LoiNoiDau

Lời nói đầu

KYẾU TIẾN HÓA 2009

 

Sự sáng tạo của Thượng đế không bao giờ hoàn tất. Nó tuy đă bắt đầu một lần, nhưng sẽ không bao giờ chấm dứt. Nó luôn luôn tất tả để khai sinh nhiều cảnh tượng trong tự nhiên, nhiều vật thể mới và thế giới mới.

IMMANUEL KANT

 

Bạn đọc quư mến,

Những năm qua liên tiếp kỷ niệm một chuỗi sự kiện quan trọng khoa học: 100 năm ra đời thuyết lượng tử (2000), 100 năm thần kỳ của Einstein và 50 năm ngày mất của ông (2005), sinh nhật thứ 150 của Max Planck, người khai sáng thuyết lượng tử (2008).

Cộng đồng  khoa học Việt nam rất vui mừng trước những sự kiện này và cố gắng góp phần ḿnh để tôn vinh các nhà khoa học và các lư thuyết khoa học đă góp phần soi sáng thế giới và đem lại sự phồn vinh cho nhân loại.

Năm nay, 2009, có nhiều sự kiện lịch sử, đặc biệt Liên Hiệp Quốc công bố  là “Năm Thiên văn Quốc tế” để kỷ niệm 400 năm Galileo dùng kính thiên văn để thám hiểm vũ trụ, 2009 cũng là năm sinh nhật thứ 200 của Darwin (Darwin 200) cũng như 150 năm thuyết Tiến hóa của ông.

Nhân dịp này, UNESCO phối hợp với Hội Thiên văn Quốc tế IAU (International Astronomical Union) để tổ chức những hoạt động phổ biến thiên văn học trên toàn cầu. Đối với UNESCO, công việc giáo dục trong lĩnh vực khoa học là một động cơ thúc đẩy sự phát triển bền vững và sự tăng trưởng kinh tế́. UNESCO nhấn mạnh tầm quan trọng cuả thiên văn học, không những trong lĩnh vực khoa học cơ bản mà còn cả trong công việc thiết lập quan hệ giữa những quốc gia, nhằm bảo tồn những nền văn hóa rất đa dạng và duy trì hòa bình trên thế giới. Những nền văn minh trên trái đất thường mang dấu ấn cuả thiên văn học. Di tích cuả những công trình kiến trúc cổ xưa đã được xây trên quy luật thiên văn.  

Chúng tôi hưởng ứng năm quốc tế thiên văn và sinh học, và với sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, xin giới thiệu với bạn đọc bộ kỷ yếu 2009 gồm hai tập cho hai đề tài nói trên, kỷ yếu thiên văn học và kỷ yếu sinh học, nói về lịch sử và tiến hoá của hai ngành khoa học này, và cũng để kỷ niệm hai nhà khoa học khai sáng vĩ đại của nhân loại là Galilei và Darwin.

 

 

Bạn đọc quư mến,

Năm 1809 Charles Darwin được sinh ra ngày 12.2 tại Shrewsbury, một thành phố nhỏ của nước Anh, là đứa con thứ năm trong gia đ́nh có sáu người con. Ông từ nhỏ vốn không quan tâm lắm đến việc học, học bác sĩ tại Edinburgh rồi thần học tại Cambridge đều không lấy ǵ làm thú vị, chỉ có sưu tầm động vật và săn bắn là những sinh hoạt thú vị nhất của ông. Năm 1831 ông làm một chuyến đi thám hiểm phiêu lưu ngót 5 năm liền trên chiếc tàu có nhiệm vụ đo đạt mang tên Beagle của Hoàng gia Anh. Những ǵ ông đă quan sát và thu thập được tại những vùng đất Nam Mỹ ông đi qua đă đặt câu hỏi cho ông: Sự sống trên quả đất là ǵ, con người là ǵ.

