T r ư ờ n g H ợ p B à i T h ơ

“C̣n Chút Ǵ Để Nhớ”

Vũ Hữu Định (1942-1981), tên thật Lê Quang Trung, là một nhà thơ nổi tiếng. Tên tuổi của ông gắn liền với bài thơ “C̣n chút ǵ để nhớ”, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc năm 1970 thành ca khúc cùng tên. Vũ Hữu Định làm thơ đăng báo từ khoảng thập niên 1960, với bút danh Hàn Phong Lệ, về sau đổi thành Vũ Hữu Định. Tên Vũ Hữu Định bắt đầu phổ biến cùng với bài thơ “C̣n chút ǵ để nhớ” của ông. 

Vũ Hữu Định vào đời sớm, lập gia đ́nh sớm và sống nghèo trong suốt quăng đời ngắn ngủi của ḿnh. Ngoài làm thơ, ông từng làm cán bộ Xây Dựng Nông Thôn ở Đà Nẵng. Sau biến cố 1975, ông ở lại Việt Nam và bị đưa đi học tập cải tạo 1 tháng. Vũ Hữu Định được biết đến là một người mê rượu, tuy nghèo nhưng có máu giang hồ, tính t́nh phóng khoáng. Ngày 3 tháng 4 năm 1981, sau 1 chầu rượu với bạn bè, ông bị té lầu và qua đời, hưởng dương 40 tuổi.

Bài thơ C̣n Chút Ǵ Để Nhớ viết năm 1970, khi nhà thơ sang thăm 1 người bạn ở Pleiku. Cùng năm này, bài thơ được đăng báo Khởi Hành của Viên Linh và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc, rồi trở nên phổ biến với giọng hát Thái Thanh. Ca khúc được phổ theo nhịp 3/4, điệu Boston, lời thơ vẫn giữ nguyên với khổ thơ cuối được nâng lên thành cao trào.

C̣n một chút ǵ để nhớ

Phố núi cao phố núi đầy sương 

phố núi cây xanh trời thấp thật buồn 

anh khách lạ đi lên đi xuống 

may mà có em đời c̣n dễ thương phố núi cao phố núi trời gần 

phố xá không xa nên phố t́nh thân 

đi dăm phút đă về chốn cũ 

một buổi chiều nào ḷng bỗng bâng khuâng 

em Pleiku má đỏ môi hồng 

ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông 

nên mắt em ướt và tóc em ướt 

da em mềm như mây chiều trong 

xin cảm ơn thành phố có em 

xin cảm ơn một mái tóc mềm 

mai xa lắc bên đồi biên giới 

c̣n một chút ǵ để nhớ để quên

VHĐ

Bản nhạc và bài thơ được nhiều người ưa thích và sống măi tới bây giờ. Đă có nhiều nhà văn viết về nó cùng với địa danh Pleiku Phố Núi. Trong số đó có Nguyễn Đ́nh Toàn, Nguyễn Mạnh Trinh, Du Tử Lê.

Nguyễn Đ́nh Toàn

Rất nhiều người yêu bài thơ C̣n Một Chút Ǵ Để Nhớ của Vũ Hữu Định, v́ được nghe qua nhạc Phạm Duy (năm 1970). Nghe rồi mới đọc. Nhiều khi cũng không phải là đọc nữa. Người ta nghe và thuộc lời ca của bản nhạc, từ đó nhớ lại rồi khám phá ra cái hay của bài thơ, cái hay của từng chữ trong bài thơ.

Trước khi có bài thơ của Vũ Hữu Định, không biết có bao nhiêu người đă ước ao được đến Pleiku. Nhưng sau khi bài thơ được phổ nhạc và hát lên, số người muốn được đặt chân, được nh́n thấy tận mắt cái phố núi ấy, không thua ǵ số người muốn nh́n thấy Thôn Vỹ Dạ v́ đọc thơ Hàn Mặc Tử. Có lẽ người nào đó đă nói đúng khi cho rằng, một thành phố dù đẹp đến đâu, nếu chưa được đưa vào văn thơ, âm nhạc, hội họa… cũng kể như nó chưa có linh hồn vậy. Và một tác phẩm hiện hữu hay tồn tại được h́nh như cũng có những cơ duyên của nó.

