PHỎNG VẤN

NHÀ VĂN CUNG TÍCH BIỀN

Lư Đợi thực hiện.

 

“Đành ḷng sống trong Pḥng đợi của lịch sử” [Trả lời PV của Nhà văn Cung Tích Biền].

Kỳ 1

Lời giới thiệu của người phỏng vấn:

Sau gần ba tháng thực hiện bài phỏng vấn, và cũng là dịp để sơ lược, hệ thống lại một phần tác phẩm cùng văn nghiệp của nhà văn Cung Tích Biền, cũng như qua những hé lộ về cuốn hồi kư mà ông đang hoàn thành, tôi biết rằng, để viết một lời giới thiệu đầy đủ về nhà văn này thật là khó khăn. Hơn nữa, khi nhận những câu trả lời cuối cùng của bài phỏng vấn, tôi lại nhận được một lá thư riêng, trong đó có một đoạn viết như sau:

“ Cả mấy tháng nay bận. Gắng trả lời phỏng vấn của em đây. Nội dung căng, nhưng khá thú vị. Bản thân anh cũng thích đương đầu. Và yêu Sự thật. Do vậy bài phỏng vấn này em muốn chạy cho Talawas cũng được. Mà giữ lại trong ngăn kéo cũng nên, xem như một quà tặng cuối đời anh dành tặng Lư Đợi vậy. Cũng là tư liệu… Tuy nhiên có điều này cần bày tỏ cùng em. Bao năm nay anh đă Ra Ngoài. Không tơ hào ǵ Cơi Bên Trong. Gần gũi với anh lâu nay chắc em hiểu. Anh sống mà như vắng bóng. Ít tâm sự cùng ai. Đời hiểu lầm anh không ít. Vài ngộ nhận chết người mà anh không bao giờ cải chính. Mặc áo Lặng Thinh.”

Do vậy, cách hay nhất là “vượt qua lời giới thiệu”, tôi xin trân trọng chia sẻ cùng tất cả độc giả của talawas một phần công việc mà tôi đă cùng nhà văn trao đổi trong thời gian qua, c̣n những phần “gay cấn khác”, tôi xin giữ lại trong “ngăn kéo” – như chính yêu cầu của nhà văn vậy.

Lư Đợi: Ngay cái cớ đầu tiên mà nhiều người muốn phỏng vấn ông, là tại sao rất lâu rồi không thấy ông xuất hiện trên văn đàn, do thấy không có ǵ mới hay do một vài bối cảnh chính trị - văn hoá - văn học trong suy nghĩ của ông đă thay đổi?

Cung Tích Biền: Quả, rất nhiều năm tôi không xuất hiện trên văn đàn, hẳn có duyên cớ.

Tôi xin mở một dấu ngoặc. Trong hơn mười năm lại đây tôi vẫn thường xuyên làm việc nhưng không gởi truyện đăng bất cứ đâu. Khi đó tác phẩm của tôi lại thỉnh thoảng xuất hiện trên nhiều báo hoặc các tuyển tập, trong cũng như ngoài nước. Xảy ra sự vụ này là do phần lớn các ṭa báo hoặc các nhà xuất bản đă tự ư chọn đăng, không hề xin phép hoặc thông báo cho tôi biết việc đăng tải này.

Xin đơn cử một vài trường hợp. Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, in Thằng Bắt quỷ trong Tổng tập truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX - truyện này đă đăng Cửa Việt năm 1991; tạp chí Hợp Lưu (Mỹ) đăng lại 1992, nhà xuất bản Tân Thư (Mỹ) in trong tập truyện ngắn Thằng Bắt quỷ 1993]. Nhà Kim Đồng khi in xong sách, mấy tháng sau có t́m đến tôi tặng sách và gởi ít tiền nhuận bút đàng hoàng.

Nhà xuất bản Văn học (trong nuớc), in truyện Không thể là hiện thực trong tuyển tập Đêm bướm ma - truyện này của tôi đă xuất hiện trên Hợp Lưu năm 1999 với tựa đề là Đêm hoang tưởng, và sau là Tập san Văn chương, in lại năm 2000. Nhà Văn học tự lấy truyện in, không hề xin phép tác giả, không trả nhuận bút, thậm chí không hề tặng người có tác quyền một quyển sách nào.

Năm rồi tạp chí Hợp Lưu, Mỹ, số “Đặc biệt kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam” 1975-2005, có thông báo với tôi việc chọn đăng truyện ngắn Bạch hoá - truyện này tôi sáng tác từ 1968, đăng trên một tập san văn chương tại Sài-g̣n, là Tuần báo Khởi Hành, số 1, năm 1969, sau đó Nhà xuất bản Sóng chọn in trong tuyển tập Những truyện ngắn hay nhất quê hương chúng ta, Miền Nam 1974.

Nói chung, hầu hết đó là những truyện của tôi đă đăng hoặc đă in thành sách từ lâu. Nay, tùy nghi báo nào, nhà xuất bản nào muốn đăng, in lại, là do chủ trương riêng, mỗi.

Một lư do khá rơ nữa là mười lăm năm nay tôi ẩn dật, không giao du nhiều, cắt đứt cả những mối quan hệ có trước, không thư từ. Thêm, là hoạt cảnh văn chương nghệ thuật, chợ Chữ buổi này chẳng mấy vui.

Viết mà cho vào ngăn kéo, là một điều không may. Đăng trên mạng đồng bào ḿnh muốn đọc phải t́m cách, khó khăn vượt tường lửa lại một bi đát cực vô lư.

Nh́n chung, Nhà nước muốn, và họ đă thực hiện được chính sách ngu dân. Đó là hiện t́nh, đa phần dân chúng, hôm nay, không cần tới văn chương nghệ thuật tạm gọi là thứ thiệt. Khô cằn, phù thủng, đeo mặt nạ, cà thọt chân giả, th́ mặc. Không ai tha thiết tới. Đă có những thứ trám vào chỗ thiếu hụt tư tưởng này. Lo làm ăn, nâng cao đời sống kinh tế, là thiết thực. Nhà cao cửa rộng, túi tiền đầy, mặc sang, ăn ngon, vui chơi sướng, là thỏa rồi.

Hiện t́nh, có đa phần quần chúng, cả cao lẫn thấp, say sưa trong một thưởng ngoạn văn chương, âm nhạc, phim ảnh, loại xoàng xoàng rau cải chợ; cũng tha thiết mùi mẫn, nịnh nọt, đôi khi đỏ máu anh hùng, nhưng tựu trung sức sống chính nó không lâu hơn một đĩa gỏi hay mớ xà lách trộn, phục vụ gấp cho bữa tiệc thời trang.

Một đại bộ phận quần chúng hôm nay thực sự không cần đến những ǵ cao siêu của văn chương học thuật. Không cần nâng cao năo trạng. Không có tự do ngôn luận, tư tưởng, vẫn sống phây phây. Đây là một quần chúng tồn tại bằng thịt khối. Được ru ngủ bởi một đời sống kinh tế tương đối ấm êm trong thời buổi chỉ mở cửa cho “miếng ăn”. Họ bỗng dưng khá xa lạ với những cụm từ ngôn luận, nhân quyền. Với đại bộ phận nhung nhúc này, đ̣i hỏi dân chủ, tự do, nhân quyền, quả là điên.

Nếu hô hào đ̣i hỏi quyền được công khai tư tưởng, hành động chống lại bất công, nhận trách nhiệm một công dân nghiêm chính, một trí thức có thái độ, một nhà sáng tác nhận rơ thiên chức, anh/chị phải đương nhiên trả giá.

Có thể chúng ta không hề sợ sự trả giá này, v́ đă tự nguyện chọn nó cho nhân phẩm chính ḿnh, nhưng cái giá cao hơn hết là anh bị tàn phế. Tôi nói tàn phế toàn diện. Đượm mùi tanh tưởi đ̣n thù. Tôi đă có kinh nghiệm khá rơ về sự tàn phế này.

Với một người cầm bút, phải hiểu chỗ thực tại hiểm nghèo. Phải ẩn ḿnh, dành thời gian để làm công việc lâu dài của một nghệ sĩ sáng tác. Trong thầm lặng vẫn có điều kiện để đóng góp cho cộng [1] đồng.

Lư Đợi:  Xin ông nói rơ hơn hai chữ thực tại?

Cung Tích Biền: Tại đây, hôm nay, trên dưới trong ngoài tả hữu sớm chiều, đầy rẫy những bi hài, chuyện lạ lùng dơ dáy ít nơi nào có. Cứ mỗi sớm mai mở báo mà xem. Nhưng phải nh́n rơ, nhận diện. Đó phải chăng là những chất liệu để cấu trúc, dàn dựng tác phẩm văn học. Hay chỉ là những rác rưởi một xă hội bệnh hoạn mưng mủ, tất yếu phải chảy cái đen ś tanh tưởi của chính nó. Chúng ta không cần thiết tốn giấy mực ghi lại.

Cái ǵ mà không có cái Xác-sẽ-chết? Ngay một chiều xuân anh có thấy những cánh mai tàn tạ. Lịch sử cũng thế thôi.

Hoàn cảnh nào để ra đời một tác phẩm gọi rằng lớn, có sức sống lâu dài?

Đó là thời hoàng kim, thượng hạ minh sáng, có cái Đẹp, và người sáng tạo được quyền tự do biểu tỏ. Hoặc đó là cái đáy lịch sử khốn cùng, lúc quê hương và đồng chủng chôn vùi trong đoạ lạc, mê muội, tương tàn. Phải nói lên, viết ra, cái Tiếng Nói c̣n ẩn mật trong lẽ biến, di, thành, hoại, của định mệnh con người, của lịch đại nhân loại. Chứ không phải “Cái” cũng rủi ro, cũng đau khổ, chỉ do một bọn cường khấu măi lộ, bọn sơn lâm vô lại chỗ truông đèo.

Nơi đây hôm nay, là truông đèo của bọn cuồng khấu, khó t́m ra cái biểu trưng nhân văn. Cái hiện diện nơi này - ngô khoai chẳng ra khoai ngô - đúng ra chúng không đáng có theo lẽ công bằng, trong một đất nước có minh trị. Nó rất không đủ kích động cho nghệ thuật đích thực, mà chỉ làm lượm tởm. Hăy lánh nó đi, lui về, nếu không muốn đánh đồng rác rưởi.

Làm giặc như Cao Bá Quát th́ tuyệt. Nhưng thời đại Cao Bá Quát tuy thế, vua chúa hăy ngây thơ chính trị, lỏng lẻo cùm gông, nên vẫn c̣n con đường để “ Bước Ra Mà Làm Giặc.”

Lư Đợi: Thưa, thế th́ nhà văn ở vị thế nào?

Cung Tích Biền: Là một nhà văn tôi chỉ có chính kiến. Tôi bất lực trong hành động. Kẻ hèn này xin nghiêng ḿnh kính phục những nhà cải cách, các chính trị gia, những trí thức yêu nước đang xả thân cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Hoàn cảnh chung trong lúc này, theo tôi, là:

“Đành ḷng sống trong pḥng Đợi của lịch sử.”

Anh có đồng ư với tôi dân tộc chúng ta là một dân tộc kỳ vĩ? Đă có lịch sử minh chứng cho cái cách nói nghe ra cải lương, cường điệu rẻ tiền này. Bà con quanh ta xưa kia là những con người giàu nhân ái, biết thế nào là đức lư làm người, là danh dự giống ṇi. Vậy mà sao bây giờ, hôm nay, cái nhân quần này tức tốc thành tinh thành ma như vậy. Mà sao hôm nay, bây giờ, chúng là thầy, là cha chú, chỉ đạo cả ác quỷ, sa tăng. Do đâu? Từ cái ǵ anh hẳn đă biết.

V́ sao đă hơn 30 năm hoà b́nh thống nhất con người Việt trở thành con người Diệt lẫn nhau. Anh đi ra, anh đi về, anh thấy nơi nào người Việt, lẫn người Diệt, có cùng tiếng nói tiếng cười, trừ bè đảng của chúng tung hê nhau?

Không có ǵ là ẩn dụ cả. Nó khá rơ trên một đất nước mà anh cũng như tôi, chúng ta có một bầu trời mênh mông, nhưng chỉ một bước chân giới hạn để tạm trú qua đêm trên xứ sở này.

Lư Đợi: Những ư kiến khác cần ông triển khai thêm cho ư vừa trả lời?

Cung Tích Biền: Không có ǵ cần triển-khai để trải-khiên nỗi niềm khi anh đang trên một bờ vách hiểm nghèo, bị toàn triệt, hai tay không thể bấu víu vào đâu, v́ c̣n phải cầm bút, một việc làm thân thiết và cấp thiết. Phải nhận ra chỗ bát ngát b́nh sinh mà sinh mệnh chúng ta chỉ mỗi nghiệp dĩ: VIẾT.

Ngoài cái Đạo, theo tôi, nhà văn c̣n một thứ vốn liếng chí thiết, đó là Thời gian. Hăy dành dụm ánh sáng ấy cho sáng tạo, cho tác phẩm, như con tằm trong nong nia từng giây nhả kén.

Hăy bảo toàn thanh sạch, để có cái làm sử liệu cho mai sau. Hăy luôn nh́n một cách chân thành những sai lầm chính ḿnh.Tôi không có ǵ quá đà để phải “đau ḷng phản tỉnh”. Nhưng tôi nghĩ không bao giờ sự phản tỉnh, sự tái dựng là muộn màng.

Lư Đợi: Xin được nghe lại, ông đến với văn học như thế nào? Lúc ấy ông đang ở đâu, bao nhiêu tuổi? Bối cảnh thời cuộc lúc ấy?

Cung Tích Biền: Trong đời thường cũng như trong tác phẩm, xưa nay tôi rất kỵ bàn tới chuyện riêng tư, nói về ḿnh. Nay đại ca điều tra lư lịch, tại hạ đành tâm sự vậy.

Tôi may mắn sinh trưởng trong một gia đ́nh có truyền thống chữ nghĩa thơ phú. Hồi c̣n học trung học đă tập tễnh làm thơ viết truyện ngắn. Năm 1958, tôi được một giải thưởng truyện ngắn toàn Quảng Nam. Lúc học tại Huế, được một giải thơ của trường Quốc Học. Khởi đầu thôi, nhưng cũng như nhiều bạn bè có năng khiếu văn chương thời trai trẻ, chúng tôi hăng hái lắm.

Dù thế, ngay khi c̣n là sinh viên, tôi hiểu ḿnh rất kém cỏi. Ngoài hai mươi tuổi, kư ức hăy c̣n mỏng, kiến thức lẫn kinh nghiệm chưa đủ cho một sức nặng của văn chương, tôi ư thức về cái Đọc.

Và bắt đầu đọc rất nhiều. Hồi đầu đọc lung tung, bị tẩu hoả nhập ma. Sau, đă biết hệ thống, thụ nhận được tinh hoa, có nghệ thuật kết nối được giữa Đọc và Học. Anh học được ǵ từ cái Đọc. Và anh đọc cái ǵ mang lại hữu ích cho sự Học. Sự Học ở đây, với  người nhà sáng tác, sáng tạo, chính là lót cái nền học thuật, tư tưởng, cái bề dày, sức nặng, bản lĩnh và kinh nghiệm. Rồi cơ duyên đưa tôi một đời đi theo Chữ. Tôi lại rất mê di chuyển, ngao du, nên hiểu thêm sông núi.

Tôi học không đến nỗi ngu, nhưng sống rất bạt mạng, sanh tử, nhiều tưởng vọng. Tôi chơi nhạc, nhiều loại nhạc cụ, ở tuổi 20 tưởng ḿnh có thể thành nhạc sĩ. Tôi tập cho bạn bè vũ múa. Viết kịch và diễn kịch.

Đầu những năm 60 ở Huế, một thời gian, tôi phụ trách một chương tŕnh thơ cho đài phát thanh Huế. Chương tŕnh mang tên Con tàu Thi ca. Thuyết minh cho chúng tôi là Bùi Ấu Lăng một nữ sinh viên Đại học Sư phạm. Cô học rất giỏi, tính cách đoan trang, có một giọng bắc rất chuẩn, quyến rũ, ấm và đẹp. Uyên, Thi, Xuân, Đường diễn ngâm và nhạc đệm. Tôi đứng mũi chịu sào, chọn thơ, viết bài b́nh luận, bao giàn.