Khúc quanh của sự nhận thức của ông được đánh dấu bằng một biểu đồ nổi tiếng của một cái cây nhiều nhánh có tên “I think” (tôi nghĩ) mà ông, lúc đó 28 tuổi, vẽ lên trong quyển sổ tay B mùa hè năm 1837. Đó là sự h́nh thành ư tưởng về phát triển của các loài. Năm 1859, sau hơn 20 năm, tác phẩm “Nguốn gốc các loài” (On the origin) chính thức ra mắt công chúng, đúng 150 năm trước. Đó là thuyết tiến hóa.

“Lư thuyết này gần gũi với chúng ta hơn thuyết lượng tử và cơ học thiên thể. Nó cho chúng ta một câu trả lời về những câu hỏi về nguồn gốc của chúng ta” như nhà cổ sinh vật học Stephen J. Gould nhận xét.

Zone de Texte:

 

 

 “Cây đời” của Darwin ở trang 36 của Sổ tay “B”

 

Theo Darwin, không phải bàn tay Thượng đế nào, không phải các loài là những sản phẩm không thay đổi hay đă được tạo ra độc lập với nhau, mà chính tác dụng qua lại của sự đột biến và chọn lọc tự nhiên trong thiên nhiên kéo dài hằng triệu, tỉ năm đă đem lại sự đa dạng của các loại mà chúng ta thấy. Tất cả mọi loài đều “họ hàng” nhau từ một gốc rễ, kể cả con người. Con người không phải có vị trí đặc biệt hay ưu việt, tách biệt khỏi tiến hóa. Con người không phải là “vương miện” của sự sáng tạo của Thượng đế mà cũng là một sản phẩm ngẫu nhiên của sự tiến hóa ấy. Con người cũng không phải là “sản phẩm chất lượng hoàn hảo” của Thượng đế, mà nó là “hàng kém chất lượng” là khác, với những lỗi của nó, hệ quả của sự tiến hóa mang nhiều tính ngẫu nhiên và sự thích nghi. Thiên nhiên giống như một người làm công việc lắp ghép, xây dựng lại mới từ các bánh xe, ḷ xo, thanh sắt…giống như Picasso lắp ghép h́nh tượng nghệ thuật từ những vật dụng phế thải ông thu nhặt được.

Darwin tuy làm thất vọng những người tin ở Trời, nhưng đă đem con người và sinh vật gần gũi nhau hơn, làm cho con người thân thiện với sinh vật hơn.

 

 

Zone de Texte:

 

Cây đời với cái nhánh Homo sapiens sapiens trên cùng

 

 Darwin trích dẫn nhà khoa học Đức Hermann Helmholtz khi ông này cho rằng mắt của con người là một loại “hàng rất kém chất lượng” và nếu có người làm kính đem bán một sản phẩm như thế cho ông, th́ ông sẽ từ chối. Darwin nói: “Chúng ta không thể lư luận nữa rằng chẳng hạn một vật thể tuyệt đẹp như con ṣ hai mảnh phải được tạo ra bởi một sinh vật thông minh như cái bản lề cửa đă được làm từ con người. Đối với chúng ta hầu như không có một kế hoạch nào nữa trong tính thay đổi đa dạng của các sinh vật hữu cơ và trong diễn biến của chọn lọc tự nhiên, mà đó chỉ là một chiều hướng mà ngọn gió thổi đi”. Thiên nhiên là không hoàn hảo, biến đổi, diễn ra trong một quá tŕnh liên tục, không định hướng của sinh và tử. Cũng không có hệ h́nh “tiến hóa từ thấp đến cao”, như dưới ảnh hưởng của một số nhà tự nhiên học cuối thế kỷ 19, mà chỉ có các loài ngày càng phức hợp hơn do quá tŕnh tiến hóa và thích nghi.

Nếu Copernicus đă đánh ngă sự tự cao của con người khi cho rằng trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ mà ngược lại chỉ là một vệ tinh quay xung quanh mặt trời, th́ Darwin đă đánh ngă sự tự cao, tính “bá chủ” và “độc nhất vô nhị” của con người bằng việc đưa con người trở lại đại gia đ́nh của các sinh vật, có cùng chung một thủy tổ, tất cả đều xuất phát từ một cái mầm nguyên thủy rồi dần dần phân nhánh ra như một cái cây. Các h́nh thái của sự sống được định dạng bằng lịch sử, chứ không bằng một trí tuệ siêu việt giám sát nào.

