Chiếc kính vạn hoa

Chiếc kính vạn hoa

SGTT.VN - Nếu không thể nhét Paris vào một cái chai th́ càng không thể hiểu khoa học trong một h́nh thái và một cách nh́n duy nhất. Khoa học là một hiện tượng phức hợp chưa từng có! Mỗi một sự vật, hiện tượng đi vào khoa học đều được soi sáng từ nhiều giác độ. Rồi bản thân khoa học cũng cần được chia nhỏ thành nhiều khía cạnh để khảo sát. Ta có trước mắt h́nh ảnh muôn màu của chiếc kính vạn hoa lồng vào trong một chiếc kính vạn hoa!

Các khoa học về khoa học

– Để biết về diễn tŕnh phát triển của một khoa học, ta phải dùng phương pháp của nhà sử học. Môn lịch sử khoa học có nhiệm vụ khảo cứu sự biến đổi của những lư thuyết khoa học. Những lư thuyết ấy đúng hay sai, hữu dụng hay vô nghĩa từ cái nh́n ở thời điểm hiện tại không phải là điều quan trọng. Cũng không quan trọng ở việc xét xem các phương pháp đă được sử dụng trong các lư thuyết ấy có c̣n phù hợp với phương pháp đang thông dụng hay không. Môn lịch sử khoa học chỉ quan tâm đến sự phát triển của lịch sử tư tưởng, bởi, trong diễn tŕnh ấy, lịch sử của những câu hỏi và cách đặt câu hỏi là thú vị và bổ ích hơn cả lịch sử của những câu trả lời.

– Môn xă hội học khoa học hỏi về những điều kiện xă hội nào đă khiến người ta xem một nhận thức nào đó là khoa học, bất kể đó có phải là một nhận thức đích thực hay không. Hiểu khoa học như một hiện tượng xă hội, người ta khảo sát mối quan hệ tương tác giữa cộng đồng những nhà nghiên cứu với sự phát triển khoa học như một tiến tŕnh xă hội. Khoa học – qua thái độ và hành xử của cả cộng đồng khoa học – được hiểu như hành động xă hội.

– Nếu câu hỏi không nhắm đến cả cộng đồng khoa học mà đến từng cá nhân người làm khoa học, ta cần xét xem những động cơ nào khiến từng nhà khoa học lại chọn lựa giả thuyết này chứ không phải giả thuyết khác, những lư do khiến nhà khoa học ham thích hay e ngại lĩnh vực nghiên cứu này thay v́ lĩnh vực nghiên cứu khác. Môn tâm lư học khoa học gián tiếp cho ta biết nhiều điều về sự h́nh thành của tinh thần khoa học trong lịch sử, như trong nỗ lực tiền phong đáng ghi nhận và có nhiều ảnh hưởng của Gaston Bachelard (1884 – 1962) (xem: Bachelard – Sự h́nh thành tinh thần khoa học, bản dịch của Hà Dương Tuấn, NXB Tri Thức, 2010).

– Hiểu khoa học như là định chế có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống xă hội, môn chính trị học khoa học xác định những quy phạm hành động trong lĩnh vực chính trị để hướng khoa học vào những mục đích nhất định cũng như để quy hoạch sự phát triển của khoa học. Sự kém hiệu quả trong nỗ lực này và khả năng khoa học dễ bị quyền lực chính trị lạm dụng không hẳn là lư do để phản bác một cách đặt vấn đề như thế.

Bốn môn học vừa kể chủ yếu mô tả việc thực hành khoa học hơn là bàn về trọng tâm của khoa học như là việc mưu cầu tri thức. Tuy môn chính trị học khoa học có đề cập những chuẩn mực hành động, nhưng chúng đều đến từ bên ngoài, áp đặt lên cho khoa học. Nói cách khác, bốn cách nh́n ấy đều thuộc một b́nh diện khác so với đối tượng nghiên cứu thuộc về bản thân khoa học, đó là đạo đức học khoa học và khoa học luận.

