NHỊ XUÂN

 

1

Nhị Xuân nói:

- Về thăm nước lâu ngày, cháu thấy nơi đây luôn có một cái ǵ ở trỏng.

- Ở trỏng là nghĩa làm sao? Ở trỏng cái ǵ?

- Nghĩa là “trỏng” cái mùa chẳng hạn, thay v́ xuân xă hội này luôn có héo hắt thu, có lạnh lẽo đông, và rất nóng bức hạ.

- Chao ơi là sến. Cô không sành tiếng Việt. Nên gắng gói gọn và nói rơ ràng hơn. Văn nói khác văn tiểu thuyết cháu ạ.

- Bác ơi, nghĩa là mỗi vấn đề nơi đây đều có bao vấn đề. Những dữ liệu trong sử sách, những hiện tượng xă hội, khắp bao la mịt mùng sự việc thường nhật nơi đây đang tỏ lộ, bày biện ra trên bề mặt hiện thực luôn có một cái ǵ c̣n khuất lấp. Luôn ẩn giấu phía sau nó là những vấn đề cần giải mă. Nghĩa là c̣n rất nhiều vấn đề ẩn kín ngay trong một vấn đề đơn giản đang có.

- Rắc rối quá. Chừng như cô muốn nói đến cái bí ẩn đằng sau những hiện tượng?

 - Không phải. Cháu muốn nói đến cái lương thiện, cái sự thật mà người ta đang che giấu. Không có ǵ gọi rằng bí ẩn. Nó có đấy một giá trị, nhưng giá trị ấy đang bị bào ṃn, hủy hoại.

 **

 Nhị Xuân đến thăm tôi vào một ngày xáp Tết. Đây là dịp bà con xa xứ nhân năm mới về thăm quê nhà. Màu trời, bóng nắng, cỏ cây có khác hơn một chút. Ấy là trong khi thiêng có cái mầu nhiệm làm cho vạn vật trở nên hài ḥa, tươi vui hơn, kể cả con heo con gà thấy chúng cũng chẳng lo toan chi.

Vẫn gáy vang, vẫn ụt ịt thư thả, dù mai chiều chúng sắp bị mần thịt, bằm chặt, cho vô cối xay, làm ra chả nem, chiên nướng đưa lên bàn thờ khói hương, rồi hạ xuống hỉ hả, khoái khẩu buổi đầu xuân. Ta cũng nên bắt chước cái “vô tâm” ấy.”

Xuân tới, bọn trẻ con có áo mới, thêm tuổi đời xanh tươi, là hẳn nhiên vui. Bọn tuổi già, c̣n vài bước lai rai là hui nhị t, cũng vui, xuân nhựt mà. Chung sự - ngỏm củ tỏi đấy - là một cư xử khá b́nh thường, giản dị và ṣng phẳng số mạng dành cho mọi người. Lo lắng mần chi.

Được cái, khi ḷng già nguôi ngoai, nghe ra chán hít thở khí trời, ấy là lúc những nỗi buồn thân quen, những luyến nhớ thường t́nh được nấu chảy thành ra tiếng khóc, rót vào cái va li sáu miếng gỗ.

Lại rất gọn gàng, anh chàng trai trẻ to khỏe bặm trợn 80 kư, cụ già răng hẻo da teo, tất thấy đều là một nhúm xương tro, bỏ vào một cái hũ sành kích cỡ rất ư như nhau, sắp thẳng băng hàng lối trong chỗ khói hương chùa. Chết, là ta đi gầy dựng một mùa xuân khác, có thể nhiều an b́nh hơn chốn này.

**

Nhị Xuân sống ở Paris từ thuở lọt ḷng mẹ. Cô mang hai ḍng máu Việt Pháp. Cha cô là một người bạn học cũ, thân thiết và học cùng lớp với tôi tại Huế non năm chục năm trước. Thưở ấy, anh bạn tôi được một học bổng sang Pháp du học. Sau, anh lấy vợ người Pháp, cùng là bạn sinh viên, rồi ở luôn xứ người.

