DienTienMotTroChoiLuanHoan

Nam Dao giới thiệu:

...chuyện vui đón Tết mặn mà t́nh thân giữa một số người cầm bút ở mọi nơi, ḥ vè đón con chuột vào Xuân động đậy.

 

 

Luân Hoán

Diễn Tiến Một Tṛ Chơi

thân tặng các bạn cùng chơi

 

          Trong sáu mươi bảy mùa xuân đă qua, có được ít ngày mùng một Tết Nguyên Đán, giúp tôi bày ra vài tṛ chơi bất ngờ thú vị. Vào thời trai tơ, c̣n ở quê nhà, có năm tôi cùng người bạn sính thơ Phan Duy Nhân lên áo dài truyền thống dân tộc, đi chúc Tết những người chưa quen. Tội một điều, hai chúng tôi không t́m ra áo the, áo gấm... đành phải mặc áo mưa ngay trong lúc trời đất không có triệu chứng ǵ sẽ mưa gió. Các gia chủ nạn nhân thường là những bậc trưởng thượng, danh tiếng vượt qua khỏi cổng cửa thành phố. Tiêu biểu là hai vị: Bác sĩ kiêm thi sĩ Thái Can, người không chết nhờ “Anh biết em đi chẳng trở về”. Và nhà thơ dính liền với ngụ ngôn La Fontaine Trần Gia Thoại, thân phụ của sử gia Trần Gia Phụng. Lúc đó anh Phụng c̣n ham đá bóng, tuy học cùng trường nhưng trên hai chúng tôi một năm, nên chưa chơi với nhau. Dĩ nhiên, nhờ kiêng kỵ đầu năm, hai chúng tôi được đón tiếp khá lịch và không ít kinh ngạc.  Một lần khác, một ḿnh một xe đạp, tôi xuất hành thật sớm ra hướng biển Thanh B́nh. Sau đó ghé vào nhà Vương Thanh, tác giả Khu Rừng Mùa Xuân, kéo ông bạn bự con này đi ngắm sóng suốt mấy giờ liền. Kết quả Tết năm đó tôi bị cấm ăn bánh tét, thịt heo, dưa hành, củ kiệu... bù lại được nằm đuổi ruồi, nhắm mắt uống Tiêu Ban Lộ.

 

          Ra nước người, liền ba bốn năm, ngày mùng một, tôi chỉ đánh cờ-Hồ-Xuân-Hương với vợ để đón xuân. Ván ăn, ván thua, ván ḥa, giúp tôi khám phá ra: “hôn môi vợ cũng hứng say tít mù”. Rồi đến khi có được một nhúm bạn, ngày Tết vui hơn một chút. Có năm sáng sớm mùng một, tôi xách xe ra chạy xuất hành với một xấp giấy nhỏ và một cây bút thứ thiệt. Bút giả tôi luôn luôn lận trong quần. Cuộc xuất hành của tôi không định hướng, chỉ tùy thuộc vào sự thuận tiện di chuyển đến từng vị trí. Tôi ghé thăm hầu hết những bạn ở cùng tôi trong thành phố. Trước khi ghé đến nhà ai, tôi vừa lái xe vừa viết năm bảy câu thơ ra giấy. Nét chữ của tôi không kém ông Đồ của nhà thơ Vũ Đ́nh Liên bao nhiêu. Đi đạp đất, mừng tuổi, nhưng tôi chẳng vào nhà ai. Ḷng cứ ngại bạn ḿnh cũng đang tưng bừng đánh cờ xuân th́ vô duyên lắm. Tôi chọn giải pháp dán thơ ngay lên nắm cửa, hoặc hộp thư rồi tiếp tục sang nhà bạn khác. Ḷng ṿng như vậy qua các ngă phố mùa xuân thật là tuyệt. Đúng ra thị dân Montréal đâu có ai cảm biết cái hương vị thiêng liêng của một ngày giao mùa, trọng đại nhất. Không có cái không khí tết nhất Việt Nam ở đất trời này. Nhưng trong ḷng ḿnh nhận ra đă là một hạnh phúc. Xe cứ chạy, thơ cứ bồng bềnh trong đầu. Những đoạn thơ vụn đó, không biết có đúng là thơ hay không. Tôi không giữ được trong trí nhớ câu nào. Nhưng nhà văn Song Thao, bạn tôi,  lại nhớ rơ mấy câu đă dán ở cửa nhà anh:

           “Chúa xuân đang thở kḥ khè

           nên đành phải đứng đầu hè tặng thơ”

           Chúa xuân ở đây đích thị là Luân Hoán. Mùa lạnh thỉnh thoảng tôi lên suyễn. Cái bệnh khí hậu Canada tặng cho mấy năm nay.