Kể cũng vừa bạo vừa ngây thơ. Ngoài các chương tŕnh thông thường, tôi làm ba chương tŕnh liền nhau những nhà thơ tiền chiến đang sống dưới chế độ Hà Nội. Cho là thân cộng sản đài cúp ngay cái đám miệng c̣n hôi sữa. Thế là chết yểu. Tôi nói ngây thơ v́ tháng ngày này chiến tranh Nam Bắc Quốc Cộng đă h́nh thành đủ thù nghịch, con đường tư tưởng đă sẵn ḷng lót xác chết làm phương tiện băng qua.

Tuổi trẻ, dọc dài con đường ḍ dẫm thử nghiệm, tôi trải qua nhiều bút hiệu lúc khởi đầu. Tất cả bút hiệu này chưa gây cho người đọc một ấn tượng nào. Một vài giải thưởng nhỏ nhoi không kích động được ǵ.

Tôi hiểu đường dài. Và hiểu cái C̣n-lại. Tác phẩm trước tiên, lúc chưa đến tay người đọc, đă phải chịu sự kiểm duyệt, đào thải từ chính tác giả. Tôi viết rất nhiều, xé bỏ cũng nhiều. Cả đời làm thơ, có giải thưởng, mà xé tất, vứt sọt rác, v́ tự biết thơ ḿnh dở lắm, không âm hưởng bằng một tiếng chuông chùa gơ hờ đâu đó trong đêm không.

Lư Đợi: Vậy thưa nhà văn, bút hiệu Cung Tích Biền có từ lúc nào?

Cung Tích Biền: Đó là tháng 11 năm 1965, tôi viết truyện “Ngoại ô Dĩ An và linh hồn tôi”. Lúc này tôi lưu lạc tận miền Tây. Tác phẩm này h́nh thành tại Bạc Liêu, Sư đoàn 21 Bộ binh. Ngoài Trung phần, Binh đoàn trực chiến đầu tiên của quân viễn chinh Mỹ đă cập cảng Non Nước, Đà Nẵng.

Tháng 3/1966 truyện đăng trên Tuần báo Nghệ thuật, một tạp san văn chương có giá trị tại Miền Nam bấy giờ - do nhà văn Mai Thảo chủ trương, Viên Linh thư kư toà soạn - với lần đầu tiên tôi kư bút hiệu Cung Tích Biền.

Đă 50 năm (1956) kể từ “Con nhện tập tễnh giăng tơ” và ṛng trên 40 năm một bút hiệu này. Một cái tên, nhiều thăng trầm.

Tôi đến với văn chương như thế. Mặc dù trong đời thường tôi cũng luôn có sự ngờ nghệch, vấp váp, nhưng với chữ nghĩa tôi cố gắng để rất mực nghiêm chính, trung thành và cả chân thành tận hiến.

Cả một đời vợ con tôi chưa hề mua được một vật dụng ǵ cho ra hồn, từ tiền nhuận bút của tôi. Cũng may, tôi có một gia đ́nh cam chịu. Êm đềm và giàu tha thứ. Vợ con luôn lo cho tôi dầy đủ cơm ăn, rượu uống, thuốc chữa bịnh, áo quần, sách đọc, cùng thời gian thơ mộng để viết lách.

Lại may, văn chương đến nay, đối với tôi như một người t́nh chung thuỷ. Nó không phụ rẫy tôi, để tôi phải bỏ từ nó, mà đành theo một nghề khác. Đă thành nghiệp (hay oan nghiệp?) lúc nào tôi cũng viết được, dù trên đường ba mươi năm sau này, kể từ 1975, luôn chông gai bị gậy. Có nói lộn ngược lại, cũng bị gậy chai gông. Quả là một cuộc chung t́nh rướm máu.

Lư Đợi: Nhiều người nói phong cách văn chương nghĩa là mang địa phương tính, không có một nhà văn nào từ hư vô đến, ông nghĩ ǵ về điều này ? Là một nhà văn - người am hiểu, gắn bó tâm hồn ḿnh với tính cách Quảng, ông nghĩ ǵ? Cụ thể nó để lại dấu ấn như thế nào trong nếp nghĩ của tác phẩm, trong cách hành xử và những dự phóng trong tư tưởng?

Cung Tích Biền: Tôi nói rơ, tôi Quảng Nam chánh gốc, nhưng rất ghét một số “Cái” được gọi là Quảng Nam tính. Gàn. Căi. Cái ǵ cũng căi, căi minh triết, căi lương thiện, lẫn căi cù nhầy ngu si, căi bướng lấy được của bọn vô học. Vừa căi vừa khích bác người. Người Quảng Nam có cái bổn tính không thể sửa chữa được, là “Thà chịu người ta ghét kỵ, chớ không chịu mần thinh” - mần/làm thinh, là âm nôm của từ hán –việt « hàm thanh » / ngậm tiếng.

V́ ham biện luận nên đôi khi rơi vào chỗ chủ quan, thiếu tỉnh táo để soi ngắm, để nh́n lại ḿnh. Nóng nảy đôi khi không cần thiết. Trực tính đến mất chức, tán gia bại sản, cả tiêu tùng nhân mạng.

Nói thẳng vào mặt người. Người bị mắng lúc đó thấy đúng, có thầm phục “thằng Quảng Nam này”, nhưng rồi sau, sinh ra thù hận, đố kỵ. Bọn đố kỵ đa phần hèn hạ, đặt điều vu khống, để bôi lọ rêu rao. Tính bầy đàn là tính ưu việt của bọn tiểu nhân. Chúng rập tâm mà đốn th́ đến đại thụ như Nguyễn Trăi, Ông Ích Khiêm, cũng trốc gốc.

Người Quảng Nam không làm quan to được, mà hoạn trường ngắn ngủi lắm. Từ khi cha sinh mẹ đẻ tới nay, đă tuổi cổ lai hy, xa Đất Quảng trên bốn mươi năm chưa bao giờ tôi đi họp cái gọi là Hội đồng hương Quảng Nam, ở Sài G̣n hay bất cứ đâu. Quảng Nam thiếu thân thiện, không có tính hợp đoàn, “năm gia đ́nh có thể lập… hai cái hội đồng hương”, không biết nói khéo, không coi ai hơn ḿnh, chia rẽ tận mạng.

Ai bảo những nhận xét trên đây của tôi là sai tôi căi tận mạng.

Nhưng người Quảng Nam cũng có nhiều cái cả nước phải khâm phục. Được tiếng thông minh, học giỏi. Cương trực. Ruột thịt cùng một mẹ một cha, anh cộng sản th́ Cộng, em quốc gia là Quốc, tả hữu thù nghịch phân minh, không ai chiêu hồi được ai, ngon th́ đem súng đạn ra mà tṛ chuyện.

Đề ra một mục đích, một lư tưởng chỉ nam, là trọn đời đi theo nó, như nghiệp dĩ, là định mệnh thuỷ chung, không “bán đồ nhi phế”. [2]

Tiền bối của Quảng Nam đa phần thanh liêm tài trí, giỏi thơ phú. Đỗ cử nhân, phó bảng, tiến sĩ, hoặc có tài năng, phần đông sĩ phu Xứ Quảng Nam không ưa làm quan, hoặc lỡ chốn quan trường, đều trọn một đời xả thân v́ nước, chịu tù đày, án tử, hoặc chung thân thanh bần, giữ khí tiết. Phạm Phú Thứ, Ông Ích Khiêm, Hoàng Diệu, Trần Dư, Tiểu La Nguyễn Thành, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thành Tài, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quư Cáp, Thái Phiên, Trần Cao Vân, Châu Thơ Đồng, Phan Khôi, Bùi Giáng… và nhiều nữa. Xứ Quảng địa xuất tinh anh, nhân tài đủ mọi lĩnh vực, nhất là văn chương, nghệ thuật, báo chí, làng huyện nào cũng có người nổi trội trong cả nước.

Giữ thân ḿnh cho vinh thân ph́ da chốn quan trường là không được nhắc tên ở ḷng người Xứ Quảng. Người ta nhắc đến Ngũ Phụng Tề Phi (ba vị tiến sĩ, hai phó bảng) là nêu gương Cái-Sự-Học chớ chung thân năm vị ấy không đóng góp ǵ nhiều cho núi sông. Quảng Nam nhắc, là nhắc cụm từ Ngũ Phụng Tề Phi, chớ không tôn vinh một cá nhân nào riêng trong ấy, ngay cả tiến sĩ Phạm Liệu.

Đại ca tra vấn, tại hạ phải trả lời, chớ:

“Nơi nao chẳng có anh hùng.

Chỗ mô mà thiếu thằng khùng đứa điên.”

Cứ ǵ Quảng Nam.

Lư Đợi: Thưa, trong tính cách đó chắc chắn ông thấy được thế mạnh của ḿnh? Và cả những cái nhược nữa, đúng không? Với tư cách là người cầm bút ông sợ nhất điều ǵ, và khoái chí nhất điều ǵ?

Cung Tích Biền: Thế mạnh? Chỉ mỗi địa phương tính th́ không thể là thế mạnh trong nghệ thuật, sáng tạo. Mà chỉ là góp một phần nhỏ đặc trưng, tính cách mà thôi. Nhược ư? Có đấy, biện luận sát rạt (Quảng Nam mà) lúc cần phải êm đềm, lại rất chi ồn ào khi cần một lặng yên nhịp điệu.

Điều quan tâm của người sáng tác là Ra-Rất-Xa, cơi ngoài t́m nhặt. Buông cái ngay trong ḷng tay nếu không cần thiết. Đi tới chỗ: “Thể lộ kim phong”, là « Cơn gió vàng bày lộ cái thể nó ra ».

Sợ ư?

Năm 1976 chúng tôi gặp một nhà văn từng vang bóng một thời trước 1945, ông cho biết sở dĩ ông biết Sợ nên ông sống được với Hà Nội mấy chục năm qua. Không những do « biết sợ » để tai qua nạn khỏi, sống b́nh thường, sống sót, mà do « biết sợ » mà sống có địa vị, hưởng nhiều bổng lộc. Ông khẳng định: “Tôi tồn tại v́ tôi biết sợ”.

Đây là một cái Sợ đáng được lưu danh?

Tôi Sợ cái lưu d[m]anh này.

Khoái ư? Là lúc vượt được tường lửa trên  internet.

Lư Đợi: Những ư mà ông cần nói thêm cho những câu vừa hỏi ở trên?

Cung Tích Biền: Xem như tạm đủ, đại ca.

Lư Đợi: Khi ông bắt đầu được mời viết feuilleton cho các báo, lúc cao điểm nhất là bao nhiêu tờ? Đó là những năm nào? Nghe nói ông viết ở tiền đồn và khi đó ông là Sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà?

Cung Tích Biền: Cao điểm từ 1968 đến 1973. Tôi mang cấp bậc Đại uư Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi ở tiền đồn Đức Ḥa, tỉnh Hậu Nghĩa, năm 1970 về căn cứ Trảng Lớn Tây Ninh.

Viết feuilleton là viết tiểu thuyết (truyện dài) thường trực cho nhật báo. Mỗi kỳ báo một kỳ bài. Thời gian nào dành cho súng đạn, hoặc đêm nhảy đầm uống rượu, đánh x́ phé mỏi mệt, không có kịp bài th́ toà soạn bỏ giấy trắng phần đó, với hàng chữ « cáo lỗi độc giả ». Toà soạn không có quyền thay vào chỗ trống đó bất cứ một bài ǵ.

Thông lệ, trước 1975, mỗi nhật báo có tám trang khổ lớn. Phần tiểu thuyết được cố định ở trọn một trang 7. Sáu hoặc bảy cây bút được mời cộng tác. Diện tích khu vực đăng bài (số chữ) bằng nhau, nhưng nhuận bút khác nhau, tùy theo tên tuổi, tài viết, độ ăn khách, của mỗi cây bút. Chẳng hạn, năm 1971 nhật báo Độc Lập, Thư kư toà soạn Hoàng Châu, trả nhuận bút hạng 1 cho tôi mỗi tháng 25 ngh́n đồng (vàng chừng 20 ngh́n đồng/lạng). Hồi này tôi chưa lập gia đ́nh, sống bạt mạng, viết nhiều, tiêu hoang nhiều, tiền núi, mà tháng nào cũng cạn láng.

Có một thời gian, cùng lúc tôi viết feuilleton cho năm (05) tờ nhật báo : Độc Lập, Đông Phương, Điện Tín, Sóng Thần, Hoà B́nh. Báo Điện Tín trả nhuận bút thấp nhất.

Ngoài ra c̣n viết mỗi tuần một kỳ hai trang cho tuần báo Đời, do nhà báo Đỗ Quư Toàn thư kư toà soạn, hoạ sĩ Đằng Giao tŕnh bày, trang báo rất trang trọng, đẹp. Những truyện dài Bên ḍng nước biếc, Luống cải vàng, Bến mưa ngâu của tôi xuất hiện trên Đời.

Cũng thời gian này, truyện dài Những bọ và rắn được đăng trên tạp chí Quần Chúng do nhà báo Cao Thế Dung chủ trương. Truyện dài Trường giang, đăng trên tuần báo Khởi Hành, do nhà thơ Viên Linh thư kư toà soạn.

Tôi xin nhắc, feuilleton tôi dùng ở đây là từ dùng riêng cho tiểu thuyết đăng từng kỳ ở nhật báo. Truyện dài đăng tạp chí, tuần báo, ở miền Nam trước kia, được quen gọi là “truyện đăng nhiều kỳ”. Nên phân biệt chỗ này. Truyện đăng nhiều kỳ, nhà văn có nhiều thời gian để chăm chút cho đứa con tinh thần của ḿnh.

Không phải nhà văn nào cũng có tài viết feuilleton, dù nhà văn đó cao cấp, nổi tiếng. Có thể quư vị ấy không có cái tạng viết dài ḍng cà kê dê ngỗng kiểu nhật báo.

Văn chương feuilleton tuy hấp dẫn sinh động, t́nh tiết éo le, rất đời, lôi kéo hằng ngh́n độc giả mải mê mỗi ngày. Người đọc tứ phương khoái chí gởi thư về toà soạn ngợi khen tác giả - có khi tôi nhận hàng đống thư tại toà soạn - nhưng phải trả cái giá chính nó: cứ là “văn feuilleton”.

Rất nhiều nhà văn in truyện feuilleton thành sách, bán chạy như tôm tươi. Nếu muốn làm giàu thí cứ in. Nhưng nó, theo tôi, vẫn cứ là văn chương nhật báo. Môt dạng Quỳnh Dao.

Cho đến nay tôi chưa hề in một tác phẩm nào trong hơn 20 truyện dài đă đăng hoàn chỉnh trên các nhật báo Sài-g̣n. Tôi nói riêng truyện đă đăng nhật báo.

Lư Đợi: Thưa ông, Mấu Chốt để làm nên một tác phẩm văn chương - nghệ thuât là ǵ?

Cung Tích Biền: Tất cả cái được gọi là mấu chốt tiêu chuẩn khuôn mẫu tiêu chí khuôn vàng thước ngọc hôm nay bây giờ đă bị tháo tung đảo lộn đầy nghi hoặc. Là sương mù hàng lối. Nghê thuật đă mau chóng lấy cái “phi trật tự nhân gian” làm nghệ thuật. Cái vô h́nh là hữu h́nh, và ngược lại.

Không có mấu chốt – mốt chấu nào cả khi cái Mới phủ nhận ngay cái Chưa-qua. Không hề có cái Đứng-yên trong văn chương nghệ thuật. Bao tư trào lưu chảy nổi lửa sóng cuồng cổ điển hiện đại tiền hậu tân cựu nội ngoại tâm diện được mau chóng nhận diện tức tốc h́nh thành tức tốc ảnh hưởng phủ trùm rồi chớp nhoáng chui vào cửa hầm quá khứ.

Một cái bàn? C̣n có loại bốn cái chân, ba chân, một chân, “nửa” cái chân, thậm chí không có chân chỗ trà đạo, huống chi nghệ thuật, cả nghệ thuật đọc, xem, nghe, sờ, lẫn nghệ thuật tâm-thính-thần-thị qua con đường trí huệ chỗ hư tưởng.

Tuy nhiên theo tôi, chỗ tối thượng thiểu, cái mốt-chấu (nó làm t́nh xít–nớp với cái mấu chốt) của một tác phẩm văn chương nghệ thuật, là ngoài tất cả yếu tố Cần Có, nó phải tới chỗ hàn lâm.

