25-PhilosophieDuDroit-BVNS

 

 

CHÚ GIẢI DẪN NHẬP

 

SỰ PHI PHÁP [HAY SỰ SAI TRÁI,

KHÔNG CÔNG CHÍNH] (§§82-104)

 

5. SỰ PHI PHÁP VÀ HỌC THUYẾT CỦA HEGEL VỀ SỰ TRỪNG PHẠT

 

5.1. Sự phi pháp

 

-    Triết học về pháp quyền cũng bàn về luật h́nh sự để biện minh cho tính chính đáng của h́nh phạt. Theo cách nh́n thông thường, sự sai trái hay phi pháp là tổng thể những hiện tượng mà luật h́nh sự, với tư cách là pháp quyền, là sự công chính hay công lư phải phản ứng lại. Hegel có cách nh́n khác!

 

-    Hegel hiểu sự phi pháp hay sai trái (Unrecht) cũng là luật pháp (Recht) và thậm chí, nh́n nhận sự tất yếu của nó. Để giải thích điều này, ta chỉ cần nh́n vào thực tiễn pháp luật. Đă từng có không ít những luật pháp hay những đạo luật mang tính cách sai trái, phản công lư, chẳng hạn luật phân biệt chủng tộc của Đức quốc xă hay của chính quyền Apartheid ở Nam Phi trước đây, nghĩa là: luật pháp có thể là công chính (gerecht) hoặc không-công chính (ungerecht). Vậy, với chữ “luật pháp”, Hegel hiểu như là tổng thể những quy tắc xă hội chưa có sự phán đoán về giá trị, rồi sau đó, ta mới xét xem chúng có công chính hoặc không công chính theo nghĩa quy phạm. V́ thế ông viết: “pháp luật (Recht) không phải là cái đối lập trực tiếp với sự phi pháp (Unrecht)” (§108, Nhận xét).

 

-    Đi vào nội dung, ta nhớ rằng theo Hegel, pháp luật là sự tồn tại-hiện có (Dasein) của ư chí tự do. Nhưng, sự phi pháp cũng là sự tồn tại-hiện có của ư chí tự do, thậm chí là h́nh thức tồn tại-hiện có cao hơn về mặt lôgíc (§§40 và 81), cho dù sự tồn tại-hiện có “cao hơn” này của ư chí tự do là một tồn tại-hiện có vô hiệu nơi chính ḿnh (in sich nichtig/inherently null and void) mà sự phủ định nó sẽ xác nhận sự công chính của pháp luật. Tŕnh bày việc phủ định sự phi pháp như là sự tự-thủ tiêu hay tự-vượt bỏ h́nh thức tồn tại-hiện có này của ư chí tự do chính là nội dung của học thuyết về h́nh phạt của Hegel: sự tự-khẳng định (hay đúng hơn, sự tái-khẳng định) của pháp luật thông qua việc phủ định sự phủ định này đối với nó trong sự phi pháp sẽ chuyển hóa pháp quyền trừu tượng thành luân lư.

 

-    Hegel bàn về sự phi pháp, v́ theo ông, pháp quyền hay sự công chính, hiểu một cách đúng đắn, là sự thống nhất giữa công chính và không-công chính hay giữa pháp luật và sự phi pháp (§108, Nhận xét). Điều này không có nghĩa rằng cả hai có thể trộn lẫn vào nhau hay cái phi pháp cũng là pháp luật ở phương diện nào đó. Thật ra ở đây chỉ muốn nói rằng: pháp quyền trừu tượng – như là điều kiện khả thể cho sự tự do – sẽ lập tức mất đi tính cách này nếu ta muốn loại trừ ngay từ đầu mọi sự vi phạm pháp luật hay vi phạm sự công chính. Pháp quyền đang bàn là “trừu tượng”, v́ nó chỉ định nghĩa những phạm trù pháp lư hoàn toàn có tính h́nh thức (như: sở hữu, sự trao đổi, hợp đồng…), tức chỉ nói đến thẩm quyền hành động của những nhân thân trong tính phổ biến trống rỗng mà thôi, c̣n không xét đến mặt nội dung được thực hiện. Từ đó mở ra một cách tất yếu nhiều khả năng xung đột về pháp luật: từ “sự phi pháp ngay t́nh” (§§84-86) cho đến việc vi phạm pháp luật một cách trắng trợn như “lừa đảo” (§§87-89) và “tội ác” (§§90 và tiếp).

