HoangHungAcMong

 

 Nam Dao giới thiệu 

Ác Mộng

của Hoàng Hưng

 

... để nhớ cơn oan nghiệt đổ xuống đời dăm người, tội danh là thơ, yêu và làm, mặc cho sống hay bắt chết. Và có  tù trong hoặc tù ngoài th́ vẫn cứ giữ một nhân cách, là những nhà thơ đích thực

ND

 

Ác mộng,  Lời ngỏ của Hoàng Hưng :

“ Thấm thoắt đă hai mươi năm kể từ cái ngày tôi ngơ ngác xách gói (...) khấp khởi bước ra khỏi cổng trại Thanh Cẩm mà ḷng c̣n chưa tin hẳn đó là sự thật. Cho đến khi, theo lời dặn của người quản giáo tốt bụng, rẽ vào nhà anh để ăn bữa cơm tự do đầu tiên sau 39 tháng cơm tù. Và được anh chỉ lối ra bến xe khách về ga Thanh Hoá. (...).

“ Đêm đợi tàu ở ga Thanh Hoá để về đoàn tụ với đại gia đ́nh ở Hà Nội, giữa đám trẻ bụi đời mà tôi tự nhiên sáp vào theo một lựa chọn bản năng cho sự an toàn của ḿnh, sự lựa chọn không thể giải thích bằng lư trí, có lẽ là đêm đầu tiên tôi không ác mộng. Có thể nói hơn một ngh́n đêm sống trong các chỗ giam cầm khác nhau, từ trại tạm giam Hoả Ḷ, đến Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia ở ngoại thành Hà Nội, sau cùng là trại cải tạo Thanh Cẩm ở miền núi Thanh Hoá, hầu như không đêm nào tôi không gặp ít hay nhiều ác mộng, những ác mộng ngắn hoặc dài, là những mảnh vụn hay cả một câu chuyện. Phần lớn những ác mộng ấy, nếu không là lạc vào những cảnh giới hăi hùng th́ cũng bao gồm cảnh ḿnh bị rượt đuổi, bị bắt, hay bị giam cầm, hoặc vượt ngục mà không thoát... Có điều tôi có thể khẳng định là tôi chưa bao giờ mơ thấy ḿnh bị đánh đập hay bị tra tấn !

“ Đêm tự do đầu tiên h́nh như tôi ngủ rất sâu, và tỉnh dậy không nhớ là ḿnh có mơ thấy ǵ trong lúc ngủ hay không. Nhưng rồi về sau, cứ lâu lâu, tôi lại có những ác mộng, mà phần lớn cũng lại vẫn là những cảnh như thế. T́nh trạng cứ kéo dài cho đến tận bây giờ. Tôi hằng mong chúng đừng trở lại, đừng làm tôi thảng thốt tỉnh dậy giữa đêm, đừng ám ảnh những ngày tôi đang mong muốn tĩnh tâm để hoà nhập lại với xă hội và tự tu chỉnh con người ḿnh. Nhưng vô ích. Chúng cứ trở lại, lúc thưa lúc mau, không bao giờ báo trước. Trong lúc tôi ở tù, vợ tôi có lần đi xem bói, một cô bói rất trẻ và xinh ở gầm cầu Trương Minh Giảng (Sài G̣n). Không cần khai cô ấy cũng biết là “ chồng của chị đang bị tù. Rồi sẽ được ra, nhưng nếu ông ấy không biết tu th́ rất có thể sẽ vào tù lần nữa ”. Khi tôi về th́ cô bói đă đi đâu không t́m lại được nữa, nhiều khả năng cô đă vượt biên, và đă hoặc bỏ xác trên biển cả hoặc thành một Việt kiều ở đâu đó.

“ Vợ tôi rất lo cho tôi, luôn khuyên tôi phải tu. Tu có nghĩa là phải kiềm chế dục vọng, phải kiềm chế “ cái tôi , và phải nhẫn nhịn, đừng chấp trước, đừng oán hờn. Than ôi thằng làm văn nghệ thường rất khó tu, nhất là tu hai cái đầu tiên, nhưng cái sau cùng th́ tôi tự xét ḿnh phần nào tu được. Chứng cớ là tôi chẳng bao giờ oán hận những người đă tham gia bắt bớ giam cầm ḿnh, làm cho vợ con ḿnh khổ cực suốt mấy năm trời mà những di chứng đến bây giờ chưa hết. V́ thực tâm tôi hiểu họ không thù ghét ǵ tôi cả, thậm chí có thể có người trong số họ lúc ấy tin rằng tôi có tội, đáng phải cải tạo.

“ Cố gắng “ tu  theo lời vợ khuyên, liệu tôi có thoát khỏi tù đầy lần nữa hay không chưa biết, nhưng những cơn ác mộng th́ vẫn không buông tha cho tôi.