Lư Đợi: Thế nào là một tác phẩm thành công, trong quan niệm của riêng ông?

Cung Tích Biền: Ông hỏi tác phẩm thôi hả? Không kể loại tác phẩm ở lĩnh vực nào? Nếu thế, vừa Hít vừa Le giết sáu triệu dân Do Thái vẫn là một tác phẩm khắc-điêu-máu (chớ nhầm với điêu khắc), nhưng lưu đời, trên bức tường thời gian.

Câu này của ông là một câu hỏi lên đèo xuống vực. Thế nào là thành công? Một cuộc chiến lỗ máu đầu từ ông Hùng Vương cho chí thằng bé bập bẹ nói “Tiếng đầu ḷng con gọi Stalin” rốt cuộc thành công này lại là một thất bại đủ nghĩa. Vừa sướng vừa đau. Nó phản bội và hủy hoại toàn bộ cái uyên-ủy-tư-tưởng, cái chính-trị-lư, khởi nguyên chỉ đạo cuộc chiến.

Nó hao hao một cuộc chọi trâu. Con trâu thắng trận, ác nhơn lại trở chứng biến dạng, hai cái sừng thay v́ trước đầu bỗng trổ ra sau đít. Cái đuôi nằm ch́nh ́nh giữa trán.

Sau cuộc vang lừng kèn thổi toé máu, hôm nay muốn chào thân thiện Trâu Ta phải dùng cái đầu để vẫy đuôi chào. Và muốn thẳng tiến về phía trước Trâu chiến thắng lại đi thụt lùi, v́ hai cái sừng định hướng chủ nghĩa đă nằm ngay mông.

Lư Đợi: H́nh như ngài tẩu hỏa rồi ngài nhà văn ạ. Tôi hỏi thành công là trong một tác phẩm văn chương nghệ thuật kia mà?

Cung Tích Biền: À há, theo thiển ư của ngài đây th́ trong văn chương nghệ thuật, thành công lại là một Chấm-Hết, để quá khứ hiện h́nh. Là một đóng đinh lên nắp thành công. Nó như một mớ hàng thủy tinh ly tách trong ḥm, bên ngoài có hàng chữ: “Nhẹ tay, dễ vỡ”. Thành công này sẽ chịu đựng công phá của tương lai.

Vả, thế nào là thành công trong văn chương nghệ thuật? Sách của Kim Dung đến triệu triệu mắt người mê mẩn; triệu triệu, nhưng không là hàng hoá rẻ rúng. Nhưng Nam Hoa Kinh th́ càng vắng người đọc ta càng mong v́ nó không dành cho đám đông lờ mờ nhân ảnh.

Các nhà văn tiên phong Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, nhóm Tự lực Văn đoàn, tác phẩm của họ đương thời là một cơn lốc lôi cuốn bao nhiêu người đọc, có ảnh hưởng bao trùm mọi giới, không chỉ lĩnh vực văn chương, mà cả văn hóa xă hội. Vậy mà chỉ hơn vài ba thâp kỷ sau đă bị hiện thế lăng quên, chỉ c̣n giá trị, đương nhiên là một chỗ trang trọng, trong Nhà thờ văn học.

Lại có nhà hoạ sĩ đương thời không được tôn vinh, chỉ bán được mỗi bức tranh để ăn bữa cơm, nhưng bao đời sau tác phẩm của ông ta được săn t́m, giá thị trường đến dăm bảy chục triệu đôla mỗi bức. Có phải nhân loại nh́n gà hoá cuốc?

Công thức, tiêu chuẩn của Thành công, chỉ có trong dân gian thường t́nh, nơi mẫu mực định sẵn, đ̣i hỏi một thằng người là phải chơn tay mắt mũi như mọi người, khác đi là dị tật, là quái thai.

Thằng Người trong nghệ thuật có thể ba bàn tay; trên khuôn mặt một mắt cười một mắt khóc; trong bụng trống trơn không có ruột gan phèo phổi mà chỉ gỏn lọn một khối tim ứa máu h́nh lục giác. Càng Dị Dạng, càng Thoát Ngoài, càng Không Người, càng là Nghệ thuật.

Thành công? Không hề là danh xưng lưu viễn, hoành tung trong lĩnh vực nghệ thuật, văn chương. Các Danh gia chân thực th́ luôn từ chối cái Thành này.

Tôi nói đây là cái nói rơ ràng, một mặt xác định. Không nói cách triết lư là trong Thành đă ẩn tàng cái Hoại; trong Thái âm đă bày cuộc Thiếu dương, và ngược lại.

Lư Đợi: Thưa ông, một vài đặc điểm của văn chương nghệ thuật trước 1975, theo cách nh́n của riêng ông?

Cung Tích Biền: Trước 1975 tại miền Nam ư ? Nơi đây có tự do sáng tác, phát biểu, in ấn và phát hành tác phẩm của ḿnh. V́ thế những trào lưu văn chương, nghệ thuật (tôi tạm dùng từ trào lưu) nở rộ. Những tài năng đích thực có dịp cống hiến, phát triển, đă đóng góp nhiều tác phẩm có giá trị. Đây là thời kỳ nở rộ tài hoa, những nhà văn nhà thơ hàng đầu không chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đặc biệt một phần không nhỏ trong tầng lớp này người ta biết giữ ǵn nhân cách, không xu phụ chế độ, không đặt danh vọng tiền tài lên hàng đầu.

Đặc biệt hơn, là thừa biết chống chế độ đương thời là một nguy hiểm đưa đến bất lợi cho Miền Nam Tự do, nhưng người cầm bút chân chính của Miền Nam xưa kia vẫn trung thực phản bác điều sai trái của chính quyền, vạch rơ sự thối nát bất công, chống cả sự có mặt của những thế lực ngoại bang.

Thuở này không riêng Miền Nam có Mỹ, Phi, Úc, Đại Hàn, Thái Lan mà miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cũng chịu ch́m chết trong tư tưởng Mác-Lê, nhận yểm trợ máy bay hỏa tiễn chiến xa, các loại vũ khí khác từ Liên Xô, và nhận từ tấm áo đến miếng lương khô, cùng sự có mặt của rất nhiều cố vấn người Trung Quốc.

Ở Miền Nam, những lĩnh vực khác như âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, kịch nghệ cũng xuất hiện nhiều danh tài. Những tác phẩm của họ không những tạo được cái dư vang nổi ch́m man mác trong quần chúng, mà tác động của nó đặc biệt khơi gợi những nỗi đau cũng như niềm hân hoan c̣n ẩn mật. Nó lưu giữ kư ức lâu dài, ảnh hưởng đến cả cách sống, cách thưởng ngoạn nghệ thuật của một đại bộ phận dân chúng Miền Nam.

Nhưng một con sông chảy man man không đê điều ai có quyền cấm cản rác rều cũng bồng bềnh trôi? Ai gạn đục khơi trong? Nhân danh ǵ để thanh lư cái bọt bèo này? Những “văn chương nghệ thuật, báo chí, kịch nghệ phim ảnh” rẻ rúng này tại miền Nam lúc bấy giờ, cũng là một thực tại, nó phô bày dữ dội, thậm chí đôi khi là mặt nổi, là biểu dương thời thế. Chúng cũng có thị trường tiêu thụ, hằng triệu người, lấn áp cả cái “thượng lưu”.

Do vậy nếu nói là tuyệt đẹp, Miền Nam là thiên đường của văn chương nghệ thuật là chưa chỉnh lắm đâu.

Lư Đợi: H́nh tượng người lính – người trí thức – nghệ sĩ Quốc gia, một vài ví dụ đơn cử, đă được khai thác như thế nào trong "mặt bằng văn nghệ chính quy” (nghĩa là nhiều lĩnh vực nghệ thuật, có cả phim) của nền văn nghệ hiện tại, theo quan sát của ông?

Cung Tích Biền: Cha ơi! Tui c̣n đi đứng ăn nằm tụng kinh nhảy đầm karaoke bia bọt hít thở đủ kiểu tại Sài-g̣n, cha muốn tui bị dập mỏ sao mà đi hỏi câu hộc máu này. Nó nhuốm cái hơi hướng h́nh sự.

Nhưng phải nói thật th́ ra thế này, hôm nay việc bôi nhọ, xuyên tạc, bóp méo mọi h́nh tượng Quốc gia, làm cho sai sự thật lịch sử, đă thành nếp, thành quy củ, khuôn mẫu. Thậm chí đă trở thành lương tri, là tâm hồn cao thượng, của ư thức, của lập trường chính trị trong giới văn nghệ XHCN.

Một thí dụ nhỏ: “ Hễ là địch, là ngụy, th́ chúng nó xấu xa. Lại thêm hèn nhát. Địch th́ ô hợp, ăn vận lôi thôi xốc xếch, tóc dài, râu dê xồm, là luôn đá đít bà già bóp vú phụ nữ, moi bụng trẻ em, địch là say sưa đàng điếm, đốt nhà thờ phá chùa...

Nhưng ác nhơn, nhờ cái mớ này mà bao nhiêu cai thầu chữ nghĩa, chỉ đạo nghệ thuật của Hôm nay, đầy hầu bao, nên danh phận.

Chúng ta đâu có quyền đụng tới nồi gạo kẻ khác, khi thực sự người vợ hiền đứa con ngây thơ của họ vẫn ngồi chờ nắm cơm bố mang về. Cả gia đ́nh của họ vẫn c̣n thực sự hân hoan, tin vào nụ cười chân thực, “nhân cách” của người chồng người cha đang đánh lận con đen giữa nhật nguyệt kia mà!

Lư Đợi: Trở lại chuyện cũ một chút, trước 1975 ông bố trí thời gian để viết như thế nào khi vai mang quân hàm, và trước mặt th́ súng ống, sự chết chóc ?

Cung Tích Biền: Thời kỳ viết lách loạn xà ngầu này là thời tôi măn hạn chỉ định cư trú bốn năm (1964-1968) của chính quyền Miền Nam. Tôi từ Cà Mau, Bạc Liêu được về gần Sài-g̣n. Về gần thôi. Lúc đầu ở vùng Đức Hoà sau chuyển về Trảng Lớn Tây Ninh.

Theo tiêu chuẩn quân đội, tôi có một chiếc xe jeep, có tài xế riêng. Thành phố biên giới Tây Ninh khá thơ mộng với những đường phố nhỏ, nhà vườn. Nhưng thành phố đầy ngập lính, mọi binh chủng, Bộ binh, Thiết giáp, Pháo binh, Nhảy dù, Biệt động quân, Biệt kích Mỹ… Đây là nơi phối hợp hành quân sang mặt trận Campuchia, thời Thiệu và Lon Nol.

Tôi có đặc trưng là viết khá dễ dàng, bằng máy chữ. Viết ở Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau… Viết ở Đức Hoà, Đức Huệ, Củ Chi, Tây Ninh. Đêm, viết trong hầm, mỗi sĩ quan cấp đại uư trở lên, được riêng một bunker, chừng 12 mét vuông. Ngày, có khi vác máy chữ ra quán Thằng Cuội, quán Dịch Thuỷ bên bờ sông, cây cầu trắng xa xa, cà phê, thuốc lá, và… gơ chữ.

Nhiều buổi trưa leo lên vọng gác của lính, lính gác mở radio nghe nhạc đài Sàig̣n xa vắng, nhạc sến “Một trăm phần trăm em ơi”; những nao ḷng, cánh đồng nắng vàng tràn ngập bên ngoài tiền đồn, lúc đó tôi gơ máy.

Máy chữ luôn bên người như súng đạn. Tôi đặt máy chữ trong xe, hay trên bao cát vọng gác, chỗ góc bàn nhậu, giữa quán cà phê ồn ào, chỗ nào tôi cũng viết miên man được. Hôm nay (dù tuổi qua 70) cũng vậy, mỗi lần tôi nhập hồn bên máy vi tính th́ coi như tôi “chết” rồi. Có khi hai giờ chiều, vợ nhắc nhở, mới rời máy, ăn cơm trưa.

Thời nội chiến Bắc Nam, nhiều biến động, tin buồn nhiều hơn vui. Quan tài tùm lum. Một thằng bạn nhận giấy giải ngũ chân đă đi cà thọt. Một thanh nữ có sức làm t́nh ngon ơ vài mươi năm tới chưa thôi, bỗng khăn tang lên tiền đồn nhận xác “anh về”. Tứ bề khích động, hồn vía tôi như vườn cây trái rụng. Bạ đâu viết đó. Tôi viết cực nhanh. Mỗi 20 phút cho mỗi kỳ nhật báo. Một buổi sáng có thể viết thẳng mạch tàu bài cho mười kỳ nhật báo.

Được về Sài-g̣n, th́ cũng ngồi đâu gơ đó, ở các quán cà-phê, hay ngay tại toà soạn. Ngoài mấy em vũ nữ, uống rượu nhảy đầm qua đêm, nhấp nháy rồi thôi, tôi ít phung phí th́ giờ cho những giao tế hăo. Tôi ít khi tới nhà thăm viếng ai, không thư từ nhiều, không hề tốn phút giây cho việc đàn đúm, bù khú tự măn, khen tụng nhau, bôi lọ kẻ vắng mặt.

Viết nhanh, cực nhanh đă trở thành một thói quen. Ngồi vào trước máy chữ - bây giờ là máy tính - hít thở mạnh, là nhập hồn. Thuở ấy nhiều anh em làm báo tỉnh (tập san văn nghệ địa phương) như Phan Nhự Thức, Vương Thanh, Phương Tấn, Đặng Tấn Tới, Nguyễn Minh Nghiện… đến t́m tôi xin bài, tôi mời quư anh ngồi đấy, uống cà-phê nhé, và tôi gơ một thôi là có bài đưa ngay, mà rất ngon xơi, khỏi phải hẹn ḥ lần sau trở lại.

Tôi uống rượu bạo, xưa hút ống vố nay bỏ, cà-phê ngày năm ba cữ như nước lă, nhưng ngồi viết là viết, không có thói quen phải có trên bàn ly rượu, bao thuốc lá, hoặc ly cà-phê, để kích thích.

Cuối thập niên 60, thế kỷ trước, chiến tranh đă lên cực điểm. Ḿn được gài năm bảy trái liền nhau, ḿn băi, chứ không phải từng trái lẻ loi trên đường. Chất nổ ngay dưới yên xe jeep, cái chết lảng vảng ở cửa hầm. Tư tưởng chủ đạo cho những máu xương văi ra, đă lỗi thời, bốc mùi. Cái Chết muôn thuở chỉ một trực chỉ, tự dương sang âm, nguyên màu, thuần như muối mặn. Bắc hay Nam vẫn trái tim máu đỏ, cũng cái nhắm mắt ấy. Chỉ khác, nguời ta nhuộm màu cho Xác, trên Nỗi Chết. Có chết Đỏ, chết Vàng. chết Nâu.

Lư Đợi: Ở trên ông nói thời Cộng hoà ông bị chỉ định cư trú? Thưa ông, tội ǵ?

Cung Tích Biền: Năm 1960-1963, tôi dạy học tại Điện Bàn Quảng Nam - lúc này tôi c̣n gần gũi một số bạn thân mà một phần lớn trong số đó sau này đă ra khu theo Việt cộng - th́ bị động viên vào Vơ bị Thủ Đức. Măn khoá vơ bị, lẽ ra phải về gần mẹ. Mẹ tôi đang bịnh nằm mỗi ḿnh tại nhà thương Lao, ở Huế. Đă ho ra máu thường trực mỗi ngày. Nhưng tôi bị chính quyền Nguyễn Khánh (1964) có văn bản cưỡng bách cư trú tại miền Tây (Cần Thơ), không được về Trung, thời gian bốn năm. Năm 1967 mẹ tôi qua đời tôi không được về chôn cất.

Mỗi tuần tôi phải tŕnh diện An ninh quân đội Vùng 4 chiến thuật một lần vào ngày chủ nhật. Thấy Cần Thơ cũng chốn phồn hoa, an ninh quân đội đẩy tôi xa hơn, tôi được lệnh về Bạc Liêu. Hồi ấy Bạc Liêu bé nhỏ quê mùa lắm, đúng là “Dưới sông cá chốt trên bờ Triều châu”.

