CHÚ GIẢI DẪN NHẬP
LUÂN LƯ (§§105-141)
6.1 LUÂN LƯ NHƯ LÀ LƯ THUYẾT VỀ HÀNH ĐỘNG
- Học thuyết về luân lư (Moralität) của Hegel trải qua nhiều thời kỳ: cho tới quyển JR (Triết học về Tinh thần, thời kỳ Jena) (1805-1806), Hegel chỉ tập trung phê phán “quan điểm luân lư”, chủ yếu là phê phán và giữ khoảng cách với đạo đức học của Kant([1]). Trong PhG (Hiện tượng học Tinh thần, 1807), luân lư bắt đầu có một vị trí trong toàn bộ hệ thống, như là cấp độ tiền thân của tôn giáo (Xem: Hiện tượng học Tinh thần, BVNS dịch và chú giải, 2006, tr. 1191-1304). Trong GPR này, luân lư giữ vị trí trung gian giữa pháp quyền trừu tượng và đời sống đạo đức. Đó là điểm mới mẻ.
- Phần học thuyết về luân lư này của Hegel gây ra nhiều phản ứng trái ngược nhau: kẻ th́ ca tụng như là một sự kết hợp khéo léo giữa truyền thống đạo đức học của Aristoteles và triết học luân lư của Kant; người th́ xem đây là một bước lùi v́ như thế là không có một đạo đức học độc lập với học thuyết về pháp quyền và về Nhà nước. (Thật thế, một “đạo đức học” theo nghĩa không đơn thuần là lư thuyết về hành động mà bao gồm học thuyết về những giá trị và nghĩa vụ vẫn có mặt trong GPR, nhưng không thuộc về phần Luân lư này, trái lại, được đặt vào Phần ba: “Đời sống đạo đức (xă hội)”, nhất là ở các tiểu đoạn §§142-157).
- Vậy, trước hết cần làm rơ: Hegel hiểu như thế nào về “Luân lư” và ông bàn lẫn không bàn những ǵ dưới đề mục này?
Trong EPW (Bách khoa thư III), Hegel nói rơ: “Cái luân lư (das Moralische) phải được nắm lấy trong nghĩa rộng hơn, trong đó nó không chỉ đơn thuần có nghĩa là cái Thiện luân lư. Trong tiếng Pháp, chữ “Le Moral” là đối lập lại với chữ “Physique”, và có nghĩa là cái Tinh thần, cái Trí tuệ nói chung” (EPW, §503, Nhận xét). Trong GPR, ở Nhận xét cho §108, Hegel c̣n xác định rơ hơn: “luân lư trước hết không được định nghĩa một cách đơn giản như là đối lập với vô luân lư, cũng như pháp luật không được hiểu theo nghĩa trực tiếp như là đối lập với phi pháp [hay sự sai trái]. Trái lại, quan điểm phổ biến của luân lư và vô luân lư đều dựa trên tính chủ quan của ư chí”. Khẳng định trên đây của Hegel có hai hàm ư:
1. ta cần phải xuất phát từ một khái niệm không có tính đánh giá (wertfrei/valuefree) về luân lư, tức, từ một khái niệm biểu thị một lĩnh vực, rồi qua việc áp dụng nó, ta mới có thể nhận diện được những hiện tượng sẽ được đánh giá dựa theo các đặc điểm luân lư hoặc vô luân lư, khác hẳn với lĩnh vực Tự nhiên là nơi ta không bao giờ đánh giá những hiện tượng tự nhiên là luân lư hoặc vô luân lư.
2. lĩnh vực luân lư bao gồm lĩnh vực của tính chủ quan hay tính chủ thể của ư chí (§106).
- Với tư cách là tồn tại-hiện có đầu tiên của ư chí tự do, pháp quyền trừu tượng chưa biết đến chủ thể (Subjekt) mà chỉ biết những nhân thân (Personen) đơn thuần, tức, những tác nhân khả hữu phù hợp với những h́nh thức và quy phạm của pháp quyền trừu tượng (như: sở hữu, hợp đồng, sự phi pháp v.v…) và điều này diễn ra mà không xét đến những lợi ích và động cơ của chúng. Về phương diện khách thể, đối tượng cũng có tính “trung lập” như thế: ở đây chỉ mới liên quan đến “vật” trong h́nh thức khái quát nhất, tức có thể như là sở hữu hoặc có thể được xuất nhượng, có thể được kư kết hợp đồng hoặc trở thành đối tượng của luật h́nh sự. Trong khi đó, Luân lư cũng là “tồn tại-hiện có” của ư chí tự do (§106), tức bao hàm cả hai phương diện chủ thể lẫn khách thể của ư chí, chỉ có điều: thay chỗ cho các “đơn vị” của pháp quyền trừu tượng (“nhân thân”/“vật”) là một phức hợp cụ thể hơn của “chủ thể”/“hành động”. “Pháp quyền” của luân lư là “pháp quyền hay quyền hạn của ư chí chủ quan”, chứ không c̣n là “ư chí tồn tại tự-ḿnh” như là trong pháp quyền trừu tượng. Do đó, nhiệm vụ của phần “Luân lư” là khai triển quan hệ “chủ thể-khách thể” của ư chí tự do trên cấp độ đă đạt được sau khi tŕnh bày về pháp quyền trừu tượng và việc này cũng phải được tiến hành một cách “khách quan”, không mang tính định giá trị thiện/ác (wertfrei/valuefree) giống như ở cấp độ pháp quyền trừu tượng trước đó.