“ Đọc sách phân tâm học, tôi được thuyết phục rằng muốn chữa bệnh tâm lư th́ phải tự gợi lại những chấn thương từ thuở xa xưa ḿnh đă gặp phải. Nhớ lại được rơ ràng th́ sẽ có cơ may khỏi bệnh. Kinh nghiệm thông thường cũng cho rằng những nỗi thương đau một khi kể ra được th́ sẽ vơi đi. Vậy th́, muốn tự giải thoát khỏi những cơn ác mộng, một lần cho xong, tôi thấy ḿnh phải kêu lên một tiếng, kêu thật to, cho tỉnh hẳn.

“ Đó là lư do năm 2002, vào dịp kỷ niệm 60 năm chào đời, 40 năm chào thi đàn, cũng là dịp 20 năm đời ḿnh có một bước ngoặt lớn là sa chân vào ngục tù, tôi quyết định đưa 30 bài thơ họp thành phần Ác mộng vào trong Tuyển Thơ 40 năm của ḿnh.

“ Đây là những bài thơ tôi làm trong và sau khi ra tù. Có những bài “ vụt hiện  trong óc, tôi cố nhớ và sau khi ra tù th́ ghi lại, chỉ sửa đôi từ hoặc không sửa ; có những bài h́nh thành một phần trong tù, hoặc một đoạn, hoặc cái tứ, hoặc một câu chủ, sau này tôi dựa vào đấy mà hoàn thành; có những bài, trong những lúc bị ám ảnh kéo dài của ác mộng, tôi lại như sống trở lại cảnh sống trong tù trước đây, và bài thơ hiện ra.(...)

“ V́ lợi ích của bản thân là tự giải thoát khỏi những ác mộng dai dẳng, không thể chờ đợi lâu hơn, hôm nay tôi quyết định công bố ba mươi trong số các ác mộng ấy. Để tống tiễn chúng như tống tiễn các vong hồn, để quên chúng đi măi măi, cho chúng đừng đè nặng hai vai ḿnh trên con đường tương lai...

Ác mộng

(Nhật kư - Thơ, 30 bài thơ 1982-1992)

Ta nung nấu ngh́n đêm ác mộng
Đánh ch́a vàng mở lối về em

VÀO

Vào

Cánh cửa sắt đen kịt
Đóng sầm sau lưng tôi
Bỗng ào ào náo loạn
Như một bể dầu sôi.
Những cái đầu trọc lốc
Vươn theo từng bước đi
Những bộ xương đen đúa
Bốc lên mùi tử thi.
A! Địa ngục là đây
Ta bắt đầu kiếp quỉ
Sao dễ dàng quá nhỉ
Chỉ một bước một giây
Bước qua cánh cửa này
Kiếp người đă xa lắc.

Giật ḿnh nghe tiếng quát:

- Cởi hết áo quần ra!

17/8/1982

YẾU L̉NG

Bữa cơm đầu tiên

Nhai miếng cơm khô giữa nắng
Trệu trạo trong mồm nuốt khó trôi
Bạn giục ăn nhanh không người mắng
Bỗng nghẹn lưng chừng nước mắt rơi

Thôi thế từ nay đoạ kiếp rồi
Tin dữ bây giờ chắc tới nơi
Nhà ta đau đớn chừng nào nhỉ
Tối sầm trước mặt bát cơm rơi

Chiều

Một dăy tường cao bóng đổ dài
Chú chim ngơ ngác gọi t́m ai
Chiều tù như muốn dài vô tận
Ṿi nước ngoài kia cứ chảy hoài

Mơ lạc mất con

Nửa đêm mơ lạc mất con
Tiếng kêu thảng thốt lệ tuôn áo tù
Bàng hoàng biết thực hay mơ
Bừng con mắt dậy nát nhừ ruột gan.
Nửa đời sự nghiệp tan hoang
Con là c̣n lại với ngàn năm sau.
Trời ơi xin chớ hại nhau
Cha xin gánh hết thương đau kiếp này
Xin trời đừng cướp trên tay
Cho tôi sống nốt những ngày chờ trông

Bao giờ

Thạch thùng tặc lưỡi trên cao
Pḥng giam lạnh lẽo ch́m vào cơi đêm
Nhà ta giờ đă lên đèn
Bữa cơm giờ chắc đă quen thiếu người
Ta nghe tiếng mắng tiếng cười
Thằng cu nghịch xới cả nồi cơm tung.
Trời ơi sao nhớ quá chừng
Bao giờ tới bữa ngồi trông con đùa
Ngồi đây biết đến bao giờ
Trùm chăn ta đợi cơn mơ đưa về

Sáng mồng Một Tết

Đang vui tíu tít hàn huyên
Tỉnh ra trơ trọi giữa nền xi măng
Trời mồng Một đă vào song
Đă ho hắng cả mấy pḥng gần xa.
Cách tường có cậu cười qua:
Được một bữa thịt đêm ra đầy quần!
Tiếng cười cả xóm rân rân
Như quên hết cả một năm đoạ đầy

Gần đất xa trời

Đêm em về trắng toát thời thơ ấu
Đêm mẹ về chẳng nói lại đi

Ở đây gần đất xa trời
Ngủ là sum họp với người cơi âm
Tỉnh ra là chết âm thầm
Xi măng lạnh, mấy chứng nhân thạch thùng

