Kẻ đại náo cũng cần một trật tự
SGTT.VN - Một nắm cát, một đoá hoa và… một nồi nước khác nhau chỗ nào? Nắm cát vẫn chỉ là nắm cát rời, dù ta xáo trộn hay thêm bớt. Trái lại, đoá hoa là một hệ thống, v́ nó gồm nhiều bộ phận. Vậy, bát cơm cũng là một hệ thống? Thưa không, v́ nó thiếu đặc điểm thứ hai của đoá hoa: các bộ phận phải được kết nối thành một mạng lưới, theo một cấu trúc nhất định nào đó.
Minh hoạ: Hoàng Tường |
Hệ thống là một cái toàn bộ mới mẻ, hoàn toàn khác và nhiều hơn các bộ phận hay các tiểu–hệ thống của nó. Trong khi đó, nồi nước là một hệ thống mở: nó trao đổi năng lượng (nhiệt) lẫn chất liệu (hơi nước) với môi trường chung quanh. Không có nhiệt, nó không bao giờ sôi. Không thoát hơi, nó sẽ… nổ tung, như số phận thường gặp của những hệ thống đóng, khép kín. Sự sống, xă hội, tư duy đều là những hệ thống, v́ thế, cần có tư duy… hệ thống!
Triết học và tư duy hệ thống
Triết học thường được xem là nghệ thuật của tư duy hệ thống, thậm chí, không hiếm khi được hiểu là việc “nghĩ ra” những hệ thống. Thật ra, tư duy nào ít nhiều cũng mang tính hệ thống, bởi nó là sự nối kết những tư tưởng. Triết học, có chăng, chỉ làm việc ấy một cách triệt để hơn, về chất hay về lượng. Ư muốn ấy thường thể hiện ở hai phương diện: phê phán những trật tự hay những hệ thống hiện tồn và đặt câu hỏi về trật tự hay hệ thống mới của cái toàn bộ. Triết gia hiếm khi vừa ḷng với những trật tự hay những hệ thống sẵn có. Với họ, chúng chỉ là những cái vô trật tự chưa được nhận ra mà thôi. Là tư duy về cái toàn thể, triết học ít quan tâm đến những trật tự đặc thù, bộ phận mà luôn đi t́m cái trật tự bao quát, phổ quát, và nhiều khi tưởng rằng ḿnh đă t́m được!
Nỗ lực t́m ra hay tạo ra một trật tự tinh thần không chỉ để thoả măn nhu cầu trí tuệ mà c̣n là một nhu cầu “hiện sinh”. Bất kỳ ai, dù là một kẻ “đại náo”, cũng cần một “trật tự” nào đó trong cuộc sống. Do đó, nếu tư duy là sắp đặt trật tự, và triết học là sắp đặt trật tự cơ bản, nghĩa là trật tự vượt ra khỏi hiện tượng và có tính nguyên tắc (Sài G̣n Tiếp Thị, Tư duy nguyên tắc, 28.7), th́ nó luôn có xu hướng là một tư duy có hệ thống. Ở b́nh diện lư thuyết, triết học chống lại sự hỗn loạn của nhận thức, tức, ít nhiều phải có tính hệ thống trong thao tác khẳng định, xây dựng lẫn phủ định, phê phán. Triết học có tính hệ thống về nguyên tắc, đồng thời có tính nguyên tắc một cách hệ thống!
Trật tự hay hệ thống được suy tưởng bằng nhiều cách khác nhau và được tạo ra bằng nhiều bước. Phân biệt những cái khác nhau, tập hợp lại những cái thuộc về nhau (theo những tiêu chuẩn hay nguyên tắc nhất định), rồi sắp xếp chúng lại theo trật tự tiếp diễn hoặc theo trật tự phụ thuộc. Từ đó, ta có được những trật tự hàng ngang và hàng dọc, theo chuỗi hay theo thứ bậc, có tính phức hợp ít hay nhiều, và ta gọi những trật tự bên trên và bên dưới ấy là những hệ thống. Những hệ thống ấy (của tư duy hoặc của sự vật) có thể rất khác nhau, nhưng đều là những cái toàn bộ được sắp xếp dựa theo những nguyên tắc hay những yếu tố chủ đạo nào đó.