Miền Nam Cộng Hoà có cái hay, nghi ngờ một sĩ quan động viên có liên hệ với cộng sản, tham gia phong trào sinh viên đấu tranh chống Ngô Đ́nh Diệm, từng sống trong vùng kháng chiến chín năm, có anh em ruột thịt tập kết ra Bắc, có liên hệ với bạn bè, rất thân quen (khá đông) hiện đă ra khu theo Việt cộng, vậy mà cứ cho lên lon, thăng chức b́nh thường như mọi sĩ quan khác.

Nghĩ lại, đời nhà văn bị lưu đày, đoạ lạc cũng cái may. Sống nhiều, đau nhiều. Yêu nhiều. Điên tận mạng. Có dịp nh́n con sông đục phù sa, hiểu thêm một miền người, ngơ ngác trước một vườn cây trái trĩu cành.

Ở Quảng Nam tôi trái cam nhỏ bằng nửa trái quít ở miền Nam. Năm mất mùa, đồng khô cỏ cháy bà con đi đào củ chuối nấu ăn thay cơm. Miền Nam, người ta nấu gạo nàng hương cho heo ăn - đương nhiên là thuở ấy, chớ bây chừ người miền Nam đa phần thiếu ruộng cày, đói nhăn răng; thường trực kéo lên Sài-g̣n biểu t́nh đ̣i bọn cường hào Đỏ trả lại đất đai ruộng vườn đă bị cướp đoạt. T́nh người miền Nam man mác chân thật, ḷng rộng mở, đă cưu mang tôi tháng ngày.

Lư Đợi: Đây là giai đoạn của những truyện vừa truyện dài nào? Ông gởi gắm những ǵ?

Cung Tích Biền: Mỗi truyện của tôi thường gắn với một cột mốc thời cuộc. Năm 1965 Quân đội Mỹ đă có mặt ở Đà Nẵng, các trại lính viễn chinh đă h́nh thành khắp miền Nam, tôi viết truyện ngắn Ngoại ô Dĩ An và linh hồn tôi. Tôi đă nh́n ra thảm hoạ, nỗi đau của thân phận Việt Nam. Không gian truyện là Đà Nẵng, với cảng, với biển, với núi Sơn Trà, nhưng nhân vật nữ mang tên Dĩ An, một địa danh ở B́nh Dương. Đây là cái tên biểu trưng mang tính khái quát một định mệnh toàn thể.

Dĩ An bỏ học đi làm đĩ để nuôi ba em đi học, cha già mẹ yếu; nàng sa đoạ cùng số phận ngoại ô của nàng; sau cùng, tiếng cười chiều tà trong một building đầy gái, hoang loạn, rượu và lính Mỹ.

1968, Tết Mậu Thân tôi ở Trung đoàn 10 Thiết giáp đóng tại Đức Hoà. Tính đường chim bay sang Campuchia là rất gần. Hằng đêm B.52 ném bom vùng biên giới Việt Miên, vùng mật khu, tiếng bom gần đến nỗi ly nước đặt trên bàn trong căn hầm thường trực rung chuyển, ly nước đi dần ra ŕa bàn, có thể rơi xuống đất. Tối Mồng một Tết, quân Bắc Việt đánh trực diện vào bộ tư lệnh sư đoàn 25 của Tướng Phan Trọng Chinh, đánh chiếm nhanh chóng quận lỵ Đức Ḥa, chiếm một nửa sân bay nhỏ của thị trấn. Cuộc tấn công này sau cùng thất bại, chết khá nhiều.

Sáng ra, trời đất đầu xuân ấy đầy sương mù. Thị trấn toàn lính, ngày xuân ấy hoang tàn. Khăn tang và tiếng khóc. Nỗi đau đă không biên giới. Trên đường phố, lúc sương mù tan, hăy c̣n nhiều xác chết của quân Bên Kia không kịp tải thương. Thảm lắm, xác nào cũng nát tan.

Lần đầu tiên tôi có một cảm nghĩ đau buồn : “Có thể người anh ruột của tôi, mấy chú mấy bác, những người thân yêu của tôi đi tập kết ra Bắc từ 1954 cũng là những cái xác như thế này, ở đâu đó, hay ngay trên đường phố Đà Nẵng nơi quê nhà.”

Đây là cảm xúc kinh động, lẫn cái ư thức mùi chín về tương tàn, để tôi viết truyện ngắn Bạch hoá - Tháng 4/2005, gần 40 năm sau, Tạp chí Hợp Lưu đăng lại truyện này, nhân số “Nh́n lại 30 năm chiến tranh Việt Nam”.

Bấy giờ tôi nh́n ra cuộc chiến này đă đầy đủ màu sắc một cuộc Nội chiến. Con người là một vật cúng cho mỗi cái “giẻ rách” được gọi là lư tưởng. Mỗi nhân phận dù là người lính bên nào cũng là một đoạn tuyệt với tổ tiên, giống ṇi. Và cái chết, gọi cao cả là hy sinh ấy, không khác cái chết hươu nai trong rừng.

Tôi hiểu rằng cuộc chia cắt Đất Mẹ này c̣n có thể giải quyết bằng một giải pháp khác hơn, trong hoà b́nh và hoà hợp, tương nhượng. Bảo vệ được triệu mạng sống con người.

Tôi cũng nát ḷng khi nghe những tin tức từ Huế Mậu Thân. Bạn bè trí thức của tôi “bỏ biển t́m rừng” nay đă trở về hô hào việc thanh trừng máu, và trực tiếp giết người. Hàng loạt. Bà con tôi trong thành phố trở thành người bị giết oan. Cả gia đ́nh.

1969, tuần báo Khởi Hành đăng truyện dài Trường giang. Cuộc “du ngoạn” đường dài của nhân vật Minh (tên thật ngoài đời là Nguyễn Minh Nghiện - người bạn tôi), anh về thăm quê, vùng chợ Huyện Quy Nhơn, rồi kẹt biến cố Tết Mậu Thân. Anh đi dọc bức tranh khói lửa từ B́nh Định về tới đơn vị của anh là Bạc Liêu. Đây là thử thách của người con quê hương, giữa hỗn độn phân ly, lưu đày, anh phải nhận ra đâu là chiếc Bóng chính ḿnh.

1968 đến 1973 là Hội nghị Paris để các bên tham chiến cùng nhau t́m một giải pháp cho cuộc chiến Việt Nam. Tôi viết truyện dài Hoà b́nh Nàng t́nh rỗng. Nhân vật chính là trung uư Trần Ngọc Toàn, sĩ quan thiết giáp, sau chiến tranh anh được giải ngũ. Anh đi khắp thị thành đồi non góc bể để t́m người yêu nay đă thất lạc. Anh không hề t́m ra. Cả chiếc Bóng của Nàng trong kỷ niệm cũng dần vắng bóng. Sau cùng Toàn là một thiền sư, ẩn ở núi.

Nội dung tiên tri của truyện, là chiến tranh Bắc Nam dù có chấm dứt dưới h́nh thức nào, chia cắt măi để mỗi bên mỗi nước danh xưng, hay một bên thắng trận, non sông về một mối, th́ “Trong tương lai cũng khó bề t́m thấy một lư tưởng đáp ứng đúng nguyện vọng dân tộc”.

 Chúng ta, vẫn chỉ măi là tha thiết, là ngậm ngùi, hay phẫn uất Đợi Chờ Tương Lai. Vẫn chỉ Rỗng. Hiện thực, chỉ một nhăn hiệu nguỵ trang lư tưởng, què quặt man trá, khống chế và huỷ diệt.

Tôi xin nói thêm phần kết của Hoà b́nh Nàng t́nh rỗng.Thiền sư Toàn ở Núi lâu ngày, có người báo cho ông biết người miền xuôi có đến mạn ngược mở một hội chợ. Hội chợ có trưng bày một giống vật lạ. Đó là một người đàn bà bị bom napal, đang được đặt trong một cái chuồng để mọi người tới xem. Da cháy, tóc cháy, nhiều chỗ loang lỗ như da trổ đồi mồi; mắt mù, tay chân co quắp. Bất đắc dĩ phải tới hội chợ, nh́n cái nửa-vật-nửa-người trong chiếc cũi, Thiền sư âm thầm nhận ra Nàng. Người t́nh xưa. Lư tưởng của Hôm nay.

1970, tôi viết truyện dài Bên Ḍng Nước Biếc, là những biến động suốt thời kỳ quân viễn chinh Mỹ có mặt ở chiến trường Việt Nam. Tất cả nhân vật lính viễn chinh trong tác phẩm đều mang tên các tổng thống Mỹ. Không gian Bên Ḍng Nước Biếc là chiếc cầu nằm trên trục đường nối liền Hốc Môn đi lên Đức Ḥa, Bộ tư lệnh sư đoàn 25, Tia chớp nhiệt đới.

Nơi đây thưở ấy có một cánh đồng rộng ngút ngàn, như một mênh mông hoang mạc. Là bưng biền. Mùa đông nước ngập như biển, trên đó là lùng lác xanh thẳm. Mùa hè khô kiệt, từng đám cháy xanh đen trên cánh đồng chết. Trong Bên Ḍng Nước Biếc, tôi thêm vào vùng bưng biền lạnh hoang này những ngọn núi. Tôi mang núi Chứa Chan vào đây. Đây là cách cấu trúc truyện “ thay đổi không-thời gian” giống như Ngoại ô Dĩ an và linh hồn tôi. Cái ám ảnh, cái nỗi chết, cái ung thư tư tưởng có khoanh vùng riêng biệt một nơi nào trên Đất Mẹ đă toàn diện nát tan này.

Hai truyện dài Luống Cải VàngBến Mưa Ngâu, đăng trên tuần báo Đời, là chung một bộ trường thiên. Truyện có nội dung khởi đầu từ khi Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm tiếp quản miền Nam về sau. Truyện Những Bọ Và Rắn đăng trên tạp chí Quần Chúng, nội dung về Biến cố Tết Mậu Thân.

Một số truyện của tôi viết sau 1975, “Một thời lưu lạc”, “Dị mộng”, “Lời ảo hoá”, “Người tù t́nh nguyện”, “Rừng đom đóm”, “Tự thú trước b́nh minh”, “Qua sông”, “Thừa Dư”, “Thằng Bắt quỷ”, “Có một thời như thế”, “Không thể là hiện thực”, “Xứ động vật”… có một tương quan khác, một nh́n lại. Một thế nh́n không thể không ảo hoá nỗi đau.

 

Kỳ II

Lư Đợi: Thưa nhà văn, chừng như ông chung thân bất măn. Hai chế độ từng sống không chế độ nào là lư tưởng đối với ông. Ông bằng ḷng đi dưới hai làn đạn?

Cung Tích Biền: Quả đúng như thế. Đây là một bất hạnh. Nhưng không riêng tôi chịu loại bất hạnh này.

Từ khi được gọi là thành niên tới ngày hôm nay, tôi đă sống 21 năm trong nước Việt Nam Cộng hoà, 31 năm trong Xă hội chủ nghĩa. Cộng lại hơn nửa thế kỷ. Tôi chưa từng dùng ng̣i bút ca ngợi bất cứ một chế độ đương quyền nào.

Theo tôi, một chế độ chân chính lương thiện, th́ đây là việc b́nh thường trong vai tṛ trị nước. Không có chi phải ca ngợi. Mà lănh tụ loại xịn này không cần ai bồi bút.

Một chế độ cưỡng chế tư tưởng, rào chắn dân chủ, xem nhẹ nhân quyền, tham ô, măi lộ, th́ dân chúng có quyền lên tiếng góp ư, phản đối, đối lập, thậm chí nổi dậy, cũng là sự thường.  Sự phản kháng trong trường hợp này là biểu tỏ của lương tri, là tôn trọng danh dự giống ṇi.

Nếu chúng ta xem cái “Sống của một đời người” là chỉ cuộc kư gởi vào một Cơi Tạm, th́ Miền Nam Cộng Ḥa mà tôi sống là miền đất đă cho tôi tạm (tôi nhấn mạnh là tạm) đầy đủ ư nghĩa con người.

Ở đây, từ 1955, tôi được đến trường học sau chín năm ở trong vùng Kháng chiến chống Pháp thiếu sách vở, thiếu thầy, thiếu trường, không được học hành ǵ cho ra cái học. Tôi không nói cái Ăn, mà tôi trọng cái Học, cái Đọc. Trong một xă hội thiếu tự do tư tưởng - trong đó có tự do in ấn, phổ biển, lưu hành tác phẩm ở nhiều lĩnh vực - là Thiếu Tất Cả.

Ngoài những tác phẩm b́nh thường, ở Miền Nam, tôi muốn đọc bất cứ ǵ cũng được, kể cả Tư bản luận; cùng những tác phẩm khác thuộc ḍng triết học và chính trị, văn chương học thuật của hệ tư tưởng cộng sản. Miền Nam thuở ấy in ấn lưu hành, thậm chí đưa vào chương tŕnh giảng dạy tại học đường, phần lớn các tác phẩm - sáng tác trước 1945 - của các tác gia từng nay là cán bộ văn nghệ cao cấp, trụ cột của chế độ Hà Nội như Huy Cận, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Thế Lữ, Xuân Diệu, Nguyễn Bính…

Tại Miền Nam tự do chúng tôi có dịp biết rơ Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán…những người đang sống dưới chế độ cộng sản viết ǵ. Trong cùng thời gian này Hà Nội đóng cửa tư tưởng, cấm phát biểu, in ấn, trích dịch, lưu hành bất cứ văn bản, báo chí, sách vở, tác phẩm nào không phù hợp với chủ nghĩa cộng sản, và đường lối cai trị của Đảng Cộng sản hiện hành.

Với nhiều tự do trong việc xuất nhập văn hóa phẩm, sách, báo chí, năm 1973 tại Miền Nam đă bày bán công khai - trên đường Tự Do -  sách của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp viết về cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm, sách tư tưởng Mao Trạch Đông - bản tiếng Anh, tiếng Pháp.

Trong tự do lựa chọn, tôi được cầm bút, tự do biểu tỏ tư tưởng, được thoải mái thổ lộ tâm t́nh. Tác phẩm - tuy có kiểm duyệt sơ sài - nhưng được in ấn phát hành rộng răi.

Ở miền Nam, tôi có bị đánh đập hành hạ, bị chỉ định cư trú, nhưng có định chế, pháp luật rạch ṛi, cư xử minh bạch, không bị theo dơi lén lút, quy chụp vu cáo hèn hạ. Nói chung là c̣n trong tính/t́nh người.

Về tổ chức chính trị, Miền Nam có đa nguyên, tam đầu chế, một số quyền cơ bản của con người tạm gọi, tôi gọi là tạm, được thực thi. Về kinh tế, là phồn vinh. Văn hoá giáo dục có nền tảng, trật tự, tầm cao.

Nói chung Việt Nam Cộng Hoà, một mô h́nh mà bây giờ những người Cộng sản - đă chiến thắng, xưa kia muốn triệt tiêu ngay nó – nay lại đưa lên là chủ trương hàng đầu, phục dựng. Để làm sao cho Việt Nam xă hội chủ nghĩa ngày nay giống y chang một trăm phần trăm cái Việt Nam Cộng Hoà ngày trước, cái chủ nghĩa tư bản ngày xưa, y chang Sài-g̣n cũ, trừ độc đảng và độc tôn tư tưởng.

Nhưng ngoài cái Được, Việt Nam Cộng Hoà cũng có cái sai lầm chết người, thuở ban đầu, ngay khi Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm vừa nắm chính quyền. Về sau, có chỉnh lại những sai lầm, nhưng đă quá muộn màng. Có dịp tôi sẽ nói sau. Chính sai lầm này, rồi dẫn tới trùng điệp sai lầm, đưa Miền Nam Cộng Ḥa vào con đường tự hủy diệt.

Miền Nam chết cái Chết Marilyn Monroe.

Tôi nói thêm được chớ? Đại ca.

Lư Đợi: Dạ, mời Đại  huynh tiếp tục.

Cung Tích Biền: 1975, dù điều kiện dễ ra đi, nhưng tôi không đi Mỹ. Tôi chọn thử thách. Ba mươi mốt năm tôi sống bổng trầm chứa chan nơi này. Có sông có núi có sắp hàng chờ chia nửa lít nước mắm sau nhiều ngày ăn toàn nước muối. Có bị đau ruột thừa quằn quại [1978] mà ông bác sĩ Khang xă hội chủ nghĩa phường 11 quận Tân B́nh chẩn đoán là tôi bị sạn thận không cho nhập viện. Măi hơn hai ngày tôi bị vỡ ruột thừa nhiễm trùng, nằm chết quay lơ mới kịp rửa ruột tại bệnh viện Phúc Kiến. Thoát chết sau một cuộc ám sát hụt [vô t́nh] của ngài Khang.