Đây là lần thứ hai Nhị Xuân, cô gái hai mươi bốn tuổi, về thăm quê nhà. Lần thứ nhất lúc mười hai tuổi, cô chưa biết ǵ Việt Nam. Lần này cô trưởng thành, gọi rằng cô biết nhiều, rất nhiều, nhưng theo cô, rốt cuộc, cô than phiền theo cách không sành sơi tiếng “cha đẻ” [mẹ cô người Pháp mà] th́ rằng là:

“Nơi đây cái ǵ cũng có vấn đề ở trỏng bác ạ. Vấn đề là có quá nhiều vấn đề kỳ quái…quặc, không thể lư giải theo lô-gích khoa học được.”

 Tôi bảo:

- Cháu về thăm quê hương mấy ngày rồi ra đi, quan thiết chi nhiều ba cái kỳ quái…quặc mà mang…cái “vấn đề” vô trong bụng.

**

Hóa ra Nhị Xuân về thăm quê nhà rồi ở luôn suốt một năm ṛng. Cô làm một cuộc nghiên cứu với đề tài: “ Sự thật nào ở trỏng một Sụ Thật đang hiển nhiên phô bày trên bề mặt xă hội hôm nay.”

Cô hứa, và nhất định thực hiện để hoàn thành ư nguyện của ḿnh.

Chúng tôi rất thường gặp nhau. Tôi bàng hoàng v́ thiện chí, sự thông minh và tiến tŕnh ḥa nhập của cô. Có lẽ v́ trưởng thành ở Âu châu cô may mắn thừa hưởng một nền giáo dục tiên tiến, lương thiện, nuôi dưỡng được cái cách làm người của ḿnh.

Càng kinh ngạc hơn về sự ḥa nhập như một hiến tế của cô. Trở về cội nguồn của cha,  cô như con tằm phải trả nợ lá dâu xanh. Muốn có tơ cái kén phải được nấu chín, cái ruột nằm trong phải hiện ra cái vật chết, là thân con nhộng. Cái hiện t́nh son phấn mà vô luân của thời sự này mai kia phải hóa tro, th́ sự thật mới được bày ra sợi tơ dưới ánh mặt trời. Khi ấy bao nhiêu con người lương tri của hôm nay đă là thân con nhộng.

**

Ảnh hưởng từ mẹ, và môi trường ngôn ngữ bản địa, Nhị Xuân tuy đă tốt nghiệp đại học, đang là một nghiên cứu sinh tiếng Việt, cô vẫn chưa sành sơi lắm. Một câu nói chen vài ba từ nước ngoài. Giọng cô phát âm tiếng Việt thật êm ái nhưng nội dung, câu cú làm mệt người nghe.

Một hôm Nhị Xuân thánh thót:

“Cháu rất dấu yêu Việt Nam. Giờ đây cháu muốn thu gọn nghiên cứu vào trỏng cái chữ nghĩa. Nói gọn nhẹ hơn, cháu tham vọng làm một án luận sẽ về văn chương Việt Nam. Cháu rất sẽ muốn nhờ bác lá lành đùm lá rách giúp cháu, như chẳng hạn bác làm một thầy dạy phạm trù ngôn ngữ, cả thảy là cố vấn luôn cái vấn đề luận án.”

Chỗ này có cái ngặt nghèo. Rơ là cô dùng từ ngữ ở nhiều t́nh huống không đáng dùng, hoặc dùng sai. Giúp một người cháu th́ tôi sẵn sàng giúp hết ḷng, nhưng nghe ra chênh vênh quá. Giống y chang việc con trâu cái cho con ḅ con thiếu mẹ bú sữa trâu.

 

2

Nhị Xuân đẹp huyền ảo do sự tương tác dị chủng. Sự ḥa trộn mơ màng từ tâm linh đông phương với sắc thái h́nh hài, mọi điều mọi việc đều rơ nét lư trí của tây phương. Đôi mắt cô rộng, sáng đẹp, có lẫn chút màu ngà lạnh lạnh. Cô nh́n tôi mong đợi một sự đồng t́nh. Tôi lưỡng lự một lúc rồi khuyên cô nên từ bỏ ư định ấy đi. Cô tâm sự:

 - Cháu muốn rất nhân đây, làm cái việc cực kỳ khó khăn vượt tường rào ngôn ngữ, để sửa lại cái mất gốc Việt Nam từ “Trỏng”của cháu. Đây là quê hương bên nội cháu mà.

Lạ, là cô phát âm cái từ Trỏng rất chuẩn.