           Không chỉ nhớ thơ tặng ḿnh, anh Song Thao c̣n “tập họp” được những đoạn  tôi dán ở cửa nhà các anh Nguyễn Đông Ngạc, Hồ Đ́nh Nghiêm, Lưu Nguyễn... Và đem nhốt chúng vào một bài Phiếm về “Thơ Xuân” đăng trên tạp chí Nắng Mới số 18 tháng 3 năm 1999. Song Thao là tay viết phiếm cự phách của tạp chí Thời Nay ở Sài G̣n trước 1975, nên chúng ta không ngạc nhiên về giá trị tuyệt vời của Phiếm Song Thao hôm nay. Để nh́n kỹ hơn dung nhan những câu sáu tám, tôi viết chơi năm nào, xin trích thêm phần ĺ x́ dành cho nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm:        

          “Chúa xuân đến trước cửa nhà

           làm t́nh kỹ quá, không ra rước vào”

           Đúng là đùa cợt hơn là thơ.

 

          Mấy năm trước đây, khi đă về làm cư dân Montréal Nord, có hơi xa anh em. Tết, trời lạnh, lười, ngại đi lại, tôi nhờ công ty điện thoại Bell, mừng tuổi bè bạn bằng chính tiếng nói hương mật Quảng Nam của tôi.

          Năm Giáp Thân, 2004, đúng 3 giờ 12 phút sáng mùng một, tôi dậy viết chóng vánh một bài bảy chữ, rồi sai nó đến xông đất bè bạn qua hệ thống internet của Videotron Canada. Nhờ phương tiện hiện đại, lần này chuyến xông đất của tôi được mở rộng gần khắp thế giới. Xuyên thủng cả bức tường lửa để về đến Việt Nam. Hiện diện ở Đà Nẵng, Sài G̣n, Hải Pḥng, Hà Nội...Thôi th́ đủ cả mà chẳng tốn một đồng lộ phí nào. Bài thơ thuộc loại xoàng, nhưng cũng được hai anh Hoàng Chiều Nhân, Nghiêu Minh họa lại, trưng bày lên mặt-báo-trên-mặt-đất, thật là thích.

 

          Năm nay, Mậu Tư 2008, đầu đêm cuối năm, nằm lim dim xem lại vài chương tŕnh ca nhạc cũ, tôi thiếp đi nhẹ nhàng. Trong chừng mười lăm phút chập chờn đó, tôi gặp lại rất nhiều mùa Tết xa xưa. Từ thời “ba năm lạng quạng xứ người” qua thời “súng lận lưng quần cho có chuyện”, về đến tận thuở “chân đeo kiềng bạc, cổ đeo bùa vàng”...và tôi chợt vấp phải câu ca dao “Tháng giêng ăn Tết ở nhà...”. Không hiểu sao, tức th́ tôi bám đuôi câu ca dao này, để mở ra trong đầu vô số câu sáu, tám. Câu này níu kéo câu kia. Nhưng h́nh như không có câu nào ra hồn. Cho đến khi h́nh ảnh “khó quên được hột nút ruồi đầu môi” xuất hiện. Thú vị quá, tôi tỉnh cơn chiêm bao. Mặt màn ảnh ViewSonic đậm một màu đen, nhưng chiếc Compaq vẫn c̣n mở. Tôi ngồi vào ghế, thực hiện những động tác b́nh thường, đủ để tám chữ gặp trong giấc mơ hiện lên màn ảnh:

          “khó quên được hột nút ruồi đầu môi”

