CHÚ GIẢI DẪN NHẬP
ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC (SITTLICHKEIT) (§§142-157)
7. Khái niệm và cấu trúc
- “Đời sống đạo đức” hay “trật tự đạo đức” (Sittlichkeit) là khái niệm cơ bản trong triết học thực hành của Hegel. Ông luôn ư thức về tầm quan trọng và ư nghĩa đặc biệt được ông dành cho khái niệm này, nên ông không ngừng t́m mọi cơ hội để phân biệt nó với khái niệm “luân lư” (Moralität) vốn có cùng một nguồn gốc từ nguyên (Hy Lạp: ethos; Latinh: mores) (§33, Nhận xét). Ở §33, Hegel đă đưa ra một định nghĩa khái quát: đời sống đạo đức là sự thống nhất giữa pháp quyền trừu tượng và luân lư. Đồng thời, ngay từ tiểu đoạn đầu tiên (§1), Hegel đă khẳng định: ư niệm về pháp quyền là sự thống nhất giữa Khái niệm và hiện thực của pháp quyền, rồi trong §4, như là sự thống nhất giữa Khái niệm và hiện thực của sự tự do. Bây giờ, sau khi đă trải qua cấp độ luân lư, các quy định của tính chủ thể đă được thêm vào cho ư niệm này (đó là “cái Thiện sống động, có cái Biết, cái Muốn ở trong Tự-ư thức và có hiện thực thông qua hành động”, §142), th́ cái “tồn tại-hiện có của ư chí tự do” trừu tượng (§29) đă mất đi tính cách đơn thuần khách quan để trở thành “thế giới tự nhiên thứ hai”. Cái “tồn tại-hiện có” ấy bây giờ là cái “tồn tại-hiện có của sự tự do” như là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ quan; và đó không ǵ khác hơn là đời sống đạo đức (Sittlichkeit).
Như thế, sự phân biệt luân lư và đời sống đạo đức (chứ không phải sự đối lập trừu tượng) đă làm cho khái niệm đời sống đạo đức có thêm sự phong phú quyết định: tính chủ thể, hay, nói đúng hơn, sự tự do của chủ thể. Đây là thành tựu mới mẻ, là nét đặc sắc của GPR (Triết học pháp quyền) so với các cách hiểu trước đây của Hegel về “đời sống đạo đức”. Một sự so sánh ngắn gọn với các tác phẩm trước đây sẽ cho ta thấy rơ nét đặc sắc này.
- Trong NR (Các phương cách nghiên cứu khoa học về pháp quyền tự nhiên, 1802/1803), Hegel thời trẻ – cùng với thế hệ ông – c̣n hết sức nồng nhiệt với mô h́nh polis [Thành quốc Hy Lạp cổ đại]. Ở đó, đời sống đạo đức xuất hiện như là “cái toàn thể đạo đức tuyệt đối” (die absolute sittliche Totalität) và không ǵ khác hơn là một “quốc gia-dân tộc” (ein Volk) (Suhrkamp 2, 481). Hegel thừa nhận rằng tiến tŕnh chủ thể hóa không thể tránh khỏi (với sự ra đời của Kitô giáo và đế quốc La Mă dựa trên tính cá nhân) sẽ làm tan ră cái “toàn thể” này, nhưng ông vẫn c̣n xem đó là sự tổn thất hay thậm chí là “bi kịch” cho đời sống đạo đức. Trong NR, đời sống đạo đức “đúng thật” bao giờ cũng chỉ thể hiện trong việc thủ tiêu (một cách tiềm năng hoặc hiện thực) tính chủ thể, và, theo mô h́nh này, chỉ có tầng lớp chiến binh là tầng lớp tự do duy nhất. NR chưa mở ra viễn tượng về một đời sống đạo đức với những định chế được chủ thể hóa. Điều này chỉ từng bước diễn ra trong SS (Hệ thống về đời sống đạo đức/System der Sittlichkeit, 1802)([1]) (gần như song hành với NR) khi Hegel bắt đầu xây dựng lư thuyết về Nhà nước hiện đại.
