CHÚ GIẢI DẪN NHẬP
NHÀ NƯỚC (§§257-360)
10.1. Bước chuyển từ “xă hội dân sự” sang “Nhà nước”
- “Xă hội dân sự”, như đă thấy, không ǵ khác hơn là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp sơ kỳ với sự ra đời của một xă hội phi-chính trị hóa. Trong khi chính trị tập trung trong tay nhà nước quân chủ hay nhà nước cách mạng (vd: Cách mạng Pháp), th́ xă hội có trọng tâm là hoạt động kinh tế, đối tượng mới mẻ của môn “kinh tế chính trị học”.
- Cương lĩnh triết học của Hegel là “nắm bắt” thành quả xă hội này “bằng tư tưởng” (Lời tựa, 20), hay, nói khác đi, nâng lên cấp độ khái niệm, nghĩa là, chứng minh rằng kết quả này là phù hợp với khái niệm triết học của ông về “đời sống đạo đức” (Sittlichkeit). Thật thế, theo Hegel, tất cả những hiện tượng: pháp lư hóa các quan hệ sở hữu, sự h́nh thành và thỏa măn những nhu cầu, việc tập hợp và thể hiện những lợi ích này trong hiệp hội v.v… cùng với những biến chuyển trong ư thức của những cá nhân có liên quan đều là những dấu hiệu của một sự “đạo đức hóa” thoạt nh́n thật nghịch lư v́ nó diễn ra ngay trong miếng đất xă hội tưởng như đă bị “phi-đạo đức hóa”. “Đạo đức hóa”, theo cách hiểu của Hegel, là việc thực hiện cho được sự thống nhất cụ thể giữa cái phổ biến và cái đặc thù. Chữ “cụ thể” ở đây c̣n ngụ ư rằng cái “đạo đức” là độc lập với việc đánh giá về luân lư (wertfrei/valuefree), như Hegel đă phê phán quan niệm của Kant. Hơn thế nữa, “đạo đức hóa” cũng đồng thời là “Nhà nước hóa”, theo nghĩa là sự thực hiện những chức năng nhà nước phổ biến ngay trong lĩnh vực của xă hội dân sự, tức lĩnh vực của “chủ nghĩa cá nhân tư sản”: sự đào luyện/giáo dục, quản trị và thực thi công lư, sự can thiệp của “cảnh sát”, chấp nhận vai tṛ của những tầng lớp/giai cấp xă hội v.v…
Vấn đề đặt ra là: tiến tŕnh “đạo đức hóa” xă hội và tiến tŕnh “Nhà nước hóa” thực sự quan hệ với nhau như thế nào?
- Khi xem “Nhà nước” như là cái “thứ nhất” (Primat), cái cơ sở (§256) cho cả gia đ́nh và xă hội dân sự – từ đó dẫn đến những cuộc tranh căi ồn ào và lên án gay gắt về việc Hegel “thần thánh hóa Nhà nước” –, thực ra Hegel chỉ là “tù binh” của sơ đồ lôgíc biện chứng của chính ông mà thôi. Trong thực tế, với cái nh́n tỉnh táo hơn, ta thấy những chức năng của Nhà nước như Hegel sẽ tŕnh bày trong chương sách đồ sộ này đều được rút ra từ xă hội dân sự như một “tất yếu xă hội”. “Nhà nước lư tính” của Hegel – trong h́nh thức của chế độ quân chủ lập hiến – khóù tương thích với thực tế “giác tính” ngày càng phức tạp, và nhất là không mặc nhiên giải quyết được những xung đột tiềm ẩn trong xă hội dân sự, bởi Nhà nước của Hegel kỳ cùng là Nhà nước của xă hội dân sự, chứ không phải xă hội dân sự là phương thức biểu hiện của “Nhà nước lư tính, đúng thật”. Nếu ta dễ dàng đồng t́nh với nhận định ấy của Marx th́ khoảng cách lịch sử và thực tế cuộc sống cũng tạm đủ để nhận ra rằng những vấn đề của xă hội hiện đại chỉ có thể được giải quyết bằng nỗ lực lâu dài và hợp nhất của xă hội lẫn nhà nước chứ không thể bằng sự thải hồi hoặc tiêu vong của cái này hoặc cái kia, nhưng tất cả phải trên cơ sở các nguyên tắc hiện đại: nhà nước pháp quyền và tôn trọng các quyền cơ bản của công dân như là những chủ thể tự do. Về phương diện ấy, Chương “Nhà nước” của Hegel trong GPR có những đóng góp đáng kể và v́ thế ta sẽ chủ yếu t́m hiểu và tiếp cận ở phương diện này.
10.2. Khái niệm “Nhà nước”
- Là cao điểm của quyển GPR, Chương “Nhà nước” – với 103 tiểu đoạn, dài nhất trong quyển sách – cũng là chương có tham vọng lớn nhất. Ở đây, mọi đầu mối đều tập trung về: gia đ́nh và xă hội dân sự, đời sống đạo đức mang tính bản thể và chủ thể đều t́m thấy sự thống nhất cụ thể trong Nhà nước, đồng thời Nhà nước là cơ sở đúng thật của pháp quyền, luân lư và đời sống đạo đức. Học thuyết của Hegel về Nhà nước muốn giải quyết “một lần cho xong” tất cả những ǵ mà triết học chính trị từ Platon, Aristoteles, cho đến Rousseau, Kant, Fichte… đặt ra: đó là giải quyết trọn vẹn ư niệm về đời sống đạo đức, nhưng trong bối cảnh của xă hội hiện đại.
Và, như đă nói, chính v́ tham vọng ấy mà không có ǵ đáng ngạc nhiên khi Chương sách này bị lợi dụng, đả kích và tranh căi bất tận, nhất là khi nó trực tiếp đi vào việc phác họa những định chế của quyền lực chính trị. Trái với chờ đợi của Hegel, nhiều h́nh dung của ông – trong tinh thần “nắm bắt thời đại” của ḿnh bằng tư tưởng – cũng đă nhanh chóng nhạt nḥa cùng với diễn tiến của “thời đại”, do đó, ta sẽ chủ yếu t́m hiểu ư tưởng của Hegel về Nhà nước như là một phiên bản quan trọng trong quan niệm về Nhà nước hiện đại.
- Hegel không bàn về một Nhà nước nhất định nào, mà bàn về ư niệm về Nhà nước (Idee des Staates). “ư niệm về Nhà nước”, theo cách hiểu của Hegel về chữ ư niệm, không phải là ư niệm của Platon như cái ǵ chỉ đơn thuần được suy tưởng, cũng không phải của Kant như cái ǵ “phải là” theo nghĩa luân lư, mà là “hiện thực của ư niệm đạo đức” (§257): Nhà nước đơn thuần được suy tưởng (Platon) hay Nhà nước đơn thuần được mong muốn (Kant) bây giờ là hiện thực; và Nhà nước hiện thực chính là hiện thực của Nhà nước đơn thuần được suy tưởng hay mong muốn ấy. Như thế, học thuyết Nhà nước của Hegel nhắm đến cái lĩnh vực trung gian hết sức khó khăn giữa “Nhà nước” [đúng thật] và những nhà nước trong thực tại, tức giữa việc nghiên cứu trừu tượng về những nguyên tắc tạo nên “Nhà nước” [đúng thật] với việc mô tả những nhà nước “thực tồn” theo kiểu tập hợp những “thể chế” hay “hiến pháp” của Aristoteles. Một mặt, phải có sự xuất hiện của một cấu trúc Nhà nước được hiện thực hóa ít ra ở những nét chủ yếu trong những nhà nước hiện đại, để nó không chỉ là một ư niệm “đơn thuần”, nhưng mặt khác, triết học về Nhà nước phải là cái ǵ nhiều hơn một sự mô tả những thể chế của môn sử học hay chính trị học. Ranh giới khu biệt ấy được Hegel giải thích trong phần Giảng thêm cho §259: “Nhà nước như là Nhà nước hiện thực, về cơ bản, là một Nhà nước cá biệt, và xa hơn nữa, c̣n là Nhà nước đặc thù. Tính cá biệt cần phải được phân biệt với tính đặc thù; tính cá biệt là một mômen của chính ư niệm về Nhà nước, trong khi đó, tính đặc thù thuộc về lịch sử” [BVNS nhấn mạnh] (§259, Giảng thêm). Thế nào là “tính cá biệt” (hay đúng hơn “tính cá vị”/Individualität) như là “mômen của bản thân ư niệm về Nhà nước”? Đó không ǵ khác hơn là cấu trúc bên trong của Nhà nước như của một “sinh thể hữu cơ tự quan hệ với chính ḿnh”, đồng thời tự phân biệt với những cái khác (§259). Ngược lại, “tính đặc thù” (Besonderheit) là những ngẫu nhiên, bất tất có tính lịch sử và là những điều kiện phụ trợ cho sự hiện hữu của sinh thể hữu cơ này. Vậy, vấn đề của Hegel là giữ vững tính cá biệt cụ thể này như là sự quy định phổ biến của “Nhà nước” [đúng thật] (cùng với những nét đặc thù nhưng không quan yếu về mặt lư luận) để xác lập khoa học về Nhà nước hiện đại.
