1

Trả lời câu hỏi nhân vật trong tuần

 

Sách Hay.com: Nhiều ư kiến cho rằng, những người có thiên khiếu về triết học, say mê triết học th́ năo bộ đều có “vấn đề” và thường có những hành động kỳ quặc khiến người khác không thể lư giải nổi. Anh hẳn là sẽ bực khi nghe những ư kiến như thế? Anh có bao giờ chợt đặt vấn đề với ḿnh rằng “Tại sao tôi lại say mê triết học đến thế không?”

Bùi Văn Nam Sơn: Ồ, lẽ ra phải nói ngược lại chứ ! Tôi e chính những ai không “say mê triết học” th́ “năo bộ mới có “vấn đề” và thường có những hành động kỳ quặc khiến người khác không thể lư giải nổi”! Nói như Adorno, chúng ta đều là những “triết gia” khi c̣n hồn nhiên đặt những câu hỏi đại loại: Con từ đâu sinh ra và đi về đâu? Vũ trụ này, con chim này, đóa hoa kia ở đâu ra vậy, tại sao đẹp thế và có c̣n măi không v.v… và v.v… Chỉ khi lớn lên, đầu óc bị xơ cứng (“năo bộ có vấn đề”), ta mới ngại hỏi những câu như thế và, từ đó, có “những hành động kỳ quặc” như… tham, sân, si đủ loại… Tôi chỉ nói đùa cho vui thôi, v́, câu hỏi quả có phần đúng. Xin kể hai câu chuyện, một Tây, một Đông. Thalès, ông tổ của toán học và triết học Hy Lạp, măi ngắm sao trên trời nên sẩy chân ngă xuống hố, làm tṛ cười cho cô hầu gái. Ta yêu cô hầu gái luôn đứng vững trên miếng đất của thực tế, đồng thời cũng quư Thalès, v́ không có ông th́ cũng không có khoa học và triết học Tây phương. Thầy tṛ Khổng Tử lạc nhau, Tử Lộ hỏi một lăo nông: “Cụ có thấy thầy tôi không?”. Ông lăo nói: “Tay chân chẳng hoạt động siêng năng, năm giống lúa chẳng biết phân biệt, chính là mấy người đó! Nào biết thầy ngươi là ai?”. Hôm sau nghe thuật lại, Khổng Tử không những không “bực” mà c̣n khen: “Quả là một vị ẩn giả!”, rồi sai Tử Lộ đi t́m ông lăo. Tới nơi, th́ ông lăo (cố ư!) lánh mặt! Lời phê b́nh của ông lăo nông đối với kẻ học tṛ “dài lưng tốn vải” là xác đáng bao nhiêu th́ ta cũng cảm thông bấy nhiêu với những người không lo… lao động sản xuất mà chỉ lo việc bao đồng như lời than của Tử Lộ: lo việc bao đồng là làm việc nghĩa, bỏ sao đành, dù thừa biết rằng Đạo khó mà thi hành được (Quân tử chi sĩ dă, hành kỳ nghĩa dă. Đạo chi bất hành, dĩ tri chi hĩ! Luận ngữ, Vi Tử, 7).

Người “say mê triết học” có phần giống với… nàng kỹ nữ của Xuân Diệu: “ḷng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn”. Khác chăng có lẽ là ở chỗ: nàng kỹ nữ mong “đừng bắt em phải gặp ḷng em”, nên đành nhờ những “cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm” để trốn chạy, để lăng quên, c̣n triết gia th́ lại luôn muốn tĩnh lặng để được “gặp ḷng ḿnh”. Điều ấy cần một chút mạo hiểm, một chút hài hước và một chút minh triết. Nhưng, đó là nói về những bậc triết gia chân chính, chứ không phải về những kẻ làm dáng hay đóng kịch. Và, ngoài việc “gặp ḷng ḿnh”, tôi hiếm thấy có triết gia nào có “những hành động kỳ quặc” ! Hay ta đă t́m lộn địa chỉ, nhầm “Viện Hàn Lâm” của Platon với “Bệnh viện tâm thần Biên Ḥa”?