          Đọc câu trên, tôi đoan chắc, hầu hết các bạn đều cho rằng, tôi tả chân cái nét duyên dáng, trời thưởng cho một số ít người nữ giàu nhan sắc. Không đâu, cái hột nút ruồi tôi bắt gặp ở đây, đấng tạo hoá đă phân phát đồng đều cho tất cả những người có thiên chức làm mẹ. Tám chữ tầm thường, không một chút thi vị. Nhưng thật tượng h́nh, ít nhất là theo nhận xét chủ quan của tôi. Xin bạn lưu ư về cái chỗ đứng của “hột nút ruồi”. Vị trí độc đáo này không là “khóe” hay là “mép” như thường thấy đâu đấy.

          Thích thú với câu thơ, tôi quyết tâm cho nó một số bè bạn để thành một bài khai bút, dù c̣n mấy tiếng đồng hồ nữa con chuột Mậu Tư mới gơ cửa.

          Một bài thơ, không nhất thiết câu sinh sớm nhất là câu mở đầu bài. Các bạn làm thơ chắc có nhiều kinh nghiệm về điều này. Câu tám chữ cuối năm Hợi của tôi mau chóng có thêm chín nhánh mộc mạc khác. Như vậy kể như đủ.  Dù cũng có thể kéo dài. Cái thú của thơ lục bát ở điểm này, và cái hầm chông của thơ lục bát cũng ở ngay đó. Tôi không muốn kéo dài. Nhưng thật bất ngờ, ngay phút đó, tôi nhớ đến các bạn tôi. Và không chậm trễ mở hộp điện thư. Tôi ghi một loạt địa chỉ của Song Vinh, Song Thao, Phạm Cao Hoàng, Nguyễn Đông Giang, Mai Văn Phấn, Trang Châu, Phan Ni Tấn, Triều Hoa Đại, Thanh Trí, Mai Khắc Ứng, để gởi câu:

          “Đầu năm gơ chơi mấy câu thay lời chúc. Đề nghị anh chị, mỗi người gơ tiếp vài câu cho vui. Cảm ơn. LH”

          Trước khi click vào nút send, tôi cho vào attach files đoạn thơ:

          “ngỡ rằng mai mới vào xuân

          hôm nay Tết đă về cùng với em

          tôi nằm chăn gối hai bên

          giật ḿnh, mặc áo, nhổm lên, vái chào

          đôi môi chúm chím hoa đào

          em đẩy tôi xuống cơi nào thật vui

          tỉnh ra, tiếc, nhớ, ngậm ngùi

          khó quên được hột nút ruồi đầu môi

          xuân và Tết thật đẹp đôi

          tôi, em tiếp sức nhau ngồi làm thơ”

           Điện thư của tôi được gởi đi lúc 19 giờ 32 phút, 18 giây, thứ tư, ngày 06 tháng 02 năm 2008, nhằm ngày nguyệt tận năm Đinh Hợi. Một vài phút sau, suy đoán kết quả không khả quan, cộng thêm bản tính tham lam, tôi gởi lời rủ rê đến một số bạn khác nữa.

          Từ mấy tuần nay, địa chỉ điện thư của tôi được một nhóm bạn ghi vào danh sách nhận thư của họ. Đây là một hân hạnh. Và nhờ đó, tôi đọc ké được khá nhiều tin tức sinh hoạt văn học. Không cân nhắc kỹ, tôi reply to everyone cho toàn bộ danh sách: nguyen.bichnga,duoctran,nguyenhuuthuy,thieukhanh,ban_n,Ba_png,buithanhtuan,chithieu,đinhlamthanh,dovanbau,ducpho,hadinhthao,hanguyendung,haovinh,Hple,hoanggiaviet,khanhai,lamchuong,lebao_hoang,levantrung,luphamngoc,lydoi78,ngkc,nguyenbavan,NghiCTran,nguyenhanchung,phanbathuyduong,Quang.XDo,Vthien198,vanba1952,laiqnam.