- “Nhà nước” và “hành tŕnh của Thượng đế trong thế giới”
Chính sự phân biệt ấy giúp ta hiểu được (và nhất là tránh hiểu lầm!) các tiểu đoạn §§257-259 đầy những khẳng định “tuyệt đôí” về cái “Tuyệt đối tự-ḿnh-và-cho-ḿnh” của Nhà nước! Sự phê phán và chê trách Hegel đă “thần thánh hóa” Nhà nước chủ yếu tập trung ở đoạn “Giảng thêm” của §258, được đưa thêm vào cho ấn bản lần thứ hai của GPR sau khi Hegel đă qua đời. Đoạn văn này không ngừng được trích dẫn để phê phán Hegel, điều ắt khó xảy ra nếu chỉ căn cứ vào các đoạn Chính văn do chính Hegel viết. Do tầm quan trọng của nó, ta nên thận trọng đọc lại lời Giảng thêm này:
“Nhà nước tự-ḿnh-và-cho-ḿnh là cái toàn bộ đạo đức, là sự hiện thực hóa của tự do, và mục đích tuyệt đối của lư tính là [làm sao cho] sự tự do phải là hiện thực. Nhà nước là Tinh thần hiện diện trong thế giới, và tự thực hiện chính ḿnh trong thế giới với ư thức, trong khi, ở trong giới Tự nhiên, nó chỉ hiện thực hóa ḿnh như là cái khác của chính ḿnh, như là Tinh thần đang ngủ yên. Chỉ khi có mặt trong ư thức, biết bản thân ḿnh như là đối tượng đang hiện hữu, nó là Nhà nước. Bất kỳ việc bàn thảo nào về sự tự do cũng phải xuất phát không phải từ tính cá biệt, từ Tự-ư thức cá biệt mà phải từ bản chất của Tự-ư thức, trong đó những cá nhân riêng lẻ chỉ là những mômen của nó mà thôi: Chính [nhờ] hành tŕnh của Thượng đế ở trong thế giới mà Nhà nước tồn tại [BVNS nhấn mạnh]; và cơ sở của nó là sức mạnh của lư tính tự hiện thực hóa như là ư chí. Khi xét ư niệm về Nhà nước, ta không được nhớ đến bất kỳ nhà nước đặc thù hay những định chế đặc thù nào, mà đúng hơn, ta phải xét riêng ư niệm này, đấng Thượng đế hiện thực này, một cách độc lập (für sich). Bất kỳ Nhà nước nào, ngay cả khi ta tuyên bố nó là tồi tệ dựa theo các nguyên tắc mà ta có, và ngay cả khi ta phát hiện ra khuyết tật nào khác ở trong nó, th́ nó vẫn có những mômen bản chất của sự hiện hữu bên trong chính nó một cách bất biến, với điều kiện nó thuộc về những Nhà nước tiên tiến của thời đại chúng ta [BVNS nhấn mạnh]. Nhưng, v́ lẽ dễ phát hiện những khuyết điểm hơn là thấu hiểu cái khẳng định, ta dễ rơi vào sai lầm của việc chỉ thấy những phương diện riêng lẻ mà quên đi cấu trúc hữu cơ bên trong của Nhà nước. Nhà nước không phải là một công tŕnh nghệ thuật [nhân tạo] [BVNS nhấn mạnh]; nó hiện hữu ở trong thế giới, và, v́ thế, ở trong lĩnh vực của sự tùy tiện, bất tất và sai lầm; và sự hành xử tồi tệ có thể làm méo mó nó ở nhiều phương diện. Song, ngay một kẻ đáng ghét, một tên tội phạm, một người bệnh hay một người tàn tật th́ bao giờ cũng vẫn là một con người đang sống thật, cái [phương diện] khẳng định [tích cực] – tức đời sống – vẫn sống bất chấp những khuyết tật ấy; và chính cái khẳng định ấy là điều [duy nhất] mà ta quan tâm ở đây [BVNS nhấn mạnh]” (§258, Giảng thêm).
Đoạn văn trên đây cho thấy mấy ư quan trọng của Hegel:
- Việc hiện thực hóa sự tự do trong Nhà nước không phải là xoay quanh một ư niệm “đơn thuần” (Platon) hay một cái Phải là (Kant) mà chính là hiện thực.
- V́ thế, theo Hegel, không thể dừng lại ở khái niệm tự do chủ quan, trái lại, phải xuất phát từ “bản chất” của tự do. “Bản chất” của tự do, theo thuật ngữ của GPR, chính là sự thống nhất của Tinh thần bao gồm cả tính khách thể, tính bản thể và tính chủ thể của sự tự do. Ông gọi nhất thể ấy là “sức mạnh độc lập-tự tồn, trong đó những cá nhân riêng lẻ chỉ là những mômen mà thôi”, và “chính [nhờ có] hành tŕnh [ấy] của Thượng đế trong thế giới mà Nhà nước tồn tại”.
“Hành tŕnh của Thượng đế ở trong thế giới” (Der Gang Gottes in der Welt) là h́nh tượng quá bóng bẩy và mạnh mẽ rất dễ gây ngộ nhận, nhưng ta nên lưu ư: Ông không bảo Nhà nước là “hành tŕnh của Thượng đế ở trong thế giới”, trái lại, chính “sức mạnh của lư tính tự hiện thực hóa như là ư chí” ở trong Nhà nước mới là “hành tŕnh của Thượng đế ở trong thế giới”([1]).
- Như nhiều người cùng thế hệ, Hegel tin rằng con người có thể nhận ra “hành tŕnh” hay tác động của Thượng đế ở trong lịch sử, hiểu chủ yếu như lịch sử Nhà nước, và ông dành triết học thực hành và triết học lịch sử của ḿnh để chứng minh điều ấy. Tuy nhiên, khi được mệnh danh là “đấng Thượng đế hiện thực” th́, như đă nói, điều này chỉ liên quan đến “ư niệm về Nhà nước”, chứ không tính đến “những nhà nước đặc thù”, “những định chế đặc thù”. ư niệm ấy là “cái khẳng định, cái tích cực” nơi nhà nước đặc thù, độc lập với mọi khuyết tật có thể có của chúng. Như thế, đây là chỗ rất tế nhị và Hegel kiên quyết giữ vững sự khác biệt giữa “ư niệm về Nhà nước” với những nhà nước đặc thù mang tính lịch sử. Việc chê trách ông đă “thần thánh hóa Nhà nước” cần điều chỉnh lại cho đúng với ư tưởng thực sự của ông.
- Trong mấy ḍng cuối của phần trích dẫn, chữ “Thượng đế hiện thực” và câu nói: “Nhà nước không phải là một tác phẩm nghệ thuật [nhân tạo]” là nhằm chống lại quan niệm của Thomas Hobbes về Nhà nước như là “Mortall God” (“Thượng đế khả tử”) và “Artificiall Man” (“con người nhân tạo”) trong tác phẩm Leviathan (Chương 17). Theo Hegel, những nhà nước đặc thù là “khả tử” nhưng không phải “nhân tạo”, và chính v́ thế mọi nhà nước lịch sử đều là bất toàn so với ư niệm về Nhà nước.
10.3. Cấu trúc khái niệm của Nhà nước
- “Cấu trúc khái niệm” nói ở đây là cấu trúc tư biện-biện chứng của Khái niệm Nhà nước. Cấu trúc này được suy ra từ “học thuyết về Khái niệm”/“Lehre vom Begriff” trong Khoa học Lôgíc của Hegel, cơ sở triết học của toàn bộ hệ thống Hegel. Khái niệm “Nhà nước” vận động trong sự đối lập giữa tính bản thể và tính chủ thể, cũng như giữa tính hợp lư tính và hiện thực để đi đến sự thống nhất.
- Sự thống nhất cụ thể giữa tính bản thể và tính chủ thể của cái “đạo đức” không ǵ khác hơn là ư niệm về cái “đạo đức”. Trong chừng mực đó, nói “Nhà nước là hiện thực của ư niệm đạo đức” (§257) là lặp thừa, v́ “ư niệm” tự nó có nghĩa là sự thống nhất giữa Khái niệm và hiện thực. Thế nhưng, trong thực tế, phần “Đời sống đạo đức” trong GPR chỉ mới xuất phát từ Khái niệm đơn thuần của ư niệm này, c̣n hiện thực lại là cái cần phải vươn tới. Ta có thể theo dơi tiến tŕnh vận động biện chứng này giữa tính bản thể và tính chủ thể như sau:
- tính bản thể (Substantialität) của đời sống đạo đức thoạt đầu hiện diện trong gia đ́nh, rồi thông qua sự giải thể của gia đ́nh, gia đ́nh “buông thả”([2]) tính chủ thể ra khỏi chính ḿnh, hay nói đơn giản, tạo điều kiện cho tính chủ thể ra đời. Thế nhưng qua đó, mômen này (tính bản thể) không biến mất khỏi cái đạo đức, trái lại, được tái lập (phủ định của phủ định) như là những định chế nhà nước ngay trên miếng đất của tính chủ thể và thông qua sự tung hoành của tính chủ thể ở trong xă hội dân sự (§262). V́ thế, như ta đă thấy, Hegel gọi các hiệp hội là “gia đ́nh thứ hai” (theo nghĩa phủ định) (§252), và bây giờ, các định chế nhà nước thể hiện cái bản thể đạo đức trong h́nh thái mới, cao hơn (phủ định của phủ định).