 

Sách Hay.com: Tất cả sinh viên đại học đều phải học triết học nhưng rất nhiều trong đấy lại sợ hăi môn học này. Họ bảo rằng, triết học chẳng mang lại ích lợi ǵ cho tôi. Nó là một mớ lư thuyết chán ngắt. Họ học chỉ là để vượt qua kỳ thi. Anh có thể nói một cách h́nh tượng và dễ hiểu nhất để những bạn trẻ có thể hiểu được lợi ích của việc học triết và cái đẹp của triết học?

 

BVNS: Do bản tính của nó, mọi “lư thuyết” đều chán ngắt, xám xịt. Trách lư thuyết màu xám không khác ǵ chê ḅ trắng răng. “Khuôn trăng đầy đặn” của Thúy Vân là “cây đời xanh tươi", c̣n ṿng tṛn lư tưởng theo định nghĩa trong trang sách h́nh học là “lư thuyết xám xịt”. Mỗi bên có vẻ đẹp riêng của nó và không thay thế được cho nhau. Người sinh viên đă có thể vừa… mê Thúy Vân vừa yêu vẻ đẹp tuyệt trần của toán học th́ không có lư do ǵ để sợ hăi và chán ghét triết học cả, v́ triết học nói như Hegel, là ṿng tṛn của những ṿng tṛn. 

Nhưng, trong thực tế, nếu ta vẫn cứ ngán ngẩm triết học và “học chỉ là để vượt qua kỳ thi” th́ nguyên nhân có lẽ tại phương pháp dạy và học triết học: thay v́ học cách triết lư, phán đoán, suy luận, đối thoại… để khai phóng và nâng cao tâm hồn, ta lại dạy và học một mớ kiến thức có sẵn, nhầm tưởng là đă hoàn tất, thậm chí c̣n cực đoan hơn: nếu sự kiện không hoàn hảo hay không phù hợp với lư tưởng đă được đúc sẵn th́ đó là lỗi của… Thúy Vân chứ không phải của h́nh tṛn !

 

Sách Hay.com: Người ta nên bắt đầu tiếp cận với triết học ở độ tuổi nào và bằng h́nh thức như thế nào th́ có thể thẩm thấu được một cách tốt nhất, thưa anh?

BVNS: Ở tuổi ấu thơ, con người “triết lư” một cách hồn nhiên. Nhưng, đến tuổi 70, một đại triết nhân như đức Khổng vẫn mong được sống thêm vài năm để học kinh Dịch ! Như thế, tuổi nào cũng có thể tiếp cận với triết học, và triết lư th́ không có tuổi. Tuy nhiên, ở đây, ta luôn gặp phải sự “mâu thuẫn" thường trực giữa triết học “bí truyền” (Esoterik) hiểu như một chuyên ngành và triết học “công truyền” (Exoterik) hiểu như một định hướng cuộc sống cho mọi người. Nh́n từ phương diện khác, đó cũng là sự “mâu thuẫn” giữa “khoa học” (hệ thống nhận thức chặt chẽ) và sự “khai minh” cho cá nhân mỗi người.