Với những khám phá của Galilei và Darwin, “Đất và Trời” như tách ra. Nếu Galilei lập lại lời của Đức Hồng y Cesare BaroniusDụng ư của Thánh linh là dạy cho chúng ta cách lên Trời, chứ không dạy Trời vận hành ra sao”, th́ ở đây người ta cũng có thể nói, Nhà thờ hay tôn giáo chỉ đưa ra con đường cho người ta lên Thượng đế chứ không nói Thượng đế tạo ra các chủng loài như thế  nào.

Thuyết tiến hóa cũng không phải là một định luật cố định như những định luật khoa học khác thường thấy, mà phức tạp hơn nhiều, mang nhiều tính chất ngẫu nhiên và các cơ chế nội tại con người vốn vẫn chưa hiểu hết. Nó càng nói lên sự sống là vô cùng phức tạp. Darwin chưa bao giờ tin rằng sự phát triển của sự sống có thể được quy về một định luật bất biến nào cả. Nhưng như nhà sinh học tiến hóa nổi tiếng Theodore Dobzhansky nhận xét: “Không ǵ trong sinh học có ư nghĩa, ngoại trừ dưới ánh sáng của thuyết tiến hóa”. 

Cuộc cách mạng tiến hóa của Darwin thực ra là một sự phát triển đến cao điểm của quan niệm “thời gian hóa”, “lịch sử hóa” thiên nhiên mà nhân chứng chính là địa chất học đă bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ 18 (Alfred Dove). Quan niệm của một hệ thống thế giới đứng yên được thay bằng quan niệm của một sự h́nh thành dần dần, nghĩa là có một sự “tiến hóa”: trái đất đă trở thành một h́nh dáng hôm nay với núi non, sông hồ và bờ biển, những thứ đều là sản phẩm của một quá tŕnh lịch sử chứ không phải được Thượng đế tạo ra ngay như thế. Và đến một lúc nào đó, quan niệm đó sẽ được áp dụng sang thế giới cây cỏ và sinh vật. Thật vậy, trong thời gian trên tàu Beagle, Darwin đă đọc say sưa các tác phẩm địa chất học của nhà địa chất học Charles Lyell trong đó ông mô tả bề mặt của quả đất được h́nh thành như một quá tŕnh chậm chậm ở đó nhiều nguyên nhân nhỏ đă dẫn đến hệ quả lớn, như các sự sói ṃn đất hằng ngày, kéo dài hàng ngàn năm sẽ dẫn đến sự tạo h́nh mới cho các vùng đất. Darwin đă chuyển tư duy này sang giới tự nhiên hữu cơ. Trong một bức thư viết sau này, ông đă cám ơn Lyell về những tư duy của ông: “Tôi thấy dường như phân nửa các quyển sách của tôi đều xuất phát từ cái đầu của Lyell”.

 

Sau cuộc cách mạng của Darwin phải đợi ngót 100 năm mới đến cuộc cách mạng thứ hai trong sinh học. Tháng tư 1953, từ Cambridge của nước Anh, được sự giúp đỡ của nhà vật lư nữ Rosaline Franklin, hai nhà nghiên cứu trẻ chưa tên tuổi Mỹ Francis Crick và Anh James Watson nộp một báo 1 trang đánh máy vỏn vẹn 900 chữ cho tạp chí Nature mà nội dung của nó trở thành cuộc cách mạng: họ đă khám phá cấu trúc đường xoắn kép (double helix) của phân tử di truyền DNA, và có thể giải thích thông tin di truyền được chuyển tiếp tự thế hệ này sang thế hệ khác ở đó. Thông tin về di truyền được lưu trử dưới dạng hằng triệu “cặp base” trong phân tử DNA mà các gen được làm thành từ đó. Sự tiến hóa phải bắt đầu từ đây. Các gen nằm như những viên chuỗi ngọc trên các dây xoắn của DNA. Cái làm phân biệt giữa con người và các con vi khuẩn, cá, côn trùng hay chuột là được mă hóa trong chuỗi này.