 

          Thư đă gởi đi. Tṛ chơi đă phổ biến. Tôi ngồi đợi. Dưới nhà, bà xă tôi đang lên hương đèn cúng rước ông bà, gia đ́nh nhà Táo, các đức Phật cùng mấy ông Quan Công, Bố Đại...Mùi hương thoang thoảng thơm. Pḥng khách có bày đào tươi, cúc thật, nhưng mai vàng vẫn là những cành giả. Tết năm nào cũng lặp lại như vậy. Những tưởng năm nay có cậu cháu đích tôn, Benny Le, chưa đầy hai tháng tuổi về thăm, nhưng không. Trời khá lạnh. Đêm không tuyết bay, vẫn trắng cả mặt đất, bởi tuyết tồn kho Ville chưa kịp dọn. Nh́n đất trời rồi nh́n lại màn ảnh, inbox của Yahoo báo có thư.

          Th́ ra, anh chàng Song Thao nhanh thật. Trong điện thư lúc 23 giờ 01 phút, 17 giây,  web, 6 Feb, anh viết:

          “Chờ đón giao thừa, gơ hai câu tiếp rồi đây”

           Dù chỉ hai câu Song Thao cũng cẩn thận cho vào attach:

           “Thơ anh đâm nhụy đâm chồi

           thơ em  lộ cái hoa phơi vô thường”

           Được quá. Tôi mỉm cười khoan khoái. Cái Hoa phơi vô thường thật gần gũi, thân t́nh. Loại hoa quí mà không hiếm này anh Song Thao vẫn thường forward cho tôi thưởng ngoạn. Dù nở tṛn, nở dài, nở vun vức đều là vưu vật của đời. Nhưng ḱa, cái ông này, không chịu khó bắt vần ǵ cả.

          Đang toan tính t́m cách chuyển mạch thơ, tôi nhận được hai câu của người bạn vàng thân thiết, Song Vinh:

          thơ thơm ngát tỏa ngàn hương

           đơm hoa xứ lạ thơm đường ḿnh theo

           Hai câu này, tiếp chân hai câu của Song Thao thật ngon lành.

          Một điện thư khác lại tới. Người nữ đầu tiên tiếp hơi cho thơ đă xuất hiện. Chị Thanh Trí, một họa sĩ tốt nghiệp ưu hạng khóa 1 trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế năm 1961, góp hai câu:

          “ Thơ anh nhụy phấn gieo t́nh

          thơ em cánh lụa trắng tinh xuân th́”

           Đây không phải là người làm thơ qua đường. Chị Trí mê và có khả năng về hội họa lẫn thi ca. Chị đă từng tŕnh làng tác phẩm thơ, họa vào năm 2004. Trên sân chơi điện toán, chị có phần đất riêng, tọa lạc tại http://www.art2all.net/tranh/thanhtri/thanhtri.html, Mạn phép chủ nhân, kính mời các bạn ghé thăm. Tôi tin rằng các bạn sẽ vừa ḷng, v́ ḍng thơ của họa sĩ Thanh Trí lúc nào cũng mượt mà màu sắc lẫn h́nh ảnh.

          Hộp thư Yahoo đang vắng. Tôi mở luanhoan@gmail và bắt gặp một nguời bạn từ xứ Huế, Mai Khắc Ứng. Anh là con dân của xứ Nghệ Tĩnh từ năm 1935. Yêu chữ nghĩa, anh củng cố chỗ ngồi trong văn học của ḿnh bằng việc ấn hành 12 tác phẩm biên khảo về lịch sử. Năm 2007, bạn văn ở Montréal có dịp gặp anh với tập thơ anh in chung với các bạn ở quê nhà. Bốn câu anh Ứng gửi cho vẽ cho ta ư niệm về thời gian, vừa giật ḿnh, vừa tự tại:

         “xuân c̣n Tết đă ngẩn ngơ

          th́ ra Tết chỉ một giờ phôi pha

          xuân trăm ngày, Tết thoảng qua

          ‘vui như Tết’ lại đậm đà cơi xuân”

          Đêm cuối năm “con heo vàng”, (thứ tư ngày 06-02-2008) của tôi, khép lại bằng cuộc tṛ chuyện cùng nhà thơ Nguyễn Đông Giang, từ San Jose gọi chúc Tết. Ngọc (tên thật của Giang) không nhận được lời rủ tham dự tṛ chơi. Anh không lên “mạng”. H́nh như mọi trao đổi bằng điện thư, anh thường nhờ cậu con trai. Tiếc thật.