-   Giống như nghệ thuật, tôn giáo hay chính trị, triết học cũng có chức năng song đôi: là chuyên ngành và không-phải chuyên ngành. Một mặt, nó phải là những định hướng thiết thực cho cuộc sống mà, về nguyên tắc, ai ai cũng tiếp cận được, mặt khác, nó phát triển thành một khoa học chuyên biệt phải rất vất vả mới nắm bắt nổi. Trong bối cảnh văn hóa của thời đại ngày nay, triết học dường như chỉ có thể xuất hiện trong h́nh thức khoa học hoặc ít ra, trong h́nh thức tranh luận khoa học, và điều ấy không khỏi gây trở ngại cho chức năng “khai minh” của nó. Làm sao dung ḥa hai chức năng ấy? Kant là một mẫu mực khi gợi ra giải pháp: ông là người đặt nền tảng cho tinh thần khoa học trong triết học cận đại, đồng thời không bao giờ xao nhăng chức năng “khai minh” của nó khi phân biệt giữa “quan niệm trường ốc” và “quan niệm toàn hoàn vũ” về triết học (xem: Phê phán lư tính thuần túy, B860 và tiếp). Theo “quan niệm trường ốc”, triết học là hệ thống những kiến thức có lô gíc chặt chẽ và hoàn chỉnh, nhưng nó phải định hướng theo “quan niệm toàn hoàn vũ” như là “mục đích tối hậu” mà “ai ai cũng tất yếu phải quan tâm”, đó là xây dựng năng lực thực hành đạo đức một cách tự trị cho con người. Vả chăng, bằng con mắt thực tế, ai cũng phải thừa nhận triết học ít nhiều cần đến “thời gian nhàn rỗi” và “tŕnh độ văn hóa”. Từ cổ đại, Aristotle đă nh́n thấy điều ấy, và cả nơi Marx khi ông phân biệt “vương quốc của sự tất yếu” và “vương quốc của Tự do”. Nhưng, trước đây, chỉ một số ít người có được hai điều kiện ấy và hầu như họ “làm triết học” hộ cho số đông, đúng như nhận định của Habermas rằng cương lĩnh của Triết học-khai minh “trước đây đă thiếu hẳn nền tảng là một hệ thống giáo dục phổ thông” (Philosophisch-politische Profile, Frankfurt/M, 1971, tr. 25). T́nh h́nh ấy ngày nay đă có phần cải thiện và đó cũng sẽ là… cơ hội cho triết học!

-   “Triết học như là khoa học” theo kiểu “thuần túy” th́ hướng đến tính khách quan, tức, đến chân lư khách quan và giá trị hiệu lực phổ quát, liên-chủ thể. Trong khi đó, “triết học như là sự khai minh” nhắm đến năng lực phân tích, lư giải, nhận thức của người làm triết học “gặp gỡ chính ḷng ḿnh”. Khai minh khác với khoa học ở chỗ quan hệ “với chính ḿnh” ấy. V́ thế, khai minh không chỉ là tiếp thu và tích lũy thông tin. Người được khai minh không phải là kẻ biết tất cả, mà biết đặt cái đă biết trong quan hệ với chính ḿnh và với những mối quan tâm thực tiễn của ḿnh. Sự khai minh không chủ yếu nhắm đến sự tăng tiến tri thức cho bằng làm mất đi sự ngây thơ và ảo tưởng. (Chẳng hạn, trong bầu khí đầy mê tín của thời cổ đại, khi Protagoras bảo rằng: “con người [chứ không phải thần linh] là thước đo của vạn vật”, hay khi Xenophanes phát hiện rằng: “nếu ḅ, ngựa, sư tử có tay và biết vẽ bằng tay như người th́ thần linh của chúng sẽ có h́nh ḅ, ngựa, sư tử”…, hai ông là những người đầu tiên được “khai minh”!). Đó không phải là “nhận thức” (về sự kiện) mà là sự “thức nhận” (insight) làm thay đổi nhận thức trước nay. Và đó cũng là tinh thần của Kant khi định nghĩa sự khai minh là “việc đi ra khỏi sự không trưởng thành”. Tuy nhiên, khoa học và sự khai minh không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau: khoa học mà không có sự khai minh sẽ là giáo điều, phiến diện, phi nhân; khai minh mà không có khoa học th́ trở thành chủ quan, tùy tiện, biệt phái. Nhưng, chúng vẫn là hai hướng đối nghịch nhau; ta không thể đạt được cái này nếu chỉ nỗ lực làm cái kia, và triết học hiện đại cho thấy: việc “khoa học hóa” triết học luôn có nguy cơ làm cho bản thân người làm triết học cũng đánh mất chính ḿnh. Đó cũng là lư do tại sao nhiều người sau khi tận lực t́m hiểu, nghiên cứu triết học, rút cục tự đặt câu hỏi: “nó có mang lại ích lợi ǵ cho tôi đâu”? Mặt khác, trong thời đại thông tin toàn cầu ngày nay, h́nh thức của “khoa học” và “khai minh” cũng đă đổi khác nhiều: “khoa học” không c̣n là sự rao giảng một chiều, c̣n “khai minh” cũng không đơn thuần là việc “đi t́m chân lư” trong sự cô đơn mà trong “cộng đồng truyền thông” của sự đối thoại rộng răi và công khai trên phạm vi quốc gia lẫn quốc tế.