Giă biệt

Tôi lại quay trở lại
Thế giới bốn thước vuông
Có ăn ngủ ỉa đái
Có giận hờn ghen tuông.
Xa lạ quá mất rồi
Phố xá như trong mộng
Người trên đường như nộm
Cứ trân trân nh́n tôi.
Cả em nữa em ơi
Như thuộc về cơi khác
Hụt hẫng phút hàn huyên
Anh ôm em ngơ ngác.
Và xin em chớ giận
Khi nh́n thấy gói quà
Anh muốn ngay lập tức
Quay lại chỗ vừa ra
Để run run mở gói
Hau háu mắt bạn tù
Đêm nay là đêm hội
Cơm muối trắng như mơ.
Thôi em về đi nhé
May em không khóc oà
Quay lưng con bỗng thét
Giờ mới nhận ra cha.
Anh cúi đầu bước vội
Thầm nói em đừng chờ

Tôi lại quay trở lại
Thế giới của tôi đây
Em chỉ là giấc mộng
Bên trên khối mộ dầy

PHẢN THẾ GIỚI

Đêm trắng

Đứa giết người mắt trắng dă
Ca một khúc vọng cổ năo nề
Lăo làm thuốc tây giả
Run run nhặt từng hạt cơm thiu
Thằng nhóc “cắt bom” ga Hàng Cỏ
Sằng sặc bóp cổ tên hiếp trẻ con
Ba thằng buôn cơm đen
Ngồi nh́n ông cựu bí thư nhảy múa

Vào mà xem
Trong nhà “mét”[1]
Đám cưới thằng khoèo lấy thằng thọt.
Lại mà xem
Hai thằng ăn cướp
Bắt chấy cho nhau

Đêm hăi hùng
Ta ở đâu đây
Đêm không chợp mắt chờ sáng

Sàn xi măng vảy ghẻ rụng đầy

Những ác mộng của em

Con đường này em đă đi
Bên vực thẳm bên tường cao chất ngất

Mỏm núi này em đă đứng
Bó tay nh́n ngựa trắng cùng đường

Em đă bay kiệt sức
Không kịp lấy bùa cứu anh

Sợ quá những giấc mơ cứ thành sự thật
Đêm không dám ngủ mắt như đèn
Bất hạnh cần ǵ biết trước
Hay Trời cho đau khổ dần quen?

Bao giờ th́ em hết ác mộng?
Bao giờ ác mộng sẽ tan theo bóng đêm?
Bao giờ ác mộng chỉ là ác mộng
Của anh và của em?

Người về

Người về từ cơi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày

Người về từ cơi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt

Người về từ cơi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy

Một năm sau c̣n nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm c̣n mộng toát mồ hôi
Ba năm c̣n nhớ một con thạch thùng
Mười năm c̣n quen ngồi một ḿnh trong tối

Một hôm có kẻ nh́n trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi

Giật ḿnh một cái vỗ vai

Mùi mưa hay bài thơ của M.

Tất cả nước mắt loài người bao vây nhà ta
Nằm bên anh em kể câu chuyện buồn
Chôn sâu trong ḷng giờ mới nói ra
Gợi ư của trận mưa chưa từng thấy

Đă một ngh́n đêm mưa trắng đêm
Điên cuồng nhớ mùi anh như con ḅ cái nhớ mùi phân rác
Anh đánh mất mùi anh trên những sàn đá lạ
Chỉ c̣n mưa mùi nước mắt đêm

Em c̣n yêu anh không yêu đến đâu giận ghét đến đâu
Mười lăm năm ḷng ḿnh chưa hiểu hết

Mưa mưa ngập tầng trệt
Đưa nhau lên gác xép nằm nghe mưa sập mái tôn

Ước nằm nghe mưa rồi chết

Đêm 25/6/1992

 

[1]Tiếng lóng thông dụng trong các nhà tù miền Bắc Việt Nam, chỉ nhà vệ sinh
[2]Điểm danh mỗi buổi sáng, một thủ tục của nhà tù
[3]Đây là nguyên văn hai câu mà tôi được nghe một người mặc áo lam bạc màu của sư nữ đọc như khuyên bảo trong một giấc mơ ở xà lim Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia; sau khi ra tù tôi sửng sốt khi được biết nơi ḿnh bị giam nguyên là ngôi chùa của làng Thanh Liệt, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội. Liệu đây có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không? (Tôi từng có dăm bảy giấc mơ trong đó thấy ḿnh ở trong chùa hoặc đi chơi với các nhà sư nam, nữ; có khi mơ thấy được một sư ông dạy nhảy nhót vọt lên rất cao, lên được cả sà thiền đường, nhưng vẫn không ra được khỏi chùa; lại có khi mơ thấy ḿnh được Phật Bà cho một chiếc chiếu, tôi cưỡi chiếu bay qua bức tường nhà tù ra ngoài, bay đi khá xa, rồi lại… quay vào.)