Thiên nga đen

 

Khoa học có khách quan không?

SGTT.VN - Khoa học hầu như đồng nghĩa với sự khách quan. Ta luôn tin rằng nhà khoa học cung cấp h́nh ảnh chính xác về thực tại. Thế nhưng, có nhiều nghi vấn và tranh căi chung quanh niềm tin ấy. Khoa học có thực sự khách quan không, và, nếu có, th́ trong mức độ nào? Ở đây, có ba lĩnh vực cần xem xét, liên quan đến: sự quan sát, phương pháp luận, và đề án nghiên cứu khoa học.

Con thỏ hay con vịt?

 

Lư thuyết khoa học bắt nguồn từ sự tiếp cận trực tiếp với thế giới bên ngoài, do đó, được biện minh trước hết bằng sự quan sát khách quan. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không tin như thế! Hăy xem h́nh bên tráii:

H́nh ảnh không thay đổi, nhưng có người thấy đó là một con vịt; người th́ cho là con thỏ; nhiều người khác có thể thấy vừa là thỏ, vừa là vịt. Vậy, chính thói quen có thể đă ảnh hưởng đến sự quan sát của ta.

Một ví dụ nổi tiếng khác, được gọi là ảo giác Müller-Lyer:

Bạn hăy thử đo xem hai đường thẳng này (h́nh dưới) có bằng nhau không? Nhiều người vẫn thấy đường thứ hai dài hơn đấy! H́nh như chỉ có một số nhóm người ở châu Phi không bị ảo giác ấy mà thôi. Vậy, chính “lư thuyết” (kinh nghiệm quá khứ, thói quen, bối cảnh…) phần nào chi phối những ǵ ta quan sát.

 

 

Tuy vậy, có hai luận cứ bảo vệ giá trị khách quan của sự quan sát. Trước hết là giới hạn của sự co giăn trong khi diễn giải kinh nghiệm. Dù có thể là thỏ hay là vịt, nhưng h́nh ảnh thứ nhất khó có thể là… chùa Một Cột hay cụ rùa hồ Gươm! Điều này cho thấy: có những t́nh huống khiến sự quan sát trở nên mập mờ, hàm hồ, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Thứ hai, trong khoa học, t́nh huống ấy thường xảy ra khi điều kiện quan sát chưa thuận lợi. Chẳng hạn, Galileo đă nhầm tưởng sao thổ có đến hai mặt trăng thay v́ hai vành đai chỉ v́ kính viễn vọng của ông chưa “hiện đại” như ngày nay.

Vấn đề khác của sự quan sát là việc tổng quát hoá. Như ta đă biết, khác với Karl Popper, John Stuart Mill vẫn tin tưởng vào phép quy nạp. Ông nhận ra rằng những sự quy nạp đơn giản, ở cấp độ thấp, luôn cần phải được điều chỉnh. Chẳng hạn, tổng quát hoá vội vă về màu sắc của những cá thể dễ dàng dẫn đến sai lầm như trường hợp cho rằng mọi con thiên nga đều màu trắng. Thế nhưng, theo Mill, tổng quát hoá ở cấp độ cao, chẳng hạn, về cấu trúc cơ thể học nói chung của mọi thành viên thuộc một giống loài thường là đáng tin cậy. Mill kết luận: phải sau một thời gian dài thực nghiệm, ta mới có thể biết loại quan sát và tổng quát hoá nào là hữu dụng và thực sự có giá trị.

 

Phương pháp luận ảnh hưởng đến tính khách quan?

Karl Popper cho rằng hoạt động khoa học không phải là thu thập ngẫu nhiên những dữ liệu. Trái lại, khoa học là một phương pháp chặt chẽ về nguyên tắc, chuyên đi t́m những loại dữ liệu đặc thù nhằm kiểm chứng những lư thuyết nhất định. Chẳng hạn, nếu tôi có lư thuyết cho rằng mọi con thiên nga đều màu trắng, tất nhiên tôi không đi t́m bất kỳ dữ kiện nào ngẫu nhiên có màu trắng mà chỉ quan tâm đến những ǵ có thể kiểm chứng lư thuyết của tôi mà thôi. Thật thế, nếu khoa học chỉ có tính ngẫu nhiên mà không được hướng dẫn bởi một đường hướng chủ quan nào đó, ắt sẽ rất khó và rất tốn thời gian để kiểm chứng. Với luận cứ này, Popper muốn nói hai điều. Thứ nhất, không thể quan sát và thu thập dữ liệu mà không có lư thuyết dẫn đạo. Thứ hai, cho dù có làm được cũng vô ích, bởi không để làm ǵ. Nói cách khác, tính khách quan phụ thuộc vào phương pháp luận nghiên cứu của một thời đại hay một lư thuyết nhất định.