 

Sách Hay.com: Có cuốn sách nào để cho một người chưa biết ǵ về triết học tự đọc mà vẫn có thể hiểu một cách khái quát về triết và giá trị của môn khoa học này?

BVNS: Ước ǵ có được một quyển sách cẩm nang thần kỳ như thế! Luận ngữ của đạo Nho, Kinh Kim Cương của đạo Phật, Đối thoại Symposium của Platon, Phê phán lư tính thực hành của Kant (để chỉ kể tối thiểu) đáp ứng được các mong mỏi ấy chăng?

 

Sách Hay.com: Hẳn là anh đă từng áp dụng những nguyên lư, quy luật của triết học vào trong cuộc sống đời thường, vào các mối quan hệ gia đ́nh, bạn bè, công việc? Mong anh chia sẻ với bạn đọc SachHay.com một vài trường hợp mà anh đă áp dụng?

BVNS: Tôi chưa từng dám thử v́ tự biết sức ḿnh, hễ “áp dụng” th́ nhất định thất bại! Ngay một vài cách “xử thế tiếp vật” đầy hiền minh của những bậc tiên hiền tuy hết sức đáng ngưỡng mộ nhưng thật không dễ bắt chước. Xin thử kể vài “vụ”:

-   Aristotle đành ḷng rời Athens v́ không muốn quê hương ḿnh “phạm tội ác lần thứ hai” đối với triết học (lần thứ nhất là giết hại Socrate) !

-   Cụ Khổng “học không biết chán”; “không có điều ǵ nhất định phải làm, cũng không có điều ǵ nhất định không nên làm”; “rời nước Lỗ (quê hương) th́ đi rất chậm; rời nước Tề (vô đạo) th́ rảo bước rất nhanh”…

-   Leibniz ân cần đặt chuồn chuồn, châu chấu trở lại trên cành lá và tỏ ḷng biết ơn chúng sau khi đă “mượn tạm” để nghiên cứu !

-   Voltaire: “Tôi không đồng ư với bạn, nhưng tôi sẵn sàng chết để đấu tranh cho quyền được nói của bạn!”…

 

Sách Hay.com:         Rất nhiều người đoán rằng, số lượng sách mà anh đă đọc chắc phải là nhiều lắm? Cuốn sách đầu tiên tạo được dấu ấn đối với anh là ǵ? Mong anh chia sẻ với bạn đọc bí quyết để đọc được nhiều sách đồng thời vẫn ghi nhớ những sách mà ḿnh đă đọc?

BVNS: Xưa có người bảo: “kẻ sĩ ba ngày không đọc sách, soi gương mặt mày khó coi”. Nhưng, Nguyễn Trải lại từng than: … “Độc thư thiên vạn quyển, nhất tự bất cứu cơ…” (“Đọc sách ngàn vạn quyển, chẳng có được một chữ để cứu đói cho dân !”). Nhưng đó là nỗi buồn sau khi cụ đă “độc thư thiên vạn quyển”!