 “Chúng ta thường nghĩ tương lai của chúng ta nằm ở các v́ sao. Nhưng bây giờ chúng ta biết nó nằm trong các gen của chúng ta” James Watson tuyên bố, hay “Chúng ta đă khám phá được bí mật của sự sống” như Crick nói. Khám phá DNA này là cuộc cách mạng nóng bỏng không kém cuộc cách mạng lượng tử ở những năm 1920. 9 năm sau, 1962, Watson và Crick được trao giải Nobel về y khoa cho khám phá đường xoắn kép DNA.

 

Vâng, đúng như Darwin viết trong những trang cuối của cuốn Origin, “Rất nhiều ánh sáng sẽ rọi vào nguồn gốc con người và lịch sử của nó”, ánh sáng đang tiếp tục rọi vào nguồn gốc của con người. Chúng ta thử lấy một bảng so sánh gen của người và động vật dưới đây:

 

SINH VẬT                             % TRÙNG HỢP VỀ GEN VỚI CON NGƯỜI

E. coly (vi khuẩn)                    15

Men                                         30

Sâu (Nematode)                      40

Chuột                                      75

Ḅ                                           90

Chimpanzee                            98.4

Một người khác                      99.9

Người họ hàng                        99.95

 

Bảng này cho thấy sự đúng đắn của thuyết tiến hóa của Darwin đến độ giật ḿnh. Những “vết xưa” của con người vẫn c̣n đó trong các sinh vật khác, và trong chính bản thân chúng ta. Sự giải mă bộ di truyền (genom) của nhiều loài sinh vật bùng nổ, được thúc đẩy bởi sự phát triển của tự động hóa máy móc, đặc biệt là việc vẽ “bản đồ” của bộ di truyền con người (human genome), tức tất cả các DNA chứa trong cơ thể với một số gen khoảng 22.000 gen (lúc đầu được đánh giá 100.000) nằm giấu trong 23 cặp chromosom trong các tế bào chúng ta.

 

Zone de Texte:

James Watson (tr) và Francis Crick (ph) năm 1959 (ảnh TIME)

 

Zone de Texte: Khám phá DNA của Watson và Crick có nguồn gốc sâu xa ở cuốn sách What is life? (Sự sống là ǵ?), được Schrödinger viết năm 1944. Schrödinger khẳng định rằng sự sống của các sinh vật có thể được hiểu bằng thuyết lượng tử của nguyên tử, và rằng sự sống được điều khiển bởi một “mă di truyền”, một từ do Schrödinger đặt ra. Các phân tử không chỉ là những viên đá xây dựng thuần túy mà c̣n là những nơi lưu trữ của “mă sự sống”. Cuốn sách đă truyền cảm hứng cho thế hệ vật lư gia trẻ (Gamov, Crick, Pauling, Gilbert, Delbrück). Cuốn sách cũng đă thay đổi cuộc đời của sinh viên trẻ mảnh khảnh James Watson. Ông nói “Từ giờ phút đọc What is life? của Schrödinger, tôi như bị thôi miên trong việc đi t́m bí mật của gen”. Tại Cambridge Watson chung sức với Crick để đi t́m cái “mă di truyền của Schrödinger”. Việc khám phá DNA đă sử dụng rất nhiều đến thuyết lượng tử, một công việc khó nhọc được Crick vốn là nhà vật lư đảm nhiệm.