1975 tôi mất nhà cửa v́ bị tịch thu - duyên cớ là chúng tôi ở nhờ nhà chị vợ, chị đi Mỹ, nhân thể tịch thu, người ta hốt ráo bất luận của ai ra ai. Nghèo khó ra đi, vợ tôi ra tới cửa nhào vô lấy cái nôi của đứa con thơ, bị cậu quận đội Tân B́nh ngăn lại không cho. Con cái tôi ra nằm trần trên nền đất lề đường. Sau, ở nhờ nhà Nhà thơ Đoàn Minh Hải.

Tôi cũng như hằng triệu người Miền Nam thất sủng, đói khát bươn chải đủ thứ nghề, chạy xe ba gác, xe ôm chỗ Ngă Ba Ông Tạ. Đi làm thợ mây tre lá tuốt bên quận Tư cùng Chu Vương Miện và các thầy chùa ăn mặn, xướt máu bàn tay. Ra tận B́nh Dương học nghề sơn mài bị sơn ăn sưng da phù mỏ. Năm 1975 đă ra đầu đường bán sách cũ cùng Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Đạt, Thu Mai. Dọn vỉa hè bán cà-phê ḅ kho như ca sĩ Ngọc Long, tu sĩ Thanh Tuệ, Huy Tưởng. Thu gom ve chai cùng Nguyễn Ước, Phù Hư,Trần Dạ Lữ… Năm 1976 xuống tận Cà Mau làm cu ly xây trại nuôi heo cùng Thế Phong, Nguyễn Thuỵ Long… Cực khổ lắm, nhưng tôi chịu đựng ngon lành, không xi nhê chi. “Gặp thời thế, thế thời phải thế”. B́nh thường thôi.

Ông Lư ơi, nhưng cái này mới là tận cùng dơ dáy tởm lợm. Cái này mới buồn nôn kinh niên:

Thế này, anh có kinh hoàng không khi một đại bộ phận những người cộng sản gọi rằng kẻ chiến thắng - đương nhiên tôi không vơ đũa cả nắm - sau ngày 30 tháng 4/1975  bọn này đă tức tốc hiện h́nh những tên bốc phét, tự măn, dốt nát, tham nhũng, thèm ăn, vơ vét. Bao nhiêu năm thanh bần kiên trung đấu tranh cho tư tưởng riêng chúng, nay đă nhanh chóng trở thành một bè lũ đê tiện, tranh giành nhau quyền lợi đến chi ly vật chất, hèn mạt đến không c̣n chỗ hèn mạt hơn

Dưới bóng trời Sài-g̣n,

một bầy rận đă lúc nhúc,

một bầy lợn ủn ỉn kêu ăn.

Lại thật đáng rùng ḿnh, muôn năm buồn nôn, khi tận hôm nay, sau ba mươi năm ṛng, xă hội chủ nghĩa này vẫn mở rộng cửa cho một bọn vô lại, vẫn có pḥng máy lạnh, lận lưng con dấu đỏ, ngự trên xe hơi. Nghĩa là, chế độ này c̣n đương nhiên hợp pháp hoá cho một Bọn Cướp Ngày.

Do lương tâm đánh mất, do cơ chế quản lư non kém, do tha thứ nhau trong t́nh nghĩa đồng chí, do ảnh hưởng dây chuyền “cỡ anh Ba anh Sáu mà cũng xực th́ tụi em dại ǵ mà không xơi”; do chính hối lộ hiện nay là nhu cầu chính đáng của dân đen, hay nhân dân đỏ; có tiền là có tất cả, có thể án tử h́nh trở thành án chung thân, có thể ba năm tù giam chỉ c̣n ba năm tù treo, có thể chở hàng lậu qua ngh́n cây số, thậm chí có tiền là có tiến sĩ, thạc sĩ.

Trên mọi nẻo đường từ rừng vàng tới biển bạc quê hương hôm nay, không cần la bàn, không cần luật pháp, v́ đă có đồng tiền hối lộ dẫn đường mở lối là xong tất.

Do chỗ vô cương này, nên một đàn sâu mọt đă kết tụ hang ổ. Kiên cố và rất chi dài dặt. Sống trong một môi trường như thế con người rất dễ bị lưu manh hoá. Rồi thành bản chất. Thậm chí thiếu cái lưu manh, có người bỗng thấy bứt rứt, lạc lơng, thiếu sức sống.

Lư Đợi: Ông nói từng sống chín năm trong vùng kháng chiến? Anh ruột là một đảng viên Cộng sản? Và sự nghiệp Quốc gia của ông?

Cung Tích Biền: Tôi từ bé đă chín năm sống trong vùng Liên khu V. Vừa khổ cực, vừa mơ màng như trong một cơn mộng. Tôi là một thiếu niên. Tôi được tập đàn tập hát, vũ múa. Năm 12 tuổi đă theo các anh các chị đi diễn kịch, đàn ca tận Cẩm Khê, Tam Kỳ, Sông Vệ… Những đêm trắng của chợ đêm, của đào hầm bí mật. Những khói lửa chiều khi máy bay Pháp ném bom Kế Xuyên, Hà Lam, Tam Kỳ… Đêm đốt đuốc đưa ma là những bà con chết bom chết đói. Năm 1952 một trận đói kinh hoàng, củ chuối không c̣n mà ăn.

Gia đ́nh tôi thành phần phú nông. Anh ruột tôi (Trần Ngọc Biền) theo lệnh tổng động viên vào bộ đội, rồi đảng viên, rồi chết vùng Nghĩa Đàn Nghệ An năm 1969, cho tới ngày hôm nay chưa t́m ra được mồ mả, dù nhiều chục năm tận lực t́m kiếm, nhờ vả cả các nhà ngoại cảm.

Năm 1954 tôi ở lại miền Nam.

Anh em bà con ruột thịt, bạn bè, đă lên đường tập kết ra Bắc.

Thật ra, Miền Nam Cộng Ḥa là một mô h́nh chính trị khá lư tưởng như tôi đă nói ở trên. Nhưng chế độ Ngô Đ́nh Diệm đă bắt đầu những sai lầm, như một tội ác.

Sau hiệp định Genève 1954, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm - đă có một nửa nước ở phương Nam để b́nh trị -  không đặt ra chủ trương chiêu hồi, mở ḷng hoà hợp, mà nâng ngay chủ trương Tố Cộng [sản] lên hàng đầu. Diệt Cộng [sản] đă  trở thành quốc sách.

Chín năm kháng chiến máu lửa (1945-1954),  toàn dân khắp nước không chỉ một mục tiêu chống Pháp giành độc lập; mà nội dung chính, hàng đầu và tử sinh, là cuộc chiến một mất một c̣n về ư thức hệ chính trị giữa Quốc gia và Cộng sản.

Quốc gia và Cộng sản không đội trời chung. Truy sát và tiêu diệt tàn khốc lẫn nhau. Bao nhiêu là nợ máu ngay giữa anh em họ hàng. V́ thế những vùng kháng chiến - chín năm thuộc cộng sản - khi lực lượng Quốc gia đến tiếp thu đă đầy những hố thẳm.

Dưới chiến dịch diệt cộng sản, được thực hiện đại trà đồng bộ, chính quyền Miền Nam không thể kiểm soát nỗi sự thanh trừng, trả thù của tầng lớp cán bộ ở mỗi địa phương. Nên địa ngục từ đây. Nhiều công chức, cán bộ quốc gia, ở hạ tầng xă quận, tŕnh độ học vấn kém, hiểu biết lờ mờ về chủ nghĩa cộng sản nhưng trong cao trào Diệt Cộng, cùng chung với trả thù riêng, lại trở nên tàn ác, hung thần.

Ban ngày ban mặt những người dính líu đến kháng chiến, những đảng viên cộng sản bị hành h́nh, tối đến lại bỏ rọ thủ tiêu. Không có ṭa án, không pháp luật, chỉ là Quốc gia trả thù Cộng sản, chỉ là giết quách, sạch.

Tôi đă chứng kiến những cuộc tra khảo kinh hoàng bằng đủ h́nh thức man rợ ngay bờ giếng, kho lúa cạnh vườn nhà tôi. Anh em họ hàng tôi không thiếu người bị cụt cả các ngón tay ngón chân v́ bị tra điện như người con ông bác tôi là anh Trần Ngọc Bính [anh ruột Đại tá công an Trần Ngọc Long, hiện hưu trí và sống tại Buôn Mê Thuột] hoặc bị thủ tiêu như cậu tôi, Vũ Duy B́nh, nguyên cấp tỉnh ủy, đến nay chưa biết xác vùi chôn nơi nào trong băi cát Vân Ly.

Tôi, 18 tuổi cũng là một nạn nhân, bị bắt ra nhà lao Hà Lam tra khảo - thời này Phan Vĩ làm Quận trưởng quận Thăng B́nh. Tôi bị ăn đ̣n bằng những khúc tre tươi. Chúng vừa uống rượu vừa đánh thẳng tay vào bất cứ nơi nào trên người. Đánh vỡ đầu, suưt bị phèo óc, có phải vậy mà tôi mở mắt ra, sau trở thành nhà văn? Đánh, khi khúc tre nát ra tua tủa như tăm xỉa răng, lại thay khúc khác.

Trong pḥng tra tấn đầy những roi mây, roi sắt, kèm búa, cưa, máy quay điện, dây thừng treo cổ, bàn là ủi phỏng vào bắp vế, chỗ kín phụ nữ, và máu, thịt người vung văi, tiếng la thét, tiếng rên rỉ, những xác người bất động chờ chôn vùi không cần áo quan. Rất may, tôi mới tép riu, chỉ là ở trong vùng kháng chiến, chưa phải thành phần cộng sản nguy hiểm cần treo ngược lên xà nhà, tra điện, hay bó rọ thả sông.

Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và những người cai trị quên rằng 1954, khi đất nước chia đôi, ḥa b́nh được lập lại, không phải ai từng sống trong vùng cộng sản kháng chiến trước đó cũng đều là cộng sản, hay thân cộng. Mà chính họ cũng là nạn nhân của Cộng sản, họ mới là những con người từ lâu thèm khát tự do, khao khát hoà b́nh và mong một cuộc sống có cơm ăn áo mặc, được chia sẻ công bằng. Lẽ ra TT Diệm phải thấy điều này, phải an ủi và giúp đỡ họ tái dựng một đời sống mới.

Điều này giống như 1975, sau cái ngày gọi là “giải phóng Miền Nam”, không phải cứ người miền Bắc nào cũng thảy đều là cộng sản. Mà đây mới chính là những con người lương thiện, những nạn nhân bấy lâu sống thiếu quyền làm người trong ṿng lửa kiềm tỏa của một chế độ độc tài Đảng trị.

Nay họ mới thấy Sàig̣n, mới hiểu ra “Miền Nam nó đẹp, người Sàig̣n nó t́nh cảm thế này ư?” Họ có dịp nh́n lại, nhận rơ trắng đen bấy nay làm phận người trên đất Bắc. Từ đây họ biết rùng ḿnh, không phải v́ cái lạnh của thời tiết.

Lư Đợi: Thưa ông, và cuộc phong trần nhiều thập kỷ qua?

Cung Tích Biền: Đó là sai lầm của một bên. C̣n một bên nữa th́ sao?

Mồ chôn tập thể trong Tết Mậu Thân 1968, tại Huế có là một sự thật? Lại không ṭa án theo đúng nghĩa ṭa án, không luật pháp, không quy chế tù binh, chỉ là trả thù, giết quách cho xong.

Bao nhiêu năm trường kỳ của chủ nghĩa, là bao gia đ́nh tan gia bại sản v́ đấu tố, bao nhiêu điêu linh giữa mùa thanh trừng trí thức địa chủ phú hào, đánh tư sản, dưới chế độ Miền Bắc. Bao nhiêu văn nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, nhân quyền, cho tư tưởng bị trù dập đến thân tàn ma dại, đến con cái bơ vơ.

Những trại tù dưới danh nghĩa trại cải tạo sau 1975 dành cho sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa, chế độ này có áp dụng quy chế tù binh theo luật quốc tế? Có là nơi nhân quyền được tôn trọng? Có được đối xử trong tối thiểu t́nh anh em, cùng giống ṇi?

Nơi đây người cộng sản gọi rằng kẻ chiến thắng không có mảy may tính cao thượng, cái tối thiểu văn minh của kẻ chiến thắng.

Người Cộng sản đă đặt cái Chủ nghĩa Chính trị lên trên cái Tŕnh tự Dân tộc.

Tôi cũng đă đi học tập cải tạo - cùng tổ với Mai Bá Trác và Nguyễn Quốc Chính - tôi hiểu rơ điều này.

Anh ruột tôi, Trần Ngọc Tấn, Quận trấn trưởng tỉnh Quảng Ngăi kiêm Quận trưởng quận Sơn Tịnh, chết ngay trong trại tù cải tạo. Một con người - được quản lư chặt chẽ trong ṿng kẽm gai - khi đă chết, ngươi nhà đến hỏi ban Cai tù, bọn họ trả lời tỉnh queo: “ Không nhớ đă chôn nơi nào”. Đến nay gia đ́nh hương khói đi t́m bắc chí nam không hề biết tông tích mồ mả của các anh ruột tôi.

Anh là Cộng sản chết không mồ, em là Quốc gia chết không t́m ra xác.

Rồi hằng trăm ngh́n gia đ́nh, thân nhân liên hệ với kẻ chiến bại đă bị cư xử tàn tệ sau tháng 4/1975. Bị tịch thu gia sản vô tội vạ đến nay chính quyền này lặn luôn chưa hề trả lại tài sản nhà cửa đất đai, tiền vàng riêng một đời lao nhọc trong ngân hàng, các cở sở kinh doanh, cho bất cứ một ai.

Bị cướp đoạt quyền sống đến tận cùng; mẹ, chị, bị đuổi việc ngang xương, con em không được vào trường học. Bao nhiêu tuổi trẻ lỡ thời lỡ vận. Rồi bao vạn sinh linh đi t́m tự do chết ch́m ngoài biển cả.

Những đau thương tận mây, thiệt tḥi tới đáy này, tới nay không hề được chế độ Cộng sản hiện hành có mảy may đền bù. Hay ít ra một lời xin lỗi. Xin lỗi lịch sử là một biểu hiện của lương tri. Hay ít ra dành cho việc tổ chức một nghi lễ, một tiếng chuông gọi hồn cho bao kẻ bị hàm oan.

Chúng ta sống trong một băi lầy miên viễn. Lương tri đă hoá bùn.

Chúng ta hiểu rằng là con dân trong một đất nước phải biết chịu đựng rủi ro, biết tha thứ phần nào những sai lầm của chế độ. Chúng ta không sống trên mặt trăng. Nhưng những điều tôi nêu ra trên đây của mỗi bên, Quốc gia hay Cộng sản, đều mang nội dung là tội ác.

Bây giờ chắc anh hiểu v́ sao tôi đi dưới hai làn đạn.

Lư Đợi: Thưa ông, Giải phóng, Hợp lưu, Phân lưu, Thống nhất, Hoà hợp…ông nghĩ ǵ về những khái niệm này trong thực tế những năm sau 1975?

Cung Tích Biền: Phân lưu măi măi. C̣n những khái niệm kia hiện nay c̣n nằm trong mỗi bên năo trạng rất ư thù nghịch, cả Hà Nội lẫn Calif - thủ đô Hải ngoại Thế giới - Việt Nam Cộng Ḥa

Nếu giải phóng một phùa nữa? Cha ơi, biến nó thành hiện thực cho đúng nghĩa trên xứ sở này, th́ phải tái lập  một cơn biển máu. Nếu rành rọt, đâu ra đó sẽ đưa tới hệ quả: một bên này nhiệt liệt khui vốt-ka hoặc rượu mao đài, một bên kia lột dênh, lo sao cho đủ quan tài tống táng bố mẹ anh em con dâu thằng rể bạn bè cháu chắt.

Hoà hợp hoà giải, những cái từ nghe ra hiền như ma-xơ này, phải nương tựa vào cái dài dặt trong tàn phai. Nghĩa là, làm chủ Vận mệnh cho một Việt Nam đa nguyên an b́nh, đó là cái quyền của Thời gian.

Lư Đợi: Vừa rồi ông có nói “làm chủ Vận mệnh Việt Nam là Thời gian”?