Tri thức khoa học không phải là một sự quan sát t́nh cờ những đối tượng t́nh cờ. Tính khách quan phê phán chỉ đạt được bằng một hành vi nội tâm mang tính triết học –

KARL JASPERS (triết gia Đức, 1883 – 1969)

Tuy nhiên, thực tế cho thấy có không ít những phát minh bất ngờ, không hề được hướng dẫn có chủ ư của một lư thuyết có trước (việc khám phá tia X của Wilhelm Röntgen vào năm 1895 là ví dụ điển h́nh). Mặt khác, đúng là thông thường ta ít khi chú ư đến những hiện tượng nào đó trừ khi có một “cơ chế” thúc đẩy ta. Nhưng điều này không có nghĩa rằng cơ chế ấy nhất thiết phải là một lư thuyết hay giả thuyết. Chẳng hạn, màu đậm và âm thanh lớn khiến ta chú ư chẳng phải từ một “lư thuyết” nào, trái lại, v́ liên quan thiết thân đến sự sinh tồn của ta (kể cả với loài vật vốn không quen… lư thuyết!) Tóm lại, cần phải dành một không gian nào đó cho sự ngẫu nhiên, bởi sự tiến bộ khoa học (và nhất là sự thay đổi hệ h́nh) thường vượt ra khỏi khuôn khổ phương pháp luận truyền thống và quy ước.

Tính khách quan c̣n tuỳ thuộc đề án nghiên cứu

Người có ư kiến quan trọng về lĩnh vực này là Imre Lakatos. Bằng con mắt thực tế, ông cho rằng người ta đi vào nghiên cứu khoa học không phải từ một lư thuyết chợt nghĩ ra mà thường từ sự so sánh với những thành tích của các đề án nghiên cứu đang cạnh tranh. Một đề án bao gồm một lập trường cốt lơi, được bao bọc bởi những giả định bổ sung cùng các phương pháp và kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Đề án là “thoái hoá” khi nó phải liên tục bổ sung những giả thuyết không thể kiểm chứng để đối phó với những khó khăn. Ngược lại, một đề án là “tiến bộ” khi có thể giải thích và tiên đoán nhiều hiện tượng mới. Chẳng hạn, thuyết nhật tâm của Copernicus ngày càng tiến bộ, bởi lập trường cốt lơi của nó (mặt trời là trung tâm của thái dương hệ) được giữ vững, đồng thời được cải tiến (Kepler bác bỏ vận động ṿng tṛn, thay bằng quỹ đạo h́nh êlíp của các hành tinh), qua đó nâng cao năng lực giải thích và tiên đoán. Trong khi đó, thuyết địa tâm của Ptolemy ngày càng thoái hoá bởi luôn phải bổ sung bằng những giả thuyết không thể kiểm chứng.

Ngoài yếu tố bên trong như trên, tính khách quan khoa học c̣n có thể bị chi phối bởi những nhân tố bên ngoài. Một lư thuyết đúng (ví dụ thuyết nhật tâm đă có từ thời Hy Lạp cổ đại) vẫn có thể bị bỏ rơi, rồi được khôi phục (vào thế kỷ 16) nhờ vào sự tiến bộ của tri thức và công nghệ (kính viễn vọng). Thêm vào đó là vai tṛ “trần tục” không thể xem nhẹ của sự tài trợ và phương tiện truyền thông đại chúng, thường không ủng hộ những lư thuyết “thoái hoá” và khuyến khích những lư thuyết “tiến bộ”.

Tóm lại, sự khách quan khoa học là có cơ sở, nhưng không phải là con đường một chiều và bằng phẳng. Cần lưu ư đến những yếu tố bên trong và bên ngoài luôn chi phối nó.

(c̣n tiếp)

Bùi Văn Nam Sơn