Chạm mặt một thịnh t́nh, một chọn lựa  nhiệt tâm và tha thiết, tôi cũng đành. Trước tiên tôi khuyên Nhị Xuân nên bỏ một thời gian học cho thấu ngọn nguồn tiếng Viêt, sau hăy tính tới việc nghiên cứu.

**

Nghe khuyên nhủ, Nhị Xuân miệt mài học tiếng “cha-đẻ”. Ngoài việc mua sách đọc, vào thư viện nghiên cứu, cô xông vào chốn bụi bặm đời thường. Những ngày xuân bà con dành thời gian đi viếng chùa chiền, thăm thắng cảnh, du lịch đó đây, Nhị Xuân la cà ở khu tây ba lô Phạm Ngũ Lăo, vào những khu xóm nghèo, chợ búa, tiếp cận các sinh viên Việt cùng trang lứa.

Một hôm tôi thấy Nhị Xuân ngồi đấu láo bên bàn rượu chỗ bờ kè kinh Nhiêu Lộc, nước kinh đen hôi kinh hoàng lúc triều xuống cạn kiệt, bày lô nhô trên những băi bùn rác rưởi. Nhị Xuân bận quần cộc cùng một bọn trai bụi bàn luận thông tin vỉa hè.

Cô học cả những phương ngữ bắc trung nam. Chẳng hạn, miền Trung gọi đôi tất, miền Nam là đôi vớ. Cô biết hát nhại lời nhạc // quê hương tôi cái màn mà kêu cái mùng// Cô nói được giọng cả ba miền. rất chuẩn. Cô rủ tôi đi karaoke, cô hát rất hay. Nói chung món ǵ Nhị Xuân tập tành cũng lẹ làng.

Dân Paris, c̣n rất trẻ, cô lại thích cải lương. Cô tâm sự:

- Bác ạ đời sống vùn vụt, tốc độ chóng mặt thế này mà hát một câu vọng cổ rề rà, nhởn nhơ như chẳng có tháng ngày, nghe ra nó loăng bớt độ đặm đặc, đời trở nên thong dong.

…Trời ơi bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Vơ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu ... Hà. Bạn t́nh ơi đừng hoài công ṃn mỏi đợi chờ / Hăy gọi tên anh trong những chiều sương lạnh, khi cánh nhạn bay về cuối nẻo trời xa / Hay những lúc canh khuya tựa rèm châu ngắm áng trăng tà nàng hăy nhớ đến tháng Tư này có một người yêu đă vùi thây giữa vùng cát trắng... Chu Lai //

Cô hát không cần ai đệm đàn.

**

Một hôm Nhị Xuân rủ tôi cùng ra bến xe bến Miền Đông. Chao ôi là đám chạy xe ôm mời khách, đám bán vé xe lậu níu kéo, bọn bán hàng rong mời chào, một cảnh vô cùng hỗn loạn. Nhị Xuân tỉnh bơ, lại khuyên tôi coi chừng bị móc túi giựt điện thoại. Cô gái lai trắng dẫn tôi ra chốn phàm phu này là để cô thị hiện cái cách “Cháu đă ở trỏng Việt Nam rồi ạ. Bác chớ lo về cái vấn đề xă hội phức tạp.”

Tôi nghiêm chỉnh nói:

- Tôi rất phục cháu tinh thần ham học và tính khoa học trong tiếp cận xă hội. Nhưng Nhị Xuân ạ, trong đích thị những ǵ là văn chương thi ca rất hiếm tính chợ búa, rau cải, lái xe đ̣…Xe đ̣, rau cải, chợ búa, thậm chí tận đáy cái xă hội tục tĩu không hẳn là vô bổ vô dụng; nó vẫn là những tư liệu, chất sống, nguồn cơn đẩy ra cái bộ mặt thật của xă hội con người. Nhưng nó phải được tinh lọc, gạn chẻ khi dùng vào văn chương nghệ thuật. Khác với tây phương của cháu, nơi ấy ngay lớp ngưởi b́nh dân họ vẫn được giáo dục kỹ lưỡng, được thừa hưởng một cấp độ văn hóa cao. Nơi này khác, cháu phải thận trọng. 

Nghe tới văn chương, Nhị Xuân tươi cười, nhưng cách nói của cô có chút than van:

- Nhưng trong cái chữ nghĩa xứ này, cũng có rất nhiều…vấn đề bác ạ

- Vấn đề chi?

- Thiên về cảm tính quá.