Cung Tích Biền: Đúng như thế. Từ đầu cuộc phỏng vấn này tôi đă nói là tôi xin được nghiêng ḿnh kính phục những nhà ái quốc, những con người can cường hiện xả thân đấu tranh cho một Việt Nam có trọn vẹn Tự do, Dân chủ, Nhân quyền. Riêng tôi, là kẻ hèn, tôi xin được phép ngồi ung dung trong Pḥng Đợi.

Tôi nhâm nhi đời ḿnh như một miếng cá sapa nướng trong giấy bạc với vài giọt mao đài. Vừa trang nhă vừa ứa máu.

Tôi vận dụng cách ngẫu nghĩ bi tráng của nhà Phật là thế này:

Không bao lâu xa nữa những trí thức, những chuyên gia, những nhà lănh đạo hiện nay từng tốt nghiệp ở Liên Xô, Đông Âu, nói chung là trong văn hoá xă hội chủ nghĩa sẽ tiêu tán đường.

Lớp con cháu Cộng sản đi du học ở Mỹ, Anh, Pháp, Úc… sẽ thay thế. Chúng nh́n ra, thấy Socrates, Platon, Heidegger, Nietzsche… quay về Cơi Đông lại gặp Thích Ca, Lăo, Trang, Lư Bạch, Tản Đà... chúng ngao du vào Huyền tẫn, Không Không, những bước Thập mục ngưu đồ, để hiểu ra chỗ “Nhân ngưu câu vong”…

Chúng - con cháu các nhà cộng sản cốt khỉ hôm nay, bây giờ đấy – lúc ấy đă giỏi khoa học kỹ thuật, tin học. Chúng rất giàu mộng mơ nhưng không hề mê muội. Không hề có thời giờ, và chẳng đam mê ǵ việc nghiên cứu Mác-Lê. Nếu có, cũng chỉ đọc qua, b́nh thường như hằng đọc qua hàng bao triết thuyết.

Chúng được mở rộng, có hằng triệu sách, không hề nhọc công chọn ra một tập sách nào để gối đầu giường. Thụ hưởng sách rồi cỡi trên sách mà đi, đi t́m cái mới, cái diệu ẩn nhân văn. Không hề làm nô lệ, thân trâu ngựa cho bất cứ một chủ thuyết nào.

Và, cũng không bao lâu nữa lớp “Cộng hoà cũ” chúng tôi đây, trong nước cũng như ở hải ngoại, cũng đi bán muối hết - tức là “đay”, là tiêu tán đường, là giao cái tham vọng cái tư tưởng cho sâu bọ ḍi kiến nó xơi.

Lớp con cháu chúng tôi lớn lên nếu ở Mỹ, Úc, Pháp, Đức… có thể quên dần tiếng Việt, nhưng không quên ḿnh là giống ṇi Việt, và đương nhiên chúng không cần biết cộng sản là ai.

Trên thế giới bấy giờ hầu hết các nước xă hội chủ nghĩa từ khuya tiêu tán đường - là bán muối, là đay, là sâu bọ hóa.

Ngày ấy chỉ c̣n một vài nước gọi rằng xă-hội-chủ-nghĩa-pê-đê, lẻ loi lai căng trên địa cầu, chỉ là đứa tôi đ̣i, con rơi bất đắc dĩ của ông Mác ông Lê. Chúng đi giao cấu công khai với con đĩ tư bản, qua thằng c̣ mồi mối lái mang tên kinh tế thị trường.

Cộng sản tuyệt chủng. Ngày xa xăm trong tương lai ấy, nhà khảo cổ muốn nghiên cứu Cộng sản là ǵ, th́ dùng ống nghiệm phối ngẫu từ cái tinh trùng đông lạnh của ông Engels với cái “trứng” của cô thiếu nữ tươi thắm Cuba tư bản kinh tế thị trường.

Hồi ấy cô cháu gái xinh đẹp năm đời của một ngài ủy viên cỡ bự hôm nay rủi gặp thằng nhóc bảnh trai gọi tôi bằng ông Cao tổ, chỉ có tụi điên lúc nam thanh nữ tú gặp nhau mới nói “Tôi thù cộng sản”, hoặc “Tôi ghét anh v́ ông tổ sáu đời của anh là nguỵ quân nguỵ quyền”.

Rồi đương nhiên chúng có thể cùng bước một nhịp tango t́nh ái, chứ chẳng thể cùng nhau vỗ tay hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Khuya rồi.

Thế thôi. Nói cho lắm tắm cũng ở truồng.

Lư Đợi: Theo ông sự khác nhau và giống nhau của văn học Sàig̣n trước và sau 1975 là ǵ?

Cung Tích Biền: Trước? Sau? Khác nhau như một anh đủ hai mắt và một anh chột. Giống nhau v́ cả hai đều phải dùng mắt để nh́n.

Lư Đợi: Tự do và ràng buộc của Việt Nam Cộng hoà? Nếu phải so với nhà nước và chính quyền đương nhiệm hiện nay?

Cung Tích Biền: Tự do đâu có nhiều như hàng hoá trong siêu thị, để mà so sánh. Xưa và Nay?

Nhưng xưa vẫn hơn nay một vài trời, một trăm vực.

Nói chơi th́ tôi có chuyện này kể ông nghe. Hồi chế độ Cộng hoà cũng có kiểm duyệt. Đôi khi cũng ma giáo trú ẩn dưới cái tên mùi mẫn là Sở Phối hợp Nghệ thuật.

Hồi ấy, nhà xuất bản Trí Dũng, 1969, in truyện Hoà b́nh Nàng t́nh rỗng của tôi đă bị kiểm duyệt phải cắt bỏ hai chữ Hoà b́nh. Lư do v́ đang có Nghị hoà ở Paris giữa Bắc Nam. Không hiểu mất ông mất cha chi, hội nghị vận động ngưng chíến mà lại kỵ cái từ “hoà b́nh”. Tôi nói với ông chủ nhà xuất bản Trí Dũng rằng: “ Kiểm duyệt như rứa th́ xé mẹ sách đi in ấn mần chi”.

Nhưng dân kinh doanh người ta khôn ngoan lắm. Để vừa lọt cổng kiểm duyệt, đẹp ḷng nhà văn, vừa không phải mất vốn v́ sách đă sắp chữ, chủ xuất bản bèn bỏ hai chữ Hoà b́nh ở ngoài b́a sách – b́a do hoạ sĩ Hồ Thành Đức tŕnh bày - c̣n trong ruột in y chang bản thảo. Sách được phát hành trót lọt. Sở kiểm duyệt thấy “chúng nó” ngoan ngoăn bỏ hai chữ Ḥa b́nh ngoài b́a là chơi đẹp rồi.

C̣n chuyện giỡn chơi này nữa. Thời Cộng hoà có kiểm duyệt nhưng dành cho người bị kiểm duyệt cái quyền ghi rơ ràng phần bị kiểm duyệt. Nghĩa là, sách in ra tôi có quyền để trống (giấy trắng) đoạn văn, hay bài báo tương ứng với phần bị lệnh cắt bỏ. Và in ngay vào đó ḍng chữ : “Bị kiểm duyệt năm ḍng”, hay “Bị đục bỏ một trăm chữ” chẳng hạn. Ṣng phẳng. Không lấp liếm.

Chính nạn nhân bị kiểm duyệt đục bỏ, đă lợi dụng sự kiểm duyệt mà lăng xê sách báo, tên tuổi ḿnh, rằng tôi đối lập, có chống chính phủ. Dân chúng thời nào lại chẳng khinh ghét bọn chóp bu, cho nên hễ nghe báo nào sách nào dám chửi cha chính quyền th́ t́m mua, lén đọc. Sách báo đó bán chạy như tôm tươi.

Lư Đợi: Rồi cả sự tu học của nhà văn nữa chứ? Ông và tác phẩm của ông thể hiện rơ bề dày về văn hoá. Ông “xoay xở” như thế nào trong hoàn cảnh ngày ấy?

Cung Tích Biền: Câu hỏi này khá thú vị. Học như thế nào? Nghĩa nào? Học để có bằng tiến sĩ ? Học để trở thành một nhà văn hoàn chỉnh hơn?

Nhưng tôi xin nói trước cái Học tôi bàn đây là nghiêm chỉnh nhưng không có ǵ phải gồng ḿnh cho là nghiêm trọng. Cũng chi là cách chơi, ngao du cùng chữ nghĩa thôi.

Một ông tiến sĩ có học vị rồi, có thể cả đời không cần học ǵ thêm, vẫn tiến sĩ. Một nhà văn, khi được bắt đầu gọi tên, nếu không học thêm, măi, là một tai họa chính ḿnh.

Cái chết người là huyênh hoang ở dạng năng khiếu, hương nguyện, lưu trú và cực thỏa măn trong cái tổ ấm thi văn đoàn, cái thẻ hội viên được gọi rằng hội nhà văn.

Con đường sáng tạo, cái “C̣n Lại” là rất khắt khe. Nó không ưu đăi cho một ai. Nó không có từ tâm cứu vớt một ai rơi rớt dọc con đường nghệ thuật. V́ “Nó” là sự công b́nh của người đọc, kẻ thưởng ngoạn, trong tiến tŕnh luôn thử thách, tiến hoá. Sự đào thải trong văn chương nghệ thuật là đầy rẫy, muôn trùng.

Hành trang mang đi bền vững của một nhà văn là, tài năng, độ uyên bác, cộng với lao động triền miên. Nhưng nó không là cái bao tải có sẵn, cố định. Đầy không có nghĩa là đủ. Phải thu nhặt suốt hành tŕnh bằng t́m ṭi, tự huỷ, minh triết.

Đọc từng ngày.

Viết từng giờ.

Sống từng giây.

Cái Học ở đây có dấu cộng mật thiết với sự Hàm dưỡng, sự Đi và sự Đọc. Văn hoá là chiếc Bóng, không thể thiếu ánh sáng mà có nó được. Cả ánh sáng tôn giáo, ánh sáng tự do.

Học trong trường, rồi “đốt” trường trại đi. Học cái không-có-chữ, ngoài Chữ. Đạt tới cái Học này không chỉ một đời người. Một đời may ra, chỉ đi một “nửa dặm” trong muôn dặm Học.

Biểu trưng của Rồng, quẻ Càn gồm ba nét, quẻ Bát thuần càn có sáu nét, cả thảy những nét này được vẽ ra, biểu thị cho “Cái thấy”, nên tạm gọi là “thực”? Đúng là như vậy. Nhưng là Chưa Đủ. V́, hăy c̣n một nét ảo trên cùng. Chính Rồng-không-đầu // Long-vô-thủ này h́nh thành Cơi Mới.

Lư Đợi: Nói như thế theo ông, viết văn tất yếu là cần phải học? Nếu không đó sẽ là thứ văn chương và thứ nhà văn?

Cung Tích Biền: Thực tế, ở một số môi trường xă hội, có một số người không cần học hành ǵ ráo, bỏ cái cán cuốc cầm ngay cái cán bút, vẫn làm thơ viết văn; vẫn được chính quyền hoan hỉ tài trợ, vẫn nổi tiếng; có thể hội viên, có thể ban chấp hành; vẫn bao nhiêu nhà xuất bản hợp đồng in ấn; lại đi dạy người ta viết văn, được quan chức mời đi ăn nhậu mệt nghỉ.

Đây là chuyện b́nh thường trong một xă hội văn hoá đạo đức bị phá sản, giáo dục suy đồi, tư tưởng bị cưỡng chế, cái bao thư tiền đè chết ngộp cái Chữ. Người làm văn chương nghệ thuật bị bọn cai trị xem ngang tầm hữu ích như chó giữ nhà, lừa ngựa trước xe.

Ông Lư ạ, con tằm phải được ăn lá dâu mới nhả kén. Ăn rau lang nghị quyết, no bụng chỉ thị, th́ tằm thánh mới cho được tơ.

Lư Đợi: Địa vị chữ Hán trong văn hoá, văn minh, và văn học Việt Nam? Việc học chữ Hán với ông (ngoài vốn tiếng Anh, tiếng Pháp) và giới trẻ hôm nay?

Cung Tích Biền: Nếu ngắn gọn th́ tôi trả lời thế này: " Những ai bị cái văn hoá văn minh văn học quấy rầy th́ nên học chữ Hán”. Nên nhớ, tôi nói đây là học chữ Hán [Hán tự] để viết, đọc, và hiểu được những văn bản chữ Hán [Nho] theo âm hán-việt, chứ không phải học Hoa ngữ [tiếng Trung Hoa] để biết viết, đọc, nói và nghe trực tiếp với họ. Thành thạo chữ Hán, khi gặp một người Tàu, hai người chỉ có thể viết ra trên giấy những điều cần đối đáp, mới hiểu ra nhau, ấy gọi là  bút đàm.

C̣n nếu trả lời dài ḍng một chút, dù cố gắng khái lược, để cho rơ hà cớ nguồn cơn, th́ tôi cần thiết giăi bày như vầy:

Trước khi chữ Quốc ngữ được chúng ta dùng chính thức như hiện nay, ông bà chúng ta đă toàn bộ dùng chữ Hán - không đề cập đến chữ Nôm - trong mọi sinh hoạt Dùng-Chữ đă trên ngh́n năm.

Theo lẽ b́nh thường, một người biết chữ Hán càng tốt, không biết cũng không sao. V́, hiện nay phần lớn chữ Hán âm Việt, trong dân gian, đă được dùng quen, không cần giải thích cái nghĩa xuất xứ. Ví dụ, thiên địa, thủy hỏa, phụ mẫu, huynh đệ, quốc gia… chẳng hạn, biết ngay là trời đất, nước lửa, cha mẹ, anh em, nước nhà, v.v…

Một số từ khác (hoặc cụm từ) khó hiểu hơn, dân gian khi dùng cũng chẳng cần giải thích ǵ. Hơi lờ mờ ngữ nghĩa một chút, nhưng hiểu vậy vậy, biết rứa rứa cũng đủ rồi. Ví dụ: nhân chi sơ tính bản thiện / thất thập cổ lai hy / bách niên giai lăo / vạn thọ vô cương / địa địa giai Mịch La…

Một số từ Hán - Việt cao cấp phải đủ tŕnh độ mới rơ ngữ nghĩa, th́ ít phổ biến trong sinh hoạt dân gian có ngữ cảnh thông thường.

Tuy nhiên, những ai có dính dấp đến các lănh vực ngôn ngữ, văn chương, văn học nghệ thuật, văn hoá giáo dục, triết học, sử học, khảo cổ, tôn giáo, du lịch… th́ nhất thiết phải biết chữ Hán. Tôi nói, cần/nhất thiết, chứ không phải biết hay không cũng được.

Một từ đồng âm, quốc ngữ chỉ viết một chữ, nhưng chữ Hán th́ từ ấy gồm nhiều chữ viết hoàn toàn khác nhau, lại rất nhiều nghĩa, có khi nghĩa đối nghịch nhau. Một nhà văn, một thầy giáo chẳng hạn, không tỏ tường ngữ nghĩa là một điều không nên.

V́ không rơ nguyên nghĩa chữ Hán có thầy giáo giải thích cho học tṛ “tân khổ” là “nỗi khổ mới”, cái ám ảnh chưa tan, (nhầm chữ “tân” này là “mới”, và “khổ” là “nỗi khổ”) trong khi “tân khổ” là “cay đắng”.

Chúng ta nay đă có một nền văn hiến văn hóa riêng nhưng trong quá khứ chúng ta có rất nhiều mối liên hệ với văn hoá ngôn ngữ Hoa Hạ, trong đó lệ thuộc rơ ràng nhất là Hán tự, mà âm đọc Hán Việt có lẽ gốc rễ từ thuở Đại Đường.

Chữ Hán vẫn c̣n giữ một địa vị rất quan trọng - tuy âm thầm hôm nay - trong đời sống ngôn ngữ, văn học, văn hoá và văn minh Việt Nam. Tâm thức của đại chúng nay hăy c̣n âm hưởng một cách lâu dài thời đại mà cha ông chúng ta dùng chữ Hán trong triều đ́nh, thi cử, sách vở, thơ phú, kinh điển, nói chung. Chúng ta chưa thoát khỏi kư ức lịch sử văn hóa, văn học chữ Hán c̣n ẩn tàng bàng bạc trong mọi sinh hoạt.