- C̣n về phía tính chủ thể của cái đạo đức, nó bao hàm pháp quyền trừu tượng và sự an lạc của những cá nhân, nhưng bây giờ cũng bao hàm cả tâm thế đạo đức, v́ chỉ ở cấp độ này, nó mới có thể có được nội dung cụ thể như là đức hạnh chính trị (theo nghĩa của một “đạo đức học định chế” lấy Nhà nước làm trung tâm) sau khi vượt bỏ chủ nghĩa h́nh thức trừu tượng của cấp độ luân lư. Đời sống đạo đức chủ quan, do đó, bao giờ cũng phải là sự cân bằng giữa những quyền hạn và những nghĩa vụ, v́ sự cân bằng này là sự thống nhất chủ quan giữa sự tự do mang tính bản thể và sự tự do mang tính chủ thể, cao hơn hẳn cấp độ pháp quyền trừu tượng (tư pháp) và luân lư (§261 và Nhận xét). Theo Hegel, không có ǵ đứng cao hơn những quyền hạn và nghĩa vụ chính trị!([3])
- Như thế, Nhà nước – như là “hiện thực của ư niệm đạo đức” (§257) là một kết quả. Nếu tiểu đoạn đầu tiên của quyển sách (§1) mới chỉ xác định một cách “chung chung trừu tượng” hiện thực của pháp quyền như là kết quả của việc tự hiện thực hóa khái niệm về pháp quyền th́ bây giờ Nhà nước được nắm bắt như là ư niệm về cái đạo đức tự hiện thực hóa với “lẽ phải” hay “quyền hạn” (Recht) tối cao. Trong tinh thần ấy, Nhà nước của Hegel là sự thống nhất giữa Nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) và Nhà nước quyền lực (Machtsstaat), v́ trong Nhà nước, “Tinh thần đạo đức” không chỉ biết rằng ḿnh là hiện thực của ư chí tự do (nghĩa là biết cái tồn tại-hiện có của ḿnh ở trong pháp quyền) mà c̣n thực thi cái tồn tại-hiện có ấy nữa. V́ thế, ta cần ghi nhớ rằng nơi Hegel, Nhà nước là quyền lực nhưng phải phục tùng pháp luật; quyền lực này là quyền lực của pháp luật chứ tuyệt nhiên không phải là quyền hạn vô tận của sức mạnh, như các học thuyết khác về “Nhà nước-quyền lực” ở thế kỷ XIX([4]).
- Theo nghĩa ấy, ta dễ hiểu luận điểm của Hegel khi cho rằng Nhà nước là “mục đích tự thân tuyệt đối và bất động” (§258). Thoạt nh́n, định nghĩa này có vẻ mâu thuẫn với học thuyết về tính cá biệt và tính lịch sử của những nhà nước thực tồn. Thực ra, “mục đích tự thân” (Selbstzweck) nơi Nhà nước chính là ư niệm của nó, là “cái lư tính tự-ḿnh-và-cho-ḿnh” (nt) mà bất kỳ nhà nước thực tồn nào, trong các điều kiện bất tất, cũng mang trong ḿnh ít hay nhiều. Vấn đề ở đây là ư niệm về pháp quyền phải được trang bị bằng quyền lực để trở thành hiện thực, nhưng không phải là ư niệm về quyền lực trần trụi.
- V́ lẽ khái niệm “Nhà nước” của Hegel bao trùm các sự quy định của tính bản thể và tính chủ thể cũng như của tính hợp-lư tính và hiện thực của cái đạo đức, nên ông tấn công cả trên hai mặt trận (§258, Chú thích của Hegel):
- chống lại chủ nghĩa tự do quy giản ư chí tự do đúng thật vào ư chí cá nhân, xây dựng Nhà nước theo mô h́nh của pháp quyền trừu tượng, v́ theo Hegel, như thế là không xem cái hợp-lư tính của Nhà nước như là “sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính cá biệt” (§258) và giữa tự do chủ quan và tự do khách quan. (Đáng ngạc nhiên là khi phê phán Rousseau, Hegel hoàn toàn không lưu ư đến sự phân biệt rất quan trọng của Rousseau giữa volonté de tous (“ư chí của tất cả mọi người” căn cứ vào ư chí cá nhân) với volonté générale (ư chí phổ biến, khá gần gũi với Hegel)).
- chống lại chủ nghĩa duy sử (trong cước chú của Hegel cho §258, phê phán Haller). Nếu chủ nghĩa tự do quy giản cái đạo đức hiện thực và hợp-lư tính vào cái giác tính trừu tượng, không-hiện thực th́ phái duy sử (Haller) chỉ đơn thuần lấy cái kiện tính (Faktizität), tức những sự kiện vô-tư tưởng, vô-lư tính của lịch sử trần trụi làm đối tượng cho tham vọng “phục hồi khoa học về Nhà nước”. Theo Hegel, đó là nỗ lực “phản động” muốn quay trở về lại với những t́nh trạng tiền-hiện đại, tiền-cách mạng (Pháp). Như thế, chú thích rất dài của Hegel ở §258 cho thấy việc quy kết “âm mưu phục hồi” nơi Hegel là không có căn cứ.
- Phân chia nội dung của pháp quyền Nhà nước (§259)
V́ lư tính chính trị là sự tự-phân biệt của Nhà nước ngay trong sự đồng nhất về cơ bản của ḿnh, nên ư niệm về Nhà nước tự-quy định với diễn tŕnh biện chứng như sau:
1. thoạt đầu, như là sự phân biệt ở bên trong sự đồng nhất của Nhà nước với chính ḿnh: đó là “hiến pháp” hay “luật hiến pháp” [luật công pháp nội bộ của Nhà nước] (“das innere Staatsrecht”);
2. tiếp theo là sự phân biệt của sự đồng nhất này với chính ḿnh: Nhà nước hiện hữu trong “công pháp quốc tế” hay “công pháp đối ngoại” (das äuβere Staatsrecht) như là mối quan hệ giữa các Nhà nước với nhau;
3. và sau cùng, là sự tự-phân biệt ngay trong môi trường của sự khác nhau này giữa các Nhà nước, nghĩa là, trong ư niệm Nhà nước phổ biến vừa đồng nhất với ḿnh, vừa tự cụ thể hóa trong môi trường ấy: ư niệm tự thể hiện như là lư tính-chính trị ở cấp độ toàn thế giới: “Tinh thần-thế giới tự hiện thực hóa trong “lịch sử thế giới””.
- Cách phân chia theo kiểu “tam phân” này, về h́nh thức, giống với cách phân chia của Kant trong lĩnh vực công pháp: pháp quyền Nhà nước (Staatsrecht), pháp quyền các quốc gia-dân tộc hay công pháp quốc tế (Vưlkersrecht) và pháp quyền công dân thế giới (Weltbürgerrecht).
- Nhưng, về nội dung, Kant và Hegel khác nhau trong việc đánh giá tiến tŕnh phân chia ấy. Với Kant, pháp quyền Nhà nước (Staatsrecht) – với tư cách là luật hiến pháp nội bộ – có tính cách cưỡng bách nghiêm ngặt, trong khi tính cách này giảm dần trong hai trường hợp sau. Ngược lại, nơi Hegel, là sự tăng dần lên: pháp quyền Nhà nước tối cao và bất khả đề kháng là pháp quyền của Tinh thần-thế giới. Nó thiết định tự ngă của nó một cách tuyệt đối và tất yếu tương tự như quyền lực tối cao trong pháp quyền nội bộ, đó là của quốc vương (§275 và tiếp). V́ lẽ bây giờ bản thân bản thể cũng là chủ thể, nên chủ thể thể hiện quyền lực trên mọi cấp độ của cái tồn-tại-hiện có – vừa mang tính bản thể, vừa mang tính phổ biến –, nhất là trong lĩnh vực của lư tính chính trị, chứ không chịu dừng lại như một nguyên lư điều hành tuy cũng có tính bản thể hay phổ biến nhưng chỉ chủ yếu có tính “lư tưởng” hay “quy phạm” để vươn tới như nơi Kant.
10.4. Cấu trúc định chế của Nhà nước
10.4.1. “Nhà nước của sự tự do đúng thật”
Hegel bị chủ nghĩa tự do cổ điển lẫn hiện đại (Haym, 1857; Popper, 1957; Topitsch, 1981…) đả kích mạnh mẽ chỉ v́ họ không chia sẻ quan niệm của Hegel về tự do nói chung và về Nhà nước tự do, nói riêng.