 

          9 giờ 27 ngày mùng một, tôi nhận được Thơ của Mai Văn Phấn từ Hải Pḥng. Nhà thơ họ Mai này nhỏ hơn ông họ Mai sử học 20 tuổi. Họ không là bà con của nhau. Nhưng cả hai, chắc có chút ít “dây mơ rễ má” với ông vua Mai Hắc Đế. Mai Văn Phấn làm thơ khỏe, có đầy đủ cũ, mới, tân h́nh thức. Anh đă cho xuất bản 6 thi phẩm. Bốn câu lục bát anh gởi thật lăng mạn, bay bướm:

           “tiếng chuông năm mới bất ngờ

           như cơn gió nhẹ đặt hờ bờ vai

           môi em làm chốt then cài

           mà sao hương ấm ra ngoài song thưa”

          Cùng với thơ Mai Văn Phấn, khai bút của Phan Ni Tấn cũng đến:

          “thơ em đẹp, dẹp nên khờ

          anh đừng cười nhé để mờ dáng em

          cái dáng nhiều lúc nhá nhem

          cứ tưởng là bước... Tiên kèm miếng xuân”

          Anh bạn thi sĩ kiêm nhạc sĩ này, viết thẳng vào hộp thư, không bỏ dấu nên tôi đă hiểu sai một chữ. Anh phải vội vă nhờ tôi sửa sai, sợ thiên hạ hiểu lầm anh tự khen thơ ḿnh. Chữ thứ tư câu thứ nhất chính xác là chữ “dẹp”, một chữ tượng h́nh, đầy ư nghĩa. Tôi đă đoán thành chữ “đẹp” như một nhấn mạnh b́nh thường. Chữ “dẹp” của Tấn phải chăng là h́nh ảnh một chiếc lá ? (lá tre, lá mít, lá vông.../lá nào cũng gói được ḍng thơ anh/ trăm năm một ngọn lá lành/ mở ra đầy đủ ngọn ngành thế gian – LH). Một điểm đặc biệt khác: dù chỉ bốn câu thơ, người bạn tôi cũng không quên cái từ đặc trưng “Miếng” của anh thường sử dụng.

          Ngồi chờ tin thơ như đang ở tổng đài hành quân, tôi nhẩm lại tên một số bằng hữu và thấy sót các anh Phương Triều, Hoàng Xuân Sơn, Thái Tú Hạp. Với TháiTú Hạp, ông bạn chủ bút nhật báo Saigontimes, không khác ǵ ông bạn Ngọc Hoài Phương, chủ bút nguyệt san Hồn Việt. Cả hai ông nhà thơ, chủ báo này gần như không bao giờ biết hồi âm điện thư. Nên tôi cho phép đuôi bút ch́ tiết kiệm bớt nhịp gơ bàn phím. Một nhà thơ trung niên, đầu tàu một tạp chí văn học nổi tiếng, không ngại làm thơ t́nh và rất nhiệt tâm với bằng hữu, nhưng tôi không dám bén tiếng mời đến anh, v́ thấy ra cái bận rộn của vị chủ bút Hợp Lưu, Đặng Hiền. Tương tự bận rộn với văn học như vậy, c̣n có ông con rễ đất Quảng Nam của tôi Nguyễn Mạnh Trinh, và ông bạn đang sống trong ảo tưởng Hồ Thành Đức. Chẳng quên mà lọt sổ, v́ vậy.