- Quyển GPR này mới thật sự bổ sung kích thước luân lư (của triết học Kant) với tất cả sự dị biệt hóa giữa sự tồn tại-như-là-nhân-thân với tính chủ thể của con người, một tính chủ thể vừa được bảo lưu vừa được nâng lên trong đời sống đạo đức. Thật thế, trong GPR, “cái toàn thể đạo đức tuyệt đối” không c̣n là “quốc gia-dân tộc” nữa, trái lại, chính “Tinh thần” của nó cũng như của gia đ́nh tạo nên “bản thể đạo đức” vốn luôn bao hàm tính chủ thể mà triết học thực hành phải có nhiệm vụ phát hiện và phát triển.
- Điểm quan trọng khác nữa: tŕnh tự hệ thống giữa luân lư và đời sống đạo đức cũng được đảo ngược khi so với PhG (Hiện tượng học Tinh thần, 1807). Trong PhG, đời sống đạo đức – c̣n nằm trong viễn tượng của “pólis” (thành quốc Hy Lạp) – tất yếu phải tiêu biến trong “thế giới của Tinh thần bị tha hóa”, và luân lư xuất hiện ra như là h́nh thái cao nhất của thế giới này, th́ ngược lại, trong GPR, đời sống đạo đức ra đời từ luân lư, dù Hegel vẫn xem h́nh thái ư thức luân lư là đỉnh cao của tính chủ thể như đă nhận ra trong PhG. Như thế, có thể nói, trong GPR, Hegel không c̣n vướng bận nhiều với h́nh mẫu “thành quốc Hy Lạp” nữa mà đă thật sự đi vào thế giới hiện đại. “Con người đạo đức” của Hegel bây giờ không c̣n là “người công dân của thành quốc Hy Lạp” (Polis) nữa mà là nhân thân, chủ thể, là bourgeois và citoyen, trong đó nguyên tắc của tính chủ thể là không thể gạt bỏ được. “Tồn tại như là citoyen” của Rousseau rơ ràng không chỉ đă “thức tỉnh” Kant (AA20, 44) mà cả Hegel nữa!
- Theo Hegel, đời sống đạo đức – như là sự thống nhất giữa bản thể và [tính] chủ thể của pháp quyền và tự do – chỉ trở thành ư niệm khi mỗi bên (bản thể và tính chủ thể của đời sống đạo đức) đều có thể chứng minh rằng bản thân ḿnh là sự thống nhất của tính bản thể và tính chủ thể. Nhưng đồng thời, vẫn phải có một sự khác biệt giữa hai sự thống nhất này, v́ quan hệ ở đây là cái Biết thông qua một chủ thể (§143); cái Biết ấy không thể có được nếu không có sự khác biệt. Ở đây, Hegel áp dụng một lần nữa mô h́nh tư biện: “sự đồng nhất giữa sự đồng nhất và sự không-đồng nhất” vào cho đời sống đạo đức. Thật thế, “cái đạo đức khách quan” (§144) là khách quan lẫn chủ quan, v́ “những luật pháp và những định chế tự-ḿnh-và-cho-ḿnh” (§144) vừa vượt lên trên “tư kiến và sự tùy tiện chủ quan” và tạo ra một hệ thống hợp-lư tính (§145), nhưng chúng chỉ mất đi tính chất trừu tượng của pháp quyền và của cái Thiện một khi thông qua những chủ thể và hành động của họ. Những định chế (pháp quyền trừu tượng lẫn những “lực lượng đạo đức: gia đ́nh, xă hội dân sự, Nhà nước) chỉ trở nên cụ thể và sống động là nhờ thông qua tính chủ thể. Nhưng ngược lại, tính chủ thể đạo đức cũng chỉ có được sự lấp đầy về nội dung và sự định hướng ở trong và thông qua những định chế ấy. Từ sự phê phán Kant, Hegel rút ra kết luận rằng: tính chủ thể tuy là “h́nh thức vô hạn” mà chỉ qua đó bản thể đạo đức mới trở thành “cụ thể” (§144), nhưng bản thân nó vẫn không thể là cái ǵ nhiều hơn là h́nh thức, bởi từ nguyên tắc của tính chủ thể, ta không thể suy diễn ra những ǵ thuộc về nội dung.