Với Hegel, tự do đúng thật là ư niệm về tự do, mà ư niệm – như ta đă biết ngay từ đầu GPR –, là sự thống nhất giữa Khái niệm và hiện thực, hay, bằng thuật ngữ khác, giữa ư thể (Idealität) và thực tại (Realität), nơi đó hiện thực không ǵ khác hơn là hiện thực do “chính Khái niệm tự mang lại cho chính ḿnh” (§1, Nhận xét). Cách viết thoạt nghe có vẻ “thần bí” ấy được Hegel giải thích bằng chính quan niệm của ông về chữ “Khái niệm”. Khái niệm là bản chất đúng thật, hợp-lư tính của hiện thực (“Cái ǵ hợp-lư tính là hiện thực; và cái ǵ là hiện thực th́ hợp-lư tính” (Lời Tựa, 17). Hiện thực của tự do như là kết quả của việc “hiện thực hóa” của bản thân Khái niệm về tự do (tức: “tự do với tư cách là ư niệm”, §29) là sự tồn tại-nơi-chính ḿnh-trong-cái-tồn-tại-khác (Beisichsein-im-Anderssein). Nó bao gồm cả quan niệm tự do cổ điển (sự tự trị, tự măn tự túc) kết hợp với yếu tố hiện đại của tự do như là sự khác biệt giữa cái chính ḿnh và cái khác, giữa cái chủ quan và cái khách quan với tất cả “quyền hạn” của cái chính ḿnh và cái chủ quan. V́ thế, Hegel vừa chống lại sự tự do đơn thuần có tính “bản thể” của một sự “tồn tại-nơi-chính-ḿnh” (Beisichsein) của Nhà nước như trong polís [thành quốc] Hy Lạp cổ đại (sự tự do chỉ tồn tại ở đây trong quan hệ bên ngoài giữa những póleis với nhau), vừa chống lại sự tự do chủ quan có tính phủ định của chủ nghĩa tự do cận đại, chỉ thấy trong Nhà nước và các định chế của nó cái “tồn tại-khác” (Anderssein) xa lạ, thù địch về nguyên tắc đối với cái chủ quan. Vậy, ư niệm cụ thể của tự do thoạt đầu là pháp quyền trừu tượng (§29) rồi đến đời sống đạo đức trong xă hội dân sự (§142) và rút cục được thực hiện trong Nhà nước, v́ Nhà nước là “hiện thực của ư niệm đạo đức” (§257)([5]).
Tóm lại, học thuyết của Hegel về Nhà nước cần được hiểu trong toàn cảnh của phép biện chứng của ông: tất cả đều quy về sự tự do, v́ thế, không thể v́ Hegel phê phán một quan niệm nhất định nào đó về tự do mà vội vă phê phán ông là thù địch với tự do!
10.4.2. Về khái niệm “Hiến pháp” (“Verfassung”)
- Có hai sự phân biệt trong quan niệm của Hegel về hiến pháp: hiến pháp theo nghĩa rộng và hiến pháp theo nghĩa hẹp, và, trong hiến pháp theo nghĩa hẹp, phân biệt giữa các cấu trúc bên trong của Nhà nước với quan hệ bên ngoài của nó với những Nhà nước khác.
- Hiến pháp theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi định chế bên trong một Nhà nước được cá nhân trải nghiệm và sống thật, trong đó sự tự do của những cá nhân được thực hiện và được biết như là đă được thực hiện (§265), theo nghĩa đó, mọi định chế của gia đ́nh, xă hội dân sự đều là những định chế của Nhà nước, mặc dù chúng không phải là những định chế nhà nước theo nghĩa hẹp. Hegel c̣n hiểu những định chế này như là những “cột trụ chủ chốt của sự tự do công cộng, bởi trong chúng, sự tự do đặc thù được thực hiện và (…) một cách tự ḿnh [mặc nhiên] có mặt sự hợp nhất giữa sự tự do và sự tất yếu” (nt). Nếu Kant và Fichte xem sự tự do và sự tất yếu là cặp đối lập, bởi họ hiểu tự do là cái ǵ chủ quan, đối lập với sự tất yếu của cái khách quan xa lạ, th́ Hegel muốn đẩy tới về mặt triết học, theo đó, tính bản thể của những định chế “tự-ḿnh” (tức: mặc nhiên và trong sự thật) là tính bản thể của sự tự do được định chế hóa. Công thức: “sự hợp nhất giữa sự tự do và sự tất yếu” chỉ là cách nói khác của mô h́nh biện chứng cơ bản về sự thống nhất giữa tính chủ thể và tính bản thể, hay giữa ư thể (Idealität) và thực tại (Realität).
- Như thế, hiến pháp theo nghĩa rộng là thực tại (Realität) của sự tự do được những cá nhân thể nghiệm, trong khi đó, hiến pháp theo nghĩa hẹp là ư thể (Idealität) của sự tự do. Nơi Hegel, ư thể là mômen của tính phổ biến ở trong một cái toàn bộ cụ thể. ư thể và thực tại quan hệ với nhau như là giữa bản chất (cái bên trong) và hiện tượng; ư thể của sự tự do đồng nhất với tính bản thể của nó, c̣n thực tại của sự tự do đồng nhất với tính chủ thể của nó. Thêm nữa, bản thân ư thể hay tính bản thể của tự do lại xuất hiện vừa chủ quan vừa khách quan: chủ quan như là tâm thế chính trị hay “chủ nghĩa yêu nước”, c̣n khách quan như là “sinh thể hữu cơ của Nhà nước, là Nhà nước chính trị đích thực cùng với hiến pháp của nó” (§267).
Vậy, theo Hegel, hiến pháp theo nghĩa hẹp là tổng thể những định chế chính trị của một Nhà nước, là những cấu trúc đơn thuần được những người công dân (citoyens) “yêu nước” đánh thức và nuôi dưỡng để chúng thực sự là những định chế của sự tự do. Cái “hiến pháp chính trị” ấy cần được xem xét riêng tùy theo “quan hệ của Nhà nước với chính ḿnh” cũng như trong quan hệ đối ngoại với những Nhà nước khác” (§271). Tóm lại, các Chương: I: “Hiến pháp nội bộ xét riêng” (§§272-320) và II: “Chủ quyền đối ngoại” (§§321-329) bao gồm học thuyết của Hegel về hiến pháp dân sự và quân sự (hiến pháp chính trị) của Nhà nước lư tính.
- Hai sự phân biệt trên đây giúp ta lư giải chỗ tưởng như khó hiểu sau đây: tại sao Hegel đặt việc “quản trị và thực thi công lư” cũng như các nhiệm vụ của “cảnh sát” vào trong xă hội dân sự, mặc dù chúng rơ ràng là các chức năng của Nhà nước (trong §287, Hegel xếp chúng một cách minh nhiên vào lĩnh vực của “hành pháp”). Lư do: Phần III (Nhà nước) không chủ yếu tŕnh bày các chức năng của Nhà nước (JR gọi là “chính quyền”/Regierung), trái lại, chỉ bàn về cấu trúc theo đúng nghĩa đen của chữ “hiến pháp” là sự “cấu tạo” (Konstitution/Verfassung). Quan hệ giữa chức năng của hiến pháp với cấu trúc của hiến pháp chính là quan hệ giữa “thực tại” và “ư thể” nói trên. Trong xă hội dân sự, “chức năng nhà nước” là nhiệm vụ của “Nhà nước bên ngoài, Nhà nước của giác tính” (§157) chứ chưa phải là bản thân Nhà nước đúng thật. Trong “thực tại” đầy xung đột của xă hội dân sự, Nhà nước phải là sức mạnh “ư thể”, làm nhiệm vụ nhất thể hóa, đạo đức hóa. Nói khác đi, Nhà nước của Hegel đúng là Nhà nước của xă hội dân sự, và, trong chừng mực đó, là Nhà nước tự do, nhưng nó không phải là Nhà nước “giác tính”, Nhà nước của “chủ nghĩa tự do”, bởi nó không bị giới hạn hay được tát cạn trong những chức năng xă hội. Hegel khác với chủ nghĩa tự do ở luận điểm chủ yếu sau đây: cứu cánh của Nhà nước không kết thúc ở những mục đích ngoại tại, v́ kỳ cùng nó là “mục đích tự thân”, là “cứu cánh tuyệt đối, bất động” (§258). Ở đây, không thiếu những nhà chú giải nghi ngại rằng một trong những di sản nguy hiểm của Hegel là xem nhẹ phương diện chức năng (thực sự bảo vệ những quyền hạn của công dân) của Nhà nước.
10.4.3. Nhà nước như một “sinh thể hữu cơ” và sự phân quyền
- Chống lại các học thuyết duy lư của thời Khai minh về Nhà nước như là “sản phẩm nhân tạo”, “cơ giới” (Hobbes), tư tưởng chính trị của phong trào lăng mạn Đức (Herder, Novalis, phái duy sử…) xem các quan hệ nhà nước là một “sinh thể hữu cơ” (Organismus). Quan niệm này nhằm bảo vệ những ǵ đă được h́nh thành từ lịch sử, chống lại những ǵ được “làm ra” một cách nhân tạo, tức từ bàn tay của cách mạng Pháp, do đó, là biểu hiện của chủ nghĩa bảo thủ chính trị. Về sau, lại được củng cố thêm dưới ảnh hưởng của thuyết Darwin: Nhà nước trở thành một “sinh thể” có máu thịt, huyết thống, chủng tộc, đất đai lao vào cuộc “đấu tranh sinh tồn”.