Hăy c̣n một kho tàng kinh điển, văn bản, thi phú, sách sử cùng thư mục, bản đồ, mộ bia, gia phả, trích lục… ở dạng nguyên bản chữ Hán. Mà kho tàng này có thể nói là rất to lớn, chỉ kể từ Lư Trần tới đầu thế kỷ XX, lúc chế độ khoa cử chữ Hán đă chấm dứt ở miền Bắc năm 1915, ở miền Trung năm 1918. Thi Hội th́ mỗi miền chấm dứt sau đó một năm. Chưa kể kho tàng kinh sách có từ Trung Quốc ở trăm lĩnh vực, mà nền văn hoá chúng ta hiện t́nh vẫn c̣n ảnh hưởng sâu nặng, không thể không tham khảo tới.

Nếu biết chữ Hán chúng ta không thua thiệt khi tiếp cận văn học Lư Trần, các áng thơ văn của văn thi nhân sáng tác bằng chữ Hán qua nhiều triều đại về sau.

Chúng ta cũng khó thể nắm lưu, đàn hồi cái ư nghĩa uyên áo, tâm thức ẩn mật, các điển tích, ngay cả khi đọc những tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm rất giàu âm Hán-Việt như Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều (Nguyễn Du), hay Chinh phụ ngâm (bản dịch nôm của Đoàn Thị Điểm).

Học chữ Hán c̣n có nhiều điều thú vị. Ngồi thù tạc với bạn bè, đọc được bài thơ cổ trên chén trà, viết tặng bạn một bài thơ Đường, ngày xuân viết vài câu đối làm vui. Vào Văn miếu đọc các văn bia. Đến nhà thờ đọc vài câu đối liễn, đọc giảng cho bà con tông họ cuốn gia phả. Giảng giải cho mọi người những điển cố, những sử tích, những ngữ nghĩa của không biết bao liên hệ với văn hoá văn minh cổ mà sinh hoạt trong dân gian hiện hành vẫn c̣n cần biết.

Về thư pháp, trong nhơn loại cổ kim, từ Âu sang Á, không có một loại chữ nào mà bạn viết thư pháp có thể rồng bay phượng múa, như tranh, như lưu thủy, đa dạng, như hành vân, nhiều thể : Khải, Triện, Lệ, Hành, Thảo… như chữ Hán. Viết như vẽ tranh mà nh́n vẫn ra chữ. Khởi nguyên Hán tự là một loại chữ tượng h́nh.

Qua Thư pháp, duy nhất chữ Hán, mỗi người lộ bày cái thần thái, cái tài hoa, vẽ ngự lạc, nỗi kư hoài, riêng trong mỗi thủ pháp. Là cách chơi, cách định thần. Là Thiền.

Có thể tôi phủ dụ cái điều chưa mấy tin. Tôi xin tạ lỗi. Ngày nay, muốn sinh tồn, chúng ta phải cực lực chống lại sự “xâm lăng mọi mặt” của bọn cường khấu phương Băc, nhưng xem lại, việc bài trừ chữ Hán có phải là điều kiện ắc có và đủ, trong cách hành xử.  

Tôi khuyên, các nhà văn trẻ nếu vị nào bỏ ít th́ giờ học chữ Hán - đương nhiên ngoài những ngoại ngữ cấp dụng như Anh ngữ, Pháp ngữ - là điều tốt đẹp. Học chữ Hán, nếu thông minh, trí nhớ tốt - cường trí - và biết cách học, chỉ qua sáu tháng đổ lên một năm, là thông thạo, tức là có thể đọc/hiểu Đường thi, cả tiểu thuyết như bộ Tam Quốc chí, chẳng hạn.

Lư Đợi: Ông nghĩ ǵ về t́nh h́nh giáo dục trong mấy thập kỷ qua? Cái ǵ thiếu? Cái ǵ thừa?

Cung Tích Biền : Tôi đề nghị đại ca nên gởi câu hỏi này đến Ngài đương kim Bộ trưởng Giáo dục hoặc một vị nào đó sắp cho con vào trường mẫu giáo. Trong một xă hội tương chao, một nền giáo dục mà các nhà trị nước đang cố thực hiện chính sách ngu dân, gây trăm điều rối răm ngặt nghèo cho tụi nhỏ, th́ chỉ có hai người này mới hiểu rơ nhau. Một, đang cai trị nền giáo dục Việt Nam chắc là nắm vững cái Dáo để Giục, và,  một đang phải nghiên cứu kỹ lưỡng “con khủng long” mà chính đứa con bé bỏng của ḿnh sắp phải trường kỳ chí mạng đương đầu tại trường học.

Lư Đợi: Tôi nghĩ ông có những ư cần nói thêm?

Cung Tích Biền: Nếu cần nói thêm, chiều mai Ta mời ông ra quán nhậu, có tôm cua rùa rắn, Ta nói thêm vài ba ngh́n năm nữa, chắc ǵ xong.

Lư Đợi: "Môi trường” của nhà văn, theo ông, thế nào là một môi trường lư tưởng? Như ở ta hiện nay nhiều người nói người cầm bút dễ trở thành kẻ bồi bút, ông có chia sẻ được quan điểm này? Hay là ông có một suy nghĩ khác về đời sống và về môi trường này, hỡi ông nhà văn?

Cung Tích Biền: Môi trường lư tưởng? Tôi đă nói qua ở câu 2.

Tôi không quan tâm lắm đến quư vị bồi bút. Cũng có cái quyền, lẫn quyền lợi, được làm bồi bút. Bất cứ chính thể nào, thời đại nào cũng cần, phải có nhu cầu bồi bút, nhiều hay ít thôi.

Nhiều ngài hy sinh tận mạng cho nền bồi bút, cả đời tôi tớ bợ liếm đến hơi thở cuối cùng. Rồi tên cũng được đặt tên đường phố, lưu d[m]anh muôn thuở.

Lư Đợi: Thời nào cũng có cái gọi là văn nghệ xuyên tạc và tuyên truyền. Nhưng theo ông, từ 1975 đến nay, tŕnh độ “xuyên tạc, truyên truyền ở mức độ đẳng cấp nào”?

Cung Tích Biền: Phát âm theo giọng nước “Quảng Nam Dân chủ Cộng hoà” của tôi, th́ “tuyên truyền, xuyên tạc” phải là “Tiên triền và Xiên toạc”. Nghĩa là trước tiên rêu rao, sau đâm toạt sự thật.

Thưa sư huynh, “tiên triền và xiên toạc” từ 1975 đến nay? Ôi, nó là thượng thừa cao thủ. Đẳng cấp sư phụ nhơn loại. Nó thể hiện vĩ dại nhất cái dối trá, bịa chuyện là trong môn sử học.

Lư Đợi: Thưa ông, ông có đọc tác phẩm của các nhà văn trẻ bây giờ không? Nghĩ ǵ về vấn đề trong tác phẩm họ đặt ra? Chuyện hàm dưỡng trong suy nghĩ và tư tưởng của họ?

Cung Tích Biền: Không những đọc mà tôi yêu, thích gần gũi với giới trẻ, không riêng nhà văn. Đơn giản là tôi cần được tiếp sức. Tôi có nhu cầu trẻ.

Một lần ngồi uống rượu với một vài nhà văn thơ trẻ, nhà văn họ Trần hỏi tôi:“ Anh Cung Tích Biền, là người đi trước, có kinh nghiệm văn chương cả kinh nghiệm sống, anh truyền đạt ǵ cho tuổi trẻ?” Tôi cười, trả lời: “Không có chi phải truyền đạt. Nếu không muốn nói có những cái của thế hệ 'ta đây' các huynh cần thiết vất vào sọt rác. Cái sống là cái muôn trùng. Học cái-đă-qua là phần nhỏ. Cái-Sẽ-Tới mới là cái cần học. Chính các huynh, tuổi trẻ là thầy tôi”.

Nói về tài năng, tuổi trẻ hôm nay nhiều quá, như nấm. V́ thế nhậu nấm có khi cũng ngộ độc. Viết hăng (cả hung hăng) hàng hàng lớp lớp. Cũng rất nhiều rẻ rúng, tào lao. Cũng khá nhiều cái không hề, và không thể gọi là văn chuơng. Tuy nhiên số ít c̣n lại là tinh tuư, tôi nhận ra chỗ công phá hữu ích, dữ dội, rất mới, rất tư tưởng, và thú vị.

Về loại hạng, có nhiều loại tuổi trẻ. Thứ nhất, tuổi trẻ Lừa. Khôn mà vẫn bị lừa bởi guồng máy, hoặc do ngây thơ đă thành lừa chánh hiệu. Một ít trong số này thông minh, có tài, có nhân cách, đă nhận ra số phận, nhưng cũng đành. Đă chịu thiến giái, sớm trở thành những hiền nhân bất đắc dĩ tuổi ba mươi. Nhậu, và liệt tuần tự từ dương sang âm, theo định hướng xă hội chủ nghĩa.

Một tuổi trẻ khác, trong nước, là những Ngựa không yên cương. Tôi cực yêu quư đám chịu chơi, rất chi vong mạng này. Tôi không nói ngựa bất kham mà là “ngựa không cần yên cương”. Họ ở ngoài luồng lẫn chuồng. Nhưng chưa gặp thảo nguyên hạnh phúc. Những tuấn mă - mă cái càng cà tưng dữ dội - này đẹp, bừng sức, ngoan cường. Đáng khen và đáng phục là bọn này một ḿnh dung ruổi, không có, không cần cái gọi là bầy đàn. Chiến đấu không áo giáp. Nhưng cũng có cái đau, là thiếu chiến trường để phi nước đại. Nên thiếu chất tung bay, hí lộng.

Nhà văn trẻ hải ngoại, phần lớn có điều kiện chữ nghĩa, may mắn sống trong thế giới tự do, tiếp cận một xă hội đa văn hoá, nhiều nền văn minh. Họ tài hoa, viết dễ dàng, khơi mở, tươi tắn, và trên hết là họ nhiều tự trọng.

Nhưng mất tự do th́ lẩn quẩn, tự do quá cũng bối rối. Ánh sáng nḥe nhạt trong địa đạo th́ chỉ đủ thấy mỗi Ta đây, cùng giun dế. Đèn ngh́n watt ở siêu lộ th́ thấy người sáng rơ hơn thấy chính ḿnh. Cái khó khăn là sự hoà điệu. Theo tôi, đóng góp của các nhà văn, nhà thơ trẻ hải ngoại là không nhỏ cho văn học, văn hoá Việt. Thẩm định này là của mai sau.

Về cái “Viết”, trong cũng như ngoài, họ “Nói” tới cái Hôm nay nhiều quá. Đọc văn chương của họ tôi thấy trần trụi quá, thực quá; chỉ nói về ḿnh và gần chung quanh ḿnh; thiếu vắng chất u mặc, ẩn dụ, huyền hoá, mật mă. Cạn ước mơ. Tuổi trẻ, chưa dày quá khứ? Đă đành. Mà thiếu cả bóng dáng vị lai.

Các nhà văn trẻ quá thông minh, mẫn cảm. Nhưng bị cái hiện thực này nó hành, bị cột chặt trong bủa vây thường t́nh, làm cho họ bận rộn không đáng với những đ́ều nhỏ nhoi. Khí hậu trong tác phẩm ngắnhẹp. Tôi nói là Khí hậu. Và, thay v́ những tài năng này tung bay, lại thu tầm, thật đáng tiếc.

Có nên bỏ qua phần nào, không cần thiết để cập tới, như cái cay nồng lặt vặt của hành tỏi thời sự, hôm nay? cái tanh tưởi của lăng mộ lịch sử?

Một số người cầm but trẻ khác, là Việt Nam, mà xa cách quá xa với triết học và văn hóa Đông phương. Xa cách ngay với một nền văn học đi trước, nhất là văn học hệ chữ Hán và chữ Nôm của tiền nhân. Nên nảy ra cái cách phê phán thiếu sang trọng, khập khiễng, mất gốc trong kiến thức, thiếu bề dày học thuật, của một số các nhà văn nhà thơ trẻ.

Một điều đáng tiếc nữa, không ít nhà văn trẻ thoạt viết, đă có chỗ đứng vững vàng, chắc trong tay viết, lay động chỗ người đọc, rồi bỗng dưng mất tiêu, ví chừng chưa đủ “túi thơ bầu rượu” cho sức vóc Đường trường.

Lư Đợi:                Thưa, chất lượng văn chương, việc thẩm thấu và cảm thụ văn chương, theo cách nh́n của ông?

Cung Tích Biền: Đang trong một thế giới đa cực, văn minh số, chất sống tính từng phút giây, cho nên sự thưởng ngoạn thẩm định cũng đa chiều. Sự cảm thụ và thẩm thấu văn chương lại đa tầng. Tuỳ thuộc vào loại độc giả có bộ năo màu vàng, đen, xanh, trắng, hay Đỏ. Văn chương nghệ thuật đích thực th́ không chủ tâm pha màu để hợp khẩu vị vàng đen trắng đỏ. Lại một phần lệ thuộc vào tâm thức chung của thời đại, v́ thế phần nào văn chương nghệ thuật hôm nay, đôi khi bị hạ thấp trong quảng cáo đại trà.

Thời đại, thời lưu, thời thượng chỉ là mạng/internet. Người đọc, thay v́ là bạn với quyển sách thơm mùi giấy, con dao rọc sách, nay là bạn với màn h́nh nhấp nháy, con chuột.

Giấy và màn thuỷ tinh lỏng. Con dao và con chuột. Mùi thơm mực in mùi giấy nay là “mùi” vô tri của số. Đọc sách mỏi mắt bạn rời sách nh́n con chim bay, lá rụng ngoài không. Nhưng lên mạng, vào truyện vài trăm ḍng, bạn lại cờ-lít, lướt mạng một thôi cho thoả cái đói tin, đánh vài ván cờ tướng với một đối thủ vô h́nh qua mạng, lại chát một phát, meo một thư. Ngần ấy đủ dịch chuyển bạn ra ngoài ta bà thế giới chớ không phải thế giới chủ đề có biên cương như trong truyện mùi giấy. Trong cái lợi ích lớn lao không hề thiếu vắng cái hại, dù nhỏ, hiện ẩn. Ngần ấy đă thay đổi phần nào cách tiếp cận, cảm quan, cùng độ khơi hoạt hoặc sâu lắng của Hồn Chữ.

Lư Đợi: Thưa ông, bảo tàng, bảo tồn và thư viện, tác phẩm đă xuất bản của ông trước 1975 nay được đối xử như thế nào?

Cung Tích Biền: Ngay sau ngày 30 tháng 4 /1975 nhà nước Cộng sản đă có lệnh cấm (bằng văn bản pháp quy, có danh sách rơ ràng từng tên tác giả, tên tác phẩm) là cấm lưu hành, in ấn, tàng trữ bất cứ dưới h́nh thức nào hầu hết tác phẩm dưới thời Miền Nam Cộng Hoà.

Toàn bộ tác phẩm của tôi cũng nằm trong lệnh cấm này. Một lệnh cấm mang tính an ninh triệt để. Vi phạm là phản động, đi tù không cần tuyên án.

Để yểm trợ cho lệnh cấm này có hiệu quả tuyệt đối đă có những đơn vị xung kích đi từng nhà, từng khu phố thu gom sách. Đốt.

Tháng 8/2005 - ba mươi năm sau - theo sự chỉ dẫn của một nhà văn (v́ anh đă được cho phép sao lục tác phẩm cũ) tôi đến một thư viện tại Sài-g̣n để xin sao lục những sáng tác của tôi trước 1975, nay với tôi là tuyệt bản. Tại đây, Thư viện Khoa học Tổng hợp, bảo tôi về làm đơn xin phép nhà nước.

Đơn viết xong, nhờ vợ tôi ra phường kư xác nhận. Nộp đơn vào thư viện, lại phải viết tiếp một đơn khác xin sao lục, v́ đơn ở phường mới chỉ có giá trị chứng cư trú.

Đơn xin sao lục được chấp nhận lại phải làm phiếu đăng kư xin sao lục những ǵ, trên báo, tạp chí nào tháng năm nào. Phiếu đăng kư nộp vô, bị gạch bỏ một số không được sao lục, số được phép th́ do nhân viên thư viện chụp h́nh in ra đĩa CD.

Thư viện có một chiếc máy rất cũ, làm việc rất chậm. Tôi không được quyền mang máy ảnh, quay phim tư liệu vào thư viện để tự thực hiện, cho nhanh. Đóng tiền trước ba trăm ngh́n đồng.