Như thế, theo nhiều nhà chú giải, với phần Luân lư, Hegel không mang lại một “đạo đức học” quy phạm theo nghĩa của Kant như sự chờ đợi quen thuộc, trái lại, chỉ cung cấp một lư thuyết về các cấu trúc của mối quan hệ giữa chủ thể và hành động. Theo cách gọi quen thuộc ngày nay, đó là “lư thuyết về hành động” (Handlungstheorie/Theory of action).
- Một sự so sánh ngắn gọn với Kant:
- ngay Kant cũng đi t́m một lĩnh vực không phục tùng sự tất yếu của Tự nhiên. Đó là nhiệm vụ của “Siêu h́nh học về đức lư” để phân biệt với “Siêu h́nh học về Tự nhiên”, qua đó, “đức lư” (Sitten/Latinh: mores) trùng hợp với lĩnh vực được Hegel gọi là “das Moralische” (cái luân lư, hay đúng hơn, cái Tinh thần) như đă nói trên: nói ngắn, đó là lĩnh vực của ư chí tự do để phân biệt với lĩnh vực đơn thuần tự nhiên. Cơ sở cho việc giới hạn lĩnh vực, theo Kant, là “nguyên tắc tối cao của đạo đức học”: mệnh lệnh nhất quyết (kategorischer Imperativ). Hiểu như là “nguyên tắc luân lư”, mệnh lệnh nhất quyết là cơ sở cho cả pháp quyền lẫn luân lư (theo nghĩa hẹp). Nếu “nguyên tắc luân lư” và luân lư (Moral) là đối tượng của học thuyết về đức hạnh (Tugendlehre), th́ “tính luân lư” (Moralität) là một trường hợp đặc biệt, cũng phục tùng nguyên tắc luân lư và, do đó, là nghĩa vụ, trong đó “ư niệm về nghĩa vụ từ pháp luật đồng thời là động cơ của hành động”. Khi chỉ phù hợp với luật pháp – độc lập với động cơ – th́ tính luân lư (Moralität) chỉ c̣n là “tính hợp pháp” (Legalität) đơn thuần. Nghĩa là, theo Kant, người ta có thể chỉ thực hiện nghĩa vụ luân lư một cách “hợp pháp”, nghĩa là “phù hợp với nghĩa vụ” nhưng không phải “từ nghĩa vụ”. Cho nên, với Kant, tính luân lư (Moralität) không đồng nhất một cách đơn giản với lĩnh vực áp dụng của nguyên tắc luân lư, trong khi Hegel xem “tính luân lư” (Moralität), “quan điểm luân lư” và “cái luân lư” (das Moralische) (theo nghĩa hẹp của đức hạnh) là đồng nghĩa với nhau.
- Tại sao Hegel không thâu gồm pháp quyền vào dưới “cái luân lư” theo nghĩa rộng nhất của Kant dù ông đồng ư với Kant rằng luân lư theo nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp đều nằm ngoài lĩnh vực của “cái vật lư, cái tự nhiên”? Tại sao Hegel đặt pháp quyền trừu tượng trước luân lư mà không rút pháp quyền ra từ “nguyên tắc luân lư” theo nghĩa của Kant?
Theo Kant, đảm bảo duy nhất để có thể có được một Siêu h́nh học về đức lư (qua đó, đặt cơ sở cho pháp quyền lẫn luân lư theo nghĩa hẹp của học thuyết về đức hạnh) phân biệt với Siêu h́nh học về tự nhiên chính là ư thức không thể nghi ngờ về nghĩa vụ theo nghĩa của mệnh lệnh nhất quyết. Chỉ với ư thức này, ta mới có cơ sở để xem ḿnh là tự do, nghĩa là vượt lên trên sự tất yếu tự nhiên. Nếu ư thức về nghĩa vụ là khả thể không thể phủ nhận về nguyên tắc, th́ hiện thực không thể chối căi của nó là việc tuân theo nghĩa vụ, được Kant gọi là “tính luân lư” (Moralität), tức việc thực hiện nghĩa vụ không chỉ “dựa theo ngôn từ” mà theo “tinh thần” của quy luật, vượt ra khỏi mọi động cơ có tính tất yếu tự nhiên. V́ thế, trong Phê phán lư tính thực hành, Kant t́m cách chứng minh rằng tính luân lư của việc tuân thủ nghĩa vụ là có thể có về nguyên tắc để từ đó có thể xây dựng một “Siêu h́nh học về đức lư” bao gồm hai phần: học thuyết về pháp quyền (Rechtslehre) và học thuyết về đức hạnh (Tugendlehre) (luân lư theo nghĩa hẹp).