- Về “sinh thể hữu cơ” theo nghĩa đen, Hegel có bàn trong phần Triết học tự nhiên của ông (EG, Bách khoa thư IV, §§350 và tiếp). Ông lại bàn về khái niệm “sinh thể hữu cơ” trong Khoa học Lôgíc (WL II) dựa theo định nghĩa của Kant trong Kd. U (Phê phán năng lực phán đoán): “một sản phẩm có tổ chức của Tự nhiên là cái trong đó tất cả đều là mục đích và cũng là phương tiện một cách hỗ tương” (Kd. U, §66). Nhưng, trong học thuyết về Nhà nước, khái niệm này nơi Hegel chỉ mang tính ẩn dụ, bởi lư do đơn giản: Nhà nước không thuộc về giới tự nhiên mà là Tinh thần khách quan, là giới Tự nhiên thứ hai. Khi bảo “Nhà nước cá biệt” (tức Nhà nước đúng thật) là “sinh thể hữu cơ tự quan hệ với chính ḿnh” (§259), ông hiểu sự “tự-quan hệ” (Selbstbeziehung) (§257) là một sự tự-suy tưởng, tự nhận thức và tự-thực hiện của ư chí tự do ở trong Nhà nước, nghĩa là, về mặt lôgíc khái niệm, Hegel loại trừ học thuyết Nhà nước mang tính sinh vật học.
- Hegel nhấn mạnh rằng, hiến pháp – như là “sự tổ chức Nhà nước” (§272) – không được dựa theo các cấu trúc tự nhiên, mà chỉ tuân theo các cấu trúc khái niệm mà thôi. Do đó, hiến pháp-lư tính tất yếu dẫn đến học thuyết về sự phân quyền: “Nhà nước là một sinh thể hữu cơ, tức là sự phát triển của ư niệm trong những sự khác biệt của nó. Các phương diện khác nhau này là các quyền lực với các nhiệm vụ và chức năng khác nhau, qua đó cái phổ biến liên tục tạo ra chính ḿnh bằng một cách tất yếu, và, nhờ thế, nó bảo tồn chính ḿnh, v́ bản thân nó là tiền đề của sự tạo ra chính nó. Sinh thể hữu cơ này là Hiến pháp chính trị” [tức Hiến pháp theo nghĩa hẹp] (§269, Giảng thêm).
- Hegel đồng ư với truyền thống tự do cận đại (Montesquieu) rằng việc phân quyền là sự “đảm bảo cho tự do công cộng” (§272, Nhận xét), thế nhưng ông lại có quan niệm khác hẳn về sự “phân quyền”. Theo Hegel, đó không phải là sự tồn tại bên cạnh nhau và chế ước lẫn nhau giữa các quyền lực tương đối độc lập theo mô h́nh “checks and balances” (kiểm soát và cân bằng). Hegel thậm chí c̣n xem mô h́nh này là sự “hủy hoại Nhà nước”, là biểu hiện của “tâm thế dân đen”! (§272, Nhận xét). Hegel biện minh cho mô h́nh phân quyền theo kiểu phân công trong sự thống nhất của ḿnh bằng “bản tính của Khái niệm” (§272) như là thước đo và tiêu chuẩn duy nhất. Như đă biết, sự tự-quy định nội tại của khái niệm thể hiện bằng sự tự-phân biệt bên trong thành những cấu trúc nội bộ của Nhà nước. Như thế, ba quyền lực cơ bản của Nhà nước – quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền của quốc vương – tương ứng chính xác với ba sự quy định lôgíc của Khái niệm: tính phổ biến, tính đặc thù và tính cá biệt, và, mỗi quyền lực trong ba quyền lực này đều chứa đựng, theo cách riêng của ḿnh, cả ba mômen khái niệm nói trên ở trong chính ḿnh (§273)([6]). Cấu trúc tư biện thoạt nh́n có vẻ “hài ḥa” này thực tế đă kéo lùi quan niệm về sự phân quyền của Hegel so với quan niệm tam quyền phân lập của Montesquieu đă và đang được đại đa số những quốc gia hiện đại lựa chọn.
- Đi xa hơn, từ định nghĩa hiến pháp theo nghĩa rộng, Hegel luôn khẳng định rằng chưa từng có Nhà nước nào lại không có hiến pháp, thậm chí không một dân tộc nào không có hiến pháp theo một cách nào đó, cho nên mọi sự sáng tạo nên hiến pháp mới thật ra bao giờ cũng chỉ là một sự cải biến hiến pháp (§273, Nhận xét). ư đồ của ông là muốn xem nhẹ và đả kích các hiến pháp “cách mạng” của Pháp và Mỹ:
- hiến pháp có tính chính đáng không phải bằng ư chí của những nhà lập hiến có tính ngẫu nhiên, lịch sử mà bằng tŕnh độ phát triển của “Tinh thần phổ biến”. (V́ thế, theo Hegel, cũng thật là vô vọng khi muốn áp đặt một hiến pháp cho một dân tộc không tương ứng với tŕnh độ lịch sử của nó, trái lại, tŕnh độ dân trí tất yếu sẽ mang lại một hiến pháp phù hợp) (§274). Kỳ cùng, học thuyết của ông về “lư tính trong lịch sử” sẽ dành “quyền hạn” tối cao cho “lịch sử thế giới xét như ṭa án thế giới” (§340) (Xem: Chú giải dẫn nhập, 10.5).
- Tuy nhiên, ông cũng phân biệt Hiến pháp theo nghĩa rộng nói trên với luật hiến pháp (Verfassungsrecht) khi hiểu đó là sự tồn tại-hiện có của hiến pháp trong h́nh thức của pháp luật thực định. Chẳng hạn, nước Phổ ở thời ông tuy có một hiến pháp (theo nghĩa rộng) nhưng lại chưa có luật hiến pháp (vua Friedrich Wilhelm III đă hứa từ 1813, nhưng đến khi quyển GPR này ra mắt, vẫn chưa được thực hiện!). Theo Hegel, xem nhẹ luật hiến pháp là mâu thuẫn lại với yêu cầu tất yếu phải trở thành “thực định” của pháp quyền (§211).
10.4.4. Chính thể quân chủ lập hiến
- Từ bối cảnh của học thuyết về “tổ chức Nhà nước lư tính” dễ hiểu tại sao Hegel xem chính thể quân chủ lập hiến là h́nh thức Nhà nước… hợp lư tính nhất, tức tiến bộ nhất về mặt lịch sử thế giới. Hegel không chỉ tán đồng với quan niệm truyền thống cho rằng con người chỉ có thể sống tự do và nhân đạo trong những h́nh thức chính thể tổng hợp (Aristoteles, Polybios, Cicero) mà c̣n tuyên bố rằng Tinh thần cổ đại đă chưa đủ năng lực để xem ba h́nh thức chính thể (quân chủ, quư tộc và dân chủ) như là các yếu tố của một sự “phân biệt nội tại” (của một tổ chức đă được phát triển) (§273, Nhận xét). Chỉ trong chính thể quân chủ lập hiến th́ cả ba h́nh thức này mới được “hạ thấp xuống thành những mômen” (nt). V́ thế, ông xem việc tranh căi về sự ưu việt của từng h́nh thức chính thể là đă được giải quyết về mặt lịch sử để từ nay có thể lĩnh hội Nhà nước một cách thực sự hợp-lư tính như là “sinh thể hữu cơ tự quan hệ với chính ḿnh”([7]).
10.4.5. Quyền của quốc vương và vấn đề “chủ quyền”
- Lư luận của Hegel về quyền của quốc vương bị phê phán gay gắt từ nhiều phía đối nghịch:
- Trước hết, nó bắt đầu với một “sai lầm về khái niệm”: quy định lôgíc về tính cá biệt – hiện thân nơi quốc vương – lẽ ra phải đến sau tính phổ biến và tính đặc thù theo tŕnh tự phương pháp của Lôgíc học, nghĩa là, việc bàn về quyền của quốc vương phải đến sau quyền lập pháp và hành pháp. Có lư do để nghi ngờ một thứ “chủ nghĩa cơ hội” của Hegel ở đây!
- Có thể do ông ngại rằng, nếu đi theo tŕnh tự lôgíc, quyền quốc vương ắt sẽ là một “kết quả” của quyền lập pháp và hành pháp, có nguy cơ dẫn đến một chính thể quân chủ thông qua bầu cử hay thậm chí một tổng thống chế. Điều nghi ngờ này có cơ sở khi ta thấy Hegel đă hết sức lúng túng và mâu thuẫn khi biện minh cho “tính tự nhiên” của chế độ quân chủ thế tập dựa trên huyết thống, ḍng dơi và quyền thừa kế ngai vàng của con trai trưởng (§280), lẽ ra không thể có trong lĩnh vực của “thế giới tự nhiên thứ hai” này!
- Nhưng, xét về chức năng của quyền quốc vương, có một sự mất cân đối nghiêm trọng giữa những lời ca tụng hùng hồn về sự “uy nghiêm” của quân quyền với những quyền hạn chính trị thực sự được Hegel dành cho ngôi vị này: “Thật ra, trong một Nhà nước được tổ chức hoàn chỉnh, vấn đề đặt ra cho cơ quan quyền lực tối cao chỉ là một quyết định h́nh thức, và tất cả những ǵ cần đến ở một vị quốc vương là nói “Đồng ư” và đặt dấu chấm lên chữ “i”, v́ cơ quan tối cao phải là nơi mà tính cách đặc thù của người đứng đầu không có sự quan trọng nào” (§280, Giảng thêm). Giới hạn quân quyền vào việc nói “đồng ư” một cách h́nh thức, không khác ǵ vai tṛ của một “công chứng viên” không có thực quyền, hay đúng hơn, vai tṛ của một “Tổng thống Liên Bang Đức” ngày nay, Hegel lại phải hứng chịu sự công kích mạnh mẽ của phái bảo hoàng đương thời!
