Văn hoá và văn minh

Văn hoá và văn minh

SGTT.VN - Sau khi mô h́nh tự nhiên luận của Rousseau về sự “tha hoá” đă được Immanuel Kant cải biến bằng mô h́nh văn hoá luận (trung lập hoá vai tṛ của tự nhiên và tự trị hoá vai tṛ của văn hoá (Tha hoá như là… văn hoá, Sài G̣n Tiếp Thị 26.10), công cuộc phê phán văn hoá không c̣n dựa trên thước đo ở bên ngoài văn hoá nữa, trái lại, là chuyện nội bộ của văn hoá. Phải dùng chính văn hoá để phê phán văn hoá! Vậy, thước đo nào đây?

Rượu chát hảo hạng chống lại… Coca–Cola?

Triết gia Đức, Johann Gottfried Herder, người có ư muốn kết hợp văn hoá với tinh thần dân tộc.

Tất nhiên, các hiện tượng văn hoá rất đa dạng và có khi trái ngược nhau, nhưng tất yếu phải có một cái ǵ đó trong lĩnh vực đa dạng này được trao cho vai tṛ là thước đo cho những cái c̣n lại.

Thay v́ đi t́m thước đo quá phức tạp, người ta chuộng lối nhị phân (phân đôi) dễ h́nh dung và “nắm bắt”. V́ thế, ta không ngạc nhiên khi thấy tất cả những nhà văn hoá lớn trong suốt thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 đều chọn lối tư duy này. Nổi bật ở đây là sự đối lập giữa “văn hoá” và “văn minh” như là thước đo tiện dụng nhất. Bắt đầu từ Kant, nhưng thật sự thịnh hành từ 1850 cho đến hết nửa đầu thế kỷ 20, trước khi có một cách hiểu khác về văn hoá. Theo cách hiểu thông thường, văn hoá đối lập với văn minh tựa như: Nguyễn Du, Goethe đối lập với xe lửa, máy bay; dương cầm, đàn bầu với bóng đá, quần vợt; bút nghiên với bút bi, máy tính; rượu chát hảo hạng với Coca-Cola và những ǵ mang mùi… Huê Kỳ! Văn hoá – bị quy giản hay được tôn vinh theo nghĩa hẹp như thế – luôn có nghĩa là cái ǵ “cao cấp hơn”, là “những giá trị vĩnh cửu”, là “bề sâu tâm hồn”… trong khi văn minh khiến ta liên tưởng đến cái kỹ thuật, đơn thuần có tính chức năng, hữu dụng và… sinh lợi. Theo mô h́nh này, văn hoá có giá trị tự thân, c̣n văn minh chỉ hay ho khi phục vụ cho cái khác: một bên là vương quốc của cứu cánh, bên kia là thế giới phương tiện.

Truy nguyên nguồn gốc, người ta phát hiện rằng sự đối lập văn hoá – văn minh vốn là đặc sản của nước Đức, gắn liền với “con đường riêng” của nước này, chống lại xu thế Tây Âu hoá, Mỹ hoá, đô thị hoá, nói ngắn, gắn liền với những hậu quả văn hoá của quá tŕnh công nghiệp hoá muộn màng của nước Đức so với các nước Tây phương khác. Mặc cảm tự ti chuyển hoá thành mặc cảm tự tôn: ta tuy nghèo nhưng cao sang, sân không có xe hơi nhưng chữ nghĩa đầy bồ, “an bần lạc đạo”! Một thời gian dài, tầng lớp thượng lưu về văn hoá tự hào đă bù đắp cho sự nghèo nàn về vật chất so với tầng lớp giàu có ở các nước Tây Âu khác “chỉ đơn thuần văn minh”. Một thái độ không phải hoàn toàn vô hại, bởi nó sẽ dẫn đến khói lửa chiến tranh: cuộc thế chiến thứ nhất tràn ngập những luận điệu tuyên truyền tâm lư chiến như thế, và mấy mươi năm sau, được lặp lại ở quy mô ác liệt hơn nữa dưới chế độ Đức quốc xă.

Bài học thật cay đắng: sau thế chiến thứ hai, mọi người bàng hoàng nhận ra rằng nền “văn hoá cao cấp và đích thực” ấy đă không ngăn cản được Hitler và tội ác diệt chủng khủng khiếp chưa từng có! Ư định tốt đẹp và cao cả của Herder (1744 – 1803) muốn kết hợp văn hoá với bản sắc và tinh thần dân tộc đă bị lạm dụng đến mức cực đoan, khiến Adorno (1903 – 1969) phải thốt lên: “Sau Auschwitz (*), mọi văn hoá đều trở thành rác rưởi, và thật là dă man khi c̣n ngồi đấy mà làm thơ!”, nhất là khi phải nghe những tên chuyên chế tiếp tục nhân danh “văn hoá”.

