Chung quanh di sản của Humboldt (*)
SGTT.VN - Rời lĩnh vực lư thuyết giáo dục để đi vào di sản thực tế của cương lĩnh Humboldt sau hai trăm năm, cuộc tranh luận xoay quanh câu hỏi: cương lĩnh ấy c̣n có tính thời sự không, và, nếu có, trong chừng mực nào? Câu hỏi không dễ trả lời, bởi một mặt, ư kiến rất khác nhau: người th́ xem cương lĩnh Humboldt vẫn c̣n là một mô h́nh lư tưởng cần vươn tới như một sứ mệnh, người khác cho rằng đó chỉ là một huyền thoại đă bị thực tế vượt qua. Mặt khác, việc áp dụng là quá đa dạng ở nhiều nước khác nhau, nên khó có thể có một cái nh́n vừa bao quát, vừa đầy đủ chi tiết dựa trên những dữ kiện được kiểm chứng. V́ thế ở đây chỉ xin giới hạn cuộc thảo luận ở một vài luận điểm then chốt, dựa trên một số tài liệu tại mảnh đất đă khai sinh ra chúng: nước Đức.
Vai tṛ của nhà nước
|
Khi cho rằng Bildung có nguồn gốc trong nội tâm mỗi người, c̣n những điều kiện, những định chế chỉ là những “trợ duyên” để nó tự h́nh thành hơn là “tạo ra” nó từ bên ngoài, cương lĩnh giáo dục của Humboldt mặc nhiên có tính phê phán đối với mọi nỗ lực của nhà nước và xă hội muốn g̣ ép cá nhân theo những định hướng và mục đích của ḿnh. Nhưng, nồng độ của sự phê phán này được đánh giá khác nhau. Schäfer cho rằng Humboldt kịch liệt phê phán tham vọng của nhà nước muốn chăm lo cho phúc lợi của từng cá nhân, v́ điều này chỉ tạo ra sự đơn điệu và ỷ lại. Trong khi đó, Schwinges lư giải thái độ của Humboldt đối với nhà nước một cách ôn hoà hơn: “Ư định của Humboldt không phải là tách rời đại học ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước, trái lại, ông chỉ muốn tăng cường đại học để hoàn thành sứ mạng của nó, và v́ thế, cần đảm bảo cho đại học sự tự trị nguồn thu nhập tương đối ổn định”. Theo đó, Humboldt xem nhiệm vụ chính yếu của nhà nước là đảm bảo an ninh và tích cực hỗ trợ nhưng không can thiệp quá sâu vào việc giáo dục. Humboldt đặt câu hỏi: người ta đ̣i hỏi ǵ ở nhà nước? Và ông trả lời ngay: không ǵ khác ngoài việc mở rộng sự giáo dục càng mạnh mẽ, càng rộng răi càng tốt. Nhà nước phải luôn ư thức rằng “họ thực sự không tạo ra hay không thể tạo ra được các hoạt động trí thức, mà chỉ càng gây cản trở mỗi khi họ muốn can thiệp vào. Họ nên ư thức rằng sự việc sẽ diễn ra vô cùng tốt đẹp nếu không có sự can thiệp của họ”, bởi “một khi đại học đạt được cứu cánh của nó th́ đại học cũng thoả măn luôn mục tiêu của nhà nước ở một cấp độ c̣n cao hơn”. Mô h́nh về một nhà nước hỗ trợ, ít can thiệp và dành sự tự trị rộng răi cho các định chế giáo dục có c̣n mang tính thời sự không? Cũng thật khó trả lời dứt khoát, v́ thực tế phức tạp hơn nhiều. Một mặt, không thể phủ nhận rằng nhà nước – nhất là nhà nước Đức – luôn t́m cách giành quyền hoạch định chính sách và chương tŕnh giảng dạy một cách nghiêm ngặt và khá cứng nhắc, nhưng mặt khác, cũng không thể bảo chính sách ấy bóp nghẹt việc phát huy sở thích và năng khiếu cá nhân. Röhrs cho thấy rằng việc du nhập quyền tự do chọn lựa ngành học và các môn học, cùng với việc tăng cường nhiều môn nhiệm ư, và dành nhiều sự ưu tiên cho nguyện vọng của người học rơ ràng đă rất gần gũi với tư tưởng cốt lơi của Humboldt về sự tự do giảng dạy và học tập: “Điều ǵ người ta không tự ḿnh lựa chọn mà bị ép buộc và điều khiển th́ không nhập tâm được, măi măi là cái ǵ xa lạ, và, trong trường hợp ấy, con người không hành động bằng sức mạnh của con người, trái lại, chỉ bằng kỹ năng máy móc” (…)