 

-    Sự phân biệt ba loại phi pháp (§83) dựa vào sự phân biệt ba cấp độ của vẻ ngoài (Schein). Sự phi pháp ngay t́nh (không cố ư) là vẻ ngoài “tự-ḿnh” hay trực tiếp; trái lại, sự lừa đảo và tội ác là vẻ ngoài “do chủ thể thiết định”: ở sự lừa đảo, pháp luật bị thiết định “như là vẻ ngoài”, c̣n trong tội ác, bị thiết định “như là vô hiệu một cách tuyệt đối”:

 

-    trong sự phi pháp ngay t́nh, ta vẫn thừa nhận pháp luật, nhưng xem (một cách chủ quan) là pháp luật điều thực ra là phi pháp một cách khách quan. Các ư kiến khác nhau về điều luật hiện hành dẫn đến “những xung đột pháp lư” thể hiện trong “những tranh chấp pháp lư dân sự” (§85); ở đây “pháp luật tự ḿnh không bị vi phạm, mà chỉ được đ̣i hỏi” (theo quan điểm riêng của mỗi bên). Về mặt lôgíc, nó tương ứng với “phán đoán phủ định” (Bách khoa thư I, §172), vd: “Hoa hồng không phải màu đỏ”: phủ nhận tính đặc thù (thuộc tính “đỏ”) nhưng vẫn thừa nhận tính phổ biến (hoa hồng có màu). Trong phiên ṭa dân sự, mỗi bên chờ đợi sự phán quyết phù hợp với nhận định chủ quan của ḿnh.

 

-    trong sự lừa đảo, tôi biết ḿnh làm điều phi pháp nhưng núp dưới vẻ ngoài của pháp luật. Tôi dùng vẻ ngoài của pháp luật để thủ lợi từ ḷng tin của người khác. Ở đây, ư chí đặc thù vi phạm pháp luật khi hạï thấp pháp luật (cái phổ biến) thành một vẻ ngoài đơn thuần. Về mặt lôgíc, tương ứng với h́nh thức phán đoán vô hạn, vd: “một con sư tử là một con sư tử” (Bách khoa thư I, §173); trong đó cái cá biệt chỉ được đề cập như là cái cá biệt này, c̣n rút bỏ hay che giấu tính phổ biến.

 

-    trong tội ác, không có sự thừa nhận pháp luật lẫn vẻ ngoài của pháp luật. Tội ác là sự “phi pháp hay sự sai trái đích thực”: trong sự phi pháp ngay t́nh, cái phổ biến (pháp luật) được tôn trọng và chỉ có ư chí chủ quan của người khác là bị vi phạm; trong sự lừa đảo, cái phổ biến (pháp luật) bị vi phạm, trong khi ư chí đặc thù được tôn trọng, c̣n trong tội ác, cả “ư chí đặc thù lẫn ư chí phổ biến đều không được tôn trọng” (§90, Nhận xét). Về mặt lôgíc, tội ác tương ứng với một “phán đoán vô hạn phủ định”, vd: “hoa hồng không phải là một con voi”, trong đó chủ thể và thuộc tính không tương ứng với nhau (Bách khoa thư I, §173), thậm chí h́nh thức phán đoán cũng bị thủ tiêu và trở thành một “phán đoán vô nghĩa”. Tội ác là “phán đoán vô hạn, không chỉ phủ định pháp luật đặc thù mà cả pháp luật phổ biến”. Nó là một sự “phủ định đối với ư chí chủ quan của người khác cả đối với ư chí khách quan, tự-ḿnh”. Do đó, nó là sự xâm hấn, sự cưỡng bách (§90, Nhận xét). (Xem: Chú giải dẫn nhập 5.2).