Đúng một tháng sau, y hẹn, tôi đến thư viện. Đĩa CD làm xong nhưng tôi được lệnh là không cho phép nhận mang về. Lư do: “Truyện phản động, không được phép sao lục, chưa có phép lưu hành.”

Từ đây có một cuộc phản kháng. Tôi nói với cô H. cán bộ thư viện là “ Tác phẩm của tôi, tài sản tinh thần của tôi, tôi có quyền sao lục. Tác giả sao lục tác phẩm chính ḿnh sao lại gọi là lưu hành. Mà dù tôi chống lại lệnh cấm, tôi lưu hành là quyền của tôi, sẽ do pháp luật can thiệp, bỏ tù tôi chịu. Thư viện giam giữ đă ba mươi năm tác phẩm của tôi mà không cho tôi sao lục là một h́nh thức chiếm đoạt tài sản.”

Hôm sau tôi được mời tới. Tiếp tôi là ông Bùi Tấn Đ. lănh đạo. Ông ta c̣n trẻ, khá từ tốn. Ông đặt một quyển sách tổ bự như quyển tự điển mà tác giả là một “Một cán bộ tuyên huấn”.

Ông Đức nói: “Thưa bác, trong sách này có lệnh cấm sách của bác”. Cùng lúc ông Đức cầm quyển sách lật t́m cái trang có lệnh cấm. Tôi nói:

“ Ông ạ tôi chẳng cần xem, không cần biết trong ngữ ấy nói cái quái ǵ.”

Lúc này tôi chợt hiểu là không cần tranh luận ǵ thêm. Quyển sách cấm này xem như là quyển Hiến pháp Văn nghệ của nước CHXHCNVN. Tôi chỉ nói:

“ Vào được đây tôi phải làm đơn xin sao lục, có chính quyền chứng nhận. Vậy nay cấm sao lục, th́ anh phải cho tôi cái lệnh cấm của thư viện, phải có chữ kư đàng hoàng của người có trách nhiệm kư, và có đóng con dấu của nhà nước. Tôi chỉ cần ngần ấy thôi. Chớ lời nói gió bay, sau này tôi có chửi toáng lên th́ các ông bảo rằng đâu có cấm, th́ tôi phải đi tù v́ tội vu cáo.”

Ông Đ. hứa là sẽ có giấy và sẽ mời tôi trở lại nhận giấy. Đă hơn một năm trôi qua tôi chẳng thấy ai thực hiện một cách ṣng phẳng, đúng luật chơi là kư, và trao cho tôi cái giấy, là một lệnh cấm đó cả. Ba trăm ngh́n đồng tôi ứng trước nay vẫn c̣n nằm trong thư viện. Hơn một năm tôi chưa hề nhận được cái giấy mời hay một cú điện thoại đến trả lời dứt khoát, như lời viên phó thủ trưởng đă hứa.

Tôi rất ung dung tự tại. Không hề buồn hay uất mần chi chuyện vặt này. Hơn ba mươi năm kinh nghiệm dạy cho tôi cung cách “nàm nụng” tại “lơi lày”. Rằng th́ là lánh, lăng, lơ, ĺ, lừa, luồn lách, lật lọng, lờ, lâu…. rồi quên.

Vă lại cấm bằng miệng th́ gió bay đi, quỵt được, lại không bằng chứng ghi âm tại chỗ, chớ xấn vô cái trang giấy một con dấu đỏ th́ phải chịu trách nhiệm rơ ràng, khó thể lật lọng. Mà trách nhiệm à? Nhân dân là nhân dân chung chung. Cán bộ là cán bộ chung chung. Có cán bộ nào rơ ràng là một “đích thực con người” tạm có chút liêm sỉ và lương thiện đứng ra để nhận trách nhiệm đâu. Đă có con ma vô h́nh là tập thể chung chung nhận trách nhiệm rồi.

Tác giả sao lục tác phẩm của ḿnh ngay tại “Pḥng đọc hạn chế” mà bị cấm. Tự do ở đây quả là người ta đă ướp và chôn theo xác chết trong lăng mộ kỹ càng.

Lư Đợi: Các tạp chí, các nhà xuất bản, trong cũng như ngoài nước lâu nay in ấn nhiều tác phẩm của ông người ta có trả nhuận bút ṣng phẳng, cũng như xin phép in ấn theo luật tác quyền?

Cung Tích Biền: Anh em ở nước ngoài do liên hệ khó khăn nên thỉnh thoảng đăng truyện của tôi - thường là đăng lại - không có thông báo trước. Nhưng chỗ quen biết, sau đó có mail, thư, một chút tiền gọi t́nh, và tặng số báo có đăng truyện. Nói chung là tạm đàng hoàng.

Một số nhà xuất bản nước ngoài th́ trước khi in truyện người ta làm thủ tục xin phép bằng văn bản như Tập san Văn chương Le Serpent A Plumes, Paris. Nhà xuất bản Philippe Picquier xuất bản tập truyện En Traversant Le Fleuve, trong đó có truyện Qua Sông của tôi  - Dịch giả Phan Huy Đường chuyển ngữ - đă gởi bản hợp đồng, ứng tiền trước.

Tháng 4/2005 thông qua nhà văn Nguyên Hương, tôi được một email xin phép đăng truyện “Bạch Hoá” trên tp san văn học Amerasia của University of California, Los Angeless. Thời gian này tôi nằm bệnh viện không mở máy. Qua ba lần mail, không nhận được hồi âm đồng ư, th́ người ta không đăng “Bạch Hoá”.

Tôi dài ḍng thế này là để cảm tạ cái văn hóa ứng xử.

Trong nước, xin đơn cử một chuyện (trong nhiều chuyện) làm vui. Nhà xuất bản Văn học đă lấy truyện Không thể là hiện thực của tôi in trong tuyển tập Đêm bướm ma [truyện này của tôi đă đăng trên Hợp Lưu (Mỹ) 1998, và Tập san Văn Chương (đăng lại năm 1999)]. Nhà  “Văng học” không hề xin phép tôi, hoặc thông báo đă in truyện, dù một cú phôn.

Mà truyện Không thể là hiện thực của tôi nội dung có ma cỏ ǵ đâu. Chỉ là nó rủi ro gặp lũ Ma Lưu chôm chỉa trên cơi đời.

Lư Đợi: Một chút về tiểu sử văn học của ông?

Cung Tích Biền: H́nh như tôi đă lai rai đề cập một phần tiểu sử cùng một số hà cớ tạo ra tác phẩm trong những câu hỏi trên. Thấp thoáng? Vậy đủ rồi!

Lư Đợi: Châm ngôn sống của ông?

Cung Tích Biền: Châm ngôn sống? Có đấy. Nhưng quá đát, cũ x́ rồi. Nói ra các bạn cười. Chỉ c̣n là Chôn-Ngâm. Chôn trong dặm dài bóng tối và Ngâm trong kinh nước đen quê nhà.

Tôi tặng ông một câu thơ tự trào cà chớn:

“Châm ngôn. Chồn ngấm. Chấm ngồm.

“Good bye” chẳng đặng “Go home” trễ tràng”

Lư Đợi: Những ư mở rộng, dẫn dắt mà ông thấy cần nói thêm cho lần phỏng vấn này?

Cung Tích Biền: Hồi tôi lớn lên ở thôn quê thân ái ngày xưa, đồng th́ xanh, trời trong, trẻ em thường dắt dẫn những con trâu già đi ngao du gặm cỏ. Con c̣ con vạc, bầy vịt trời tự nhiên qua về như mây. H́nh ảnh này là thẩm mỹ một quê hương.

Bây giờ bọn trâu già sừng mọc ngay mông, đi thụt lùi bờ cỏ. Thay v́ bọn trẻ xă hội chủ nghĩa theo hướng sừng, dắt trâu tới, bỗng thụt lùi theo trâu. Cho nên muốn nghĩ đến tương lai, anh hăy nh́n lui xa xa lẫn xa xăm, th́ thấy tương lai trong quá khứ dặm ngàn.

Tôi đọc thử câu thơ này của Người Trăm năm cũ anh nghe c̣n hợp thời trang không:

“Gác mái ngư ông về viễn phố,

Gơ sừng mục tử lại cô thôn.”

H́nh bóng xưa đă vụt mất. Hôm nay treo lơ lửng trên trời quê hương là cái lưỡi liềm như thể trăng non vàng nhạt. Lưỡi liềm trên một nền hoàng hôn ráng chiều in máu. Và mây đen xây thành bức tranh mây chó.

“Vân cẩu hề thế gian ư cừu ngục.”

Thơ chữ Hán của tại hạ đó.

Lư Đợi: Vậy thật ḷng th́ ông nghĩ ǵ khi trả lời bài phỏng vấn này?

Cung Tích Biền:

Thú vị.

Nhưng buồn.

Một triệu cái Nhưng.

Lư Đợi: Từng đọc một số truyện của Hoàng Thị Kim trên Khởi Hành, Tŕnh Bày,… một giọng văn có bản lĩnh. Từ ngày lấy ông, vợ ông có c̣n viết văn không? Ông nghĩ ǵ về vợ ḿnh?

Cung Tích Biền: Vợ tôi nhỏ hơn tôi 15 tuổi. Người Quảng Trị. Bên nội họ Hoàng. Bên ngoại Lê. Hồi trung học, học trường Đồng Khánh, Huế. Vào Sàig̣n học tiếp, ở nhà người cậu ruột là luật sư Lê Nguyên Phu – ông này là Tổng Giám đốc Hiến binh thời Cộng Ḥa, về sau ngồi ghế Công tố ủy viên xét xử vụ án Phật giáo và trí thức chống chế độ Ngô Đ́nh Diệm năm 1963. Luật sư Lê Nguyên Phu cũng là người kư lệnh mời Nhà văn Nhất Linh ra hầu ṭa. Nhà văn Nhất linh đă tuẫn tiết, không hầu ṭa.

 Tốt nghiệp khoa Triết, Văn khoa Sàig̣n, cô có viết một số truyện ngắn đăng trên vài tập san văn chương, bút hiệu Hoàng Thị Kim. Rồi lấy chồng, sinh con, bỏ viết. Tôi không biết v́ sao, mà cũng không hề hỏi han do hà cớ chi mà không viết nữa.

Người Quảng Trị chịu lao lung, bao dung, âm thầm số một. Lấy nhau suốt 35 năm, lúc đủ ăn, lúc cơ cực nợ nần, phải cầm cố nhà cửa v́ nợ, vợ tôi chưa bao giờ mè nheo về tiền nong. Chưa bao giờ ép tôi phải viết thế này thế nọ. Không bao giờ hỏi tôi tiền nhuận bút. Đọc của tôi từ khi chưa cưới nhau nhưng không phê phán khen chê. Nhưng rất âm thầm chia sẻ nỗi đau của chồng, và chăm sóc, tôn trọng sự lựa chọn lư tưởng của chồng.

Người là Mẹ của tôi, v́ đến hôm nay vẫn c̣n chăm sóc cho tôi viên thuốc uống, tấm áo giặt xong, ủi thẳng, cái kem đánh răng, khăn lau mặt, đôi vớ, thay bao gối ra giường, lau dọn bàn viết. Cơm tới bữa lên mâm, “Này con, hai giờ chiều rồi, ngưng viết, lo ăn cơm đi con”. Nếu tôi có nổi nóng ǵ th́ Mẹ mần thinh. “ Thằng con nhà văn cà chớn có nói ǵ bậy th́ Mẹ đây cho qua”. Người là chị tôi, dạy dỗ tôi nhiều điều, mà tôi không t́m thấy trường nào dạy, tỉ như “ Làm việc xong, th́ tắt đèn tắt quạt đi kẻo hao điện em ơi”.

Nhiều năm nay Hoàng Thị ăn chay trường. Thuộc nhiều kinh Phật, nghiên cứu kinh Dịch, rất giỏi phong thủy. Sớm mai thường trực tụng kinh. Chiều chiều đi chùa.

Nói chung, tôi xin cảm ơn Phật Bà Quán Thế âm.

Lư Đợi: Vắng bóng trên thập kỷ rồi. Ông sẽ xuất hiện lại chứ. Ẩn danh măi sao ông nhà văn?

Cung Tích Biền: Danh đâu mà ẩn. Chỉ là t́m chỗ trốn cái gió tanh mưa bụi.

Tôi có một kho tàng sống qua mấy thời kỳ. Chỗ giáp ranh của thực hư, chính tà. Nửa tỉnh nửa điên. Thuộc Pháp, chống Pháp, nội chiến, hoà b́nh, rồi “định hướng xă hội chủ nghĩa” để rồi tuyệt đối mất phương hướng. Nửa đời trước của tôi, Cộng ḥa ấy mà, tự do quá mạng kể cả tự do chửi bới ỉa mửa. Một nửa đời c̣n lại, th́…“Công lư một chiều, Tự Do giới hạn”.

Tôi là trập trùng kỷ niệm. Vô cùng linh tinh, vô cùng đáng khóc cười chuyện cỏ hoa vật dụng. Trong xa vắng, tôi thương xót con trâu Đụng kéo cày cho gia đ́nh tôi hồi kháng chiến. Hơn năm mươi năm sau, bây giờ, không dám ăn thịt trâu. Chẳng lẽ xực thịt ḿnh.

Tôi nhớ con chó Bô, nó đau ốm năm sáu ngày, vợ chồng tôi ôm nó đi chạy chữa hai ba nơi, hôm nó chết tôi ngồi khóc ṛng ở nhà hoạ sĩ Thanh Tùng. Một thằng Người chết ướp, có khi ḿnh không độc địa cũng rủa thầm chết mẹ mày cho xong nợ; sao con Bô thôi thở, tôi lại xót thương sao mày đi sớm quá vầy Bô.

Không viết th́ tôi điên. Tôi viết nhiều, viết mịt mùng. Tôi phải có chỗ mà trải ra chớ. Cho nên, ông sẽ không ngạc nhiên ǵ khi tôi lại, sẽ, có bài đăng, trong nước, hải ngoại, lên mạng, ra sách. Nghĩ cho cùng, không mảnh đất nào là không thể cắm dùi.

Xong nợ với ông rồi. Tôi đi khiêu vũ, uống rượu đây ông Lư Đợi.

Lư Đợi: Trước khi đi uống rượu, qua bài phỏng vấn này, ông có muốn thỉnh cầu một điều ǵ không?

Cung Tích Biền: Nhân đây tôi có một thỉnh cầu (không phải kêu xin, v́ nếu làm đơn xin th́ 30 năm nay tôi đă làm rồi) với Nhà nước CHXHCN Việt Nam như sau:

 

CHỈ GIÙM TÔI NƠI CHÔN CẤT HAI NGƯỜI ANH RUỘT CỦA TÔI.

Người thứ nhất : Ông Trần Ngọc Biền, vào bộ đội năm 1952, sĩ quan, chết năm 1969, tại vùng núi Nghĩa Đàn, Nghệ An. Anh có nhiều huy chương và bằng khen thưởng, có cả chữ kư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Vơ Nguyên Giáp…

Người thứ hai : Ông Trần Ngọc Tấn, sĩ quan cấp tá quân lực VNCH. Có đi tŕnh diện sau tháng 4-1975, đi học tập và chết trong trại cải tạo. Gia đ́nh chỉ được thông báo cái chết từ năm 1978 mà không biết nơi chôn cất.

Tôi, Trần Ngọc Thao, năm nay cũng đă ở tuổi cổ lai hy, nếu được quy kết mộ hai ông anh ruột cũng là một thỏa ḷng. Nhà nước giúp tôi việc này cũng là phù hợp với Đạo lư Việt Nam.

**

- Ghi chú của người phỏng vấn: Theo file thông tin c̣n lưu giữ trong máy vi tính, lần đầu tiên tôi đề nghị thực hiện phỏng vấn trực tiếp nhà văn Cung Tích Biền là ngày 28-11-2003, nhưng do một vài lư do khách và chủ quan, lần đó bất thành. Lần thứ hai, tôi đề nghị và được ông đồng ư để thực hiện trực tiếp là ngày 28-10-2006 và bài phỏng vấn này sơ kết câu hỏi cuối cùng vào ngày 22-01-2007, hoàn tất ngày 28-01-2007.

© 2007 talawas

Cung Tích Biền gửi văn bản này cho ĂMVC kèm trong email ngày 27/01/2019. Phđ.