Một hệ thống tuyệt đối?
Vấn đề gay go nảy sinh khi một hệ thống như thế được suy ra bằng con đường diễn dịch, tức từ một số hay thậm chí từ một nguyên tắc duy nhất. Nếu toán học vẫn thường diễn dịch một cách “vô hại” từ những tiên đề, th́ phải chăng triết học – như là việc nghĩ ra những hệ thống được diễn dịch – có thể hồn nhiên suy ra toàn bộ thực tại từ một nguyên tắc duy nhất? Triết học cố đi t́m một “công thức duy nhất” cho vũ trụ? Một trật tự tuyệt đối – nếu có – ắt phải được suy ra từ bản thân một cái tuyệt đối. Nếu làm được điều ấy, triết học trở thành… cái biết tuyệt đối. Thế nhưng (lại “nhưng”!), một nguyên tắc tuyệt đối như thế liệu có thể chứa đựng sẵn mọi nội dung có thể có, dù chưa được giải thích? Thêm nữa, một nguyên tắc tuyệt đối th́ không chỉ tuyệt đối về nội dung mà c̣n phải tuyệt đối sáng tỏ để ai cũng nhận thức được. Trong thực tế, một sự hiển nhiên tuyệt đối không được mọi người thấy là hiển nhiên th́ chỉ là một khẳng quyết giáo điều, và càng nguy hại hơn khi dùng nó để chê trách người khác là dốt nát, vô tri. Trong chừng mực đó, mọi hệ thống tuyệt đối đều tiềm tàng tính “khủng bố”! Như con mắt không thể nh́n thấy chính ḿnh, mọi hệ thống tự xưng là tuyệt đối đều khó có khả năng tự phê phán. Hơn thế, chúng dễ dẫn đến sự mù quáng v́ bỏ quên thực tại hoặc cưỡng bức nó vào trong khuôn khổ của hệ thống. Nếu ta chỉ có thể nh́n cái toàn bộ từ nhăn quan của cái tôi hữu hạn th́ mọi hệ thống tuyệt đối chỉ có thể được duy tŕ bằng sự cuồng tín và sự… thiếu tử tế.
Nếu có những người thấy cây không thấy rừng th́ việc thấy rừng mà không thấy cây cũng không hẳn là tri thức mà có khi chỉ làm cho ḿnh thêm mù mịt. |
Thấy cây và thấy rừng
Không thể phủ nhận rằng một hệ thống tuyệt đối là có thể suy tưởng được, thậm chí, là một sự tất yếu của tư duy. Nhưng, không phải v́ thế mà nó trở nên khả thi như có thể xây nên một toà nhà tiền chế, ch́a khoá trao tay. Vậy phải chăng ta đành rút ra kết luận “thực dụng” rằng cần tạm gác lại tham vọng về một trật tự tối hậu? Không ai trong chúng ta có đủ thời gian để chờ đợi một hệ thống hoàn chỉnh cả, dù tư duy triết học bao giờ cũng mong muốn là một tư duy “lôgíc”, “có phương pháp”, “có hệ thống”. Nếu có những người thấy cây không thấy rừng th́ việc thấy rừng mà không thấy cây cũng không hẳn là tri thức mà có khi chỉ làm cho ḿnh thêm mù mịt. Triết học, xét về ư tưởng và mục đích, là nỗ lực hệ thống hoá, tức là một sự sắp xếp trật tự toàn diện. Nhưng, trong thực hành, nó bao giờ cũng là một thành tựu tạm thời, không hoàn chỉnh và không kết thúc. Chân thật và dung hoà hơn khi ta cố đi sâu vào những nhận thức bộ phận, đồng thời thu lượm và giữ vững một cái nh́n toàn bộ. Một trật tự tất yếu nào đó tự nó sẽ mang lại cho ta. Tư duy có hệ thống (nhưng không tự trói ḿnh trong hệ thống) mở ra không gian cho tính chất thứ ba của tư duy triết học: tư duy tự do.
Bùi Văn Nam Sơn