Phạm Duy cho biết, ông gặp Vũ Hữu Định ở Pleiku trong một chuyến đi t́m cảm hứng cho cuộc sống của riêng ông và nhất là t́m hiểu tâm trạng những nhà thơ trẻ, đại đa số khi ấy đang đi lính. Phạm Duy cho biết ông đă chọn và phổ nhạc bài thơ của Vũ Hữu Định không thêm bớt một chữ nào. Ông cũng giữ nguyên vẹn cấu trúc [structure] cũng như vận tiết [prosodie] của bài thơ. Ông chỉ dùng một thanh âm có bán cung của dân ca Jarai hay Bahmar để gợi cái không khí cao nguyên và một chuyển giọng [tonalité] ở đoạn cuối để cho bài ca có thêm màu sắc.

Ca khúc C̣n Một Chút Ǵ Để Nhớ thành công thế nào mọi người đă biết. Có thể nói, không một ca sĩ tên tuổi nào của chúng ta khi ấy lại không có lần tŕnh bày bài hát này. Và, nghe rồi, người ta hẳn cũng có lúc tự hỏi, nếu không có nhạc của Phạm Duy, liệu bài thơ có thể phổ biến mau chóng và rộng răi như vậy chăng? Câu hỏi ấy, dù có bao nhiêu câu trả lời cũng không ích ǵ. Ta có một bài thơ hay rồi lại có một bài hát hay, đó chưa đủ là một điều thích thú sao? Thắc mắc nữa mà chi?

Nguyễn Mạnh Trinh

Bài thơ về phố núi Pleiku của Vũ Hữu Định với nhạc Phạm Duy đă tạo một thành phố nhỏ nơi xó rừng thành một nơi chốn đầy huyền thoại, vừa lăng mạn vừa bi tráng. Ở đây, có những chuyện về Bà Chúa Rừng linh thiêng, có những mối t́nh y như tiểu thuyết của những người lính trận và những cô gái giang hồ. Thời chiến tranh cực độ, phố núi là nơi dưỡng quân của những chàng G.I. từ mặt trận biên giới trở về và cũng là nơi mà các nàng kiều nữ từ khắp nơi đổ về kiếm tiền.Và, cũng chính nơi đây, là nơi nghỉ phép của những chàng lính chiến từ biên trấn. Rượu, ăn chơi, nhảy nhót, cho quên sầu để rồi trở lại chiến trường, ở đó có những mối t́nh giang hồ nhưng cũng có những mối t́nh lăng mạn trong trắng.

Ở đó, cũng có con đường Trịnh Minh Thế rợp bóng cây dầu, cây sao, những giờ đi học hay tan học tung tăng những tà áo trắng nữ sinh trong cái mù sương buổi sáng hay nhạt nắng buổi chiều. Pleiku, “phố xá không xa nên phố t́nh thân. Đi dăm phút đă về chốn cũ…” Con đường Hoàng Diệu từ rạp Diệp Kính đến Bưu Điện, chỉ vài phút đi lên đi xuống để cho đời c̣n mơ c̣n mộng, c̣n thấy hạt nắng dễ thương, hạt mưa tuy buốt lạnh nhưng lại ấm ḷng v́ đôi mắt em. Dù nơi đây suốt năm là mùa đông tháng giá nhưng má đỏ môi hồng em làm ấm mùa xuân. Và: 

xin cảm ơn thành phố có em

xin cảm ơn một mái tóc mềm

mai xa lắc trên đồn biên giới

c̣n một chút ǵ để nhớ để quên.”

Du Tử Lê

Địa danh hay nơi chốn thường chiếm giữ một vị trí đáng kể trong thi ca Việt Nam. Thí dụ như “Thăng Long thành hoài cổ” của bà Huyện Thanh Quan, hay “Đôi mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng. Hoặc gần hơn nữa là “C̣n chút ǵ để nhớ” của Vũ Hữu Định, vân vân…

Nhiều người cho rằng, nếu không kể những áng văn chương cổ mà chúng ta phải học, đọc th́ số người biết đến “Đôi mắt người Sơn Tây” sẽ không nhiều lắm, nếu nó không được soạn thành ca khúc bởi nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương. Cũng vậy, số người yêu “C̣n chút ǵ để nhớ” của nhà thơ Vũ Hữu Định sẽ giảm nhiều, nếu không có phần nhạc của Phạm Duy.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên căn bản những bài thơ được các nhạc sĩ t́m tới, chọn để soạn thành ca khúc, tự thân đă vốn có những đặc điểm mà các bài thơ khác không có. 

Hơn thế nữa, khi bài thơ “C̣n chút ǵ để nhớ” của cố thi sĩ Vũ Hữu Định vỏn vẹn chỉ có 4 khổ mà ông đă vẽ được bằng ngôn ngữ “chân dung” rất riêng của Pleiku, một thành phố cao nguyên miền Nam. 

By NGUYỄN & BẠN HỮU