 

     Như thế, khả năng xảy ra sự phi pháp là cái giá phải trả cho tính trừu tượng ban đầu của pháp quyền, bởi chính tính trừu tượng này tạo nên cơ sở cho sự tự do của ta trong pháp quyền trừu tượng.

 

-    Tại sao sự phi pháp lại là tất yếu? Một lần nữa, Hegel hiểu “sự tất yếu” ở đây không phải là sự tất yếu tự nhiên hay xă hội mà là sự tất yếu về mặt khái niệm. Nếu ta theo cách giải thích của ông trong §40 c, ta hiểu rằng: sự phi pháp là cấp độ của sự tự-phân biệt nội tại của ư chí thành ư chí tồn tại tự-ḿnh-và-cho-ḿnh và ư chí đặc thù, tức, cấp độ của sự “tự đặc thù hóa nội tại” như là một mômen cơ bản trong phương pháp biện chứng của ông. Trong §81, ông mô tả: trong hợp đồng, sự trùng hợp hay nhất trí giữa hai ư chí đặc thù với “ư chí phổ biến tự-ḿnh”, qua đó sự nhất trí này chỉ là một sự nhất trí tùy tiện và ngẫu nhiên. Nói cách khác, trong hợp đồng, sự bất tất và ngẫu nhiên của các ư chí đặc thù chỉ được từ bỏ trong một trường hợp đặc thù chứ chưa được thủ tiêu một cách phổ biến và, do đó, vẫn c̣n tiếp tục tồn tại (§81, Nhận xét). V́ thế, “pháp quyền tự-ḿnh” như là ư chí phổ biến và “pháp quyền trong sự hiện hữu của nó, như là tính đặc thù của ư chí, c̣n bị thiết định một cách khác nhau, mỗi cái cho riêng ḿnh (für sich)”. Như thế, sự phi pháp là một cấp độ trung gian không thể thiếu trong sự phát triển của bản thân Khái niệm “pháp quyền”, và, trong nghĩa đó, là tất yếu một cách “lôgíc”.

 

-    §82 tóm lược những ǵ diễn ra:

 

-    trong hợp đồng, ta chỉ có hiện tượng đơn thuần của pháp luật, v́ vẫn c̣n có ở đây sự thiếu nhất trí hoàn toàn giữa ư chí phổ biến và ư chí đặc thù;

 

-    hiện tượng này sẽ chuyển thành vẻ ngoài – tức vẻ ngoài của pháp luật hay của sự công chính – ở trong sự phi pháp. Ở đây, Hegel lại phân biệt giữa hai vẻ ngoài: vẻ ngoài của sự phi pháp ngay t́nh (không cố ư) và vẻ ngoài của sự phi pháp cố ư hay sự lừa đảo. (Chú ư: ở đây, Hegel không theo đúng tŕnh tự khái niệm được tŕnh bày trong Khoa học Lôgíc: trong Lôgíc học, “vẻ ngoài” có trước “hiện tượng”!).

 

-    ngược lại, trong tội ác, sự dị biệt hay đối lập giữa ư chí phổ biến và ư chí cá biệt đă phát triển xa đến mức ngay vẻ ngoài của pháp luật cũng bị thủ tiêu và, do đó, “pháp luật hay sự công chính bị vi phạm với tư cách là pháp luật” (§95).

 

-    ngay cả h́nh thái đối lập cực độ và minh nhiên này giữa cái đặc thù và cái phổ biến (trong tội ác) cũng được Hegel hiểu như là một h́nh thức tồn tại-hiện có (Dasein) của ư chí tự do, tức, như một giai đoạn trung gian có tính tất yếu về mặt khái niệm trong sự phát triển biện chứng của bản thân khái niệm pháp luật.