 

Tháng 4 năm 2003, tức đúng sau 50 năm từ ngày từ lúc Watson và Crick khám phá h́nh xoắn kép DNA, đề án Human Genome của Hoa Kỳ, đă xác lập xong bản đồ gen của Homo sapiens chúng ta. Tổng thống Bill Clinton lúc đó công bố trước thế giới về “bản đồ quan trọng nhất và huyền bí nhất mà loài người đă thực hiện được”. Chuỗi di truyền của con người được giải mă. Người ta có thể đọc những cái bí mật của ḿnh. Đề án tốn kém 3 tỉ đô la và kéo dài 10 năm liền, dưới sự hợp tác quốc tế của nhiều nước.

Đầu năm 2009, nhà cổ sinh vật học Svante Pääbo, người chủ trị đề án “Nhân chủng học tiến hóa” tại Viện Max Planck tại Leipzig, sau 3 năm làm việc khó khăn đă công bố bản thảo đầu tiên của bộ mă di truyền của người Neandertal từ 38.000 năm trước. Những chuỗi này có thể được so sánh với các chuỗi của bộ di truyền đă được thực hiện của con người và chimpanzee (tinh tinh), để xác định xem ở những chỗ nào các gen của người Neandertal đă tuyệt chủng khác với các gen của con người hôm nay.

 

 

 

 

 

Zone de Texte:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Zone de Texte: “Homo neanderthalensis”, người Neandertal được dựng lại tại Viện bảo tàng Neandertal tại thành phố Mettmann, Đức. Năm 1856 tại một nơi khai thác đá gần thành phố Düsseldorf của Đức công nhân đă t́nh cờ khám phá được 17 phần của một bộ xương hóa thạch của người Neandertal (tên của vùng phát hiện). Từ đó người ta t́m thấy hằng trăm bộ xương như thế ở khắp châu Âu. 200.000 năm liền giống người này phân tán đến tận các vùng Tây Á và Cận Đông. Tại sao họ lại tuyệt chủng vào khoảng 30.000 năm trước, điều đó vẫn c̣n là một điều bi ẩn. Chắc chắn tổ tiên của những người châu Âu, những nhóm người Homo sapiens từ châu Phi di dân vào, có cái ǵ đó chung với Neandertaler. Chỉ sau ít ngàn năm th́ người Neandertal bị biến mất khỏi thế giới, cũng như con cháu cuối cùng của Homo erectus (đứng thẳng) ở Đông Nam Á.

 

 

Nhưng cái đích để hiểu được sự tiến hóa con người về mặt sinh học không phải là gần, tuy đă có những tiến bộ vượt bật. Các gen có phải đóng vai tṛ đạo diễn chủ yếu trong quá tŕnh tiến hóa hay không? Các gen nào, và làm sao để từ vây cá để bơi ta có được tay hay chân, hay cánh, hay từ đâu con người có bộ năo lớn nhất trong các loài sinh vật (nặng 1500 gr). Có phải chỉ một số gen thay đổi là có thể làm sự thay đổi lớn đó không? Cơ chế thay đổi là thế nào?

Người ta chú ư đến một “bộ xây dựng” có trong bộ di truyền của mỗi sinh vật. Bộ này gồm vài trăm gen thôi, đă có tuổi 600 triệu năm, nhưng không hề thay đổi, mỗi nhóm có nhiệm vụ tăng trưởng các bộ phận trong phôi. Chỉ có cách thức, bao giờ và ở đâu trong cơ thể chúng được mở. Giống như từ một số miếng lego giới hạn chúng ta có thể xếp thành một số gần như không giới hạn máy bay, nhà cửa, thú vật,…, th́ tự nhiên cũng để cho các sinh vật h́nh thành bằng cách đóng mở, điều tiết và liên kết một ít gen của ‘bộ xây dựng’ qua nhiều kiểu cách khác nhau. Các nhà khoa học đang t́m cách gỡ rối mạng  điều tiết phức tạp này.

