Gai nhọn hay hoa hồng?
SGTT - Ta đă thử làm quen với một trong nhiều khái niệm cơ bản của triết học: bản chất và bản thể (SGTT, 2.6.2010), nhưng chưa chi đă thấy… rối mù! Mỗi người trả lời một phách, mà toàn là những đầu óc thượng đẳng cả! Ta kinh ngạc tự hỏi: triết học bàn những chuyện ǵ thế và tại sao bàn măi không xong? Triết học không thể bỏ qua thắc mắc này được để cứ ung dung tiếp tục… xốc tới.
Cái dạ con trống rỗng
|
Câu hỏi lại chính là cơ hội để nó trở lại với chính “bản chất” của ḿnh: tự-phản tư. Có nhiều chuyện để “tự-phản tư”, tự soi lại chính ḿnh lắm: Triết học bàn chuyện ǵ? Bàn như thế nào? Tại sao lại bàn? Ai bàn? Các đặc điểm của tư duy triết học là ǵ?... Ta không thể đi tiếp nếu trước hết không “tự vấn” những điều ấy đă. Hôm nay, xin thử bàn điều thứ nhất: triết học bàn những chuyện ǵ (và tại sao bàn măi không xong?)
Ta có thể bàn về chuyện này, chuyện kia, ít hay nhiều cặn kẽ. Từ đó h́nh thành những ngành khoa học riêng lẻ, mỗi ngành có đối tượng của riêng ḿnh. Ranh giới không hoàn toàn rạch ṛi nhưng ít nhiều cũng có thể phân biệt được. Tuy có các môn liên ngành như hoá-lư hay sinh-hoá, ta vẫn mường tượng được đại khái vật lư, hoá học, sinh học có phạm vi riêng biệt nào.
Thế phạm vi và đối tượng của triết học là ǵ? Phải chăng nó bàn về giới tự nhiên (hay vũ trụ), về không gian, thời gian, về đời sống con người với những năng lực của nó, và về cái ǵ thần linh, siêu việt? Nhưng cũng đă có vô số những chuyên ngành về các đối tượng ấy rồi, nào là: vũ trụ học, khoa học tự nhiên, nhân học, tâm lư học và tôn giáo…
Đi vào các lĩnh vực ấy, triết học chỉ có thể dựa cột mà nghe. Bertrand Russell thường ví triết học như một bà mẹ có cái dạ con rất lớn, bao chứa hết mọi ngành khoa học, nuôi lớn chúng, rồi cho chúng ra ở riêng với món hồi môn hậu hĩnh. C̣n bà mẹ vẫn măi măi chỉ c̣n là bà mẹ với chiếc dạ con ngày càng trống rỗng! Càng trống rỗng, nó càng có thể tiếp tục bao chứa nhiều hơn! Vậy, chắc có lẽ nó không bàn về những đối tượng ấy theo nghĩa hẹp mà chỉ bàn về những nguyên lư thôi: nguyên lư của tồn tại, nhận thức và hành động, về mọi nguyên lư, thậm chí về nguyên lư tối cao! Nhưng, đó có phải là chủ đề trung tâm của nó không?
Có nhiều chủ đề thật cơ bản, nhưng không thể giới hạn triết học vào những chủ đề “vĩnh cửu” nào cả nếu không muốn cưỡng bức nó hay đẩy nó vào chỗ mâu thuẫn. Thế th́ chỉ c̣n một cách định nghĩa khác: triết học không chỉ bàn về thực tại nói chung, về trật tự và những nguyên lư chi phối trật tự ấy, tức không chỉ bàn về cái đang tồn tại mà c̣n bàn về việc có cái đang tồn tại, hay, nói trừu tượng hơn, về cái tồn tại xét như cái tồn tại, cũng như về sự tồn tại của cái đang tồn tại.
