) có nghĩa chỉ nh́n họ như kẻ giữ một vai tṛ trong mối quan hệ pháp lư nhất định, không xét đến các mặt khác. Do đó, Hegel rút ra từ đó một nhận định nổi tiếng: thừa nhận con người như một nhân thân với sự tự do và năng lực pháp lư đầy đủ vừa là sự đánh giá cao con người, vừa là sự xem nhẹ, khinh miệt như khi nói trong tiếng Đức: “Diese Person!” [“Cái thứ người này!”]: “Thành tựu cao nhất của con người là trở thành một nhân thân, nhưng dù vậy, sự trừu tượng đơn thuần ngay trong thuật ngữ “nhân thân” (Person) lại nói lên một cái ǵ bị khinh miệt” (§35, Giảng thêm, và Chú thích 96 cho §35 về câu nói tương tự trong Hiện tượng học Tinh thần). Sự hàm hồ cũng có trong khi dùng chữ “chủ thể” (Subjekt) (vừa theo nghĩa một chủ nhân của hành động, vừa theo nghĩa một kẻ phụ thuộc) cũng như trong chữ “sự việc, sự vật”. Cả hai sự hàm hồ này là kết quả từ việc bị “vật hóa” của các quan hệ giữa những “nhân thân” với nhau, diễn ra trong pháp luật trừu tượng([3]).

 

b) tính trừu tượng của pháp luật ở đây khiến cho ta chưa quan tâm đến các cơ sở quy định ư chí cá nhân (§37) cũng như các hoàn cảnh cụ thể của các quy định ư chí ấy. Cái “h́nh thức” của pháp luật, do tính trừu tượng ấy tạo ra, chỉ mới đề cập trực tiếp đến tổng thể những khả năng hành động: các sự cho phép và các thẩm quyền (§38). Các quyền hạn mang tính “h́nh thức” hay các quyền tự do mang tính trừu tượng là theo nghĩa đó.

 

c) V́ lẽ sự tồn tại như là nhân thân (tính nhân thân) bao giờ cũng đă bao hàm phương diện quan hệ hành động với “vật” ở bên ngoài, nên sự phân biệt truyền thống (kể cả nơi Kant) giữa quyền nhân thân, quyền về vật và quyền về hành vi cũng không c̣n lư do tồn tại nữa (Xem chú thích 99 cho §40 về các sự phân biệt này trong Luật La Mă và nơi Kant: quyền nhân thân là quyền tự nguyện thực hiện những hành vi do hợp đồng mang lại; quyền về vật là quyền sở hữu chúng; và quyền hành vi trong gia đ́nh là quyền được thực thi trong quan hệ gia đ́nh: quyền của vợ chồng đối với nhau và quyền của cha mẹ đối với con cái. Xem: Kant, Siêu h́nh học về đức lư, Học thuyết về pháp quyền: §10).

 

-    Tóm lại, nơi Hegel, pháp quyền (Recht) được hiểu theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, pháp quyền được phân biệt với luân lư (Moralität) và đời sống đạo đức (Sittlichkeit); và đời sống đạo đức là sự thống nhất giữa pháp quyền và luân lư. Trong trường hợp này, pháp quyền và luân lư quan hệ với nhau như giữa những quy phạm thuần túy khách quan với tâm thế chủ quan, và một khi sự thống nhất giữa cả hai được hiện thực hóa, tức, khi con người biến những ǵ là pháp luật thành công việc của chính ḿnh từ chính nhận thức và ư chí của ḿnh, th́ sẽ h́nh thành những h́nh thức đời sống, những trật tự và định chế sẽ được Hegel tŕnh bày trong phần đời sống đạo đức thành: gia đ́nh, xă hội dân sự và Nhà nước. Tập hợp cả ba lĩnh vực này (pháp quyền, luân lư, đời sống đạo đức) chính là pháp quyền theo nghĩa rộng, là đối tượng nghiên cứu của tác phẩm này.

 

Đàng sau các sự phân biệt ấy về khái niệm là một luận điểm triết học đặc thù của Hegel, khác với quan niệm của Kant. Theo Kant, pháp quyền hay pháp luật nói chung là “tổng thể những điều kiện, trong đó sự tự do lựa chọn (Willkür) của mỗi người có thể được hợp nhất với sự tự do lựa chọn của người khác dựa theo một quy luật phổ biến của sự tự do” (Siêu h́nh học về đức lư, A33). Như thế, pháp luật thể hiện như là quy luật hay điều luật của sự giới hạn sự tự do, và điều ấy là cần thiết để bảo đảm sự tự do càng nhiều càng tốt cho mọi người. Việc bảo đảm tự do bằng sự giới hạn tự do dành lại một không gian trong đó con người tự nguyện hành động theo quy luật của sự tự do, tức là lĩnh vực luân lư (Moralität), và trong lĩnh vực luân lư th́ không cần phải thiết lập một sự giới hạn tự do nào từ bên ngoài cả. Sự phân biệt giữa (tính) luân lư (Moralität) tính pháp lư hay tính hợp pháp (Legalität) là một sự phân biệt có tính nguyên tắc trong triết học Kant.