- Ngược lại, với cách đặt cơ sở hoàn toàn khác cho lĩnh vực “Tinh thần khách quan” trong khuôn khổ hệ thống của ḿnh, Hegel không c̣n dựa vào ư thức về một cái “Phải là” luân lư nữa (thậm chí, trong cách hiểu “cái luân lư” như là “le Moral” phân biệt với “Physique”, th́ nó bao gồm cả Tinh thần chủ quan lẫn Tinh thần tuyệt đối!). Như thế, theo Hegel, pháp quyền nói chung – như là Tinh thần khách quan – xuất hiện từ phép biện chứng của Tinh thần chủ quan, và qua đó, mở ra khả năng tŕnh bày luân lư (là cái, theo Kant, vốn cho phép nhận thức pháp quyền như là hiện thực của tự do) chỉ như là một h́nh thái đặc biệt của pháp quyền nói chung, với đặc điểm là “cao hơn” và “cụ thể hơn” pháp quyền trừu tượng mà thôi. Hậu quả là: nơi Hegel, bản thân luân lư không c̣n bao hàm “tính luân lư” kiểu Kant về một hành động “từ nghĩa vụ” nữa, và trở thành một hiện tượng của Tinh thần khách quan giống như các hiện tượng khác, nghĩa là, có thể được mô tả về mặt lư thuyết, tuy với phạm vi và “quyền hạn” riêng của nó.
- Nếu lư giải học thuyết của Hegel về luân lư như một lư thuyết về hành động th́ đó không ǵ khác hơn là một hiện tượng học về “quan điểm luân lư” theo nghĩa đặc thù của Hegel. Điều này có nghĩa: các giá trị và quy phạm như “cái Thiện” hay “sự an lạc” v.v… không được xét như nội dung của một cái “Phải là” (Sollen) mà chỉ xét “đơn thuần lư thuyết” như đối tượng của một sự nghiên cứu trong viễn tượng của nhà quan sát (hiện tượng học) chứ không c̣n có tính “nghĩa vụ luận” (deontologisch) (Hy lạp: ṭ déon: nghĩa vụ, cái phải làm, cái thiết yếu) như là một sự trả lời cho câu hỏi “Tôi phải làm ǵ?” của Kant trong viễn tượng của cá nhân trực tiếp liên quan nữa. Luân lư, trong trường hợp này, chỉ được hiểu như một hiện tượng “tinh thần”, tức một hiện tượng văn hóa và xă hội chứ không phải như những ǵ mà bản thân kẻ nghiên cứu phải thực hiện một cách vô điều kiện như nơi Kant. Trong tinh thần đó, có thể nói Hegel đă mở đường cho một môn tâm lư học luân lư và xă hội học luân lư của thế kỷ XIX và XX. Mô h́nh “lư thuyết hành động” này thực ra đă có một mẫu mực tuyệt vời trong phần triết học thực hành của Aristoteles. Trong Đạo đức học Nicomachus, Aristoteles cũng đă tŕnh bày cấu trúc và những định hướng khách quan của hành động con người theo một kiểu thuần túy lư thuyết như thế. Không những Aristoteles đă xác định đạo đức học như một khoa học lư thuyết về thực hành (Praxis) mà c̣n đặt đạo đức học – như là môn học thực hành cơ bản – vào bên dưới chính trị học (và lại chia chính trị học thành kinh tế học và định chế chính trị). Các yếu tố ấy đều thấy lặp lại nơi Hegel. Tuy nhiên, Hegel không đơn giản quay trở lại với Aristoteles mà c̣n thực sự tiếp thu và tôn trọng học thuyết luân lư của Kant như là một thành tựu và một cấp độ mới mẻ và không thể đảo ngược: đó là tính chủ thể như là quy định cơ bản về h́nh thức của hành động trong con người hiện đại. Hegel khác với Aristoteles ở chỗ: lư thuyết về hành động không dẫn tới một học thuyết có tính nội dung về những mục tiêu và “kỹ năng” thực hành của con người. Đồng thời, Hegel trước sau vẫn phản đối Kant, khi cho rằng, về nguyên tắc, không thể phác họa một học thuyết về nghĩa vụ hay đức hạnh ở cấp độ của luân lư. Hegel dành tất cả những điều đó cho cấp độ “đời sống đạo đức” ở phần III.
6.2. CHỦ THỂ VÀ HÀNH ĐỘNG
- Bước vào cấp độ luân lư, nhân thân (Person) trở thành chủ thể (Subjekt), c̣n vật (Sache) trở thành hành động (Handlung). Sự quy định đă phát triển hơn này về mặt khái niệm diễn ra thông qua “sự phản tư của ư chí vào trong ḿnh” đă được Hegel tŕnh bày trong sự “phi pháp” cũng như trong “tội ác và sự trừng phạt” (Xem chương trước). Hegel tóm lược như sau ở cuối phần Giảng thêm cho §104: “Tính trực tiếp này [của ư chí tự do] – bị thủ tiêu trong tội ác – rồi kinh qua sự trừng phạt – tức, kinh qua sự vô hiệu của sự vô hiệu này [sự phủ định của phủ định] để dẫn tới sự khẳng định, tức tới luân lư”. Hegel lập luận như sau:
Ở cấp độ luân lư, ư chí không c̣n “đơn thuần là tự-ḿnh” nữa, mà là “cho-ḿnh một cách vô hạn” (für sich unendlich) (§105), nghĩa là, ở cấp độ mới này, ư chí tự do biết về sự vô hạn của ḿnh, hay nói khác đi, biết chính ḿnh như là ư chí vô hạn, không c̣n gặp sự hạn chế ngoại tại nào trong tính khách quan của ḿnh nữa, do đó, ư chí hiểu cái khách quan như là “của chính ḿnh” (§107), tức, như là hành động của ḿnh. Vậy, “nguyên tắc luân lư” nơi Hegel không ở nơi nào khác hơn là trong bản thân Khái niệm về ư chí tự do đă phản tư vào trong ḿnh, đă trở nên “cho-ḿnh một cách vô hạn”. Tuy nhiên, chỉ riêng nguyên tắc này th́ vẫn chưa phải là một nguyên tắc có tính quy phạm theo nghĩa có sự ràng buộc phổ biến như nơi Kant và Fichte, v́ theo Hegel, tính phổ biến cụ thể (trong khái niệm ư chí tồn tại-tự-ḿnh-và-cho-ḿnh) chưa có mặt trong cái tồn tại-cho-ḿnh của ư chí: cái phổ biến nơi luân lư bao giờ chỉ mới là một cái phổ biến chủ quan và, v́ thế, không có tính ràng buộc phổ biến.