Nhưng cái ǵ là bộ điều khiển thật sự đằng sau đó? Người ta tin rằng có một trung tâm điều khiển cực kỳ phức tạp của sự tiến hóa gồm các “cầu giao” di truyền (Carroll, Harvard). Nó nằm trong bộ di truyền tại các vùng rộng lớn không mă hóa mà các nhà khoa học từ lâu cho là “rác thải của DNA”. Chính những cầu giao này mới quan trọng hơn gen, như các nhà khoa học tin tưởng. Thí dụ người ta t́m thấy trong những vùng không mă hóa đó một loại tế bào nhỏ có chức năng điều khiển có tên gọi miRNA, có ảnh hưởng đến sự điều tiết sự trao đổi chất của tế bào. Có 677 tế bào như thế trong con người và 491 trong con chuột. Một điều khiến cho các nhà khoa học bức rức là tại sao con người lại có ít gen (22.000) hơn con chuột (23.000). Nhưng giờ người ta thấy gen không phản ảnh đúng mức độ phức tạp của cơ thể mà là miRNA. Tương tự, một vài lệnh điều khiển để h́nh thành mỏ chim đă được bẻ khóa. Bằng cách biến đổi đi hoạt động các “cầu giao” kia, con người hy vọng sẽ tạo ra được sự tiến hóa như tự nhiên đă làm.

Nhưng c̣n rất nhiều bí mật ở phía trước. Các pḥng thí nghiệm tại các quốc gia phát triển chạy suốt ngày đêm để hiểu được cơ chế nào con người đă h́nh thành từ con sâu!

Con người đứng trước những cơ hội chưa từng có, kèm theo những vấn đề cũng chưa từng có. Các căn bệnh hiểm nghèo có thể sẽ được giả mă và điều trị. Các nhà khoa học đang rất tự tin hiểu rơ cơ chế hoạt động và phát triển của ung thư ở cấp phân tử. Căn bản, ung thư được hiểu là “bệnh di truyền” (genetic diseases); chuỗi từ 4 đến 6 đột biến dẫn đến ung thư đă được xác định cho phần lớn các loại ung thư. Không chỉ những gen chính liên đới đă được nhận dạng. Các nhà khoa học c̣n nắm được những bước cơ bản mà một tế bào b́nh thường bất chợt trở thành ung thư. “Đây là thời đại hứng khởi nhất có thể tưởng tượng được!”. Gen chúng ta có thể được “sửa chữa”. Cây cỏ có thể được thay đổi gen để phục vụ yêu cầu của con người.

Khoảng 2020 cuộc cách mạng sinh học phân tử cũng có thể sẽ kiểm soát được một loại bệnh lâu đời và phổ biến khác: bệnh di truyền (hereditary diseases) đă h́nh thành xuyên suốt lịch sử, chẳng hạn như các bệnh amyotrophic lateral sclorosis (ALS, teo cơ xơ cứng bên) của Stephen Hawking, cystic fibrosis (xơ hóa nang) của Friedrich Chopin, rối loạn chuyển hóa porphyria của Vincent van Gogh. Có khoảng 5.000 bịnh di truyền ở người. Chúng gây đau khổ cho 15% dân số. Thuốc men đă bất lực hàng ngàn năm, nhưng y tế sinh học phân tử hứa hẹn chúng ta các liệu pháp mới và chiến lược chống lại chúng, và cả khả năng chữa lành bịnh.

Nhưng cuộc chiến đấu này sẽ không bao giờ chấm dứt bởi những hiệu ứng đối kháng của tiến hóa (loại bỏ đáng kể các gen có hại này bằng chọn lọc tự nhiên) và đột biến (cung cấp chúng thêm bằng lỗi ngẫu nhiên, tia vũ trụ, chất độc, ô nhiễm môi trường, v.v.). Ở mỗi thế hệ, có vài trăm đột biến xảy ra trong DNA của mỗi chúng ta, trong đó sẽ có một số ít gen có hại len lỏi vào cơ thể chúng ta. Như vậy sẽ có hằng tỉ các gen có hại sẽ đi vào cái bể chứa gen của chúng ta. Do đó cuộc chiến đấu không bao giờ dứt.