– Đạo đức học khoa học ngày nay không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi lương tâm và ư thức trách nhiệm của từng nhà khoa học hay từng ngành khoa học riêng lẻ. Đạo đức học khoa học ngày càng trở thành một bộ môn độc lập và nghiêm chỉnh. Môn học này mang tính quy phạm, dựa vào những nguyên lư có tính ràng buộc phổ quát từ phong cách làm khoa học, việc biện minh về luân lư trong khi thí nghiệm khoa học và tạo dựng lư thuyết cho đến việc áp dụng và sử dụng những thành tựu khoa học – công nghệ.

– Khoa học luận mới là môn thực sự xem xét khoa học với tư cách là sự nhận thức. Nếu “nhận thức” được hiểu như là một phát biểu được chứng minh là đúng thật th́ khoa học luận xét xem việc chứng minh hay việc đặt cơ sở cho sự đúng thật ấy là như thế nào. Khoa học luận không đi sâu vào các phương pháp cụ thể của một ngành khoa học nào đó cho bằng đặt câu hỏi cơ bản và khái quát: đâu là những điều kiện khả thể của nhận thức khoa học? Trong chừng mực đó, khoa học luận c̣n được gọi là “siêu – lư thuyết” về mọi ngành khoa học. Như thế, khoa học luận là một bộ phận của nhận thức luận, với tiền giả định rằng nhận thức là có thể và áp dụng được. Khi phân tích các điều kiện của nhận thức, ta sẽ thấy rằng tất cả những cách nh́n trên đây (lịch sử khoa học, xă hội học khoa học, chính trị học khoa học và tâm lư học khoa học) đều có chỗ đứng trong khoa học luận nói chung.

Từ khoa học luận đến triết học khoa học

“Cần phải xem khoa học là một h́nh cầu, trong đó các bán kính có độ dài bằng nhau (…) Việc đẩy một phần nhỏ của tri thức lên mức thật cao nhưng lại coi thường các phần khác th́ sẽ không xác lập được h́nh cầu và khiến nhân loại đánh mất ngay cả bản thân ư niệm về cái có thể và cần được gọi là khoa học”.

Lev Tolstoi (1828 – 1910) (Đường sống – Phạm Vĩnh Cư chủ biên, NXB Tri Thức, 2010)

Ở khu vực Anh – Mỹ, “triết học khoa học” hầu như đồng nghĩa với “khoa học luận”. Ở lục địa châu Âu, c̣n có một truyền thống khác, xa xưa hơn, vượt ra khỏi ranh giới của khoa học luận. Vào thế kỷ 19, nhiều triết gia (Fichte, Bolzano, Hegel…) c̣n có tham vọng xây dựng một triết học khoa học theo nghĩa một học thuyết bao trùm toàn bộ tri thức có hệ thống. Ngày nay, tuy tham vọng ấy đă trở nên khiêm tốn hơn, nhưng câu hỏi vẫn c̣n đó: khoa học quan hệ như thế nào với thế giới quan của từng cá nhân hay mỗi nền văn hoá mang h́nh thái lư thuyết của một nền siêu h́nh học? Nếu “siêu h́nh học” không c̣n được hiểu như là một thứ “triết học vĩnh cửu” về những chân lư vĩnh cửu nữa, th́ nó vẫn c̣n được hiểu như là một kiến giải về mối quan hệ bao quát giữa con người, xă hội và tự nhiên, trong đó vị trí, phẩm giá và trách nhiệm của con người giữ vai tṛ then chốt. Chỉ có điều, triết học khoa học như thế tất yếu phải là một thứ “siêu h́nh học” đă được phê phán và có thể được phê phán, không những không tách rời với các ngành khoa học, nhất là với khoa học luận, mà c̣n tiếp thu, xử lư và phát triển những kết quả của chúng. Nói ngắn, triết học khoa học ngày nay nhất thiết phải lấy khoa học luận làm tiền đề.

Bùi Văn Nam Sơn - Minh hoạ: Hồng Nguyên