          Từ đoạn thơ của Phan Ni Tấn, Sử Mặc Hoàng Xuân Sơn chơi liền bốn câu:

          “nghe lạnh cẳng ?! quên bận quần

          ờ th́ da sậm bồ quân cũng là

          chút duyên nằm cơi ta bà

          nhắm con mắt lại nh́n ra hồng trần”

          Bạn đọc thấy đă không ? Tôi gật gù mỉm cười, muốn tham gia vào câu thơ. Suưt chút nữa, tôi xóa đi hai cái dấu trước chữ “quên”.Và biến hai chữ “quên bận” thành hai chữ “tặng mất”. Dĩ nhiên phải có một dấu hỏi nằm sau lưng chữ “quần”. (nghe lạnh cẳng, tặng mất quần ?). Sao kỳ vậy ? Bởi tôi chạnh nhớ câu ca dao: “thương nhau cởi áo cho nhau”. Thời @ này, áo đổi thành quần đâu có ǵ quá lố ? Xin lỗi bạn Sơn nhé, tôi chỉ thoáng nghĩ chơi vậy thôi.

          Cũng thích thú đoạn thơ trên như tôi, Phan Ni Tấn liền gởi tăng cường sáu câu nữa:

          “hồng trần ai có nh́n gần

          sẽ mừng như bắt được phần nên thơ

          sau cơn sột soạt bơ phờ

          em xin mặc lại cái tờ thanh xuân

          đừng tiếc nữa, đừng phân vân

          về đi kẻo chị bâng khuâng giữa ḍng”

          Bài khai bút đến lúc này đă lồng lộng chất “Lá Hoa Cồn” của cố thi sĩ Bùi Giáng. Sự đóng góp nhiệt t́nh (số lượng câu) của Phan Ni Tấn, có thể gây thắc mắc cho các bạn khác. Nghĩ vậy, nên tôi có phần thiếu trung trực khi tự ư cho bút hiệu của Phan Ni Tấn là Nhị Đuông, đứng tên chủ quyền đoạn thơ trên. Xin lỗi nhà thơ và các bạn.

          Trong danh sách được nhận ĺ x́ là hai câu lục bát của nhà văn Nam Dao, có tên tôi. Nhận quà xong, tôi cảm ơn anh Dă Tượng (bút hiệu của Nam Dao) bằng cách buộc anh phải làm thơ một lần nữa. Đây không phải là một trả lễ mà là một đ̣i hỏi. Nhưng với tinh thần yêu văn học nghệ thuật, tôi tin anh Nam Dao thứ lỗi. Và đúng như tiên đoán, điện thư tôi chuyển đi lúc 10 giờ 41 phút. Đến 19 giờ 9 phút, tôi có thêm sáu câu của anh Nam Dao:

          “dẫu  đi cho trọn đường trần

          khói hương hờ hững một lần thoảng qua

          những là, từ ấy, bước ra

          ai mong đếm hết những phôi pha này

          thôi th́ uống, uống cho say

          giơ tay vẽ nốt đám mây lưng  trời”

         Một chút ǵ Đoạn Trường Tân Thanh lăng đăng trong những ngày xuân nhật.

 

          “T́nh Xanh Mấy Nhánh” của Mississauga đă trở về vùng đất thời c̣n cắp sách, thung lũng hoa vàng, San Jose. Nhưng nhà xuất bản Nhân Ảnh vẫn tiếp tục khiêm nhường hiện diện, nên Lê Hân không chậm gởi về tôi mấy nét hiền lành:

          “tin vui thường đến bất ngờ

          em về lặng lẽ đúng giờ hoa khai

          trầm hương theo cánh lưng dài

          lách vào vừa kịp kết bài thơ xuân”

 

          Ngày mùng một Tết của tôi nhẹ nhàng bước vào đêm. Tôi xem nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn nói về mùa xuân từ một DVD đă cũ. Những lát bánh tổ thời ở quê nhà h́nh như ấm miệng hơn bây giờ. Mứt gừng, mứt hạt sen, mứt dừa, mứt bí...năm nay có phần ngon hơn những năm đă đi qua. Chúng tôi không có hạt dưa. Riêng cá nhân tôi chưa biết cắn nhuần nhuyễn cái thứ hạt hữu duyên này. Tết ở Montréal, ngoài ba đứa con, chúng tôi không có thân nhân nào. Bè bạn cũng chẳng c̣n đủ mười ngón tay. Vợ chồng Tường Khanh, người bạn láng giềng cũ, đă viếng nhà, cho quà từ đêm ba mươi. Ngồi buồn, tôi gọi thăm Thành Tôn. Anh nhà thơ chân chất, từng thú thật với Song Thao: “qua hải ngoại là thoát được cái nạn ăn Tết” nghe thật thảm nhưng có lư quá chừng.

