“Sự nghiêm chỉnh của lư tưởng”

 

“Sự nghiêm chỉnh của lư tưởng”

Wilhelm von Humboldt (1767 – 1835) và đại học mang tên ông là nguồn gốc và nguồn cảm hứng của mọi nền đại học hiện đại và tiên tiến. Xin trích giới thiệu bài Lư tưởng đại học Humboldt: mô h́nh hay huyền thoại? trong Kỷ yếu đại học Humboldt 200 năm: kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (NXB Tri Thức, 2011).

Người c̣n th́ của c̣n…

Năm 1807, nước Phổ (một phần quan trọng của nước Đức ngày nay) hầu như trắng tay. Với hoà ước Tilsit (1807), Phổ mất hết phần lănh thổ phía đông; phần c̣n lại do quân Pháp chiếm đóng, và phải cung phụng đủ điều cho kẻ thắng trận. Napoléon c̣n áp đặt những điều khoản bồi thường chiến tranh nghiệt ngă, tương đương mười sáu lần thu nhập thường niên của Phổ. Đất nước tan nát, dân chúng nghèo kiệt, đồng ruộng bỏ hoang. Mọi sự tiêu dùng vượt khỏi mức “sống cầm hơi” đều là xa xỉ. Trong t́nh cảnh ấy, Humboldt làm ǵ?

Ông vẫn tiếp tục thản nhiên yêu cầu học sinh ngồi yên, dành hàng giờ để học… cổ văn Hy Lạp như thể trên đời này không c̣n có ǵ quan trọng hơn thế! “Cường quyền giậm đạp mái đầu; văn chương tám vế say câu mơ màng”? Mà thời ấy, học tiếng Hy Lạp, Latinh th́ đâu có ǵ lạ? Không, ông bảo, lâu nay học là học lối “chi, hồ, giả, dă”, học cái xác chết chứ không phải học phần hồn! Ông viết thư cho Thủ tướng Hardenberg để kêu gọi ủng hộ ông: “Khi đất nước không may rơi vào t́nh cảnh rất khác xưa, th́ càng cần thiết phải thu hút sự chú ư vào một việc và làm nổi bật một phương diện. Nước Phổ từng khuyến khích sự khai minh và khoa học, nay càng cần tăng cường điều ấy để tranh thủ thiện cảm của nước ngoài, và, bằng một cách vô hại về chính trị, đạt cho được một sức mạnh tinh thần ở nước Đức, v́ sức mạnh ấy sẽ hết sức quan trọng về nhiều mặt trong tương lai”. Nói cách khác, nước Phổ phải giương cao ngọn cờ giáo dục và khoa học, phải cường tráng về tinh thần để được lân bang kính nể sau khi chịu bại trận. Mất hết sức mạnh đối ngoại, càng phải thẳng lưng đứng dậy để xây dựng sức mạnh từ bên trong!

Nhưng tại sao lại là… cổ văn Hy Lạp? Tất nhiên, đây là chỗ đặc thù của văn hoá Tây phương. Xin nghe ông giải thích: “Người không có điều kiện học cao, ắt sẽ phải ch́m sâu vào trong đời sống thường ngày. V́ thế, càng cần phải trang bị kỹ lưỡng cho họ cái “h́nh thức” tối thiểu để họ có thể thực sự thấm nhuần”. Cái “h́nh thức” nói ở đây trái với cách hiểu quen thuộc ngày nay. Trong tư duy Hy Lạp – và trong cách hiểu của văn hoá cổ điển Đức – “h́nh thức” hay “mô thức” (eidos/form), là tất cả những ǵ tác động trực tiếp đến h́nh thái (shape) để mang lại tính cách, cung cách cho con người. Đó là những ư tưởng và lư tưởng sẽ đào luyện tâm hồn của đứa trẻ, mang lại cấu trúc và dung lượng cho thế giới tinh thần của nó về sau. Sở dĩ như thế, v́ người Hy Lạp biết thoát ly khỏi mọi mối quan tâm đối với chất liệu để luôn nh́n thấy cái mô thức ở trước mắt ḿnh, tức, biết đi từ cái vụn vặt đến cái lư tưởng, từ cái đơn giản nhất đến cái cao cả nhất, từ cái cá lẻ đến toàn bộ vũ trụ, nghĩa là, từ muôn vàn những văn bản, hăy biết lắng nghe giai điệu của sự tự do. Luôn có trước mắt một h́nh dung lư tưởng chứ không chịu để thực tế trước mắt trói chân, tâm hồn Hy Lạp “bao giờ cũng đi t́m sự tất yếu và cái ư niệm, vứt bỏ hết vô vàn những cái ngẫu nhiên, bất tất của hiện thực”. Nh́n mọi việc bằng con mắt khinh khoái như thế, nên mới có thể mỉm cười trong cảnh ngộ đau đớn tột cùng, và không dễ dàng buông thả trong khoái lạc: “Biến tất cả mọi sự thành tṛ chơi, nhưng chỉ theo nghĩa là biết gạt bỏ sự khắc nghiệt của trần gian, đồng thời giữ vững sự nghiêm chỉnh của lư tưởng”.