- Không sao. Đông phương mà. Lâm Ngữ Đường đă từng nói, “Người Tây phương làm thơ từ cái đầu, người phương Đông mần thơ bằng…cái bụng.”

Nhị Xuân lại rên rỉ chung quanh “cái vấn đề” của cô:

- Đành vậy. Nhưng cháu thấy có tai hại khủng khiếp cái nhân cách nơi này.

- Khủng khiếp cái chi?

- Những người gọi là trí thức Việt Nam cái vấn đề trộm cướp hơi là nhiều. Văn hóa này không biết xấu hổ, chẳng biết cảm ơn, không hề xin lỗi ai, chẳng ngại ngùng trong việc trộm cướp.

- Trộm cướp? có thể cháu dùng từ hơi quá. Ta có nên nhẹ nhàng hơn không, trộm cắp chẳng hạn.

Nhị Xuân tŕnh bày rơ hơn, giọng rất quyết liệt.

- Dạ, người ta chuộng cái Danh mà bỏ đi cái Thực. Người này cổm thơ đạo văn, đánh cắp tư liệu của người kia. Cháu đă đọc một số tiểu luận, luận án, cả một số bài viết của những tác giả gọi rằng danh giá hiện nay. Nhưng những bài đó, nội dung đó là của những những người khác, từ thời đại trước, hiện có sẵn trong lưu trử của các thư viện. Người hôm nay chỉ làm mỗi việc nhẹ nhàng là  “vào trỏng” bê nguyên tư liệu của người có trước; chép ra y chang, rồi điền tên ḿnh vô. Không cần ghi chú cội nguồn tư liệu. Họ đương nhiên xem sản phầm ấy, tư tưởng, công lao kẻ khác chính là của ḿnh. Sao hành tung như bọn lâm tặc? Nơi này người ta dùng chung tài sản trí tuệ, như anh em trong nhà dùng chung cái nón. Chẳng của riêng ai. Bác giải thích xem có phải v́ ham danh vọng địa vị mà hóa ra trộm cướp không cần nổ súng.

Tôi cười ngất, lại hỏi:

- Ở bên Pa-ri ba - rỉ ǵ đấy chắc là cháu có từng ăn nước mắm?

- Ồ, mắm nước à, Ba cháu thích lắm.

- Mẹ cháu, bà đầm ấy có thích không?

- Ôi hồi đầu má cháu ói, sau ghiền.

- Nhị Xuân có biết cái ǵ làm cho nước mắm hấp dẫn không?

- Dạ …mùi

- Giỏi. Nhưng mùi của nước mắm mùi ǵ?

- Dạ hôi.

- Đấy, chính cái thum thủm ấy là mùi thơm, là hấp lực đối với ai mê thích. Mê thích rồi th́ hôi chính là thơm.

Chừng Nhị Xuân chưa hiều cách đặt “vấn đề”mang tính ẩn dụ của tôi, cô nói:

- Bác ạ, ngoài mùi rồi c̣n phải vị nữa chớ bác? Cháu mê món thịt heo cuốn bánh tráng chấm mắm. Ngon tuyệt. Nhưng phải là mắm từ xác cá kia. Từ mục nát, có khi hóa ḍi, chớ nước mắm hóa chất th́ huề.

**

Nhị Xuân là loại thanh nữ khá đặc biệt. Một “banana” vơ vàng ruột trắng thuộc loại hiếm. Không những mê nước mắm mà cả thịt chó mắm tôm. Cô ăn rất điệu nghệ. Kẹp cái mơ ra làm sao. Cái rựa mận phải dùng sau cái món nào. Đưa cay, với cô phải là rượu nếp than chớ rượu tây là sai ḍng lạc điệu. Cô học cách gói bánh tét, gói nem, cách làm dưa hành củ kiệu, cô bảo cô phải mang cái phong vị Việt Nam trở lại Paris trong mùa xuân tới để tặng mẹ cô.

Để trở lại câu chuyện mùi và vị, Nhị Xuân nhắc lại:

- Bác ạ, cái mùi với cái vị thường chẳng ḥa điệu. Cái vị không phản ánh cái mùi. Cái mùi không giải thích được vị. Bác có thể nói rơ hơn v́ sao?