Thế kỷ 21 đứng trước một cuộc cách mạng lớn lao trong ngành phân tử sinh học. Con người sẽ thay đổi tự nhiên xung quanh ta, và trong ta. Con người có thể sinh đàn con khỏe mạnh, và có thể sống đến 150 tuổi hoặc hơn? Những thay đổi đó tốt có, nhưng không phải không có những hệ quả sinh học, đạo đức nghiêm trọng lâu dài cho nhân loại.

 

Năm Darwin người ta không thể không nghĩ đến ư tưởng rằng cuộc tiến hóa của con người hôm nay, Homo sapiens sapiens, đă dừng lại hay chưa. Nó không chấm dứt chút nào. Cái “cối xay” của sự chọn lọc tự nhiên sẽ tiếp tục nghiền nát chất liệu trong đó, không trừ chính chúng ta. Hai triệu năm trước trái đất đă có giống người Hominid xuất hiện tại châu Phi mà các chuyên gia khoa học gọi họ là Homo erectus, v́ họ đứng thẳng, sử dụng hai tay. Họ đă phát triển thành xă hội như chúng ta. Nhưng cách đây 500.000 năm họ bị biến mất, và thay vào đó là sự xuất hiện của người Neandertal cách đây 200.000 năm. Người Neandertal có tính nhân đạo, và biết tạo ra văn hóa, thẩm mỹ như chúng ta. Nhưng rồi họ cũng lại biến mất khỏi trái đất mà khoa học chưa giải thích được.

Câu hỏi đặt ra trong năm Darwin 200 là con người hiện đại hôm nay, được gọi là Homo sapiens sapiens, rồi đây cũng sẽ như người Neandertal của tương lai chăng? Ích kỷ, xa hoa, phung phí, bạo lực, uy quyền, sex đang thống trị thế giới xuyên suốt. Trái đất không thể chịu đựng cho cuộc sống và sự tăng trưởng như thế này nữa. Trái đất đang bị “ung thư” nặng nề. Nói như Richard Dawkins: “Chúng ta là những cổ máy (chỉ biết) lo sinh tồn (cho ḿnh) – các cổ máy tự động, được lập tŕnh một cách nhắm mắt nhằm bảo toàn các phân tử ích kỷ được gọi là gen.” Chính sự ích kỷ đó sẽ biến đổi cả trái đất lẫn con người trong những thập kỷ tới.

Chúng ta nhớ lại những lời của Nietzsche: “Các ngươi đă tiến hóa từ con sâu đến con người làm sao! Và rất nhiều thứ trong các ngươi vẫn c̣n là sâu bọ, và một kư ức của con đường của các ngươi”. Để tránh số phận của người Neandertal, con người phải được “khắc phục”, “vượt qua” (überwunden) chính nó, như lời của Nietzsche.

Chúng ta nên lấy những lời sau đây Stephen J. Gould, nhà động vật học và địa chất học tên tuổi của Harvard làm câu tâm niệm hằng ngày:

 

Con người không phải là sản phẩm cuối cùng của một sự tiến bộ có thể nh́n thấy trước được của sự tiến hóa, mà là một kẻ đến sau ngẫu nhiên vũ trụ, một nhánh nhỏ  xíu của cái bụi rậm sum suê không thể tưởng được của sự sống, mà, nếu mọc lại một lần thứ hai từ hạt giống, th́ gần như chắc chắn rằng bụi rậm ấy sẽ không cho ra nhánh này một lần nữa, hay nói chung, chẳng cho nhánh nào với một tính chất chúng ta gọi là ư thức.

 

Để biết rằng sự sống của chúng ta là chỉ có một lần trên quả đất, để ǵn giữ và trân trọng nó cùng với môi trường sống một cách bền vững cho măi măi các thế hệ mai sau. Bền vững là thước đo thử nghiệm cho khả năng của con người biết thích nghi theo nghĩa tiến hóa, không phải bằng một sự chọn lựa mù quáng, mà bằng quyết định khôn ngoan và ư thức. Phải phát triển kinh tế theo bền vững, chứ không theo tăng trưởng mù quáng, phát triển thế nào để các thế hệ đời sau măi măi cùng có những điều kiện phát triển như chúng ta hôm nay. Phải chứng minh chúng ta đă hơn và đoạn tuyệt với con khỉ, con sâu trong ta.