Thêm vào đó, có lẽ nó cũng bàn về ư nghĩa của tồn tại nữa. Đặt câu hỏi ngược lại có thể dễ trả lời hơn: triết học không bàn những chuyện ǵ? Tất nhiên, không bàn (v́ không c̣n cần bàn hay thấy ḿnh thừa) về những công việc của các khoa học riêng lẻ. Thế nhưng, bao lâu chưa chứng minh được rằng các khoa học riêng lẻ thực sự có thể giải quyết được mọi vấn đề, th́ vẫn c̣n cần đến một tư duy khác với tư duy khoa học riêng lẻ. Tư duy này không c̣n là tiền-khoa học (như giai đoạn sơ khai) mà là hậu-khoa học hay “siêu”-khoa học, trầm tư về cơ sở, sự phân biệt và mối quan hệ của mọi lĩnh vực tồn tại và nhận thức. Không một tri thức nào không cần được tái-phản tư, và đó là lư do h́nh thành triết học về khoa học, triết học về nhận thức. Vậy, tạm thời có thể kết luận: triết học có thể bàn về mọi cái và mỗi cái, về thực tại lẫn về nhận thức thực tại.
Là tất cả và không là ǵ cả
Nhưng, triết học đâu chỉ bàn về cái đang tồn tại, nó cũng có quyền bàn về cái đă tồn tại lẫn cái chưa, thậm chí, cái không và cái không thể tồn tại nữa chứ! Nói cách khác, xác định lĩnh vực của triết học là điều cực khó, v́ bản thân việc xác định ấy đă là một vấn đề triết học. Nếu không kể đến những lư do ngoại tại, hầu như không có ǵ có thể hạn chế hay ngăn cấm tư duy triết học cả, ngoại trừ… chính bản thân nó!
Thật thế, triết học có thể suy tưởng về mọi điều, nhưng không ai có thể nghĩ một lúc về mọi điều. Triết học, trong thực tế, luôn biết tự giới hạn chính ḿnh. Một phần do lư do khách quan: con người, dù muốn hay không, suy tưởng và chọn lựa chủ đề suy tưởng trong khuôn khổ chân trời khả hữu của ḿnh. Triết học đích thực bao giờ cũng mang tính lịch sử và v́ thế, khác biệt nhau trong những câu trả lời vốn cũng có tính lịch sử. Không xét đến những lư do cưỡng chế đến từ bên ngoài, chẳng hạn tôn giáo, chính trị… th́ bản thân việc tự giới hạn cũng là một hành vi triết học.
Ta có quyền tự hỏi việc tự giới hạn ấy có chính đáng không, nhưng không ai có thể quên sự hữu hạn hiển nhiên của bản thân con người và năng lực nhận thức của con người. Rồi đến lượt phương pháp tư duy cũng là một cách tự giới hạn, hay, đúng hơn, tự đặt ḿnh vào kỷ luật. Phương pháp là một sự giới hạn, nhưng nó cũng cần thiết để tư duy có hiệu quả, có trật tự. Chỉ có điều, nếu triết học đánh mất quan hệ với cái toàn thể, th́ có nguy cơ trở thành nạn nhân của một phương pháp nhất định nào đó. Một người suốt đời chỉ quen dùng chiếc búa, một ngày nào đó ắt sẽ thấy mọi việc đều chỉ là những cái đinh. Vả chăng, triết gia c̣n mong muốn trở thành cái ǵ nhiều hơn một chuyên viên… “gỡ rối tơ ḷng”!
Nếu triết học có thể bàn về mọi việc th́ nó cũng bàn về… bản thân triết học. Khi nhà vật lư rời pḥng thí nghiệm để bàn về vật lư học, ông không c̣n là nhà vật lư nữa mà trở thành nhà triết học về vật lư học. Và chỉ có triết gia là măi măi ở trong nhà của chính ḿnh. Ai đặt câu hỏi về triết học ngoài bản thân nhà triết học? V́ thế, bản thân triết học bao giờ cũng là triết học về triết học, khi triết gia suy tư về chính việc làm của ḿnh. Triết gia là nhà kiến tạo đồng thời là nhà kiểm soát cơ ngơi của ḿnh. Người ta gọi đó là tư duy phản tư, tư duy tự-quy định, tư duy tự quyết. Thế đấy bạn ạ, triết học không có đối tượng riêng như các khoa học riêng lẻ, v́ “đối tượng” của nó là tất cả hay có thể là tất cả. Là tất cả và không là ǵ cả, nên triết học mới được I. Kant ban cho danh hiệu cao quư: chiếc vương miện của Tinh thần con người. Nhưng, chiếc vương miện ấy được kết bằng gai nhọn chứ không hẳn bằng hoa hồng, như ta sẽ thấy.
Bùi Văn Nam Sơn