- Nhị Xuân ạ, nó như cái Danh với cái Thực. Cái danh có danh thơm, và danh nặng mùi. Cháu là giỏi tiếng Việt lẫn tính Việt lắm rồi. Nhưng phải hiểu, Mùi th́ tới trước, có thể lan rộng xa. C̣n Vị, khi nó phải đẫm vào đến đầu môi chót lưỡi, mới rơ cái vị. Mùi là cái tiếng tăm. Vị là cái thực chất. Kẻ manh tâm bất chính, chính là bỏ đi cái vị, mà lấy cái mùi làm chính.

- Cháu chưa hiểu.

- Mùi là cái của các vị trộm cướp kia muốn biến ra cái danh. 

Nhị Xuân lửng lơ một thoáng, rồi nói:

- Cảm ơn bác, giờ cháu hiểu ra …cái vấn đề…

**

Mùa xuân mùa hạ, nắng mưa thay nhau, Nhị Xuân khi vui khi buồn. Cô luôn bị ám ảnh, phiền hà cái cách “trộm của nhau,” đâm ra nghi ngờ mọi thứ. Từng gặp các bậc gọi rằng danh giá, ngự trên quyền năng mọi lĩnh vực, cô quá rơ  “Bọn họ”qua cái mùi.

Tôi hỏi:

- Bị bệnh nghi ngờ, bị tẩu hỏa, vậy cháu có muốn tôi chủng ngừa không?

- Dạ để làm ǵ?

- Đề sống b́nh yên, sống chung cùng.

- Bác nói ǵ cháu chưa hiểu.

- Chủng ngừa, tức là cấy vào người cái mầm bệnh để tránh bệnh tật mai sau. Tôi sẽ chủng ngừa cho cháu cái Dỏm. Mục đích là  pḥng ngừa không đau đớn khi gặp phải. Là b́nh thường hóa, bằng cách tạo thói quen “Sống chung với nó, chúng nó.”

- Cháu vẫn chưa hiểu.

- Muốn thằng nhỏ sau này từ bỏ thịt heo th́ từ bé nhỏ tống thịt mỡ vào mồm nó. Muốn một bọn trẻ hóa ngu, về sau dễ sai khiến, dễ lùa vào bầy đàn, th́ hăy chủng ngừa chúng ngay từ thưở chập chửng đến trường, là ngày ngày, chỉ truyền bá duy nhất môt tư tưởng. Tới khi chúng ói như từng ói thịt mỡ ngay tuổi học tṛ. Lúc lớn khôn bọn trẻ nhóc này sẽ rùng ḿnh, buồn nôn nếu ai nhắc tới một tư duy khác hơn, dù là của tiến bộ. Như chích ngừa lao phổi, dịch hạch...cháu nên chích ngừa, để sống chung cùng sự lọc lừa dối dỏm.

- Bác ơi bác có thuốc chống nôn không?

- Có đây. Khuấy với cà phê mà uống hằng ngày đi, nếu muốn lơ lửng chốn thường trực gây buồn nôn này.

 

3

Một sáng, Nhị Xuân nhờ tôi kiểm tra kiến văn của cô, tôi hỏi: 

- Lâu nay đi chơi với bọn đầu đường xó chợ, cô đă đọc những ǵ, những ai, những thời đại nào trong cái gọi rằng thơ ca Việt Nam?

- Dạ cháu đọc thơ các thi nhân cách mạng.

- Lạy chúa tôi, đă đọc thơ Lư, Trần, Nguyễn Trăi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương chưa?

- Dạ có chút chút. Trước khi qua đây cháu có nghiên cứu chút đỉnh ở Paris. Nhưng chẳng hiểu hươu nai ǵ cái vấn đề cổ điển với kinh điển.

Tôi hỏi:

- Cháu có rành thơ lục bát không?

Cô thành thật trả lời:

- Dạ không. Cháu có gặp một vài thi sĩ trẻ Việt Nam...

- Gặp? Là sao? Là ngủ với các cậu ấy cho bụng ph́nh thơ ra phải không?

Nhị Xuân từ tốn:

- Dạ các thi sĩ trẻ ấy bảo rằng thi ca Việt Nam chỉ có những thằng vô tài bất tướng mới làm thơ lục bát. Nguyễn Du chẳng hạn. Không biết mần thơ mới, tân h́nh thức, thơ tự do mới ngồi mà rặn ra truyện Kiều.

- Vậy là cháu chưa hề đọc truyện Kiều hà?

- Dạ. theo các thi sĩ trẻ đọc cũng vô ích.