Theo Humboldt, dạy cho những đầu óc ấu thơ tinh thần Hy Lạp không phải là ru chúng vào giấc ngủ viễn mơ, hoài cổ, lư tưởng hoá quá khứ, ngoảnh lưng với thực tại. Trái lại, tinh thần ấy gần gũi hơn hết đối với lư tưởng của ông trong việc đào luyện con người. V́ sao? V́ tinh thần ấy tránh được cả ba cực đoan: tinh thần của văn hoá La Mă hướng đến nhà nước và sự cai trị, với xu hướng áp bức cá nhân; tinh thần khắc nghị của tín ngưỡng Kitô giáo với xu hướng đè nén nhục cảm, và tinh thần của thời hiện đại hướng đến những công nghệ máy móc và những lợi ích bề ngoài. Humboldt đồng cảm và chia sẻ với lư tưởng nhân bản của thế hệ ông với những Schiller, Goethe, Herder, Winckelmann: lư tưởng về con người “toàn diện” như sự thống nhất giữa thể xác và tâm hồn, giữa lư trí và nhục cảm, giữa nghĩa vụ và xu hướng, giữa thế giới và cá nhân, đúng như những chủ đề mà Friedrich Schiller đă tŕnh bày trong Các bức thư về việc giáo dục thẩm mỹ cho con người. “Sống” đă đành. C̣n phải “sống đẹp” nữa!

“Sách vở ích ǵ cho buổi ấy?”

“Người không có điều kiện học cao, ắt sẽ phải ch́m sâu vào trong đời sống thường ngày. V́ thế, càng cần phải trang bị kỹ lưỡng cho họ cái “h́nh thức” tối thiểu để họ có thể thực sự thấm nhuần”.

Wilhelm von Humboldt

Tập trung vào việc huy động sức mạnh tinh thần và đạo đức như là giải pháp duy nhất để cứu văn t́nh thế, Humboldt không chỉ phải đương đầu với t́nh cảnh khốn quẫn về vật chất của quốc gia mà c̣n phải đối phó với một trở lực bất ngờ và có sức nặng hơn nhiều đến từ phía “đồng minh tự nhiên” của ḿnh: phong trào Khai minh. Trong tiến tŕnh khai minh từ thế kỷ Ánh sáng, tư tưởng thực dụng đến mức vụ lợi ngày càng lan tràn trên mọi lĩnh vực. Tất cả đều được mang ra đo đếm với tiêu chuẩn này, và, những ǵ so ra không có giá trị, đều sẵn sàng bị vứt bỏ. Từ chỗ muốn thoát khỏi ách mê tín và từ chương thời trung cổ, các nhà khai minh nhanh chóng trở nên cực đoan. “Thượng đế” chẳng mang lại cơm cháo ǵ, đă bị gạt sang một bên. Bây giờ đến lượt văn chương, chữ nghĩa, nghệ thuật. Nhà khai minh vĩ đại của nước Anh, John Locke, lớn tiếng cảnh báo trước những thứ đẹp đẽ nhưng vô dụng như thi ca, âm nhạc. Trong Các tư tưởng về giáo dục, ông khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cảnh giác và ngăn chặn xu hướng ham thích văn chương của con cái: “Hễ thấy chúng có khuynh hướng ấy th́ đừng khuyến khích mà hăy ngăn chặn ngay, bởi văn chương chỉ làm chúng khinh ghét các công việc khác, nghĩa là, chỉ làm mất th́ giờ và sức lực”.

Nhà trường trong thời Khai minh quả đă nhận được nhiều luồng gió mới, nhưng cũng bị mang tiếng là thực dụng, thiển cận. Tuy nhiên, nó lại đáp ứng đúng mong muốn của giới thống trị đương thời. Các ông vua chuyên chế cần có những bề tôi đắc lực chứ không muốn những công dân có đầu óc. Nền tư bản mới manh nha cần những người thợ chuyên môn và an phận chứ không ham những tâm hồn thi sĩ! Vả lại, được đào tạo sâu về văn hoá, khó mà không làm giảm sút sự vâng lời. Friedrich Đại đế nói toạc móng heo: “Ở nông thôn chỉ nên cho học ít thôi, biết đọc, biết viết là đủ rồi. Học cho lắm, chúng lại đ̣i lên thành phố, muốn làm thư kư này nọ!”

Humboldt cương quyết chống lại chủ trương giáo dục như thế.

(c̣n tiếp)

Bùi Văn Nam Sơn