Hệ thống giáo dục
Cũng có những đánh giá khác nhau về công lao xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại của Humboldt. Một đánh giá tiêu cực và khá nghiệt ngă đến từ Hübner. Theo Hübner, toàn bộ kế hoạch cải cách của Humboldt phải được xem là thất bại, nếu quan sát sự tiếp tục phát triển của hệ thống giáo dục trong thế kỷ 19. Cống hiến duy nhất của Humboldt là thành lập đại học Berlin, tuy nhiên, cấu trúc của đại học này đă có sẵn từ trước, và Humboldt chỉ hoàn thiện nó mà thôi: “hệ thống giáo dục của nước Phổ trong thế kỷ 19 có những người cha khai sinh khác hơn là Humboldt”! Cách đánh giá cực đoan ấy không được nhiều người đồng t́nh, bởi Hübner chưa xét cương lĩnh của Humboldt một cách toàn diện (ở cả ba cấp: tiểu học, trung học và đại học) cũng như thoát ly điều kiện lịch sử đương thời.
Borsche có cách đánh giá chừng mực hơn và được nhiều người tán đồng:
“Không phải trường trung học được tạo ra để học trước nội dung của đại học. Đại học không phải là một lớp học cao hơn hay là sự bổ sung ngang hàng với trung học. Trái lại, bước chuyển từ trung học sang đại học là một chương lớn trong cuộc đời”. W. v. Humboldt |
- Đừng quên rằng vào thời điểm Humboldt đảm nhận trách vụ cải cách giáo dục, nhà nước hết sức chuyên quyền và chỉ muốn lạm dụng nền giáo dục để đào tạo những thần dân trung thành, biết vâng lời. Để ngăn chặn điều ấy, Humboldt đă ra sức đề xướng sự tự do học thuật và phác thảo một cấu trúc hoàn toàn mới mẻ cho toàn bộ nền giáo dục. Cấu trúc này đă phát huy tác dụng và c̣n đầy đủ tính thời sự cho đến ngày nay và đó cũng chính là công lao lịch sử của Humboldt.
-
Humboldt xoá bỏ hệ thống trường học có tính
đẳng cấp (phong kiến, quư tộc, và các loại
trường dạy nghề quá sớm), tạo
điều kiện cho mọi trẻ em thuộc mọi
tầng lớp có cơ hội và điều kiện
học tập ngang nhau.
Quan trọng hơn là việc thiết kế nội dung cho
hệ thống giảng dạy: chia làm ba cấp học:
tiểu học, trung học và đại học, với
sự phân biệt rơ rệt ranh giới và tính chất
của mỗi cấp, trong đó đại học có
chức năng nghiên cứu và đào tạo trí thức và
dứt khoát không được phép là… trường phổ
thông cấp bốn! Ông nhấn mạnh: cấp một là
để tạo sự hứng thú với việc học,
cấp hai là để thu nhận một số kiến
thức cơ bản, cấp ba là để chuẩn
bị vào đời. Đại học phải trở
lại với nghĩa nguyên thuỷ của nó là universitas
(theo hiến chương thành lập đại học
Vienna năm 1365) gồm hai bộ phận: nghiên cứu và
giảng dạy tri thức trong tính phổ quát của nó
(universitas litterarum); và h́nh thành một cộng đồng
khoa học giữa thầy và tṛ (universitas magistorum cum
studentorum), v́ tri thức chỉ có thể có thông qua t́m ṭi,
trao đổi, đối thoại.
Tuần sau: Vấn đề đào tạo văn hoá tổng q²uát và học tập suốt đời.
Bùi Văn Nam Sơn
Minh hoạ: Hồng Nguyên