Chữ trinh c̣n một chút này...
SGTT.VN - Tôi không định nói đến nàng Kiều. Cuối năm, nhắc đến nàng, buồn lắm! Vậy, xin kể tiếp câu chuyện khô khan về văn hoá, và càng khô khan hơn, về chữ trinh của… triết học trong nền văn hoá hiện đại, để tạm khép lại một chủ đề.
Trung thành với cái toàn bộ
|
Triết gia Mỹ Thomas Nagel. |
Văn hoá và triết học đều đă được hiện đại hoá, nghĩa là, cả hai đều đă được phi – tập trung hoá và trở nên phản tỉnh hoàn toàn. Văn hoá không c̣n có một trung tâm duy nhất, đồng thời không dựa vào một cơ sở nào khác (tự nhiên, thần linh, quyền uy) ngoài bản thân văn hoá. Triết học – như là bộ phận và tấm gương soi của văn hoá – cũng trở thành một thành viên b́nh đẳng và khiêm tốn bên cạnh các ngành khoa học khác, đồng thời từ bỏ thế đứng tuyệt đối, bắt đầu tập suy tư trong viễn tượng hữu hạn của nhận thức và thân phận làm người. Một sự song hành tỏ ra rất hài hoà và đồng điệu! Nhưng, vấn đề thật ra không hề đơn giản, hay, theo cách nói quen thuộc hiện nay, đặt ra nhiều thách thức cho cả hai phía.
Về phía văn hoá, đó là phải giải quyết mối quan hệ giữa một “thuyết đa nguyên về giá trị” theo cách gọi nổi tiếng của triết gia Jesaja Berlin với việc thừa nhận và tôn trọng các giá trị văn hoá phổ quát toàn nhân loại. Theo giác độ đa nguyên về giá trị, chẳng hạn, đối với người phụ nữ, việc chọn lựa thiên chức làm mẹ hoặc cuộc sống đơn thân và xuất gia của người nữ tu sĩ là hai giá trị có tính “vô ước”, nghĩa là không thể mang ra so sánh với nhau, mà phải được tôn trọng như nhau. Nhưng, mặt khác, chính sự tôn trọng tính đa nguyên giá trị (tương phản, nhưng đồng đẳng) này lại là một trong những giá trị văn hoá phổ quát, bên cạnh các giá trị phổ quát khác như nhân phẩm, tự do và dân quyền. Giải quyết được mối quan hệ phức tạp này là đặc trưng tiêu biểu cho thành tựu có ư nghĩa lịch sử của nền văn hoá hiện đại.
Về phía triết học, ta đều biết rằng, ngay từ khi ra đời, ở phương Đông cũng như phương Tây, triết học luôn xoay quanh câu hỏi về cái toàn bộ và về cuộc sống đúng đắn của con người trong cái toàn bộ ấy. Trước kinh nghiệm về sự đa dạng, đa thanh của tiến tŕnh hiện đại hoá văn hoá, câu hỏi này không mất đi, trái lại, được đặt lại một cách hoàn toàn mới mẻ. Tính cấp bách của câu hỏi không giảm đi, mà c̣n tăng thêm trong lịch sử hiện đại hoá. Thật thế, tính hiện đại của văn hoá không chỉ mang lại lợi ích, mà cả gánh nặng. Nó tăng cường sự tự do cá nhân, đồng thời làm cho mỗi cá nhân không dễ dàng có được cái nh́n toàn cảnh nữa, bởi mọi lĩnh vực đều trở nên quá phức tạp, hầu như vượt khỏi khả năng nắm bắt của từng con người. Điều đó giải thích sự quan tâm có tính triết lư của con người thời đại, mặc dù không phải ai cũng có điều kiện biến mối quan tâm triết lư ấy thành sự quan tâm đến triết học như một ngành học thuật chuyên biệt!
Mối quan tâm ấy – dù chỉ có tính triết lư tự phát hay trở thành sinh hoạt triết học tự giác – nói lên sự trung thành với ưu tư truyền thống của con người đối với cái toàn bộ.