- Cũng giống như ư chí tồn tại tự-ḿnh trong pháp quyền trừu tượng, cấp độ tồn tại-cho-ḿnh của ư chí trong cấp độ luân lư cũng bao gồm cả hai phương diện: chủ thể và khách thể. Hegel dành các tiểu đoạn §§106-108 để bàn về phương diện trước (chủ thể), và các tiểu đoạn §§109-114 để bàn về phương diện sau (hành động). Đây là phần lư luận khó khăn, phức tạp, mang tính tư biện rất cao.
- Ở cấp độ luân lư, nhân thân biết chính ḿnh như là nhân thân, tức vượt khỏi cấp độ nhân thân đơn thuần, v́ trong pháp quyền trừu tượng, yếu tố “tự biết chính ḿnh” chưa diễn ra: nhân thân đă tiếp tục được quy định thành chủ thể. Theo nghĩa đó, ư chí bây giờ là ư chí chủ quan, và luân lư là pháp quyền hay quyền hạn của ư chí chủ quan. Phương diện khách thể của ư chí chủ quan – tức vật nay đă được tiếp tục quy định thành hành động thông qua bước chuyển từ pháp quyền trừu tượng sang luân lư – chỉ đạt được sau khi có một chuỗi các quy định chi tiết của tính chủ thể.
- Cần lưu ư rằng: giống như trong pháp quyền trừu tượng trước đây, Hegel không nói đến “nhân thân cá biệt” mà nói về “tính nhân thân” (Persưnlichkeit), tức về việc tồn tại-như-là-nhân thân (Personsein) hiểu như sự quy định phổ biến và trừu tượng của phương diện chủ thể của ư chí, th́ trong các tiểu đoạn §§106-108/109, Hegel cũng chủ yếu nói về tính chủ thể (Subjektivität) hiểu như việc tồn-tại-như-là-chủ-thể (Subjektsein) của những chủ thể có ư chí.
- Quy định hay mômen thứ nhất của tính chủ thể của ư chí:
Đó là sự quy định hay mômen tạo nên “tồn tại-hiện có” (Dasein) của Khái niệm (về ư chí tự do), khác với ư chí chỉ đơn thuần tồn tại-tự-ḿnh (§106) của pháp quyền trừu tượng. Thật thế, việc “tồn tại-như-là-nhân thân” trước đây chỉ mới là khả thể đơn thuần của sự tự do theo nghĩa của một “vai tṛ” (persona) trong pháp quyền trừu tượng. Thật thế, trong pháp quyền trừu tượng, những nhân thân không tồn tại hiện thực, v́ họ chưa có động cơ, chưa hành động. ư chí chỉ trở nên thực tồn (real) khi những chủ thể hành động: “sự tự do hay ư chí tồn tại tự-ḿnh chỉ là hiện thực trong ư chí xét như ư chí chủ quan” (§106). Ta nhớ rằng, theo Lôgíc học của Hegel, cấp độ của thực tại (Realität) bao giờ cũng đồng thời là cấp độ của sự đặc thù hóa (ư chí chỉ là thực tồn/real trong ư chí của cá nhân/cá biệt). V́ thế, như phần Nhận xét của §106 cho thấy, ở đây tất yếu có sự khác biệt (Differenz) giữa ư chí chủ quan (cá biệt hóa) với ư chí phổ biến-cụ thể, tức, với ư chí hợp nhất cả cái chủ quan lẫn cái khách quan, một sự hợp nhất vốn là mục đích của sự phát triển khái niệm của toàn bộ phần II về Luân lư này.
- Quy định hay mômen thứ hai của tính chủ thể của ư chí:
đó là “sự tự-quy định” hay “sự tự quyết” (Selbstbestimmung/selfdetermination) (§107) theo nghĩa: không có sự quy định nào của ư chí mà không phải do chính nó thiết định nên. Sự tự quy định này vừa quan hệ với bản thân ư chí, vừa với cái khách quan – được ư chí nh́n nhận như là cái “của ḿnh”, do ḿnh quy định; và, trong chừng mực đó, là “vô hạn” (§108). Do đó, việc làm cho tính chủ thể này trở thành khách quan là mục tiêu của cả phần Luân lư. Ở §108, ư chí chủ quan, một lần nữa, được xem là “trừu tượng, bị hạn chế và mang tính thuần túy h́nh thức”. Vậy, nó khác với cái ư chí tồn tại-tự-ḿnh ở cấp độ pháp quyền trừu tượng trước đây ở chỗ nào? Với quy định hay mômen thứ hai của tính chủ thể là sự tự-quy định, Hegel giải thích ngay sau đó: “Nhưng, tính chủ thể không chỉ là có tính h́nh thức (formell) mà, như là sự tự-quy định vô hạn của ư chí, nó cũng tạo nên phương diện h́nh thức (das Formelle) của ư chí [nói chung]”. Đó là cái ǵ “nhiều hơn” của ư chí tự do so với cấp độ của pháp quyền trừu tượng.