- Ch́a khóa cho việc thiết lập quân quyền nơi Hegel là học thuyết của ông về chủ quyền (Souveränität):
- một mặt, ông chống lại chủ quyền độc đoán của ông vua chuyên chế (Louis XIV: “L’État, c’est moi/Nhà nước là Trẫm) và, theo ông, đó là chỗ phân biệt giữa chính thể quân chủ phong kiến với chế độ quân chủ lập hiến, mặt khác chống lại quan niệm quen thuộc về chủ quyền của nhân dân. Ông gọi cái trước (§270) là “t́nh trạng vô-pháp luật” (nt), v́ thế, ông hạn chế mạnh quyền hạn của quốc vương. C̣n cái sau, ông bác bỏ với lư do: nhân dân chỉ có được chủ quyền của ḿnh ở trong Nhà nước, và rơ rệt nhất là khi một nhân thân hiện thân cho chủ quyền này (§279, Nhận xét). Theo ông, chức năng quan trọng nhất của người nắm chủ quyền là hội nhập những cái khác nhau thành một cái toàn bộ (theo ẩn dụ về “sinh thể hữu cơ” hay “tính ư thể”, §278, Nhận xét), nghĩa là quân quyền cũng phải được phân thù hóa theo những quy định lôgíc gồm ba nhiệm vụ: hiện thân và bảo đảm cho “tính phổ biến” của hiến pháp và luật pháp; “sự tham vấn như là quan hệ của cái đặc thù đối với cái phổ biến”, và, sau cùng, mômen của sự quyết định tối hậu như là sự tự quyết cá biệt, nơi quy về của mọi cái khác” (§275); quyền “quyết định tối hậu” bao hàm cả quyền ân xá. (Ở đây, các mômen lôgíc lại được điều chỉnh theo đúng tŕnh tự!).
- Nhưng, sự đúng tŕnh tự này lại vướng vào nhiều mâu thuẫn; nhất là ở mômen thứ hai: mômen của tính đặc thù. Đó là: nội các hoàng gia chỉ chịu trách nhiệm trước quốc vương chứ không phải trước quyền lập pháp (§283). Lập luận này lạc hậu so với chính thực tế ở nước Phổ lúc bấy giờ, đó là chưa nói là quá yếu trước sự phản bác chính đáng: nếu quả thật nhân dân chỉ có được chủ quyền của ḿnh ở trong quốc vương, th́, về mặt triết học, có ǵ sai trái khi vị nguyên thủ phải được bầu lên và nội các phải chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp? Tại sao mọi chủ quyền không xuất phát từ nhân dân như trong mọi hiến pháp hiện đại?
- Mômen của tính phổ biến được Hegel tương đối hóa trong trật tự hợp hiến của Nhà nước về mặt khách quan, và được hiện thân về mặt chủ quan trong “lương tâm của quốc vương” (§285). Thế nhưng tại sao không thành lập ṭa án hiến pháp để có thể chế tài những sự vi phạm hiến pháp của quốc vương? Hegel cho rằng một đ̣i hỏi như thế là rơi trở lại vào trong các quan niệm sai lầm về sự phân quyền! Một lập luận thiếu thuyết phục và nguy hiểm!
10.4.6. Quyền hành pháp
- Hegel hiểu quyền hành pháp đúng theo nghĩa đen là “áp dụng và thi hành” những quyết định chính trị không phải do chính quyền đưa ra như cách hiểu ngày nay cũng như thực thi việc quản trị công cộng đă được Hegel nêu trong thuật ngữ “cảnh sát” khá cổ lỗ (§231 và tiếp). Vậy, việc cai trị là việc “thâu gồm” cái đặc thù của đời sống chính trị, xă hội vào dưới “lợi ích phổ biến” (§287).
Trong quyền hành pháp có chứa đựng quân quyền (các viên chức hành động nhân danh quốc vương và được quốc vương bổ nhiệm), đồng thời chứa đựng quyền lập pháp (quy định khuôn khổ pháp luật cho hành động của chính phủ).
- Đáng chú ư ở đây là: Hegel không thừa nhận quyền tư pháp như là quyền lực thứ tư, độc lập, như quan niệm của Montesquieu mà đặt nó vào trong quyền hành pháp. Lư do không mấy thuyết phục của Hegel:
- tuy việc “quản trị và thực thi công lư” thuộc về xă hội dân sự, v́ ở đó, pháp quyền “trừu tượng” trở nên “thực định” (§209 và tiếp), thế nhưng việc quản trị và thực thi công lư cũng như “các chức năng cảnh sát”, xét kỳ cùng, đều chỉ có thể có như là những “chức năng của Nhà nước”. Cho nên, nơi Hegel, “quyền lực của ṭa án và cảnh sát” cũng là một loại h́nh dịch vụ công cộng của Nhà nước và là cánh tay nối dài của quyền hành pháp đối với xă hội dân sự, trong những vấn đề chỉ nảy sinh bên trong xă hội dân sự và vượt khỏi năng lực tự giải quyết của xă hội ấy.
- Nếu không có nền tư pháp độc lập, làm sao đảm bảo sự độc lập phán xử của ṭa án trước những chỉ đạo của chính phủ? Hegel xem điều này là tất nhiên, bởi “trong những tranh chấp dân sự, ngay quốc vương cũng phải phục tùng ṭa án” (§221, Giảng thêm). Hegel c̣n xem ṭa án hành chính là thừa, tuy nhiên, nó không mâu thuẫn với mô h́nh nhà nước của ông, nên các môn đệ của ông (Adolf Lasson) về sau chủ trương nên bổ sung vào.
- Trong phần bàn về “quyền hành pháp”, Hegel c̣n đề ra một học thuyết đáng chú ư về nền quản trị hành chính và đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, một đóng góp sáng giá với tư cách là nhà lư thuyết về xă hội hiện đại và một trong những người tiền phong trong ngành xă hội học. Những nhiệm vụ quản trị đa dạng trong “đời sống dân sự cụ thể” đ̣i hỏi một nền hành chính được phân công và có trật tự thứ bậc (§290). Đồng thời, ở lĩnh vực này, không có sự “nối kết tự nhiên” (§291) giữa chức vụ và nhân thân, nghĩa là, không ai được đảm nhận chức vụ chỉ nhờ nguồn gốc xuất thân như trong xă hội tiền-hiện đại, mà chỉ dựa vào tài năng và đức hạnh. Tuy được trả lương và đăi ngộ, nhưng Hegel cố gắng tách rời quan hệ viên chức với mọi quan hệ khế ước khác, với lập luận rằng việc phục vụ cho Nhà nước bao hàm toàn bộ nhân thân, qua đó “viên chức nhà nước” được bảo vệ chống lại những lợi ích xă hội riêng tư (chẳng hạn chống lại sự tham nhũng và hối mại quyền thế) (§294).
- Cốt lơi cho sự vận hành của quyền hành pháp là việc đào tạo đội ngũ viên chức, không chỉ về kỹ năng nghề nghiệp mà cả về ư thức trách nhiệm đối với những công việc “phổ biến” (§296). Giống như một nhà xă hội học hiện đại, Hegel đánh giá đội ngũ viên chức như là hạt nhân của “tầng lớp trung lưu”, là “giới trí thức có văn hóa và có ư thức pháp luật trong quần chúng” (§296), đồng thời, thay chỗ cho tầng lớp quư tộc cổ điển([8]).
10.4.7. Quyền lập pháp
- Hạt nhân của học thuyết về quyền lập pháp là lư luận về quyền cử đại biểu từ các tầng lớp. Ông phân biệt những tầng lớp về phương diện kinh tế-xă hội và về phương diện chính trị, nhưng với mục đích trung giới hai phương diện này với nhau (§303, Nhận xét). Động cơ chính của Hegel ở đây không nhằm phục hồi quan hệ xă hội theo kiểu hoài cổ, mà muốn vượt ra khỏi sự đối lập giữa một bên là quyền lực Nhà nước “phổ biến-trừu tượng” với bên kia là “khối quần chúng hỗn độn” của những cá nhân riêng lẻ, cô lập thường được gọi là “nhân dân” (§303, Nhận xét). Nói cách khác, Hegel muốn dùng học thuyết về các tầng lớp để chống lại “quan niệm nguyên tử, trừu tượng” của những nhà lư luận theo phái “khế ước xă hội” từ Thomas Hobbes. Hegel muốn bảo đảm rằng “những cá nhân không tự thể hiện như là một đám đông hay một mớ ô hợp, vô tổ chức trong ư kiến và ư muốn, và không trở thành một quyền lực quần chúng đối lập lại với Nhà nước hữu cơ” (§302). Ông muốn dành cho các tầng lớp nhiệm vụ chính trị là trung gian ḥa giải giữa lợi ích phổ biến và lợi ích đặc thù trong Nhà nước (§302). Theo nghĩa đó, những tầng lớp đại diện cho “cái xă hội” ở trong lĩnh vực của “cái chính trị”, nhưng không ở trong h́nh thái của việc cộng dồn những lá phiếu (Hegel và phái Hegel rất hoài nghi “nền dân chủ quần chúng theo lá phiếu”!) mà trong h́nh thái đă được phân thù về xă hội (vd: các hiệp hội và công đoàn…). Chỉ có như thế, những cá nhân mới hiện hữu cho Nhà nước chứ không phải như những cá nhân riêng tư, cô lập hay trong danh nghĩa phổ biến-trừu tượng như là “người công dân” (§308, §310, Nhận xét). Ông chờ đợi ở đại diện các tầng lớp trong quyền lập pháp sự ḥa giải giữa citoyen và bourgeois, hay, nói cách khác, sự vượt bỏ hiện hữu “nhân đôi” của cá nhân hiện đại như là “người công dân” và “nhân thân riêng tư”. Cái giá phải trả là rất đắt: những cuộc bầu cử là có thể diễn ra, nhưng, theo Hegel, là vô nghĩa và không có tầm quan trọng nào về mặt chính trị! (§311)
- Hegel tán thành mô h́nh “lưỡng viện” (“Thượng viện” của tầng lớp địa chủ/quư tộc nông thôn và “Hạ viện” với các tầng lớp dân sự khác, §§305-309) theo h́nh mẫu của nước Anh và Phổ nhưng không đưa ra được cơ sở triết học nào đáng kể: sự song hành hay tương đồng giữa “tính tự nhiên” của nền quân chủ thế tập với tính đạo đức “dân dă” của tầng lớp địa chủ/quư tộc (nt) là hoàn toàn giả tạo.
