HoangDoMieng

 

Ư kiến về

MIÊNG, TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN

Văn Mới Xuất bản, 1999.

 

Tuyển Tập Truyện Ngắn của Miêng là một thành tựu lớn trong nền văn học hải ngoại. Cuốn truyện khá hay. Tac giả khá lăo luyện trong kỹ thuật dựng truyện, sắp xếp t́nh tiết, xây dựng nhân vật, và vẽ ra một bối cảnh rộng lớn của kiếp nhân sinh. Hai mươi một truyện ngắn trong tuyển tập này như một bản hùng ca vừa bi tráng vừa ai oán, vừa thiết tha, mà khi gấp cuốn sách lại, âm hưởng của nó vẫn vang vọng trong ḷng người đọc.

    Miêng viết cẩn thận. Mỗi câu chuyện đều được bắt đầu và kết thúc trong chừng mực, vừa đủ. Tác giả không giải thích lê thê cũng như không bí hiểm trong cách dùng chữ đặt câu. Và điểm mà tôi thích nhất trong toàn bộ tuyển tập của Miêng là cái nh́n vừa trang trọng và vừa giễu cợt của tác giả trước một vấn đề, một sự kiện, hoặc bất cứ một nhân vật nào. Và h́nh như tác giả cũng không ngần ngại khi đưa ra những chủ đề có tính taboo dàối với người Việt chúng ta như đồng t́nh luyến ái và loạn luân. Mà thật ra, đấy là những vấn đề đă tồn tại và sẽ c̣n tồn tại măi trong kiếp con người.

    Ngoại trừ một số ít truyện có chút vui nhộn, hầu hết không khí trong tuyển tập này bao trùm một màu đen tang tóc, buồn thảm. Anh Nguyễn Mộng Giác trong bài « Đọc Miêng » trên Văn Học số 161, cho đây là « dáng dấp những bi kịch Hy Lạp ». Có lẽ vậy. Cái chết và nỗi điên loạn như luôn luôn ám ảnh những nhân vật của Miêng. Và cho dù nhân vật đă chết, số phận vẫn chưa buông tha những người c̣n sống sót. Bà mẹ trong « Hy Sinh », nhân vật chính trong « Lạc », và chị Thảo trong « Hiếu Thảo » là ba nhân vật phải gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của những nhân vật đă chết. Mỗi người một vẻ. Nhưng rút cuộc, chính cái chết này mới bắt đầu nói lên ư nghĩa (hoặc vô nghĩa) của cuộc sống những người c̣n lại.

    Đọc Miêng, tôi c̣n có cảm tưởng tác giả như muốn chứng minh một điều ǵ không thể chứng minh được. Người con trai trong « Hiếu Thảo» muốn giêt Mẹ để chứng minh rằng chị Thảo sẽ bớt khổ hơn nếu Mẹ chết. Nhưng kết quả hoàn toàn trái ngược. Mẹ chết đă để lại trong chị Thảo một nỗi trống vắng thênh thang. Và cũng v́ mất Mẹ, chị Thảo không c̣n t́m thấy ư nghĩa của cuộc sống nữa . Cuộc đời của chị xưa nay gắn bó với Mẹ. Chị với Mẹ tuy hai mà một. Số phận người này níu kéo số phận người kia. Ở điểm này nếu nói rộng hơn, Miêng có vẻ lên án các cụ ngày xưa đ̣i hỏi ở con cái quá nhiều. O Hậu trong « Già », cặp t́nh nhân trong « N.Y. » và chị Thảo là nạn nhân trực tiếp của tính ích kỷ do các cụ đặt ra. Bà cụ trong « Già » không đoái hoài ǵ đến con cháu, nhưng khi cụ không đủ sức tự săn sóc ḿnh nữa th́ lại thích có người hầu hạ, cung phụng cụ. Cặp t́nh nhân trong « N.Y. » không hiểu sao hai bà mẹ lại ghét nhau ghê gớm. Hai cụ có một mối thù từ thuở nào đó và sẵn sàng truyền lại cho con cái ḿnh. Trong « Hiếu Thảo», h́nh ảnh hai ông bà cụ và một cô gái già có nét ǵ đó vừa cô đơn vừa sầu thảm. Có lẽ cuộc đời của chị Thảo sẽ khác hơn, có ư nghĩa hơn nếu hai cụ không đ̣i hỏi ở chị nhiều quá. Bi kịch của chị Thảo, của O Hậu, của cặp t́nh nhân có lẽ rất phổ biến trong các gia đ́nh Việt Nam.