- Quy định hay mômen thứ ba của tính chủ thể của ư chí:
ư chí chủ quan – như là ư chí cá biệt tự-quy định – không chỉ khác với Khái niệm của nó, tức khác với ư chí tồn tại-tự-ḿnh-và-cho-ḿnh mà c̣n khác với tính khách quan đến nay vẫn chưa được thiết định như là phương diện khách thể của việc tự-quy định. Chính các sự khác biệt (Differenzen) này giữa ư chí tự-ḿnh (đích thực, trong sự thật) với ư chí cho-ḿnh của luân lư làm cho “quan điểm luân lư” trở thành “quan điểm của sự quan hệ, của sự phải là [nghĩa vụ] hay của sự đ̣i hỏi”, “tức nói chung, [trở thành] quan điểm của sự khác biệt, của sự hữu hạn và của hiện tượng của ư chí” (§108). Ta cần làm rơ câu viết quan trọng và khá tối tăm này.
- Hegel không giải thích cặn kẽ các quy định vừa nêu: “sự quan hệ” (Verhältnis), “sự khác biệt” (Differenz) và “hiện tượng” (Erscheinung), v́ đó là các quy định cơ bản của Lôgíc học mà ông tiền-giả định rằng mọi người nghe ông đều hiểu! Các quy định ấy đều thuộc về Lôgíc học bản chất (Wesenslogik), v́ ở đây đang bàn về các quan hệ phản tư của ư chí. ư chí chủ quan là “cho-ḿnh”, và những ǵ nó quan hệ là do nó tự quy định. V́ lẽ chưa thể nói ǵ nhiều hơn về nó, nên ở đây nó c̣n ở trong mối quan hệ của sự không-đồng nhất hay của sự khác biệt với ư chí phổ biến, khách quan, tự-ḿnh, và v́ thế, chỉ đơn thuần là hiện tượng hữu hạn của ư chí tồn tại-tự-ḿnh-và-cho-ḿnh. Các quy định này (sự quan hệ, sự khác biệt, hiện tượng…) được Hegel tŕnh bày như là các quy định của cái “Phải là” (Sollen) và của “sự đ̣i hỏi”. Nói cách khác, Hegel hiểu sự phân ly giữa cái tồn tại-tự-ḿnh và cái tồn tại-cho-ḿnh của ư chí ở trong luân lư là một t́nh trạng vừa tất yếu, vừa không thể giữ nguyên trạng, tức, cần phải được thủ tiêu, vượt bỏ. Cái “Phải là” nảy sinh tất yếu từ khái niệm về ư chí cho-ḿnh, tự giác và tự quyết như một cấp độ phát triển của ư chí tự do vô hạn, tự-ḿnh-và-cho-ḿnh. Hegel cho rằng ông đă đạt tới điểm xuất phát của đạo đức học Kant: ư thức về cái Phải là theo nghĩa là một đ̣i hỏi vô điều kiện đối với một ư chí hữu hạn, không hoàn toàn thuần lư. Nếu Kant xem đây là một “Sự kiện hiển nhiên của lư tính thuần túy” (KpV, Phê phán lư tính thực hành, A56) không thể được suy diễn từ bất kỳ điều ǵ khác, th́ Hegel cho rằng ḿnh có thể rút cái Phải là từ trong lôgíc phát triển nội tại của khái niệm về ư chí trong khuôn khổ triết học về Tinh thần khách quan. Như thế, cái Phải là có tính chất nghĩa vụ luận (deontologisch) của Kant được chuyển thành một cái Phải là có tính mục đích luận (teleologisch), nói khác đi, chỉ c̣n là sự phản ảnh đơn thuần tính hữu hạn của bản thân ư chí chỉ mới tồn tại cho-ḿnh trong luân lư để mở ra khả năng vượt bỏ (aufheben) cái Phải là ấy trong “quan điểm về đời sống đạo đức” (Sittlichkeit) ở sau.
