Đâu nhất thiết… có ghế mới ngồi được!
SGTT.VN - Đọc bài “tư duy hệ thống” (Kẻ đại náo cũng cần một trật tự, SGTT 11.8), bạn đọc Lê Trần Ngang gửi đến người viết câu hỏi rất hay: “Người ta thường dùng từ “lỗi hệ thống” để chỉ những trục trặc trong quản lư dữ liệu hay quản trị mạng. Đối với những vấn đề xă hội bức xúc, các vấn đề thuộc về quản trị đô thị, quản trị đất nước hay quản trị công ty, người ta hay quy kết nguyên nhân: đó là do lỗi hệ thống!
Có quan hệ nào không giữa phương pháp tư duy hệ thống và lỗi hệ thống? Và phương pháp tư duy hệ thống trong triết học có giúp ích ǵ cho việc khắc phục t́nh trạng lỗi hệ thống nêu trên?”
|
Thưa bạn, không chỉ có quan hệ mà c̣n có quan hệ rất mật thiết giữa phương pháp tư duy hệ thống và lỗi hệ thống, bởi theo nghĩa rộng, lỗi hệ thống không ǵ khác hơn là những sai lầm tiêu biểu khi ta không hiểu và đi ngược lại tư duy hệ thống! Lỗi trong hệ thống là lỗi cục bộ, có thể khắc phục được. C̣n lỗi hệ thống th́ đ̣i ta phải… thay đổi tư duy. Xin dành hai kỳ để ta cùng t́m hiểu vấn đề này. Trước hết, cần bàn rơ hơn về hệ thống và tư duy hệ thống, trước khi chẩn bệnh và trị bệnh cho nó.
Nh́n hệ thống từ chức năng
Cái ghế để ngồi, bóng đèn để chiếu sáng, xí nghiệp để sản xuất và bán hàng. Để đạt được các mục đích ấy, ta có thể t́m các giải pháp có chức năng tương tự, v́ đâu nhất thiết… có ghế mới ngồi được! Vậy, hệ thống không phải là thực thể chết cứng mà là sự tập hợp (chứ không chỉ là sự cộng dồn) những bộ phận một cách có tổ chức và được mô tả theo chức năng.
Do đặc điểm tổ chức của nó, hệ thống tương phản với môi trường: nó vừa “hút” vào trong ḷng nó một số yếu tố của môi trường, vừa “đẩy” một số yếu tố khác ra khỏi nó. Quan hệ “hệ thống – môi trường” là tương hỗ. Không thể có hệ thống mà không có môi trường. Ngược lại, môi trường không tồn tại độc lập, mà chỉ có trong quan hệ quy chiếu với một hệ thống. Và v́ môi trường là phức tạp, vô tổ chức, nên người ta thường quan niệm rằng hệ thống là một tổ chức nhằm giảm thiểu sự phức tạp. Đây chính là điều đáng lưu ư: v́ môi trường chỉ có khi được quy chiếu với một hệ thống, nên chính hệ thống sẽ xác định môi trường là ǵ. Chẳng hạn, hệ thống làm nóng hay làm lạnh quy giản môi trường vào ba trị số duy nhất: nóng quá, lạnh quá, vừa phải. Nó không quan tâm đến những trị số khác: căn pḥng đặt giàn máy điều hoà ấy là lớn hay bé, đẹp hay xấu, ở thành thị hay nông thôn, hướng tây hay hướng đông, sạch hay bẩn, ồn ào hay yên tĩnh… Các yếu tố ấy không quan trọng, v́ mă cấu tạo của hệ thống này tuyệt nhiên không nhận ra chúng. Do đó, một hệ thống càng phức tạp th́ càng bao hàm được nhiều khả năng, và càng có thể phản ứng nhiều cách. Điều ấy phụ thuộc vào tổ chức bên trong của hệ thống. Tuy nhiên, phức tạp đến mấy, ở trong một hệ thống vẫn là ở trong một cái lồng. Một hệ thống không thể h́nh dung môi trường nằm bên ngoài tổ chức đặc thù của nó có mặt mũi ra sao đối với những hệ thống khác. Chỉ đứng ngoài hệ thống, ta mới thấy được rằng môi trường cũng được cấu trúc hoá. Như thế, một trong những nguồn gốc gây ra “lỗi hệ thống” nằm ngay trong bản tính của hệ thống!