Thăng trầm của từ “văn hoá”

Từ giữa thế kỷ 20, chưa bao giờ từ “văn hoá” bị mất giá và bị nghi ngờ đến thế ở Tây Âu. Một mặt, nếu “văn hoá” được hiểu như là bộ phận của “kiến trúc thượng tầng”, nó có thể mang tính “ư hệ”, lừa mỵ. Mặt khác, “văn hoá” cũng không c̣n là một khái niệm khoa học nghiêm chỉnh nữa, bởi nó không có tính “trung lập về giá trị”. Đó là lư do khiến từ “xă hội” lên ngôi như một khái niệm bao trùm, thậm chí mang ư nghĩa tích cực, “tiến bộ”. Đến những năm 1980, thế kỷ 20, từ “văn hoá” mới dần dần lấy lại vị trí và thế đứng nhờ một loạt sự kiện. Trước hết, thật không dễ phân biệt giữa “kiến trúc thượng tầng” và “cơ sở hạ tầng” (chẳng lẽ “hạ tầng” không phải và không có văn hoá? “thượng tầng” lẫn “hạ tầng” chẳng phải do “thượng tầng” xác định nên?), và kỳ cùng, lấy ǵ phân biệt giữa xă hội và văn hoá? Từ đó, khái niệm “văn hoá” ngày càng được hiểu theo nghĩa rộng. Văn hoá là toàn bộ thế giới cuộc sống của con người, chứ không chỉ giới hạn theo nghĩa hẹp (kiểu Đức!) như là một bộ phận của toàn bộ hệ thống văn hoá, bên cạnh những bộ phận khác như chính trị, pháp luật, kinh tế, khoa học v.v.. Định hướng theo khái niệm mới mẻ của môn văn hoá học, tiếp thu và phát triển khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng của môn nhân học văn hoá (cultural anthropology) từ những năm 1930 thế kỷ trước, văn hoá, trong mọi phương diện của nó, trở thành đối tượng của khoa học khách quan, trung lập về giá trị. Cái giá phải trả: các lư thuyết văn hoá từ nay tự thân không c̣n mang tính phê phán, cả theo nghĩa đánh giá dựa theo một chuẩn mực có sẵn, lẫn theo nghĩa đề pḥng và “phê phán ư hệ” đối với một bộ phận “thượng tầng”.

Văn hoá là “số nhiều”

“Văn hoá như là số nhiều” không chỉ là một nhận định khoa học mà c̣n là một thành tựu văn hoá nổi bật trong thời gian qua.

Tuy nhiên, không phải v́ thế mà tư duy về văn hoá không được bù đắp. Thay chỗ cho sự phê phán, đánh giá kiểu tiền – hiện đại xuất phát từ sự độc tôn của một nền văn hoá hay một lĩnh vực văn hoá nhất định, xem các nền văn hoá xa lạ và các lĩnh vực văn hoá ḿnh không ưa chuộng là thấp kém, phản tự nhiên, người ta học cách tôn trọng cái khác biệt, xem nền văn hoá của ḿnh chỉ là một trong nhiều nền văn hoá. Chỉ khi nh́n nhận giá trị riêng biệt của nền văn hoá xa lạ và lĩnh vực văn hoá không quen thuộc để không quy tất cả vào thước đo của riêng ḿnh, mới có thể tạo không gian cho việc sử dụng bản thân khái niệm văn hoá một cách khách quan và khoa học. “Văn hoá như là số nhiều” không chỉ là một nhận định khoa học, mà c̣n là một thành tựu văn hoá nổi bật trong thời gian qua.

Tinh thần phê phán văn hoá không mất đi, trái lại, bằng sự phản tỉnh, nhiều thế hệ đă đi t́m những cặp khái niệm khác thay cho cặp đối lập “văn hoá – văn minh” sau khi từ bỏ vị trí độc tôn của một khái niệm hẹp về văn hoá bên trong toàn bộ đời sống văn hoá. Nhưng, đó là một… câu chuyện dài và chúng ta đă đi quá nhanh!

(c̣n tiếp)

Bùi Văn Nam Sơn