- Sau khi xác định phương diện chủ thể của luân lư, các tiểu đoạn §§109-112 tŕnh bày các quy định của hành động, hiểu như là khách thể thành một bộ ba: “nội dung [của hành động] – hoạt động – mục đích” (§109). Ba quy định này là các mômen cá biệt của “tính quy định” (Bestimmheit/determinacy) của ư chí tự-quy định, tức, của ư chí chủ quan. “Tính quy định” là “vận mệnh”, là “đích đến” hay nói khác đi, là kết quả của việc tự-quy định của chính ḿnh. Trước hết, đó là điều mà ư chí chủ quan muốn: một nội dung nhất định, hữu hạn của ư chí như là nội dung do chính ư chí đă muốn. Cái Muốn nhất định này – như là cái Muốn đơn thuần chủ quan về một cái nhất định – mâu thuẫn lại với cái ư chí tự do vô hạn, bao gồm cả chủ thể lẫn khách thể. Chính “kinh nghiệm về ranh giới hữu hạn” này là nguồn gốc trực tiếp của “hoạt động” (Tätigkeit) để vượt bỏ cái chủ quan của điều mong muốn bằng việc hiện thực hóa khách quan. Rồi, Hegel hiểu “mục đích” như là điều đă mong muốn, trong chừng mực nó vẫn măi giữ vững sự đồng nhất với chính nó ở trong sự khác biệt giữa tính chủ quan và tính khách quan: khi ta có thể đề ra mục đích th́ đó là sức mạnh của ư chí để bắt nhịp cầu giữa ư muốn và việc thực hiện ư muốn. Bản thân mục đích không phải là cái ǵ chỉ tồn tại ở khởi điểm hoặc ở chỗ kết thúc của việc tự-quy định, trái lại, nó có mặt ở khởi điểm lẫn ở chỗ kết thúc: nó vừa là cái để ư chí chủ quan tự quy định ḿnh như thế nào, vừa tự quy định ḿnh để làm ǵ. Khái niệm mục đích nơi Hegel là một khái niệm biện chứng: theo nguyên tắc “mọi sự quy định đều là sự phủ định” (omnis determinatio est negatio) (Xem: Spinoza, Đạo đức học, 5, 205), bất kỳ sự quy định nào cũng là sự tự hữu hạn hóa, nghĩa là “phải kết thúc”, phải “đi ra khỏi chính ḿnh”, nhưng không phải rơi vào cái hư vô, mà đi đến cái phổ biến cao hơn, cụ thể hơn theo sơ đồ của sự phủ định nhất định, trong đó cái hữu hạn vẫn được bảo lưu. Việc đặt ngang hàng “sự quy định như là…” với “sự quy định để làm ǵ…” vẫn có giá trị cho việc tự quy định, và, v́ thế, Hegel có thể xác định sự tự-quy định của ư chí tự do trong luân lư như là sự tự-quy định của ư chí tồn tại-cho-ḿnh, đồng thời như là sự tự-quy định của ư chí để hướng đến sự tự do đúng thật của nó trong cái tồn tại-tự-ḿnh-và-cho-ḿnh, và qua đó, như là nguồn suối cho động lực tiếp tục sự quy định nội tại. Cả hai điều ấy được ngụ ư trong khái niệm “ư chí tự-quy định” (§109).
- Tóm lại, hành động không ǵ khác hơn là sự “biểu lộ ra bên ngoài” (§113) của ư chí tự quy định ḿnh như là cái ǵ và để làm ǵ. Hành động, do đó, không chỉ đơn giản là việc khách quan hóa của một cái đơn thuần chủ quan, mà bản thân là “sự biểu lộ ra bên ngoài” của cái đồng thời là chủ quan và khách quan, của một cái “chủ thể-khách thể”, v́ đây chính là ư chí tự do trên mọi cấp độ của việc cụ thể hóa chính ḿnh.
- Ở các tiểu đoạn §114 và tiếp, Hegel bàn sâu về “pháp quyền của ư chí luân lư” dựa theo “ba phương diện” (§114). Đó là ba cặp khái niệm; mỗi cặp bao hàm sự thống nhất và sự quan hệ của phương diện chủ thể và khách thể ở trên ba cấp độ của “sự tồn tại-hiện có” của ư chí tự do trong lĩnh vực luân lư, tức ba mô h́nh cơ bản của “pháp quyền của ư chí luân lư” ở trong sự “biểu lộ ra bên ngoài” của nó, tức, ở trong hành động. Đó là ba cặp khái niệm: “Chủ ư và Trách nhiệm” (§§115-118), “ư định và sự An lạc” (§§119-128) và “Cái Thiện và Lương tâm” (§§129-141).
Khuôn khổ của Chú giải dẫn nhập chỉ cho phép đề cập sơ qua hai điểm đáng chú ư: trách nhiệm (§§115-118) và lương tâm (§§129-140).
6.3. QUAN NIỆM CỦA HEGEL VỀ “TRÁCH NHIỆM”
- Khi hành động đi vào thực tế, tức quan hệ trực tiếp với tồn tại-hiện có, th́ phần tham dự của tôi thực ra chỉ có tính h́nh thức, c̣n tồn tại-hiện có, tức, những hậu quả của hành động, là độc lập với tác nhân. Nó có thể làm đảo lộn hành động và phơi bày những ǵ vốn không có ở trong hành động. V́ thế, mục “Chủ ư và trách nhiệm” (§§115-118) khái lược một lư thuyết về trách nhiệm. Vấn đề đặt ra ở đây là: những ǵ có thể được quy kết cho chủ thể hành động đối với hành động của ḿnh, nghĩa là, người hành động chịu và không chịu trách nhiệm về những ǵ. Quan trọng ở đây là sự phân biệt giữa hành động (Handlung/action) và hành vi hay việc đă làm (Tat/deed) (§115). Phải chăng người hành động phải chịu trách nhiệm đối với mọi tác động thực sự và những tác động phụ về những ǵ ḿnh đă làm? Theo Hegel, người hành động chỉ chịu trách nhiệm đối với những ǵ ḿnh đă làm, tức, giới hạn ở những ǵ đă nằm trong chủ ư (Vorsatz/Purpose) của ḿnh do chính ḿnh đă biết và đă muốn (§117). Sự tự do của người hành động có cái tồn tại-hiện có trong những ǵ ḿnh có thể biết về nội dung của hành động, tức về sự nối kết cụ thể của mục đích hành động (§§110-112). “Tôi có thể bị quy kết về kết quả hành vi chỉ khi ư chí của tôi chịu trách nhiệm về nó: quyền của việc biết” (§117). Mọi cái c̣n lại là thuộc về cái tự nhiên và cái ngẫu nhiên, “không liên quan ǵ đến bản tính của bản thân hành động” (§118, Nhận xét).
