Các danh tác thời Phục hưng

 

“Giao lưu trực tuyến” với Hobbes, Locke và Rousseau

SGTT.VN - Người dẫn chương tŕnh: Mời quư vị theo dơi buổi tranh luận “trực tuyến” (tưởng tượng!) với ba vị tổ sư chung quanh câu hỏi: Nhà nước để làm ǵ? Dân quyền cần được thể chế hoá ra sao? Xin nhiệt liệt giới thiệu cụ Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778) người Pháp và hai cụ tiền bối người Anh là Thomas Hobbes (1588 – 1679) và John Locke (1632 – 1704).

J. J. Rousseau – người tiếp nối tư tưởng của Hobbes bằng cuốn Khế ước xă hội.

Người dẫn: “Kính lăo đắc thọ”, thưa cụ Hobbes, cụ là người sáng lập triết học về nhà nước hiện đại. Tại sao cụ đặt tên cho tác phẩm chính năm 1651 của cụ là Leviathan?

 Hobbes: Ờ, như đă có người giới thiệu (Sài G̣n Tiếp Thị, Con người và chính trị tiền – hiện đại, 3.8.2011), trong Kinh Thánh, Leviathan là con thuỷ quái hung dữ khiến ai cũng khiếp sợ. Tôi dùng h́nh ảnh ấy để minh hoạ quyền lực vô biên của nhà nước. Nó gieo rắc sợ hăi và buộc mọi người phải khuất phục.

Người dẫn: Thật khác hẳn với quan niệm cổ đại và trung đại! Aristoteles xem con người là sinh vật xă hội và nhà nước mang lại sự hoà hợp hơn là kẻ gieo rắc sợ hăi.

 Hobbes: Đúng thế, tôi không c̣n xem con người là sinh vật xă hội nữa mà xuất phát từ con người riêng lẻ với sự tự do cá nhân của họ. Theo bản tính tự nhiên, không ai chịu phục tùng ai, do đó, sự hạn chế quyền tự do chỉ có thể được chấp nhận khi mọi người đều tán thành. Trong Leviathan, tôi chứng minh rằng nhà nước có quyền lực vô biên và hung dữ là nhờ có sự tán thành của mọi người.

Người dẫn: Lạ vậy? Xin cụ nói rơ hơn.

Hobbes: Th́ ông nh́n đấy! Muốn biện minh cho sự tồn tại của nhà nước, phải bắt đầu từ trạng thái tự nhiên, tức bắt đầu từ cái ngược lại.

Người dẫn: Nhưng trạng thái tự nhiên làm ǵ có trong thực tế! Có ai đang sống trong trạng thái ấy đâu?

Hobbes: A, đừng hiểu lầm. Trạng thái tự nhiên không phải là t́nh trạng sơ khai trong lịch sử mà chỉ là một thử nghiệm tư duy của tôi thôi. Tôi thử giả định trường hợp con người sống không có nhà nước, không có luật pháp… để xem thử sẽ xảy ra chuyện ǵ và gặp phải những khó khăn nào. Từ đó cho thấy nhà nước là cần thiết để khắc phục những khó khăn, khiếm khuyết ấy.

Người dẫn: Vâng, tôi hiểu. Vậy khó khăn, khuyết điểm nào vậy?

“Con người sinh ra tự do, nhưng nơi nơi đều ở trong xiềng xích”. – J.J. Rousseau (1712 – 1778)

Hobbes: Đó là t́nh trạng “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”. Không phải tôi bảo rằng nếu không có nhà nước th́ cứ chiến tranh liên miên, mà bảo rằng, trong t́nh trạng đó, con người luôn nghi kỵ nhau và sẵn sàng choảng nhau bất kỳ lúc nào. Nói một cách h́nh tượng: “người là chó sói với người”.

Rousseau (chen vào): Ồ, cụ quá lời rồi! Bản tính tự nhiên của con người đâu có ích kỷ và xấu xa như cụ nghĩ! Tôi đă chứng minh điều ấy trong Luận văn về nguồn gốc và cơ sở của sự bất b́nh đẳng của con người.

Người dẫn: Xin cụ Rousseau cứ để cho cụ Hobbes nói hết ư đă. Lát nữa sẽ xin mời cụ có ư kiến!

Thomas Hobbes (1588 – 1679).