Tôi hằn giọng:

- Cô mà gặp mấy thi-sĩ-đồi-thịt-băm ấy th́ nên dè chừng.

Tôi bảo cô đưa quyển vở. Tôi chép vào đó mấy câu thơ. Rồi kỹ lưỡng hỏi cho chắc:

- Cháu biết thơ này của ai không?

Cô đọc bài thơ, thái độ trân trọng, rồi nhíu mày  trả lời:

- Thơ này có vẽ tân h́nh thức hay hậu hiện đại hay thơ tự do ǵ đấy,  nhưng cháu không biết là của thi nhân nào.

Tôi bảo Nhị Xuân là thơ của bác đấy. Cung Tích Biền mần thơ đấy. Rồi tôi kư đàng hoàng tên thằng chả Cung Tích Biền tác giả hoành tráng dưới bài thơ.

Bài thơ thế này:

 “Trăm năm trong,

cơi người,

ta chữ,

tài chữ,

mạng [ không phải w.w.w] khéo,

 là,

ghét  nhau.”

[ thơ Cung Tích Biền]

Cô cháu cười hiền ḥa, nói:

- Thơ của bác ngôn ngữ tài t́nh quá. Để rồi cháu nghiên cứu xem cái vấn đề bác nói ǵ ở-trỏng-những-câu-thơ như là tân-h́nh hay hậu-hiện này.

Cô lại hỏi:

- Bác ạ, sao bài thơ không có tựa đề?

Tôi cười nói:

- Tựa đề là “Thơ Chủng Ngừa.”

**

Ba hôm sau tôi nhận được một cú điện thoại. Có giọng cô gái:

- Bác ơi bác có lấy bút hiệu nào khác là Nguyễn Du không ạ?

- Nhị Xuân, cháu gặp ông ấy rồi hà?.

- Dạ, trong nhà sách. Không thấy ông ta đâu. Chỉ thấy thơ bác sao hao hao thơ Nguyễn Du quá xá c?

- Chao ôi ăn mỡ rồi mà không biết ngán mỡ hà?.

- Dạ cháu hiểu. Cháu chỉ tự trách sao biết Nguyễn Du quá muộn. Nhưng mà chao ôi, tới bác mà cũng đạo thơ của người khác, cũng nhặt của người làm của ḿnh hà.

- Bác là ai? Bộ không thừa lưu manh trộm của người để lừa bịp thế gian à.

**

Nhị Xuân tới nhà thăm tôi. Nh́n ánh mắt cô  tôi biết sự thất vọng này có đượm chút hài hước, cái thử thách mông lung khi đối diện một quê cha rất đi lạ lùng.

Nụ cười của cô được gội rửa phần nào những thơ ngây tới từ tây phương, mà tôi gặp gỡ lần đầu. Nụ cười Nhị Xuân hôm nay có màu héo hắt, lẫn chút khinh bạt, sau khi thua thiệt v́ cái đểu cáng của thời thế an - nam.

Cô tặng tôi một trái sầu riêng [thứ này có mùi, mà ta ghiền] và vài lạng cà phê [thứ đắng này phải thêm ngọt mới nuốt trôi, nhưng thiếu nó th́ u mê, gật gù trọn ngày]. Tôi hỏi:

- Thứ này tặng cho tài mần thơ của bác phải không?

- Dạ nhưng là bác Nguyễn Du.

“Trăm năm trong cơi người ta

Chữ tài chữ mạng khéo là ghét nhau”

Cô đọc làu làu cho tôi nghe nào truyện Kiều, Chinh Phụ ngâm, cả thơ của một số thi sĩ nổi danh nay trong mộ.

 

4

Tôi và Nhị Xuân, trong một quán cà phê vườn miệt Làng Hoa G̣ Vấp. Ngoài kia bạt ngàn những màu hoa chờ mùa chợ hoa Tết. Một mùa hoa Xuân cuối cùng. Rồi đây những cánh đồng hoa của Làng Hoa thơm ngát sẽ không c̣n, v́ những thửa đất này đă đô thị hóa, mở đường,  xây nhà.

Chủ quán có treo những cái lồng chim rỗng, những cái chén đựng nước cùng thức ăn lật nghiêng ngả. Chim chết ráo từ đời tám hoánh. Đất đai giá tăng nhanh, anh ta đă bán khu vườn này rồi.