 

-    Tóm lại, khi nói về pháp quyền như là sự thống nhất giữa pháp luật và sự phi pháp, Hegel xem mọi h́nh thái của sự phủ định pháp luật – dù đó là sự phi pháp, cái Ác (§139), “sự sa đọa của xă hội dân sự” (§185) và cả chiến tranh giữa các quốc gia (§§338 và tiếp) – đều có chức năng cụ thể hóa pháp quyền như là tồn tại-hiện có của ư chí tự do và rút cục, đều mở đường cho quyền lực của h́nh thái tối cao của pháp quyền, đó là quyền lực và quyền hạn của “Tinh thần thế giới” (§§33 và 340). Tất cả đều tuân theo sơ đồ được Hegel tóm tắt ở §82: “Sự thật [chân lư] của vẻ ngoài này là [trở nên] vô hiệu, và pháp luật tái-thiết lập chính ḿnh bằng cách phủ định sự phủ định này của ḿnh. Thông qua tiến tŕnh này của sự trung giới, qua đó luật pháp quay trở lại với chính ḿnh từ sự phủ định của ḿnh, luật pháp tự khẳng định nhưhiện thựccó giá trị hiệu lực, trong khi thoạt đầu nó mới là tự-ḿnh và là cái ǵ [c̣n] trực tiếp”.

 

     Sự phi pháp (hay sự sai trái) như là sự phủ định đối với pháp luật (hay sự công chính), và rồi sự phủ định đối với sự phủ định này ở trong sự quản trị và thực thi công lư (§§209-229) với bộ máy tư pháp và ṭa án là các mômen thiết yếu của sự tiếp tục được quy định và sự hiện thực hóa của bản thân Khái niệm “pháp quyền”.

 

5.2. Học thuyết về sự trừng phạt

 

-    Nơi Hegel, “phủ định sự phủ định đối với pháp luật” là cơ sở của học thuyết về sự trừng phạt và của triết học thực hành nói chung. Như đă thấy, sự xung đột về pháp luật là hiện tượng của pháp luật, trong đó sự lừa đảo tuy là phi pháp nhưng vẫn c̣n núp dưới vẻ ngoài của pháp luật, c̣n sự phủ định thật sự đối với pháp luật chính là sự cưỡng bách (§§90-92).

 

