Tha hoá như là... văn hoá
SGTT.VN - Immanuel Kant (1724 – 1804) đă thực hiện một cuộc cách mạng cả trong lĩnh vực triết học về văn hoá. Tuy có tiếp thu nhiều tư tưởng của J. J. Rousseau (Khai minh về… khai minh, Sài G̣n Tiếp Thị 19.10), nhưng Kant đă đảo ngược quan niệm về sự tha hoá.
Triết gia Đức Immanuel Kant (1724 – 1804). Ảnh: |
Thay v́ lấy tự nhiên làm chuẩn mực để phê phán văn hoá như Rousseau (Văn hoá như là… tha hoá, Sài G̣n Tiếp Thị 12.10), Kant hiểu sự tha hoá như là hiện tượng thuần tuư nội tại trong lĩnh vực văn hoá, không liên quan đến tự nhiên. Mô h́nh “văn hoá luận” của Kant về tha hoá như là… văn hoá khác với mô h́nh “tự nhiên luận” của Rousseau như thế nào?
“Ư chí tự do”
Bước ngoặt của Kant diễn ra âm thầm khi ông khai thác một ư tưởng đột ngột nhưng sáng giá của chính Rousseau. Rousseau viết: “Tự nhiên ra lệnh cho các sinh vật, và thú vật đă tuân theo. Con người cũng cảm nhận sự cưỡng chế ấy, nhưng lại nhận thức rằng ḿnh là tự do để tuân theo hoặc chống lại. Và chính trong ư thức này về sự tự do của ḿnh đă thể hiện tính tinh thần của tâm hồn con người” (luận văn thứ hai: Về sự bất b́nh đẳng giữa con người, 1775). Như thế, những xúc cảm tự nhiên (Rousseau: “T́nh yêu chính ḿnh”/amour de soi và “t́nh lân ái”/pitié) nơi con người rơ ràng không tác động giống như những “rung cảm” đơn thuần có tính tự nhiên, thú vật! Chúng quả là các cơ sở cho đức hạnh thuộc luân lư cá nhân, nhưng phải theo điều kiện của sự tự do và năng lực tự hoàn thiện của con người. Rousseau và Kant đều nhất trí rằng con người có “ư chí tự do”, nhưng Kant rút ra từ đó một hệ luận khác và quan trọng: chính sự tự do quyết định của ư chí mới tạo ra được phẩm chất luân lư cho hành vi con người chứ không phải những rung cảm tự nhiên theo kiểu nguyên thuỷ. Kant: “Không có ǵ ở trong và thậm chí ở ngoài thế gian mà có thể được xem là “thiện” một cách vô giới hạn, ngoại trừ duy nhất là một ư chí thiện” (Đặt cơ sở cho siêu h́nh học về đức lư, 1785). Với nhận định ấy, Kant đă nâng sự tự do của ư chí lên thành nền tảng của luân lư, đạo đức. Các động lực tự nhiên vẫn có mặt, nhưng tất cả c̣n tuỳ thuộc vào việc con người chiều theo hoặc chống lại. Nền đạo đức học chỉ dựa trên rung cảm “theo tiếng gọi của (bản tính) tự nhiên” bị Kant tước mất sức mạnh, và ông thay vào đó bằng lư tính. Ở đây, lư tính là lư tính tự do, có năng lực quy định ư chí, nên Kant gọi là: “Lư tính thực hành”.
Sự tự trị của văn hoá
Bước ngoặt này c̣n cho thấy: các quy phạm, chuẩn tắc của văn hoá không c̣n mang tính chất đơn thuần “tự nhiên” được nữa. Khi rời bỏ trạng thái tự nhiên, con người đă thoát ly khỏi “tiếng gọi nghiêm khắc” của tự nhiên để tự do quyết định những ǵ được chấp nhận hoặc bị ngăn cấm trong sinh hoạt văn hoá. Qua đó, công cuộc phê phán văn hoá cũng trở thành “công việc thuần tuư nội bộ” của văn hoá. Theo ư nghĩa ấy, thật ra phải nói rằng văn hoá và triết học văn hoá đến Kant mới trở nên hoàn toàn “phản tỉnh”, sau bước chuẩn bị của Rousseau.