Cuốn sách đầu tiên “tạo được dấu ấn” đối với tôi là quyển “Triết học Descartes” của Nguyễn Đ́nh Thi khi t́nh cờ gặp nó năm tôi lên 11 tuổi trong lúc lục t́m các bộ truyện Tàu trong tủ sách gia đ́nh. Thấy lạ, đọc thử, không hiểu ǵ hết, nhưng kinh ngạc v́ không thấy có cốt truyện, nhân vật, t́nh tiết éo le, gay cấn ǵ cả mà sao người ta lại có thể viết hàng mấy trăm trang! Về kinh nghiệm đọc sách, mỗi người một kiểu, nhưng đáng chú ư là lời khuyên của các bậc đàn anh: muốn hiểu rơ một quyển sách (nước ngoài) th́ hăy cố thử dịch nó ra! C̣n “bí quyết” đọc sách, xin chép lại câu sau đây của Chu Hy để hiến tặng tất cả những bạn yêu sách: “Cư kính trí chí, thị độc thư chi bản; tuần tự chí tinh, thị độc thư chi pháp” (Gốc của việc đọc sách là nghiêm chỉnh, quyết tâm, c̣n phép đọc sách là tiến dần từng bước đến chỗ tinh tường).

 

Sách Hay.com: Xin anh chia sẻ đôi ḍng về cá nhân ḿnh với bạn đọc của SachHay.com - thông tin này em cũng dùng để đưa vào mục “đôi ḍng về bản thân” trên trang cá nhân của anh.

 

Đôi nét về nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn:

 

-   Tên thật: Bùi Văn Nam Sơn

-   Sinh năm: 1947

-   Nơi sinh: Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam

-   Học triết học Tây phương tại Đại học Văn khoa Sài G̣n (cũ) (1964-1968) và sau đó học tiếp ở khoa Triết, Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức.

-   Nghề nghiệp: không có

 

Sách Hay.com: Thời gian qua, báo chí có thông tin nhiều về một số tác phẩm triết học kinh điển mà anh đă dịch và chú giải. Mong anh giới thiệu và chia sẻ với bạn đọc SachHay.com những giá trị tinh túy nhất của các tác phẩm tiêu biểu mà anh đă dịch.

 

Các công bố:

 

Dịch và chú giải:

-   I. Kant:

-   Phê phán lư tính thuần túy, NXB Văn học, 2004.

-   Phê phán năng lực phán đoán, NXB Tri thức, 2006.

-   Phê phán lư tính thực hành, NXB Tri thức, 2007

 

- Hegel:

-   Hiện tượng học Tinh thần, NXB Văn học, 2006.

 

-   Max Weber: Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (dịch chung với Trần Hữu Quang, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Lời giới thiệu viết chung với Trần Hữu Quang), NXB Tri thức, 2008.

 

-   J. S. Mill: Chính thể đại diện (dịch chung với Nguyễn Văn Trọng), NXB Tri thức, 2008.

 

Hiệu đính và giới thiệu:

 

-   Nền dân trị Mỹ (Tocqueville) (bản dịch của Phạm Toàn), NXB Tri thức, 2007.

-   Hoàn cảnh hậu hiện đại (Lyotard) (bản dịch của Ngân Xuyên), NXB Tri thức, 2007

-   101 triết gia (Mai Sơn biên soạn), NXB Tri thức, 2007

-   Tủ sách “Nhập môn triết học, có minh họa”, NXB Trẻ (từ 2006)

 

Lời bạt:

 

-   Cháu ông Rameau (Diderot) (bản dịch của Phùng Văn Tửu), NXB Tri thức, 2007

 

Giới thiệu:

 

-   Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại (Bùi Giáng), NXB Văn học (tái bản), 2001

-   Triết học Kant (Trần Thái Đỉnh), NXB Văn học (tái bản), 2007

-   Đâu là căn nguyên tư tưởng? hay con đường triết lư từ Kant đến Heidegger (Lê Tôn Nghiêm), NXB Văn học (tái bản), 2007

-   Câu truyện triết học (Will Durant) (bản dịch của Trí Hải và Bữu Đích), NXB Văn học (tái bản), 2008

 

Giải thưởng:

 

-   Giải thưởng “Tinh hoa giáo dục quốc tế” (2006) của Đại học quốc gia Hà nội và Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh cho bản dịch và chú giải “Phê phán lư tính thuần túy”.