    Nói chung, cái độc đáo của Miêng là sự tinh tế, thông minh, và sâu sắc khi viết về mọi vấn đề trong thời đại của chúng ta. Đọc đến đoạn con khỉ Chi Chi cầm cái dao loáng máu làm tôi lạnh người, đoạn bà cụ Chắc vừa gơ mơ tụng kinh vừa mưu tính lợi hại cho tôi sự mỉa mai cay đắng của kiếp nhân sinh, và đoạn đáng nhớ nhất là bà mẹ nhận tiền tử của con lại cứ ngỡ rằng con dành dụm gửi về biếu mẹ. Cho đến cái chết của Quỳ cũng có một điều ǵ đó thật mông lung, cô quạnh. Nói đúng ra Qùy chết v́ tự nàng lao đầu vào cuộc t́nh không lối thoát. Qùy nghĩ rằng Cương yêu nàng đến độ giết vợ để ḥng chung sống vơi nàng. Nàng hoàn toàn nghĩ sai. Cương làm t́nh với nàng lần cuối như một cách trả ơn nàng đă ra làm chứng cho y. Kết quả là nàng mang thai. Qùy đến t́m Cương và bắt gặp y đang làm t́nh với một người con gái trẻ khác. Qùy thất vọng nhảy xuống sông Seine tự tử. Nói cho cùng, nguyên nhân đưa đến cái chết của Qùy có lẽ bắt đầu từ lúc đứa con trai và chồng nàng bị tai nạn xe hơi đến độ tật nguyền. Qùy viết trong nhật kư : « Tôi thường ngồi lịm giữa cầu thang nhớ tới thân h́nh xiêu vẹo anh khó nhọc bước lên ». Chồng Qùy trở nên khó tính và mất đi nhiều khả năng đă có. Trong khi đó Cương đem đến cho nàng nhiều an ủi và, một cách nào đó, thổi vào nàng sự sống đang lần ṃn chết đi. Bi kịch của Qùy phần lớn khơi mào từ chính trong gia đ́nh của nàng hơn là do Cương đem đến. Có một điểm hơi vô lư trong truyện này: Qùy ra làm chứng cho Cương.  Thiết tưởng sự làm chứng của nàng hoàn toàn vô ích nếu không muốn nói góp phần vào buộc tội Cương sớm hơn. Miêng loay hoay ở trang 146, 147 và 148 nhưng vẫn không thuyết phục được người đọc sự cần thiết và hợp lư để Qùy ra làm chứng.

    Một số ghi nhận mà theo tôi có vẻ hơi thái quá trong Tuyển Tập Truyện Ngắn của Miêng. 1) Vài truyện diễn tiến quá mau làm người đọc có cảm tưởng đang đọc một summary ; cốt truyện và nhân vật không có cơ hội phát triển tự nhiên. 2) Nhân xưng trong truyện « Cái Giếng » chưa được chỉnh cho lắm. 3) Mưa có ư nghĩa đặc biệt trong truyện của Miêng, thường báo trước một biến cố quan trọng nào đó sắp xảy ra, nhưng nhiều đoạn tác giả hơi lạm dụng tiếng mưa (oversimply, oversignify), thành thử,  một cách nào đó, làm mất đi ư nghĩa hiển nhiên của nó. 4) Không khí điên rồ và bịnh hoạn bao phủ quá nhiều. Một số truyện và nhân vật có nguy cơ tiến đến ranh giới của morbidity và pathos. Nếu không khéo léo, tác giả rất dễ đưa người đọc vào trạng thái hoài nghi hoặc câu chuyện chính nó cũng mất tính reliable.

    Anh Nguyễn Mộng Giác Viết : « Tôi nghĩ chưa có nhà văn nữ Việt Nam nào dựng một không khí tiểu thuyết thảm khốc như thế, trước Miêng ». Thật đúng vậy, và có lẽ chưa có nhà văn nữ Việt Nam nào viết về một thời đại đă qua hoặc đang xảy đến với cái nh́n u uất và đầy cảm tính như Miêng. Tuyển Tập Truyện Ngắn của Miêng là một tác phẩm quan trọng trong nền văn học hải ngoại. Ông Nguyễn Hưng Quốc, trong một số bài viết gần đây, nhận định nền văn học èo uột của chúng ta hiện nay. Ông có lối lư luận sắc bén và chặt chẽ, không thể không đồng ư với ông. Tuy nhiên, truyện ngắn của Miêng là một bằng chứng ngược lại điều ông nói.

 

HOÀNG ĐỖ

Spokane, Washington,

10-1999