V́ thế, theo Hegel, “Tự-ư thức anh hùng” của thời cổ đại (§117, Giảng thêm và §118, Nhận xét) chưa biết đến sự giới hạn này, v́ ư thức ấy chưa đạt đến cấp độ của tính chủ thể của ư chí ([2]). Đó là lư do tại sao luật pháp cổ đại xem nhẹ cái chủ quan, và, trong thực tế, phương diện nhân đạo trong luật h́nh sự hiện đại là ở chỗ không chỉ xét đoán bị cáo dựa theo việc đă làm mà c̣n theo chủ ư của việc làm.
- Điểm mới mẻ nữa của Hegel là: ông hiểu khái niệm “trách nhiệm” theo nghĩa rộng, bao gồm cả những ǵ không chỉ do “hành vi” của tôi mà cả do sở hữu của tôi gây ra (§116). Hegel đă sớm đề ra quan niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà măi đến cuối thế kỷ XIX mới được áp dụng và giữ vai tṛ quan trọng trong luật dân sự ngày nay.
6.4. QUAN NIỆM CỦA HEGEL VỀ “LƯƠNG TÂM”
Cái Thiện, nghĩa vụ, lương tâm… là những khái niệm cơ bản của đạo đức học Kant và đều quy về “mệnh lệnh nhất quyết” (kategorischer Imperativ). Một mặt Hegel nh́n nhận “cống hiến lịch sử” của Kant: “Tôi cần phải làm nghĩa vụ v́ nghĩa vụ, và đó chính là tính khách quan của tôi theo đúng nghĩa khi tôi hoàn thành tính khách quan ấy trong nghĩa vụ: khi làm nghĩa vụ của tôi, tôi tồn tại-nơi-chính-ḿnh và là tự do. Cống hiến và quan điểm cao xa của triết học thực hành của Kant là đă nhấn mạnh đến ư nghĩ này của nghĩa vụ” (§134, Giảng thêm) (Xem thêm: Chú thích 196 cho §133). Nhưng, đồng thời luận cứ phê phán chủ yếu của Hegel đối với “mệnh lệnh nhất quyết” – qua đó, phê phán cả ba khái niệm trên – là “chủ nghĩa h́nh thức”, tức, sự vô-nội dung của nó. Luận cứ như sau: với “mệnh lệnh nhất quyết”, ta có thể đặt cơ sở cho tất cả cũng như không cho ǵ cả! Đặt cơ sở cho tất cả, khi ta có những tiền-giả định, và không cho ǵ cả, nếu ta không có tiền-giả định. Chẳng hạn, việc ăn cắp hiển nhiên là một điều mâu thuẫn, nếu tiền-giả định sự sở hữu. Nếu không tiền-giả định điều ấy, việc ăn cắp sẽ không mâu thuẫn (§135, Nhận xét).
Việc quyết định về cái “Phải là” rơi vào trong lương tâm chủ quan (§136, Giảng thêm). Nhưng, lương tâm lại không có những quy định vững chắc, bởi những quy định này chỉ có thể có được từ quan điểm của đời sống đạo đức (Sittlichkeit). Do đó, theo Hegel, chỉ có lương tâm đúng thật – như là sự thống nhất giữa cái Biết chủ quan và quy phạm khách quan – mới được “tôn kính như là cái thiêng liêng mà xúc phạm nó là tội phạm thánh” (§137, Nhận xét). Như thế, lương tâm phải phục tùng phán đoán “liệu nó có đúng thật hay là không”. Luân lư và Nhà nước, theo Hegel, thuộc về hai cấp độ khác nhau, và Nhà nước, một cách tiên nghiệm, đứng cao hơn lương tâm: “Chính v́ thế, Nhà nước không thể thừa nhận lương tâm trong h́nh thức riêng biệt của nó, tức như là cái biết chủ quan cũng như khoa học không thể xác nhận hiệu lực cho tư kiến chủ quan, cho sự cam kết và viện dẫn đến tư kiến chủ quan” (§137, Nhận xét)! Kỳ cùng, kẻ phán xử Nhà nước không phải là lương tâm mà là lịch sử thế giới dựa theo quyền hạn tối cao của Tinh thần-thế giới (§33)([3]).