-    Lập luận then chốt của Hegel ở đây là: bản thân ư chí không thể bị cưỡng bách, bởi sự cưỡng bách bao giờ cũng hướng đến một cái ǵ ngoại tại, nghĩa là, sự cưỡng bách luôn nhắm đến điều người ta muốn chứ không chống lại bản thân ư muốn. Luận điểm trung tâm: “Chỉ ai muốn bị cưỡng bách, mới bị điều ǵ đó cưỡng bách” (§91), muốn nói rằng: chỉ ai muốn một điều ǵ th́ mới có thể bị cưỡng bách. Quyết định ở đây là ư tưởng rằng: sự cưỡng bách – giống như mọi sự phi pháp từ tự do để chống lại tồn tại-hiện có của tự do – là tự-mâu thuẫn, tức, là phản công lư và tự hủy (§92). Pháp quyền trừu tượng như là pháp quyền cưỡng bách không ǵ khác hơn là biểu hiện thực tế của việc tự hủy ấy của sự cưỡng bách khi bản thân kẻ phạm tội trải nghiệm nó như là sự cưỡng bách (§93). Sự cưỡng bách của pháp luật là “sự cưỡng bách thứ hai”, là bạo lực để đảm bảo sự tự do chống lại bạo lực hay sự “cưỡng bách thứ nhất” của việc vi phạm pháp luật và vi phạm tự do. Đó là cách để Hegel phát triển học thuyết của ḿnh về sự trừng phạt: sự trừng phạt không thể hiện ra như là bạo lực từ bên ngoài dành cho kẻ phạm tội, trái lại, h́nh phạt là sự biểu hiện của tính “vô hiệu” của những ǵ người ấy đă làm, tức, sự “thủ tiêu” việc vi phạm pháp luật dựa theo “sự tất yếu” của việc tự-trung giới của pháp luật (§97). Theo đó, sự trừng phạt là pháp quyền hay sự công chính chứ không đơn thuần là sự trả thù (§102), bởi trong sự trừng phạt, có thể nói rằng chính quyền hạn của kẻ phạm tội được hoàn trả cho kẻ phạm tội, v́ tồn tại-hiện có của ư chí tự do của kẻ phạm tội đă tự chứng tỏ là phi pháp, tự-mâu thuẫn và tự hủy, và, do đó, được thủ tiêu, vượt bỏ: “Trong chừng mực sự trừng phạt được xem như sự hiện thân cho quyền của chính người phạm tội, người phạm tội được hưởng danh dự như một hữu thể có lư tính” (§100, Nhận xét). Hegel xem đây là cơ sở triết học “duy nhất hợp lư” của sự trừng phạt, kể cả của tội tử h́nh, so với các học thuyết khác. Vấn đề không phải là ở những chi tiết của việc trừng phạt (h́nh phạt như thế nào? bao nhiêu? bao lâu?) mà ở nguyên tắc: làm sao để sự trừng phạt có thể phù hợp với “sự tôn trọng ư chí tự do” của kẻ phạm tội? Nó phải khác với quan niệm về h́nh phạt như là sự trả thù, v́ trong trường hợp ấy “khái niệm và tiêu chuẩn của việc trừng phạt không được rút ra từ chính hành vi của kẻ phạm tội, và kẻ phạm tội cũng bị tước mất danh dự nếu bị xem đơn thuần như một con vật có hại cần phải làm cho trở thành vô hại hay cần phải bị trừng phạt nhằm răn đe hay cải tạo họ” (§100, Nhận xét; §99; §132, Nhận xét). Theo Hegel, chỉ khi ta xem sự trừng phạt như là quyền hạn hay đúng hơn, như là công lư (Recht) đối với/của chính kẻ bị trừng phạt th́ “công lư mới thoát ly khỏi lợi ích và h́nh thái chủ quan cũng như sự bất tất, ngẫu nhiên của quyền lực, – nghĩa là, mới có một nền công lư trừng phạt chứ không phải một nền công lư báo thù” (§103)

 

-    Sự phát triển hoàn chỉnh của các khái niệm “cưỡng bách”, “tội ác” và “trừng phạt” đồng thời là việc thực hiện bước chuyển từ pháp quyền trừu tượng sang luân lư (§§103, 104). Hegel cho rằng, ư chí được đ̣i hỏi ở trong “nền công lư trừng phạt – như một ư chí đặc thù và chủ quan – mong muốn cái phổ biến xét như cái phổ biến”: mong muốn “cái phổ biến xét như cái phổ biến” (§103) không ǵ khác hơn là luân lư, và luân lư “đă xuất đầu lộ diện ngay trong diễn tŕnh của bản thân sự vận động này” (§103).

 