- Đó là lư do tại sao ta không thể t́m thấy một nền “đạo đức học có nội dung thực chất” theo nghĩa những quy phạm về nghĩa vụ ở trong Phần luân lư của GPR, trái lại, như đă nói, phải t́m nó trong phần Đời sống đạo đức này (§§146-155). Luận điểm chủ yếu của Hegel là: nếu hiểu đạo đức học như là học thuyết về nghĩa vụ th́ nó chỉ có thể có như là học thuyết về định chế. Lư do dễ hiểu: tính chủ thể, theo Hegel, chỉ là “h́nh thức vô hạn”, v́ thế bản thân chủ thể không có nội dung này chỉ trở nên tự do một cách hiện thực, trong chừng mực nó sống phù hợp với những định chế được h́nh thành một cách khách quan! “Mệnh lệnh” của những định chế này là “nghĩa vụ ràng buộc” đối với chủ thể: nó tỏ ra hạn chế chủ thể nếu xét chủ thể đơn thuần như là một thực thể đặc thù, tự nhiên ở trong sự tự do “trừu tượng” của ḿnh, c̣n trong sự thật, nghĩa vụ ràng buộc ấy là sự giải phóng hay sự tự do đúng thật: sự tự do trừu tượng trở thành sự tự do thực chất (§149).
- Đối với Kant, nghĩa vụ luân lư là sự đảm bảo cho tự do của con người, và ngược lại, sự tự do được đảm bảo bằng tư tưởng hay bằng trực cảm về ư thức nghĩa vụ vô-điều kiện. Trong khi đó, Hegel cho rằng sự tự do chỉ được đảm bảo bằng tổng thể những nghĩa vụ ràng buộc do những định chế hiện thực đặt ra cho chủ thể (§150, Nhận xét). Theo Hegel, không có những nghĩa vụ đạo đức nào khác, v́ sự khác biệt giữa tính bản thể và tính chủ thể chỉ là một sự khác biệt đơn thuần h́nh thức (§152), v́ thế, sự khác biệt này không làm cơ sở cho những nghĩa vụ đơn thuần chủ quan, độc lập với định chế. Do đó, Hegel không t́m cách khắc phục khuyết điểm “h́nh thức chủ nghĩa” trong đạo đức học của Kant (theo sự phê phán của ông) cho bằng sử dụng nó như là luận cứ để bênh vực cho đạo đức học mang tính định chế của chính ḿnh. Những định chế này rút cục được đồng nhất hóa với những định chế của Nhà nước (§148, Nhận xét) không khỏi làm cho đạo đức học của Hegel mang tai tiếng là đă bị quy giản thành một đạo đức học chính trị mang màu sắc sùng bái và thần thánh hóa Nhà nước. Ta sẽ c̣n trở lại với sự chê trách này khi cố gắng t́m hiểu khái niệm “Nhà nước” của Hegel một cách khách quan và ṣng phẳng ở sau (Xem: Chú giải dẫn nhập, 10).
- Tuy nhiên, “đạo đức học định chế” của Hegel không chỉ h́nh thành từ sự phê phán đạo đức học của Kant mà c̣n dựa vào một “đạo đức học nền tảng” xuyên suốt triết học về Tinh thần của ông (được nêu lần đầu tiên trong Triết học về Tinh thần chủ quan: EPW (Bách khoa thư 3), §§472 và tiếp, và bây giờ được nhắc lại ở §§17 của GPR). Đó là luận điểm: những động cơ bản năng và xu hướng của con người, về mặt tự-ḿnh (mặc nhiên), cũng có tính thuần lư, và do đó, cũng là tư duy (EPW I, §2, Nhận xét). Theo Hegel, sở dĩ đ̣i hỏi về một sự “tinh lọc những động cơ bản năng và xu hướng” là hợp lư, chính là v́: “những động cơ bản năng cần phải trở thành [chúng tôi nhấn mạnh] hệ thống hợp lư tính của sự quy định ư chí. Như thế, việc lĩnh hội chúng bằng khái niệm chính là nội dung của Khoa học về Pháp quyền” (Dẫn nhập, §19). Nói khác đi, ta sẽ có cùng một nội dung nhưng khác về h́nh thức: “ở đây, nội dung ấy [những động cơ bản năng và xu hướng cảm tính] sẽ mang h́nh thái của những nghĩa vụ” (nt). Trong Bách khoa thư 3, ông cũng đă nói tương tự như thế: “V́ thế, về cơ bản, việc nghiên cứu những động cơ bản năng, những xu hướng và đam mê dựa theo nội dung đúng thật của chúng là học thuyết về những nghĩa vụ pháp lư, luân lư và đạo đức” (EPW, §474, Nhận xét). Cái “Phải là” của đạo đức học nền tảng chính là việc biến đổi những động cơ và xu hướng thành Tinh thần, thành “tồn tại-hiện có” của tự do, v́ đó là “sự thật” của chúng, là những ǵ chúng vốn là “tự-ḿnh”.