Kant khai triển các suy tư về văn hoá trong các bài viết ngắn. Phỏng theo phong cách của Rousseau, ông viết bài Phỏng đoán về khởi đầu của lịch sử loài người (1786), nhưng rút ra kết luận ngược hẳn với Rousseau: “Con người rời bỏ vườn địa đàng như là đi từ sự thô lậu của thú vật đến nhân tính, từ sự ràng buộc của bản năng đến sự hướng dẫn của lư trí; nói ngắn, từ sự điều khiển của tự nhiên sang thế đứng tự do”. Hơn thế, đây cũng là “ư muốn” của tự nhiên: “Hăy ra khỏi sự sắp đặt máy móc của tự nhiên dành cho nếp sống thú vật để hoàn toàn tự sáng tạo từ chính ḿnh bằng lư tính của ḿnh” (Ư tưởng về một lịch sử phổ quát, 1784). Văn hoá, qua đó, hoàn toàn được giải phóng và tự trị trước tự nhiên, và, từ nay, khi phê phán văn hoá, không c̣n được phép phiền trách hay cầu viện đến tự nhiên nữa: nếu cái tốt là công lao của con người th́ con người cũng phải tự chịu trách nhiệm lấy về cái xấu!
Sự tha hoá, như là động lực phê phán văn hoá, chỉ c̣n là công việc giữa con người với nhau ở trong ḷng văn hoá. “Phương tiện được tự nhiên sử dụng để phát huy hết tiềm lực của con người chính là sự đối kháng trong xă hội, nhưng kỳ cùng để dẫn đến một trật tự hợp quy luật” (nguồn như trên). Sự tha hoá tuy có cơ sở tự nhiên ở nơi sự “đối kháng” trong diễn tŕnh xă hội hoá (do tự nhiên mong muốn!), nhưng xử lư và thiết kế nó như thế nào là chuyện của con người! Tự nhiên tạo ra con người và cơ sở sinh tồn cho con người, nhưng để cho con người tự quyết từ cái cơ sở ban đầu ấy. Thay v́ lo “hoà giải” với tự nhiên (công việc vượt khỏi sức người!), con người hăy lo hoà giải với nhau ở trong tự nhiên!
Tự vác lấy thập giá đời ḿnh
“Tính cá nhân có quy mô đào luyện văn hoá càng nhiều bao nhiêu th́ sẽ có hiện thực và quyền lực càng nhiều bấy nhiêu” G.W.F Hegel (Hiện tượng học tinh thần, 1807) |
Hegel (1770 – 1831) hoàn toàn tán thành với mô h́nh văn hoá luận của Kant về tha hoá. Nếu hiểu từ “tinh thần” khá bí hiểm nơi Hegel như là “văn hoá”, ta hiểu được tại sao ông gọi thời đại hiện nay là “thế giới của tinh thần đă tự tha hoá” (Hiện tượng học tinh thần, bản tiếng Việt, NXB Tri Thức). Theo Hegel, tha hoá là một đặc điểm của thế giới văn hoá (chứ không phải của thế giới tự nhiên!) và, giống như Kant, là đặc điểm tất yếu, nếu không sẽ không thể có được “vương quốc của tự do”. Marx (1818 – 1883) cũng dần dần từ bỏ mô h́nh tự nhiên luận thời trẻ dưới ảnh hưởng của Rousseau và Feuerbach (nhân hoá tự nhiên và tự nhiên hoá con người). Bây giờ, thay chỗ cho sự “hoà giải” giữa con người và tự nhiên theo viễn tượng của Rousseau là mô h́nh của Kant và Hegel về “vương quốc của tự do” vươn lên từ “vương quốc (tự nhiên) của sự tất yếu”.
“Văn hoá” và “văn minh”
Nếu không c̣n lấy những thước đo ở “bên ngoài” văn hoá như chủ trương tự nhiên luận nữa, th́ từ nay chỉ có thể dùng thước đo từ “bên trong” văn hoá để phê phán và điều chỉnh văn hoá. Thói quen giản lược của tư duy khoa học dễ dàng chọn lựa mô h́nh phê phán nội tại kiểu nhị phân: “văn hoá” là cái ǵ có giá trị tự thân, trong khi “văn minh” chỉ có giá trị công cụ hay phương tiện. Cặp khái niệm đối lập “văn hoá/văn minh” ít nhiều giả tạo nhưng – như ta sẽ thấy – cũng đă gây sóng gió và chiếm lĩnh diễn đàn văn hoá luận suốt thế kỷ 19 và 20 với rất nhiều “âm thanh và cuồng nộ”!
(c̣n tiếp)
Bùi Văn Nam Sơn