6.5. BƯỚC CHUYỂN TỪ LUÂN Lư SANG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC (SITTLICHKEIT)
- Hegel khẳng định: cái Thiện luân lư và lương tâm – mỗi cái xét riêng nơi chính nó và mỗi cái tự nâng lên thành cái toàn thể – là trừu tượng và trống rỗng, do đó, thành “cái không có sự quy định và phải trở nên được quy định” (§141). Hegel giải thích thêm: pháp quyền trừu tượng được tiếp tục quy định thành cái Thiện trong luân lư được chứa đựng trong cái “thứ ba”, tức trong sự thống nhất giữa cái Thiện và tính chủ thể, nên cái thứ ba này “cũng đồng thời là chân lư của tính chủ thể lẫn của pháp quyền” (§141). Kết luận: “đời sống đạo đức” là sự thống nhất giữa pháp quyền trừu tượng và luân lư, nghĩa là, sự thống nhất của cả hai sự thống nhất (nhân thân/vật và chủ thể/hành động) cùng với toàn bộ các cấp độ cụ thể hóa của chúng, từ đó: “Cái đạo đức (das Sittliche) là tâm thế chủ quan, nhưng, là tâm thế chủ quan của pháp quyền tồn tại tự-ḿnh” (nt).
- Theo tinh thần của Khoa học Lôgíc, đi đến “kết quả” cũng có nghĩa là quay trở lại với cơ sở hay căn cứ (Grund) của ḿnh. Do đó, đời sống đạo đức chứng tỏ là cơ sở đúng thật của pháp quyền trừu tượng và luân lư, ngay cả khi nó chỉ mới cho thấy là kết quả đơn thuần. Đây cũng chính là một phiên bản của sự phân biệt quen thuộc có từ thời Aristoteles: cái próteron phưsei (cái Đầu tiên xét theo bản tính) và cái próteron prós hemâs (cái Đầu tiên cho ta)([4]). Theo đó, về mặt triết học, pháp quyền và luân lư chỉ có thể hiểu được từ một đời sống đạo đức làm điều kiện và cơ sở cho chúng. Hegel t́m cách chứng minh bước chuyển từ luân lư sang đời sống đạo đức từ sự phát triển biện chứng nội tại của hai khái niệm “pháp quyền” và “luân lư”, trong đó việc “chứng minh” cũng đồng thời là “quy về cơ sở” của chúng. Đối với nhiều nhà chú giải, sự biện minh cho bước chuyển này là vơ đoán và không dễ thuyết phục.
([1]) Chữ “quan điểm luân lư” (der moralische Standpunkt) xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm thời trẻ, trong Hiện tượng học Tinh thần, và ở đây, trong GPR, xuất hiện khoảng mười lần trong các tiểu đoạn §§104-112. Nó lại xuất hiện trong các tiểu đoạn kết thúc của phần này (§135, Nhận xét) để đối lập lại với “quan điểm” [đời sống] đạo đức” (der sittliche Standpunkt) (§§137, 137, Nhận xét). Theo Hegel, “quan điểm luân lư” hay “cách nh́n luân lư” là việc đặt cơ sở của giá trị luân lư chỉ duy nhất vào trong tính nội tâm của chủ thể khi nỗ lực bắt nhịp cầu giữa tính phổ biến h́nh thức của một nguyên tắc với nội dung nhất định của những hành động cá biệt.
([2]) Xem: Chú thích 175: “Oedipus đă giết cha và cưới mẹ, nhưng không hề biết rằng (và không có lư do để biết rằng) ḿnh đă phạm tội giết cha và loạn luân, tuy vậy, Oedipus vẫn xem ḿnh là một kẻ phạm trọng tội. Hegel xem việc này là một chỉ báo cho tính “đơn giản ngây thơ” (Gediegenheit) của đời sống đạo đức Hy Lạp cổ đại, trong đó Khái niệm về tính chủ thể luân lư chưa được phát triển”.
([3]) Hegel thừa nhận sự xung đột giữa lương tâm với “thế giới hiện tồn” (như trường hợp của Socrate và các nhà khắc kỷ cổ đại) khi “ư chí không c̣n t́m thấy chính ḿnh trong những nghĩa vụ được thừa nhận trong thế giới này và phải đi t́m sự hài ḥa đă mất nơi hiện thực một cách duy nhất ở trong nội tâm lư tưởng mà thôi” (§138, Nhận xét). Phải chăng sẽ có trong tương lai nào đó một “trạng thái lư tưởng” trong thế giới thực tồn của “đời sống đạo đức”, nơi đó sự xung đột ấy trở nên thừa, thậm chí, không c̣n lư do tồn tại? Thực tế e không đơn giản, như nhận định sau đây của Oskar Negt (Xem, PhG, Hiện tượng học Tinh thần, Chú giải dẫn nhập 7.5.4, tr. 882): “Một bộ phận di sản rất nguy hiểm và đầy hậu quả của triết học Hegel [...] là khi lương tâm và trách nhiệm bị tách rời ra khỏi tính tuyệt đối vô-điều kiện của trách nhiệm cá nhân: sự xói ṃn của ư thức luân lư cá nhân là nguyên nhân trầm trọng khiến cho hiện nay ở các nước Đông Âu h́nh thành một khoảng không về luân lư, trong đó thị trường tư bản chủ nghĩa đă có thể xâm nhập vào mà không gặp bất kỳ rào cản nào” (Kant und Marx. Eine Epochengespräch/Kant và Marx. Một cuộc đối thoại gác lại mọi định kiến, Gưttingen, 2003, tr. 56-57).