Luận về biếu tặng: ẩn ngữ của những món quà

Luận về biếu tặng: ẩn ngữ của những món quà

SGTT.VN - Trong quan hệ giữa người với người, quà tặng mang thật nhiều dáng vẻ: có thể bằng hiện vật, nhưng cũng có thể là ánh mắt, nụ cười, là sự chú ư, quan tâm hay là t́nh yêu vô điều kiện: “T́nh đă cho không lấy lại bao giờ” (Xuân Diệu).

Marcel Mauss

Việc biếu tặng có thể diễn ra giữa những người xa lạ hay nặc danh như trong hành vi tương tế hoặc cả khi thi ân bất cầu báo. Nhưng, là hiện tượng xă hội, biếu tặng thường mang ba yếu tố: trao tặng, tiếp nhận và đáp tặng, cần được xem xét trong một hệ thống phức hợp và đa diện.

Marcel Mauss (1872 – 1950), nhà nhân học và dân tộc học hàng đầu người Pháp, bậc thầy của những tên tuổi lừng danh như Claude Lévi-Strauss, Radcliffe-Brown v.v. trong công tŕnh kinh điển Luận về biếu tặng (1925), đă dựa vào các nghiên cứu dân tộc chí, dẫn ta vào cuộc du hành thật kỳ thú của hành vi biếu tặng từ những xă hội cổ sơ, thông qua các nền văn minh cổ đại (Hy – La, Ấn Độ, Trung Hoa, Giécmanh…) và từ đó, suy nghĩ về những ảnh hưởng của nó đến xă hội hiện đại. Trong các h́nh thức giao lưu không thông qua thị trường, có những bộ lạc cổ sơ (như trên quần đảo Trobriand ở Melanesie, châu Phi) sử dụng quà tặng như phương tiện cho một mục đích, đó là tạo ra và duy tŕ các mối dây liên kết xă hội. Quà tặng, trong trường hợp này, là một yếu tố trong toàn bộ hệ thống những cung ứng hỗ tương, bởi người ta không chỉ biếu tặng nhau những vật phẩm quư báu mà cả tri thức, nghi lễ, nhảy múa… Mauss gọi đó là “hệ thống của những cung ứng toàn diện”, hay gọn hơn, sự tận hiến. Hệ thống “tận hiến” bao hàm ba nghĩa vụ bắt buộc: tặng quà, nhận quà (sự từ chối đồng nghĩa với chia rẽ, thù địch) và nhất là đáp tặng. Tại sao phải đáp tặng? Đây chính là ch́a khoá bí mật duy tŕ hệ thống: quà tặng chưa tách rời với người tặng, trái lại nó mang một phần “linh hồn” khiến việc đáp tặng trở thành một nghĩa vụ luân lư, thậm chí tín ngưỡng, tạo nên sự cố kết xă hội và tinh thần. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, ở đây chưa có sự tha hoá giữa người và vật.

Ở các bộ lạc khác (như ở vùng tây bắc châu Mỹ), người ta đến với nhau không phải để tranh giành vật phẩm mà để… tặng quà cho nhau một cách phung phí nhằm chứng tỏ sự giàu có. Thậm chí, họ tự tay phá huỷ những tặng phẩm quư giá để làm “nản ḷng” các bộ lạc khác, và càng phung phí bao nhiêu – đến mức kiệt quệ! – càng được kính trọng bấy nhiêu. Một đẳng cấp giữa các bộ lạc được h́nh thành thông qua hành vi này, và Mauss xem đây là h́nh thức cực đoan của hệ thống tận hiến. Các hệ thống ấy, nh́n chung, tuy không phải là hoàn toàn vô vị lợi, nhưng rơ ràng họ hiểu chữ lợi ích khác với chúng ta ngày nay.

Nền văn minh Hy – La phá vỡ h́nh thức giao lưu “phi kinh tế” này khi bắt đầu phân biệt giữa con người và đồ vật, tách rời việc biếu tặng với mua bán. Hệ thống tận hiến không c̣n phù hợp với đà phát triển của thị trường, thương măi và sản xuất, hay nói khác đi, nó bắt đầu phải nhường chỗ cho tiến tŕnh tha hoá giữa người và vật. Tuy nhiên, khi mở rộng các quan sát trên đây vào xă hội hiện đại, Mauss khá hài ḷng khi thấy rằng con người ngày nay vẫn chưa hoàn toàn bị biến thành những “con vật kinh tế”, bởi vẫn c̣n đó những dấu vết của tinh thần “tận hiến”: những h́nh thức tiêu xài rộng răi, hệ thống tương trợ và phúc lợi xă hội, những nỗ lực vô vị lợi, sự gắn bó giữa con người và sản phẩm như trong nhiều hoạt động sáng tạo nghệ thuật và văn hoá. Tất nhiên, ta đồng thời không thể quên những h́nh thức nguỵ trang ranh ma: đằng sau những lời đường mật, những món quà viện trợ hậu hĩnh là những lưỡi ḅ, lưỡi rắn tham lam, hiểm độc. Không phải ngẫu nhiên khi cùng một gốc từ nguyên với nghĩa là “cho”, từ “gift” có nghĩa là “quà tặng” trong tiếng Anh, lại có nghĩa là “độc dược” trong tiếng Đức và nhiều tiếng Bắc Âu khác!

Là nhà khoa học nghiêm túc, đồng thời là một chiến sĩ xă hội, Marcel Mauss tin (và chúng ta muốn tin cùng ông) rằng xă hội sẽ ngày càng tiến bộ khi con người hiện đại, thông qua giáo dục, sẽ biết đi t́m hạnh phúc và sự tốt lành nơi những điều đơn giản như hoà b́nh, đức công bằng, sự tương kính và ḷng hào hiệp.

Công tŕnh kinh điển này vừa được dịch và xuất bản trong tủ sách Tinh Hoa của NXB Tri Thức bởi một dịch giả đầy thẩm quyền: nhà dân tộc học Nguyễn Tùng, người được đào tạo tại chính cái nôi của nền nhân học và dân tộc học Pháp và đă làm việc lâu năm trong chuyên ngành này ở trung tâm Nghiên cứu khoa học Pháp. Tác phẩm và bản dịch công phu này sẽ được PGS.TS Trần Hữu Quang giới thiệu vào sáng 4.6 tại càphê học thuật, đại học Khoa học xă hội và nhân văn TP.HCM, với sự có mặt của GS Chu Hảo, giám đốc NXB Tri Thức.

Bùi Văn Nam Sơn