Nh́n một hàng lồng chim trống hoát, ḷng ta rộng một nỗi xót, như nh́n những đầu tŕ trệ, trống rỗng vĩ đại quanh đây, rất thiếu sự bay nhảy vút tung.

Nhị Xuân thông minh, bằng một lời ngắn ngủi:

- Cảm ơn thầy đă chủng ngừa cho em, nên bớt nỗi đau. Quen rồi, từ nay em cẩn trọng hơn khi đi vào cái Ở-Trỏng của Việt Nam, em cảm ơn thầy.

Tôi không giải thích ǵ thêm. Tôi hiểu rơ cô đă thực sự giáp mặt cái Hôm nay trên quê hương cha, như nấm…cái vấn đề cực kỳ là vấn đề kỳ quái…quặc.

Cô về Paris.

**

Tôi vẫn nhớ măi một tâm hồn dị chủng khắt khoải trong một xác thân dị chủng. Nhớ một vẻ đẹp thánh nữ đành cưu mang một mùa Xuân nơi cội nguồn giống ṇi cha cô hằng trải qua nhiều ngh́n năm. Một bộ phận người trong nhân gian ấy một thời xuống cấp, lạc vào nẻo tối tăm, nhưng thiên nhiên ấy vẫn một lời thân ái chào cô. Quê hương ấy, vẫn c̣n một phần lương tri tận hiến sau cùng, đưa dắt cô trên nẻo đường hy vọng.

Tôi nhớ những đồi nương đầy gió và mùi lá khô hôm tôi đưa nàng về thăm quê tôi. Đứng trên Nỗng Ông Tào, nh́n về phương nam, đă thấy xa xa trong sương chiều cây trụ tháp truyền sóng hai màu trắng đỏ của thành phố Tam Kỳ.

Tam Kỳ, một nơi chốn có thực đă từ lâu hóa hư ảo trong tôi, mỗi khi tôi đứng trên khu rừng nghiêng nghiêng theo lưng đồi này. Khu rừng xanh lá luôn như buông thả, như muốn trôi xuống cánh đồng mùa đông, ḥa tan cùng biển  nước trắng dưới kia.

Những chuyến xe xa tít trên đường cái quan chạy bên này đồi Tuân Dưỡng vào Quán G̣, rồi qua tháp Bà Rầu Con Nghê, trước khi vào tới Tam Kỳ.

Cái đầu Nghê, tác phẩm nghệ thuật Champa một thời nằm ngay trên đám ruộng nước. Một cái đầu đá ngh́n thu mùa đông ngước nh́n qua mặt nước lạnh buồn; mùa hạ thửa đất khô, khô hạn nhiều tháng ngày, nứt nẻ ra những hoa văn đất, như một phối cảnh tưởng niệm cái đầu ngh́n thu Champa không tóc bạc.

Tôi đưa nàng đến thăm tháp. Những cành xanh lêu lổng bám vào những bực đá xám rêu. Nàng bảo: “ Mùi thời gian thật buồn.”

Có ai un khói dưới chân đồi. Người ta dọn mùa rừng để đón xuân. Nàng bảo là nàng thích mùi hoa gị giẻ thơm rực hương lúc hoàng hôn. Tôi bảo hăy c̣n nhiều mùi thơm khiêm tốn, xa vắng nơi thôn dă quê hương chúng ta. Mùi rạ khô. Mùi của đất lúc cơn mưa giông chiếu nắng, vừa đổ xuống. Mùi gỗ cũ trong cột kèo miếu đền. Tất cả đi ra từ mùi Mẹ. Đi ra từ linh thiêng ấm áp.

Nỗng Ông Tào đầy nắng và gió. Nắng có màu. Nắng có h́nh thù in trên tường vôi mă mồ lạnh. Gió th́ vô h́nh, không màu, chẳng biết nặng nhẹ, nhưng quả là tôi và nàng đang bị gió đẩy trôi.

Một lúc nàng quay lại, sâu trong mắt nàng nỗi buồn như tan chảy, xoắn tṛn, và kêu rít. Nàng đưa cái hoa gị giẻ cánh trắng nhỏ, phần trong tâm cánh hoa có màu vàng nghệ lên tầm mắt. Nàng nghe hoa nói bằng đôi mắt.

Nàng đă về Paris.  

          Bồ Đề cốc 2010