     Tất nhiên, điều này không có nghĩa rằng người ra lệnh trừng phạt (chẳng hạn, quan ṭa) là hiện thân cho luân lư, mà chính kết quả của nền công lư trừng phạt từ ư chí tự do mới là luân lư. Tiểu đoạn §104 xác định sự quá độ này như là một tiến tŕnh phản tư: thông qua sự phân ly giữa “ư chí phổ biến tự ḿnh” với “ư chí cá biệt, cho ḿnh” (tức ư chí khép kín trong chính ḿnh và tự phân biệt một cách có ư thức đối với cái phổ biến) bằng sự cưỡng bách và tội ác, rồi thông qua việc thủ tiêu sự đối lập này nhờ vào việc ư chí phổ biến quay trở lại vào trong ư chí phổ biến khi thực hiện sự trừng phạt th́ bản thân ư chí tồn tại tự-ḿnh mới thực sự trở thành hiện thựccho-ḿnh (§104). Trong cấu trúc biện chứng của khái niệm, bây giờ ư chí cá biệt, cho-ḿnh (thuộc về sự phi pháp, sai trái) không c̣n đối lập lại với ư chí phổ biến tự-ḿnh nữa, trái lại, đồng thời là sự tồn tại-cho-ḿnh của bản thân ư chí phổ biến tư- ḿnh. Theo thuật ngữ của Khoa học Lôgíc, đây chính là sự “phản tư-vào-trong-ḿnh” (Reflexion in sich) của cái phổ biến vào trong cái đặc thù hay cái cá biệt. Pháp quyền qua đó đạt tới một cấp độ phát triển mới của chính ḿnh: luân lư.

 

-    “Khi đă tự chứng tỏ trong sự đối lập với ư chí cá nhân [vốn] chỉ-tồn-tại-cho-ḿnh, pháp quyền tồn tạiđược thừa nhận nhưhiện thực nhờ vào sự tất yếu của nó” (§104). Sự “tất yếu” này là sự phát triển của khái niệm, theo đó, ta không thể hiểu luân lư nếu không có các khái niệm như “sự phi pháp”, “cưỡng bách”, “tội ác” và “trừng phạt” bởi chúng là những sự phủ định nhất định của bản thân khái niệm luân lư trên con đường đi từ “tính nhân thân” của pháp quyền trừu tượng đến tính chủ thể như là “nguyên tắc của quan điểm luân lư” (§104).

 

-    Hegel tóm lược các mômen của quá tŕnh phát triển của khái niệm tự do từ tính quy định trừu tượng của ư chí (pháp quyền trừu tượng) cho đến sự tự-quy định của tính chủ thể (luân lư):

 

-    trong sở hữu, tính quy định của ư chí là sự chiếm hữu trừu tượng [cái “của tôi” trừu tượng], và, v́ thế, định vị trong một vật bên ngoài;

-    trong hợp đồng, nó là sự chiếm hữu được trung giới bởi ư chí và chỉ được xem là ư chí chung [của các phía kư kết hợp đồng];

-    trong sự phi pháp, pháp quyền [c̣n ở cấp độ] tự-ḿnh hay trực tiếp được thiết định như là sự bất tất, ngẫu nhiên bởi ư chí cá nhân vốn bản thân là ngẫu nhiên;

-    và sau cùng, trong quan điểm luân lư, tính quy định trừu tượng của ư chí phản tư vào trong ḿnh [bên trong nội tâm], tức thành tính chủ thể.

 

-    Nếu Nietzsche hay Freud đi t́m phả hệ của luân lư từ những dữ kiện thường nghiệm của sự phi pháp, tội ác và sự nội tâm hóa h́nh phạt…, th́ Hegel đi t́m nó trong lôgíc phát triển của khái niệm. Cả hai hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau.

 

     Ngoài ra, có thể hiểu việc Hegel diễn dịch luân lư từ pháp quyền trừu tượng là nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng và cách đặt vấn đề của Kant và Fichte. Nơi Kant và Fichte, pháp quyền và luân lư là hai lĩnh vực độc lập, tồn tại bên cạnh nhau, không thể quy giảm vào nhau được, trong khi đó, như đă nói, Hegel t́m cách tạo ra một sự nối kết trong suốt, có hệ thống giữa hai lĩnh vực vốn xa lạ với nhau này. Ta sẽ t́m hiểu nỗ lực táo bạo ấy ở Phần II (Luân lư, §§105-141), một trong những chủ đề gây tranh căi nhiều nhất trong triết học Hegel.