- Đáng chú ư là tác động “giáo dục” gắn liền với quyền lập pháp: bản thân đại biểu chính trị của các tầng lớp trong ngành lập pháp là một nguồn gốc của “chủ nghĩa yêu nước” đúng nghĩa. Mặt khác, nghị hội của các tầng lớp dù sao cũng mở ra một công luận chính trị, một trong những “phương tiện giáo dục lớn lao nhất” cho con người (§315)([9]).
- Hegel tỏ ra khôn khéo khi bàn về quyền tự do báo chí (§319 và Nhận xét) trong điều kiện bị kiểm duyệt ngặt nghèo của “Chỉ thị Karlsbad”: cố ư xem nhẹ vai tṛ và tác động của báo chí để… bảo vệ nó! Đối với khoa học, ông cũng t́m ra luận cứ độc đáo: khoa học không nằm trong phạm vi “công luận”, do đó, có thể tránh khỏi sự kiểm soát và kiểm duyệt của Nhà nước!
10.5. Công pháp quốc tế và lịch sử thế giới
- Sau khi dành mấy tiểu đoạn (§§321-329) bàn về các cấu trúc pháp lư của quan hệ đối ngoại của Nhà nước (được ông gọi là “Chủ quyền đối ngoại”), Hegel đi tới chỗ khẳng định “quyền hạn tối cao của lịch sử thế giới như là ṭa án thế giới”, đỉnh cao và chỗ kết thúc của triết học pháp quyền của ông.
- Luận điểm gây bất b́nh và lo ngại nhiều nhất cho người đương thời cũng như hậu thế được Hegel nêu ở §330, theo đó các Nhà nước đă được phát triển đầy đủ – với tư cách là những “tính cá nhân đạo đức” – quan hệ với nhau như trong “t́nh trạng tự nhiên”, nghĩa là hành xử như những chủ thể có ư chí, tuy thừa nhận lẫn nhau và có thể cùng nhau kư kết thỏa ước, nhưng tuyệt nhiên không có một trật tự pháp lư nào đứng cao hơn để buộc các bên phải tuân thủ những thỏa ước ấy (§§330-333). Đây rơ ràng là phản ứng của Hegel chống lại ư tưởng của Kant về một “nền ḥa b́nh vĩnh cửu” (§333, Nhận xét), bởi theo Hegel, những tranh chấp giữa các Nhà nước chỉ có thể giải quyết bằng chiến tranh. Điều gây lo ngại là việc Hegel kiên quyết đặt luân lư vào dưới chính trị và bác bỏ đ̣i hỏi rằng chính trị phải phù hợp với luân lư: ông gọi đ̣i hỏi như thế là: “sự nông cạn của những sự h́nh dung về luân lư, về bản tính của Nhà nước và về mối quan hệ của Nhà nước với quan điểm luân lư” (§337, Nhận xét). Điều duy nhất, theo Hegel có thể hạn chế những sự khủng khiếp của chiến tranh không phải là những nguyên tắc luân lư phổ biến mà chỉ là “mômen của sự thừa nhận lẫn nhau giữa những Nhà nước” (§338) và việc “đạo đức hóa của con người” ở cấp độ siêu-nhà nước (lịch sử thế giới).
- Lư lẽ của Hegel: Nhà nước – với tư cách là cá nhân riêng lẻ – là “quyền lực tuyệt đối trên trái đất”, nhưng, là cá thể, Nhà nước tồn tại chỉ như là một cá thể giữa những cá thể khác, do đó, tất yếu bị gắn liền với tính đặc thù và tính hữu hạn. “Tinh thần-khách quan” bao giờ cũng chỉ hiện hữu như là một trong “những Tinh thần-dân tộc” (Volkgeister) và lịch sử thế giới không ǵ khác hơn là “phép biện chứng của sự hữu hạn của những Tinh thần-dân tộc này”, từ đó “Tinh thần phổ biến, Tinh thần-thế giới, tự tạo ra chính ḿnh một cách không bị hạn chế và cũng chính Tinh thần này thi thố quyền hạn của nó – quyền hạn này là quyền hạn hay pháp quyền cao hơn tất cả – lên trên các Tinh thần hữu hạn [của các dân tộc] ở trong lịch sử thế giới hiểu như là Ṭa án-thế giới” (§340).
- Mượn h́nh ảnh so sánh giữa lịch sử và ṭa án của Friedrich Schiller, Hegel xem ṭa án của Nhà nước – như là cánh tay nối dài của quyền hành pháp – có mục đích thực hiện cái phổ biến của pháp quyền ở trong sự hỗn độn của cái đặc thù. Cũng tương tự như thế, nhiệm vụ của lịch sử thế giới như là của ṭa án-thế giới là nhằm khẳng định quyền hạn tối cao của Tinh thần-khách quan trong sân khấu hỗn tạp của những Nhà nước riêng lẻ. Như thế, trong triết học về lịch sử thế giới, Hegel muốn kết hợp giữa sức mạnh và Tinh thần: sức mạnh lịch sử đồng thời có tính tinh thần, c̣n Tinh thần ở trong lịch sử là cái duy nhất có sức mạnh (§342). Vấn đề là phải chứng minh rằng bản tính tinh thần của Tinh thần-thế giới tự thể hiện ở trong lịch sử thế giới. Theo Hegel, đó chính là quy luật của sự tồn tại của Tinh thần: Gnôti seautón [ Hy lạp: Hăy tự biết chính ḿnh!] và khi Tinh thần nhận biết ḿnh là ǵ, th́ nó trở thành một h́nh thái cao hơn so với h́nh thái đă tạo nên sự tồn tại của nó (§343, Nhận xét). Quy luật ấy cũng là quy luật của lịch sử thế giới: quy luật của sự phát triển tinh thần như là sự tự-nhận thức. V́ thế, trong Các bài giảng về triết học lịch sử [thế giới], Hegel viết câu nổi tiếng: “Lịch sử thế giới là sự tiến bộ trong ư thức về Tự do – một sự tiến bộ mà ta phải nhận ra trong sự tất yếu của nó” (Suhrkamp 12, 32). Sự tiến bộ này chỉ hoàn thành thông qua một số những dân tộc và Nhà nước cá biệt nhất định, hiện thân cho một cấp độ phát triển nhất định của Tinh thần-thế giới một cách lần lượt và chỉ duy nhất một lần (§§344-347): các dân tộc ấy có một “quyền hạn tuyệt đối” (§345) đối với mọi dân tộc và Nhà nước khác. Rồi, đối với mỗi dân tộc mang sứ mệnh “lịch sử thế giới” ấy (§347, Nhận xét) lại có một cá nhân mang tầm vóc lịch sử thế giới, theo đuổi ư đồ riêng của ḿnh, nhưng qua đó, trong sự thật, lại vô t́nh thực hiện công việc của Tinh thần-thế giới (§348). Đó chính là luận đề nổi tiếng về “sự ranh mănh của lư tính”, sử dụng những “vĩ nhân” trong lịch sử như Alexander Đại đế, Cäsar hay Napoléon như những “công cụ vô ư thức” của ḿnh (nt).
- Các tiểu đoạn (§§352-360) ôn lại những luận điểm chủ yếu về tính chất tinh thần của lịch sử thế giới, h́nh thành các nguyên lư cho bốn “thế giới trong lịch sử”: thế giới phương Đông, thế giới Hy Lạp, thế giới La Mă và thế giới Géc-manh (§353 và tiếp) và sẽ được tŕnh bày chi tiết và có hệ thống trong Các bài giảng về triết học lịch sử thế giới.