Rơ ràng ở đây, Hegel muốn giải quyết các sự đối lập nổi tiếng của Kant giữa nghĩa vụ và xu hướng, giữa hạnh phúc và việc xứng đáng được hưởng hạnh phúc bằng cách vạch rơ miếng đất hiện thực nơi đó chúng được ḥa giải và đồng thời cũng giải tỏa được áp lực thường trực của dục vọng tự nhiên lẫn của cái “Phải là” luân lư.
- Ở đây, Hegel lập tức vấp phải sự phản bác: có biết bao những định chế không hề cho thấy có chất lượng luân lư? Đâu là tiêu chuẩn (của Kant) để phân biệt giữa sự ràng buộc thực tế với sự tuân thủ chính đáng? Những định chế đôi khi có quyền uy đối với con người mạnh hơn cả những thế lực tự nhiên, nhưng phải chăng đó chỉ là kết quả của việc “nội tâm hóa” những quan hệ quyền lực chứ không biện minh được cho “tính đạo đức” của chúng?
Hegel đáp lại bằng luận cứ về sự đối xứng giữa nghĩa vụ và quyền hạn (§115). Khác với sự cưỡng bách, những nghĩa vụ chỉ có mặt ở nơi nào có những quyền hạn, và ngược lại, quyền hạn chỉ có ở nơi nào pháp quyền được hiểu như là “tồn tại-hiện có của ư chí tự do”. “H́nh thức vô hạn” của tính chủ thể trở thành cụ thể trong những định chế của đời sống đạo đức. V́ thế, theo Hegel, luôn phải xuất phát (hay đ̣i hỏi?) từ sự tương ứng chính xác giữa những nghĩa vụ được xác định bằng định chế với những đức hạnh chủ quan; những đức hạnh này rút cục được quy về đức tính “tôn trọng pháp luật” (Rechtschaffenheit) (§150 và Nhận xét).
- Ở §150, Nhận xét, Hegel cũng có nhắc đến những quan hệ dẫn đến những sự xung đột “đúng thật” giữa nghĩa vụ và đức hạnh, nhưng ông vẫn cho rằng việc chứng minh tính đạo đức hoặc vô đạo đức của những quan hệ thực tế ấy vẫn không thể tiến hành theo cách của Kant và Fichte, v́ như thế là vô bổ, đơn thuần “h́nh thức” và vẫn nằm trong viễn tượng của tính chủ thể thuần túy. Ông dành việc phán xử ấy cho “Ṭa án thế giới” (Weltgericht) như là thẩm quyền và pháp quyền tối cao của “Lịch sử thế giới” (§§30 và 340)! Tất nhiên, cách giải quyết ấy không thể làm thỏa măn những người hoài nghi: làm sao có thể quy cho “Lịch sử thế giới” một sức mạnh và quyền uy có tính quy phạm được? Và phải chăng cái ǵ giành thắng lợi cuối cùng trong “Lịch sử thế giới” sẽ là cái có “lư” và có “đạo đức”? Hegel th́ vẫn tin tưởng chắc nịch rằng: bất chấp mọi tính phủ định, “thế giới đạo đức” rút cục sẽ minh chứng sức mạnh của ư niệm. Khái niệm về “Đạo đức” (Sittlichkeit) vẫn không hề suy suyển trước muôn vàn sự vô-đạo đức hiện thực!
- Đời sống đạo đức – như là sự thống nhất giữa tính bản thể và tính chủ thể của cái tồn tại-hiện có của Tự do – sẽ triển khai về mặt khái niệm thành những “giai đoạn” sau đây của pháp quyền:
- tính bản thể trừu tượng của đời sống đạo đức trong gia đ́nh;
- tính chủ thể hay sự chủ thể hóa phân đôi và đầy mâu thuẫn trong xă hội dân sự, và, sau cùng,
- cơ sở đạo đức của cả hai lĩnh vực từ phép biện chứng nội tại của chúng: Nhà nước.