 

Bạn đọc quư mến,

Thiên văntiến hóa đều có chung một ư nghĩa: đi t́m nguồn gốc sâu xa của con người trong vũ trụ và trên mặt đất, nối liền quá khứ và tương lai của vũ trụ mà những cái huyền bí của nó, tuy nghiên cứu khoa học đă có những bước tiến cực kỳ phát triển, nhưng vẫn chưa được hiểu hết. Kỷ yếu 2009 muốn gợi lên cho thanh niên và cộng đồng có sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề của con người và vũ trụ, và có ư thức bảo tồn hơn sự sống trên trái đất. Con người là sản phẩm tuy không hoàn hảo của tạo hóa, nhưng rất độc đáo và vô giá. Chúng ta mang trong người không những các ‘vết xưa’ của cuộc tiến hóa trên mặt đất, mà c̣n mang những dấu vết của tiến hóa vũ trụ hằng tỉ năm trước. Từ đâu có các nguyên tố sắt trong cơ thể chúng ta, nếu không phải từ các vụ nổ supernova? Làm sao để có một hành tinh như trái đất của chúng ta có những điều kiện thuận lợi cho sự nảy nở và phát triển của sự sống: ở một khoảng cách vừa phải đối với mặt trời, để khỏi bị nóng cháy hay giá buốt; có một trọng lượng vừa phải để giữ được bầu khí quyển bền vững; quay với tốc độ vừa phải xung quanh trục của nó để bề mặt nó không bị nóng cháy hay băng giá bởi ánh sáng mặt trời? Cho nên chúng ta lại càng trân trọng sự sống trên trái đất, càng đóng góp cho nó phát triển không phải theo tăng trưởng thuần túy, mà theo bền vững. Chỉ có phát triển bền vững mới giúp con người và các chủng loài thoát khỏi những thảm họa ghê gớm tương lai.

 

Tiếp theo Galilei, Darwin đă làm một cuộc khai sáng vĩ đại cho nhân loại, dĩ nhiên không có tù đầy, nhục mạ, thề bỏ lư thuyết của ḿnh từ phía quyền uy nào cả như Galilei đă từng bị, tuy không phải không bị làm đối tượng của sự đả phá và châm biếm cay độc từ dư luận bảo thủ vẫn nghĩ con người là sản phẩm duy nhất của Chúa đứng trên mọi giống loài. Nếu Darwin mà sống vào thời của Galilei chắc ông đă bị hỏa thiêu tức khắc, v́ sẽ bị khép vào tội “thóa mạ” sản phẩm của Chúa là con người, hay biến con người xuống thành con vật tiến hóa. Chúng ta nhớ năm 1822 ṭa án dị giáo của nhà thờ La mă đă cho phép xuất bản sách dạy trái đất quay quanh mặt trời, và năm 1835 chính thức gạch tên các quyển sách của Galilei, Kepler ra khỏi Danh mục sách cấm của ṭa thánh, th́ năm 1831 người thanh niên Charles Darwin hăng hái bước lên tàu Beagle để làm cuộc khám phá lịch sử. Tuy nhiên nói thế không có nghĩa bóng đêm của quyền uy như thời Galilei hay tương tự đă biến mất hẳn trên trái đất này.

Chúng tôi xin cám ơn tất cả đóng góp quư báu của Anh Chị gần xa để làm nên hai số kỷ yếu đượm chất khoa học và nhân văn. Đặc biệt xin cám ơn thiền sư Matthieu Ricard đă tham gia kỷ yếu với chúng tôi. Xin chân thành cám ơn Đài quan sát thiên văn Paris đă có nhă ư tài trợ cho công việc kỷ niệm này. Và mong bạn đọc đón nhận kỷ yếu trong sự cảm thông cho những ǵ c̣n thiếu sót.

 

 

 

Nguyễn Xuân Xanh

và Ban Chủ Biên