Hệ thống: coi chừng đứt tay

Sáng như tơ mà chiều đă như sương

SGTT.VN - “Biển xanh biến thành ruộng dâu” trong thế giới bên ngoài. Và nơi con người: “Trăng sáng lầu cao buồn soi mái tóc. Sáng như tơ mà chiều đă như sương” (Lư Bạch). Ai ai cũng dễ chia sẻ và đồng ư với nhau trong cảm thức về sự vô thường, biến dịch của vạn vật. Nhưng lại không dễ nhất trí với nhau: làm sao lư giải sự biến đổi và phát triển không ngừng ấy?

Biến dịch: sự thật hay ảo giác?

Vào buổi b́nh minh của tư tưởng Tây phương đă có sự xung đột triệt để giữa hai cách nh́n. Với Heraklit (520 – 450 trước Công nguyên), toàn bộ thực tại đều không ngừng biến đổi: không có ǵ vững bền, không có khởi đầu, không có mục tiêu, không có sự ngừng nghỉ. “Người ta không thể tắm hai lần trong một ḍng sông” là câu nói nổi tiếng của ông, v́ giữa hai lần “tắm”, cả ḍng sông lẫn ta đều đă biến đổi. Đối thủ của ông là Parmenides, cũng sống đồng thời vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tất nhiên, Parmenides cũng thấy ḍng sông trôi, cũng thấy bốn mùa thay đổi, và thấy chính ḿnh ngày một già đi (và có lẽ khôn ngoan hơn!) Chỉ có điều: ông xem tất cả những việc ấy chẳng có ư nghĩa ǵ. Với ông, sự biến đổi và phát triển chỉ đơn thuần là ảo giác của con người, v́ đằng sau nó, thực tại là bất biến, vĩnh hằng.

Không cần triết lư cao xa ǵ, mỗi người trong chúng ta luôn ít nhiều đứng về một phía, tuỳ theo vị trí và cả… lợi ích của ḿnh. Nhận nhiệm vụ cải cách, ai cũng muốn nh́n sự việc theo chiều hướng năng động và có thể biến đổi được. Ở vị trí ngược lại, người ta lo sợ trước sự biến đổi, họ sợ mất chỗ đứng và quyền lợi, muốn mọi việc càng ít thay đổi càng tốt!

Thái độ đối với sự biến dịch cũng sẽ ảnh hưởng đến cách nh́n về tương lai. Với người này, “toàn cầu hoá” là một cơ hội lớn. Nếu các nền kinh tế ngày càng chuyên môn hoá, sự phân công quốc tế càng phát triển th́ hiệu quả tăng trưởng càng năng động, mang lại sự thịnh vượng cho tất cả. Người khác có cái nh́n bi quan: họ h́nh dung “chiếc bánh” thị trường thế giới là bất biến và… “con săi giữ chùa vẫn quét lá đa”!

 

Biến dịch và bất biến: một hay hai thế giới?

Platon là người đầu tiên t́m cách giải quyết vấn đề do Heraklit và Parmenides để lại. Tuy đứng về phía Parmenides, nhưng ông phân biệt giữa thế giới biến dịch của những sự vật cá biệt với thế giới bất biến, đích thực của những ư niệm. Chẳng hạn, một cái cây th́ thay đổi, nhưng ư niệm về cái cây th́ vĩnh cửu, bất biến.