Từ lư thuyết hệ thống đến điều khiển học
Vào những năm 40 thế kỷ 20, Ludwig von Bertalanffy (1901 – 1972) là người đầu tiên xây dựng “lư thuyết hệ thống” để thử áp dụng khái niệm hệ thống vào cho lĩnh vực sinh học. Du nhập sơ đồ “hệ thống – môi trường”, ông xem sinh thể hữu cơ – với sự trao đổi thường xuyên về chất liệu, năng lượng và thông tin với môi trường xung quanh – là những “hệ thống mở”, khác về chất với những hệ thống khép kín của vận động cơ giới.
R. Maturana và F. J. Varela tiếp thu và mở rộng sơ đồ “hệ thống – môi trường” này bằng hàng loạt khái niệm mới: tự tổ chức, tự quy chiếu, tự giới hạn, tự nhận thức và tự phát triển.
Theo nghĩa rộng, lỗi hệ thống không ǵ khác hơn là những sai lầm tiêu biểu khi ta không hiểu và đi ngược lại tư duy hệ thống! Lỗi trong hệ thống là lỗi cục bộ, có thể khắc phục được. C̣n lỗi hệ thống th́ đ̣i ta phải… thay đổi tư duy. |
Cả Bertalanffy và Maturana đều phân biệt các hệ thống sinh học, mở, với các hệ thống cơ giới, khép kín, vốn là lĩnh vực chuyên biệt có tính kỹ thuật của môn điều khiển học (cybernetics), bắt nguồn từ lư thuyết tự động hoá cơ giới từ thời Descartes. Nhưng, nếu Descartes cũng đă thử giải thích những tiến tŕnh sinh học nơi con người (hệ thống tuần hoàn, hô hấp…) một cách cơ giới th́ môn điều khiển học hiện đại đă có những bước tiến vượt bậc. Thành công vang dội của nó là trí tuệ nhân tạo (ta nhớ đến Deep Thought, máy tính đánh cờ vua nổi tiếng!), mô phỏng những năng lực đặc thù của con người như năng lực nhận thức. Điều khiển học hiện đại (với Norbert Wiener, 1894 – 1964) không chỉ hoàn thiện lư thuyết tự động hoá cổ điển mà c̣n vượt trội ở phát kiến mới mẻ về nguyên tắc: các tiến tŕnh được xác định và điều khiển từ mục tiêu chứ không c̣n từ con đường dẫn đến mục tiêu (đó cũng là nguồn gốc của chữ “điều khiển” trong điều khiển học). Nếu kỹ thuật tự động hoá cổ điển chỉ có thể mô phỏng những hệ thống khép kín, không có quan hệ tương tác với môi trường, th́ kỹ thuật điều khiển học hiện đại mô phỏng cả những hệ thống mở, có tương tác và thích nghi với những ảnh hưởng và hoàn cảnh bên ngoài, nghĩa là, ở giữa mục tiêu và tiến tŕnh có mặt một hệ thống phản hồi và điều chỉnh. Sự mô phỏng tính hướng đích của hệ thống hữu cơ thể hiện ở tiến tŕnh liên tục thử và sai, chứ không đi thẳng một mạch tới mục tiêu định trước một cách máy móc.
Lư thuyết hệ thống: tham vọng và vấn đề
Tham vọng của lư thuyết hệ thống là muốn giải thích mọi loại hệ thống, từ hệ thống tự nhiên đến hệ thống nhân tạo (như chính trị, xă hội, pháp luật, kinh tế…) kể cả những hệ thống tâm lư, xúc cảm, ư nghĩa đặc thù của con người (ư thức, tự ư thức, tri thức, ngôn ngữ, truyền thông…) bằng con đường thuần tuư cơ giới, do đó, lư thuyết hệ thống có khi được đồng nhất hoá với điều khiển học. Liệu tham vọng ấy có chính đáng không, và phải chăng vẫn có một sự dị biệt không thể vượt qua giữa năng lực tự giác và các mô h́nh cơ giới là điều không thể bàn ở đây. Điều không thể phủ nhận là ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đang lan tràn hầu như trên mọi lĩnh vực: y học, tâm lư học, xă hội học, tri thức luận, kinh tế học và quản trị xí nghiệp… “Lỗi hệ thống”, do đó, là thách thức cần phải giải quyết đối với bản thân lư thuyết hệ thống, đồng thời là nguy cơ đối với chúng ta, những người hàng ngày hàng giờ đang sống bên trong vô vàn những hệ thống, đồng thời phải tiếp cận, thấu hiểu và xử lư chúng. Xin hẹn tuần sau với những loại h́nh hệ thống và những lỗi hệ thống tiêu biểu. (c̣n tiếp)
Bùi Văn Nam
Sơn
Minh hoạ: Hoàng Tường