HanThuyTab

Phan Huy Đường giới thiệu

Bàn về tư duy khoa học

Hàn Thuỷ

(Bút hiệu của Hà Dương Tuấn)

 

 

 

 

Khoa học luận

Bachelard và tác phẩm Sự hình thành tinh thần khoa học

Darwin : Khởi đầu là sự ngẫu nhiên

 

Đầu thế kỷ 21 : Tin học và Sinh học hội tụ

Văn hoá truyền thống và khoa học (1)

Văn hoá truyền thống và khoa học (2)

Văn hoá truyền thống và khoa học (3)

Văn hoá truyền thống và khoa học (4)

Văn hoá truyền thống và khoa học (5)

Hư Vô – Chân Không trong khoa học tự nhiên

 

Tiểu luận

Học chữ Hán cao độ từ nhỏ, không có lợi cho trí tuệ khoa học

Tiếng vỗ của một bàn tay (Nam Dao giới thiệu)

Khoa học luận, tại sao ?

Một đề nghị cải cách chính tả :  viết liền, chính xác và trong sáng

 

Giới thiệu

Một nét đặc thù của văn hoá Việt Nam là : tự nó, nó không có truyền thống triết học. Các hệ tư tưởng có hệ thống chi phối nó, nó đều vay mượn của người đời, xuyên qua ngôn ngữ của người khác, ngôn ngữ Hán-Việt : Phật, Khổng, Lão, Ky Tô Giáo, tư tưởng của Thế kỷ Khai sáng, Chủ nghĩa Quốc Gia, Chủ nghĩa Cộng Sản và, ngày nay, đủ thứ chủ nghĩa của thế giới toàn cầu hoá, tả và hữu và... linh tinh.

Điều này bình thường.

Những dân tộc đã tạo ra những hệ tư tưởng lớn, có thể đếm trên đầu ngón tay. Xét cho cùng, những hệ tư tưởng đó không do những dân tộc tạo ra mà do những cá nhân vĩ đại tạo ra. Đâu phải người Hy Lạp cổ nào cũng là Socrate, Platon hay Aristote ! Nhưng Socrate, Platon và Aristote chỉ có thể hình thành trong nền văn minh Hy Lạp cổ thôi. Bách gia chư tử và Khổng Tử cũng vậy, chỉ có thể hình thành trong nền văn minh Trung Quốc thôi.

Một đặc điểm thứ hai của văn hoá Việt Nam là : nó thích vay mượn lung tung, ít có khả năng phê phán triệt để. Bàn về quan hệ giá trị giữa người với người, nó lôi quan hệ khách quan giữa người với vật giới ra để ép con người thành đồ vật, đúng theo "quy luật"  "khách quan" của lịch sử hay một trăm thứ bà rằn khác, kể cả "quy luật" "khách quan" của kinh tế thị trường toàn cầu hoá. Bàn về quan hệ khách quan giữa người với vật giới, nó lôi những giá trị nhân bản giữa người với người và đủ thứ suy luận linh tinh khác để hành động : trao cho những người vững "lập trường", "đạo đức" làm những việc họ không có khả năng làm.

Phải công nhận, ta chưa có khả nẳng mở đường cho kiến thức của nhân loại. Nhưng ta, như nhiều người trong thế gian này, có khả năng tiếp thu kiến thức của nhân loại, không như một học trò ngoan ngoãn, luôn luôn vâng dạ, mà như một con người tự do biết học, biết tiếp thu những điều đúng của thiên hạ và biết ngờ vực tất cả những điều đáng ngờ vực.

Mời bạn thưởng thức những suy luận của Hàn Thuỷ về một lĩnh vực kiến thức cơ bản ngày nay : tư duy khoa học là gì, độc lập và không độc lập với tư duy nói chung như thế nào.

 

Phan Huy Đường