- Tiểu đoạn sau cùng (§360) mang lại cho người đọc cảm giác “lạc quan” rằng công cuộc vĩ đại của lịch sử thế giới đă hoàn tất về cơ bản: Tinh thần khách quan đă trở nên “trong suốt” về chính ḿnh, và lịch sử thế giới “cáo chung” trong bước chuyển từ Tinh thần-khách quan sang Tinh thần-tuyệt đối. Thoạt đầu, (§341), ta tưởng rằng lịch sử thế giới – như là cái ǵ “cụ thể hơn” – ắt phải là cái ǵ cao hơn so với nghệ thuật, tôn giáo và triết học (ba h́nh thái phát triển của Tinh thần-tuyệt đối). Tuy nhiên, thật ra, đó mới chỉ là “Tinh thần-phổ biến” (allgemeiner Geist) (với các thành tố: trực quan và h́nh ảnh trong nghệ thuật, t́nh cảm và biểu tượng trong tôn giáo, tư tưởng thuần túy và tự do trong triết học) đang hiện hữu trong lịch sử thế giới như là “hiện thực tinh thần trong toàn bộ phạm vi của tính bên trong và tính bên ngoài” (§341), nghĩa là, c̣n nằm bên trong lĩnh vực của Tinh thần-khách quan, bị ràng buộc với “tính bên ngoài”. Chỉ với tư cách là Tinh thần-tuyệt đối (Bách khoa thư III, §§553 và tiếp) th́ “Tinh thần-phổ biến” nói trên mới thực sự bỏ lại sự khác biệt giữa ư niệm và hiện thực, tính bên trong và tính bên ngoài ở sau lưng ḿnh!
Triết học về lịch sử thế giới trong các tiểu đoạn sau cùng này của quyển GPR chỉ là nỗ lực “chứng minh” tính chất tinh thần của lịch sử thế giới, tức, như đă nói, chứng minh cương vị của nó như là Tinh thần-khách quan với quyền hạn riêng của nó như là “tồn tại-hiện có của ư chí tự do”. Đó cũng chính là ư thể (Idealität) tự khôi phục trong lĩnh vực thực tại (Realität), giống như đă diễn ra trong khuôn khổ Nhà nước cá biệt trước đây.
- Tạm chia tay với cách nh́n “tư biện” rất hoành tráng và không kém phần quyến rũ ấy, nhiều thực tế ngày nay không thể tương thích với học thuyết của Hegel về Nhà nước và Lịch sử thế giới. Sự không tương thích ấy lại là cơ may cho việc xă hội và nhà nước cùng cộng tác để tôn trọng và bảo vệ một cách thiết thực những quyền căn bản của con người b́nh thường (chứ không phải chỉ cho những “vĩ nhân” mang tầm vóc lịch sử!) và cho nền ḥa b́nh thế giới. Con người ngày nay có thừa năng lực để tự hủy diệt chính ḿnh, nhưng việc bảo vệ “thế giới tự nhiên thứ nhất” và việc lựa chọn giữa chiến tranh và ḥa b́nh không thể khoán trắng cho “Tinh thần-thế giới như là Ṭa án-thế giới”!
([1]) … “es ist der Gang Gottes in der Welt, daβ der Staat ist”… / “The state consists in the march of God in the world” / “C’est la marche de Dieu dans le monde qui fait que l’ État existe”.
Cách dịch sang tiếng Anh của H. B. Nisbet (Sđd, tr. 279) tuy không rơ bằng cách dịch sang tiếng Pháp của Robert Darathé (Sđd, tr. 260) nhưng đều không thể gây hiểu lầm.
([2]) “Buông thả chính ḿnh” (entlassen seiner/release of itself/se détacher) là sự tự xuất nhượng thành cái tồn tại-khác của chính ḿnh. Đây là một trong những thuật ngữ hệ trọng nhất và cũng là uyên áo nhất trong triết học Hegel (Xem: PhG/Hiện tượng học Tinh thần, §806, BVNS, Sđd, tr. 1547 và chú thích 1307 cùng trang).
([3]) - §261, Giảng thêm: “Tất cả phụ thuộc vào sự thống nhất giữa cái phổ biến và cái đặc thù bên trong Nhà nước. Trong các Nhà nước cổ đại, mục đích chủ quan là hoàn toàn đồng nhất với ư chí của Nhà nước; c̣n trong thời hiện đại, ta đ̣i hỏi phải có ư kiến, sự mong muốn và lương tâm của riêng ta. Người cổ đại không có những điều như thế theo nghĩa ngày nay; với họ, yếu tố tối hậu là ư chí của Nhà nước. Trong khi đó, dưới các chế độ chuyên chế ở Châu Á, cá nhân không có đời sống bên trong và không có quyền biện minh cho sự chính đáng bên trong chính ḿnh, c̣n trong thế giới hiện đại, con người đ̣i hỏi rằng đời sống bên trong của ḿnh phải được tôn trọng. Sự kết hợp giữa nghĩa vụ và quyền hạn có một phương diện song đôi: những ǵ Nhà nước đ̣i hỏi như một nghĩa vụ cũng lập tức có nghĩa là quyền hạn của những cá nhân, v́ ở đây không có ǵ ngoài sự tổ chức của Khái niệm về Tự do. Những sự quy định của ư chí của cá nhân đ̣i hỏi một sự hiện hữu khách quan thông qua Nhà nước, và, chỉ thông qua Nhà nước mà họ mới đạt được chân lư và sự hiện thực hóa của họ. Nhà nước là điều kiện tiên quyết duy nhất cho việc đạt được những mục đích đặc thù và sự an lạc.
- §262, Giảng thêm: “Trong nước Cộng ḥa của Platon, sự tự do chủ quan chưa được thừa nhận, v́ những cá nhân vẫn c̣n bị các cơ quan quyền lực của Nhà nước chỉ định những nhiệm vụ phải làm. Trong nhiều Nhà nước ở phương Đông, việc chỉ định này được căn cứ trên nguồn gốc xuất thân. Nhưng, sự tự do chủ quan – là cái phải được tôn trọng –, đ̣i hỏi phải có sự tự do lựa chọn về phía những cá nhân”.
([4]) §270, Giảng thêm: “Nếu cái toàn bộ này muốn bao trùm hết mọi mối quan hệ của Nhà nước, th́ nó là chủ nghĩa cuồng tín [Nhà nước]; nó muốn nh́n thấy cái toàn bộ ở trong mỗi cái đặc thù, và, để làm như thế, không có cách nào khác là hủy diệt cái đặc thù, v́ chủ nghĩa cuồng tín [Nhà nước] chỉ là thứ chủ nghĩa không dung tha những sự khác biệt đặc thù”.
([5]) §263, Giảng thêm: “Cơ sở và chân lư tối hậu của các định chế này là Tinh thần và đó là mục đích phổ biến lẫn đối tượng được nhận thức của chúng. Gia đ́nh cũng là thực thể đạo đức, nhưng mục đích của nó không phải là một mục đích được nhận thức, c̣n trong xă hội dân sự th́ sự phân ly là yếu tố quy định”…
([6]) §272, Giảng thêm: “Khi ta thường nói về ba quyền lực – quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp – th́ quyền lực thứ nhất tương ứng với tính phổ biến [của Khái niệm], quyền lực thứ hai tương ứng với tính đặc thù, nhưng quyền tư pháp lại không phải là cái thứ ba của Khái niệm [tính cá biệt], v́ tính cá biệt nằm bên ngoài các lĩnh vực trên” [tính cá biệt, theo Hegel, là cá nhân quốc vương trong chính thể quân chủ lập hiến, Xem §275 và tiếp].
([7]) §273, Giảng thêm: “Nếu ta xuất phát từ quan điểm này, ắt ta sẽ không đặt câu hỏi thừa thăi xem h́nh thức nào, dân chủ hoặc quân chủ, là ưu việt hơn. Ta chỉ có thể nói rằng, các h́nh thức của mọi hiến pháp hay thể chế chính trị đều là phiến diện, nếu chúng không đủ sức gánh vác trong ḷng nó nguyên tắc của tính chủ thể tự do và không có khả năng tương ứng với lư tính đă phát triển đầy đủ”.
([8]) §292: “Nhất thiết phải có một số lượng bất định những ứng viên cho một vị trí của cơ quan công quyền, bởi phẩm chất khách quan của họ không phải ở trong tính thiên tài (như trong nghệ thuật chẳng hạn) và những cống hiến của họ không thể được xác định với sự chắc chắc tuyệt đối”.
§296: “Khi người ta [đội ngũ viên chức] bận bịu với những lợi ích to tát trong ḷng một Nhà nước rộng lớn th́ các phương diện chủ quan ấy [các lợi ích riêng tư] sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu, bởi người ta đă trở nên quen thuộc với nhăn quan và những công việc liên quan đến lợi ích phổ biến”.
([9]) §309: “Những cá nhân được bầu (từ các hiệp hội vào quyền lập pháp) không được đặt lợi ích phổ biến dưới lợi ích đặc thù của một cộng đồng hay hiệp hội mà phải dành cho cái phổ biến sự ủng hộ cơ bản. Theo đó, chỗ đứng của họ không phải là của những kẻ được ủy nhiệm hay những đặc phái viên…”
Về điểm này, Hegel có chỗ tương đồng với John Stuart Mill, nhưng nh́n chung quan niệm của Hegel về tổ chức Nhà nước hiện đại lạc hậu hơn nhiều so với của John Stuart Mill (Xem: J. S. Mill, Chính thể đại diện, Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch và giới thiệu, NXB Tri thức, 2008).