 Hobbes: Này anh bạn trẻ Rousseau, hăy có cái nh́n thực tế đi! Con người quan tâm đến sự an toàn và hạnh phúc của ḿnh trước hết, đấy không phải ích kỷ th́ là ǵ? Tôi có cái nh́n hơi bi quan về con người cũng là do kinh nghiệm thực tế trong thời nội chiến ác liệt của nước tôi, khiến năm 1640 tôi phải chạy sang nước Pháp của anh để tị nạn suốt mười năm đấy. Điều thứ hai là: tự nhiên sinh ra con người ai ai cũng gần như nhau. Ngay kẻ yếu nhất cũng có thể thanh toán người mạnh nhất, nếu anh ta dùng mưu mẹo hay liên kết với người khác. Do đó, trong trạng thái tự nhiên, không ai có ưu thế hơn hẳn ai cả. Không có nhà nước th́ mạnh ai nấy làm. Đó chính là t́nh trạng “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả” mà nói bằng tiếng Latinh cho oai là “bella omnium contra omnes”!

Người dẫn: Thế làm sao tránh được một cuộc chiến tranh toàn thể như thế hả cụ?

 Hobbes: Cách duy nhất là phải thiết lập một quyền lực phổ biến, tức là nhà nước. Tôi đă gọi hành vi khai sinh ra nhà nước ấy là “khế ước xă hội”. Người đầu tiên đấy nhé! Nhưng đừng lẫn lộn “khế ước xă hội” với “khế ước cai trị”. “Khế ước cai trị” là giữa kẻ cầm quyền với nhân dân. C̣n “khế ước xă hội” là giữa những người công dân với nhau, chứ không phải với kẻ cầm quyền. Nếu nguyên nhân của chiến tranh là do ai cũng có quyền th́ để có hoà b́nh, ta phải thoả thuận với nhau một khế ước, trong đó tuyên bố rơ rằng ta từ bỏ cái quyền muốn làm ǵ th́ làm ấy đi và uỷ thác cái quyền ấy cho một kẻ cai trị. Với quyền hạn được trao, kẻ cai trị mới có thể ngăn ngừa sự tấn công lẫn nhau và sự tấn công của ngoại bang. Nhiệm vụ này cũng hoàn toàn có thể do một tập thể hay một nghị hội đảm nhận.

Người dẫn: Thế cụ nghĩ người ta sẵn sàng tự nguyện từ bỏ quyền hạn của ḿnh à?

Hobbes: Tại sao không? Ngay cả kẻ ích kỷ nhất cũng thấy thế là có lợi cho ḿnh, được yên tâm ăn ngon ngủ kỹ!

Người dẫn: Thế nếu có người không chịu kư khế ước th́ làm thế nào?

Hobbes: Đúng là có vấn đề ấy! Người ta chỉ chịu từ bỏ quyền hạn nếu ai ai cũng đồng ḷng làm như thế. Khế ước sẽ không thành nếu không được mọi người – trừ kẻ cầm quyền – tự nguyện từ bỏ quyền hạn. Đây chỉ là kịch bản thử nghiệm để chứng minh sự cần thiết của nhà nước thôi mà! Nhưng tôi vẫn tin rằng sau khi suy nghĩ kỹ, chắc mọi người đều chịu kư!

Người dẫn: Vâng, thôi cũng được, vậy theo cụ, nhà nước có quyền lực đến đâu?

Hobbes: Tuyệt đối! Bao lâu nhà nước bảo đảm được sự ổn định và an ninh, th́ mọi người phải tuân lệnh, không ai được chống lại, cho dù thấy ḿnh bị đối xử bất công. Kẻ cầm quyền có thể trấn áp, kết án, bỏ tù, thậm chí xử tử người vô tội, nếu thấy có lợi cho cuộc trị an! Nghĩa vụ vâng lời chỉ kết thúc khi nhà nước không làm tṛn trách nhiệm ấy!

Rousseau (la to): Trời ơi là trời! Thế là cụ muốn bênh vực cho chế độ quân chủ chuyên chế rồi! Là nhà dân chủ, tại hạ kiên quyết phản đối!

Hobbes: Cuộc nội chiến ở nước tôi chỉ kết thúc khi Cromwell thiết lập chế độ độc tài năm 1649 đấy thôi! Tôi thấy nguy cơ độc tài chuyên chế c̣n đỡ hơn nguy cơ hỗn loạn vô chính phủ!

Rousseau: Ồ, ồ…

Người dẫn: Xin hai cụ bớt nóng! Chúng ta c̣n chờ nghe cao kiến của cụ Locke để xem có lựa chọn nào khác không!

(viết lại theo kịch bản của Bernd Rolf),

Bùi Văn Nam Sơn