Học tṛ ông, Aristoteles, và các triết gia theo phái Aristoteles trong thời trung cổ, nh́n ra sự khó khăn: nếu thế giới bao gồm vô hạn những thực thể bất biến (những “nguyên tử” theo phái Demokrit) th́ sự kết hợp của chúng thành những sự vật cá biệt là hoàn toàn ngẫu nhiên, không giải thích được, c̣n nếu thế giới bất biến và thế giới biến dịch tách rời nhau (Parmenides, Platon) th́ làm sao giải thích được mối quan hệ giữa hai thế giới, nghĩa là, làm sao giải thích quá tŕnh h́nh thành, phát triển của sự vật mà ai cũng phải thừa nhận? V́ thế, theo Aristoteles, không thể có hai thế giới mâu thuẫn nhau, trái lại, chỉ có thể khám phá bản chất của sự vật thông qua sự biến dịch: không có cái khả biến, cũng không thể có cái bản chất. Thật dễ hiểu: nếu bản chất của sự vật là bản thể của nó (Chỉ bán phở mới là quán phở? , 2.6.2010), tức là cái giữ vững và nâng đỡ cái khả biến, th́ không thể không có cái khả biến để nó giữ vững và nâng đỡ! Cả hai phải kết hợp với nhau như là giữa khả thể và hiện thực. Mọi vật không trôi chảy vô định như nơi Heraklit, cũng không tĩnh tại như nơi Parmenides, trái lại, chúng tự biến đổi và phát triển theo đúng bản tính của chúng, với vô vàn khả thể. Nhưng, không phải khả thể nào cũng được. Cắm hoa trong một cái cốc, thậm chí trồng hoa trong một chiếc giày vẫn được, nhưng đó không phải là mục đích nội tại thuộc bản tính của cái cốc, chiếc giày.

Khẳng định có một mục đích nội tại trong những sự vật không do con người làm ra là một điều gây tranh căi, trong khi ta dễ đồng ư rằng con người tự đặt ra mục đích cho chính ḿnh. Thế nhưng, điều này lại tiền–giả định phải có tính cá nhân và sự tự do. Nếu cái cây không tất yếu sẽ đơm hoa kết trái v́ c̣n phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài, th́ những mục đích của con người càng không dễ dàng để thành tựu. Sự tự do của con người cũng đồng thời là sự tự do… đón nhận thất bại.

Con người không thể hoàn toàn chi phối tiến tŕnh biến dịch, nhưng ít ra, vẫn có thể tự quyết định về phản ứng của ḿnh, trong tinh thần “nhân định thắng thiên”.

Có lẽ chính yếu tố bất an trước sự biến dịch và phát triển tự do và không thể lường trước được này của thế giới và con người đă luôn thôi thúc nhiều triết gia đi đến quan niệm về sự tiền định và tất yếu. Đến đầu thời cận đại, Spinoza (1633 – 1677), đại triết gia Hà Lan, cho rằng không có ǵ là ngẫu nhiên ở trong thế giới cả. Tất cả đều là sự tất yếu tự nhiên. Lập luận của ông: thượng đế có mặt trong tất cả, và bởi thượng đế là hoàn hảo, nên tất cả đều tiến lên theo một con đường duy nhất.

Tư tưởng này có ảnh hưởng sâu đậm đến toàn bộ triết học cổ điển Đức. Toàn bộ thực tại là một cái đại thống nhất, và sự biến dịch là một tiến tŕnh vĩ đại, độc lập với ư chí của những con người cá biệt.

Tính cách là số phận

Heraklit ví tiến tŕnh biến dịch của vũ trụ như một ngọn lửa bất diệt, nhưng không phải là hỗn độn, vô trật tự. Có một tính quy luật nào đó giữa các mặt đối lập chi phối tiến tŕnh phát triển. Nhận ra “lẽ Đạo tự nhiên” (Logos) này là mục tiêu tối cao của con người để không biến ḿnh thành bất lực và vô nghĩa. Sự biến dịch là thách thức hàng ngày hàng giờ đối với con người, và, về lâu dài, nó trở thành một nhiệm vụ văn hoá. Một văn hoá tổ chức thù địch với sự biến dịch nhất định sẽ thất bại, v́ nó đi ngược lại nguyên tắc tự nhiên cơ bản: “Không có ǵ bền vững ngoài sự biến dịch”. Con người không thể hoàn toàn chi phối tiến tŕnh biến dịch, nhưng ít ra, vẫn có thể tự quyết định về phản ứng của ḿnh, trong tinh thần “nhân định thắng thiên”. Heraklit: “Biết nhiều chưa có nghĩa là hiểu. Hiểu là biết chờ đợi điều ta không hề chờ đợi. V́ thế, tính cách của ta là số phận của ta”.

Bùi Văn Nam Sơn - Minh hoạ: Hoàng Tường