 

Trong khi đó, Hegel lại muốn xác lập bản thân pháp quyền hay pháp luật đúng theo tính chất của luân lư nơi Kant, nghĩa là, không xem pháp luật chỉ là một sự giới hạn mà là sự hiện thực hóa tự do, và, để đạt được điều ấy, bản thân pháp luật phải bao hàm cả luân lư trong chính ḿnh. V́ thế, ông đă nói trong §29: “Pháp quyền là bất kỳ cái tồn tại-hiện có nào [mang tính chất] là tồn tại-hiện có của ư chí tự do. V́ thế, nói chung [theo nghĩa rộng], pháp quyền là sự tự do [chúng tôi nhấn mạnh], với tư cách là ư niệm” (Xem: Chú giải dẫn nhập: 6, Luân lư).

 

ư niệm về sự tự do là sự thống nhất giữa Khái niệm (tự do) và việc hiện thực hóa nó, và chính sự thống nhất này là pháp quyền theo nghĩa rộng. Với tư cách là ư niệm về tự do, pháp quyền phải hợp nhất nơi chính ḿnh sự nhận thức chủ quan về tự do (được Kant đặt vào trong luân lư) với sự tồn tại khách quan của những định chế tự do. Điều này không thể có được bao lâu pháp quyền chỉ mới được suy tưởng như là tổng thể những quy phạm pháp luật đơn thuần (pháp quyền trừu tượng). Như ta sẽ thấy, pháp quyền (theo nghĩa rộng) chính là đời sống đạo đức (Sittlichkeit) như là sự thống nhất giữa quy phạm (pháp quyền trừu tượng), động cơ chủ quan (luân lư) và hiện thực của định chế. V́ thế, đời sống đạo đức sẽ được Hegel xác định như là trạng thái xă hội, trong đó những quy phạm pháp luật khách quan nhằm bảo đảm sự tự do được con người tuân thủ từ động cơ bên trong – tức từ động cơ luân lư –, và, chỉ khi ấy, pháp quyền không c̣n là sự giới hạn mà là sự hiện thực hóa tự do. Hegel viết: “Cái đạo đức là tâm thế chủ quan, nhưng là tâm thế chủ quan của pháp quyền tồn tại-tự ḿnh” (§141, Nhận xét). Vậy, “pháp quyền trừu tượng” chỉ mới là tổng thể những quy phạm pháp luật đơn thuần. Nó là trừu tượng, v́ ở đây, trong ư niệm về pháp quyền (theo nghĩa rộng), ta không xét tới động cơ chủ quan của việc tuân thủ pháp luật lẫn việc định chế hóa khách quan: được trừu tượng hóa khỏi hai h́nh thức ấy của việc hiện thực hóa pháp luật, ta chỉ mới có ở đây khái niệm đơn thuần về pháp luật mà thôi.

 

Khái niệm (đơn thuần) này về pháp quyền chính là pháp quyền tự nhiên, v́ thế phần này cũng chính là một sự tái dựng lại “t́nh trạng tiền-chính trị của học thuyết pháp quyền tự nhiên”. Như đă nói, trong chữ “pháp quyền tự nhiên”, Hegel hiểu chữ “tự nhiên” là bản chất khái niệm của pháp quyền chứ không phải pháp luật về tự nhiên hay của tự nhiên, v́ với Hegel, pháp quyền không thuộc về giới tự nhiên mà là Tinh thần khách quan. Chương I và Chương II sau đây sẽ bàn về hai mômen tất yếu của pháp quyền trừu tượng, đó là sở hữuhợp đồng (khế ước).



([1]) John Locke: An Essay on Human Understanding/Một luận văn về giác tính con người; Oxford 1975, §95.

([2]) Bản thân J. J. Rousseau (và cả Hegel, trong NR, Suhrkampz, 445) cũng dùng luận cứ này để phản bác các mô h́nh về “t́nh trạng tự nhiên”. Xem: J. J. Rousseau: Về nguồn gốc của sự bất b́nh đẳng giữa con người (1755), bản tiếng Đức, trong Schriften zur Kulturkritik, Weigend ấn hành, Hamburg 1971.

([3]) Xem thêm: Joachim Ritter: Person und Eigentum. Zu Hegels Grundlinien der Philosophie des Rechts/Nhân thân và sở hữu. Về quyển GPR của Hegel; trong Manfred Riedel: Tư liệu về triết học pháp quyền của Hegel II, Sđd, tr. 152 và tiếp.