Trong nhận thức
Cái toàn bộ bao giờ cũng lư thú. Tuy bị vượt ra khỏi tầm mắt khi đi vào thế giới hiện đại, con người vẫn khao khát muốn biết cái đa tạp, cái rời rạc và những cái thường mâu thuẫn nhau nối kết với nhau hay ăn nhịp với nhau như thế nào. Ta thường gọi đó là chức năng “thế giới quan” của triết học. Thế giới quan th́ bao giờ cũng là “số ít”, bởi người ta thường không có hay không cần một lúc hai hay nhiều thế giới quan! V́ thế, các hệ thống triết học, nhất là vào thế kỷ 18 – 19, tin chắc nịch rằng có thể đáp ứng chức năng thế giới quan này bằng các phương tiện khoa học, thậm chí tự xem ḿnh là khoa học duy nhất đúng đắn. Ngày nay, ta khác họ không chỉ ở những kiến thức mới về khoa học, mà chủ yếu ở một tâm thế khác. Ư thức về sự hữu hạn đă không c̣n dành chỗ cho ḷng tin rằng có thể giải đáp cho mọi câu hỏi và giải đáp một cách tối hậu.
Trong thực hành
Chức năng thế giới quan không đứng được một ḿnh, v́ c̣n phần thứ hai của câu hỏi về cái toàn bộ: con người sống ra sao trong cái toàn bộ ấy. Đầu thời cận đại, Spinoza đă đặt tên cho siêu h́nh học là “đạo đức học”, và ta không quên Hegel cũng đă hứa hẹn rằng triết học sẽ “hoà giải với hiện thực”! Từ thế kỷ 19 và sau Hegel, câu hỏi thứ hai này được nêu một cách chính xác hơn: câu hỏi về ư nghĩa. Câu hỏi về ư nghĩa là câu hỏi về việc hiểu đời, về nhân sinh quan. Ở đây không hỏi về cái ǵ bổ sung cho tri thức của ta về thế giới (tức cho “thế giới quan”), trái lại, hỏi về cái làm cho ta “hiểu” được cái toàn bộ ấy, nhất là từ khi thế giới ngày càng có nguy cơ rơi vào bóng tối của sự vô nghĩa (tức, chủ nghĩa hư vô theo cách gọi của Nietzsche).
Tính hiện đại của văn hoá không chỉ mang lại lợi ích, mà cả gánh nặng. Nó tăng cường sự tự do cá nhân, đồng thời làm cho mỗi cá nhân không dễ dàng có được cái nh́n toàn cảnh nữa. |
“Ư nghĩa” nói ở đây không phải là nội dung của kư hiệu và văn bản, mà là mục đích, chức năng, giá trị, tầm quan trọng đối với cuộc đời và hành động của chúng ta. Theo Thomas Nagel, triết gia đang giảng dạy tại đại học New York, đó là các câu hỏi thiết thân: chuyện ǵ vậy? Liên quan ǵ đến tôi? Có nghĩa ǵ thế? Cho tôi, cho bạn? Ai hỏi như vậy, người ấy không muốn bổ sung kiến thức, mà cần sự định hướng.
“Ư niệm điều hành”
Chức năng thế giới quan và chức năng định hướng đều tuân theo một lôgích nội tại: hướng đến cái nh́n tổng thể từ sự đa tạp, manh mún. Ta chỉ có thể sử dụng đúng đắn tấm bản đồ ở phạm vi nhỏ khi biết đặt nó vào trong tấm bản đồ có phạm vi rộng hơn, để sau cùng đến định vị toàn cầu. Đó chính là luận điểm cơ bản của Kant khi ông cho rằng lư tính con người tất yếu hướng đến cái toàn bộ như là cái tuyệt đối vô điều kiện trong nhận thức cũng như trong hành động, khi ưu tư về những vấn đề có tính nguyên tắc. Nhưng, vào thời tiền – hiện đại, con người c̣n nuôi ảo tưởng có thể nắm bắt cái toàn bộ tuyệt đối ấy bằng con đường xác định, khẳng quyết, giáo điều, như một chân lư không thể suy suyển. Tư duy hiện đại, hậu – phê phán vẫn giữ vững niềm khao khát ấy như là chỉ dấu của sự tự do và phẩm cách của con người. Khác chăng là ở chỗ xuất phát từ hai đặc điểm đă nói của nền văn hoá hiện đại: tính đa dạng và tính hữu hạn của lư tính.
Trong nhận thức lẫn hành động, việc vươn tới cái toàn bộ thống nhất phải được hiểu như một “ư niệm điều hành” có giá trị chỉ như một định hướng, một hoài băo, chứ không phải là một trạng thái đă hoàn tất, có thể chiếm hữu một lần cho tất cả. Chỉ trong viễn tượng ấy, triết học mới có chỗ đứng chính đáng và thuyết phục trong cuộc “đại diễn ngôn” của một xă hội đa văn hoá và toàn cầu hoá ngày nay.
Bùi Văn Nam Sơn