 

          Bước vào ngày mùng hai, vợ tôi trở vào hăng may. Để làm quà đầu năm, tôi làm chú tài xế. Thật ra đă là bác tài cho vợ từ ngày một đoạn đường Pie IX đóng cửa 6 tháng tu sửa ống cống. Montréal năm nay khá giàu tuyết. Mỗi trận mang vóc dáng băo, ngân sách thị xă thâm thủng non non hai chục triệu. Đă có đến bảy lần thẩm quyền thành phố bắt buộc phải vung tay như vậy. Phó thường dân như tôi cũng chợt “nhức đầu vừa phải”. Không có ǵ chán hơn những ngày băo tuyết. Tuyết đă trở thành cát, bùn lẫn sương mù. Đường bầy nhầy trơn trợt. Cầm tay lái nhiều khi như làm xiếc. Vừa chạy vừa hồi hộp. Bốn chiếc lốp mùa đông chỉ hạn chế những cú trượt ngă nghiêng khi thắng xe bất ngờ, phóng đi vội vă hoặc quẹo mặt, rẽ trái không giảm tốc độ. Có lúc thấy mà thương cho chiếc xe. Nó phơi tuyết gió nhiều hơn chủ nhân, bởi tôi ra đi cũng như trở về đều từ ruột garage. Cái job không lương này coi vậy mà đủ sức đuổi được mấy anh vi khuẩn cảm cúm. Tôi rơ ràng khỏe hơn mọi năm. Cái điệp khúc “chắc anh không qua khỏi mùa đông năm nay” đă không có dịp để tôi lặp lại với Lư.

          Gần hai giờ làm một chút bổn phận phu quân qua nhanh. Tôi về ngồi trước màn h́nh đọc thơ anh Phương Triều từ Texas. Tôi chưa được gặp nhà thơ này bao giờ, nhưng sự thân mến đă có khá lâu. Thơ của anh thở bằng xúc cảm chân thật, bát ngát từ cuộc sống giàu hoạn nạn của chính anh. Tám tác phẩm vừa thơ lẫn văn đă chào đời đều bụ bẫm. Chẳng thể trống không mà Giọt Sữa Đất này được đến bốn mươi ba văn nhân, thi sĩ lên lời ca ngợi, tán thưởng. Đoạn thơ anh Phương Triều tiếp hơi khác hẳn với những đoạn tôi đă nhận. Trang trọng, thâm trầm và man mác buồn. T́nh người, t́nh bạn, t́nh văn chương thật khắng khít:

          “thơ đâu giữa giấc li b́

          đêm qua túy lúy cũng v́ bạn xưa

          anh c̣n gặp được trong mơ

          nàng thơ chung thủy vẫn chờ đợi nhau

          tha hương dầu có thế nào

          chút thơ cũng đủ nao nao ư t́nh”

 

          Lưng lửng trưa mùng hai, cả bốn hộp điện thư của tôi đều đói meo (yahoo, hotmai, gmai, videotron). Tôi kiểm lại danh sách đă được mời gọi. Chú ư đặc biệt đến nhóm bạn của chị Bích Nga. Phát hiện trong nhóm có thật nhiều nhà thơ bác học. Những ông vua thi ca chuyên trị một ḿnh một cơi. Từng lẫy lừng với những bài hư cấu thất t́nh, lăng mạn tuyệt vời. Với họ, tṛ chơi của tôi khó thích hợp. Làm sao có thể tiếp tay. “Im lặng là vàng” là một xử lư đúng đắn. Nhưng tôi cũng hơi ngạc nhiên. Trong đám hào kiệt ấy, có một tay rất ghiền thơ. Với anh, loại nào anh cũng chơi, loại nào anh cũng tới. Tôi thử nhắc lại. Có kết quả tốt ngay. Hà Nguyên Dũng gởi liền cho tám câu

          “đầu năm tôi phóng thích tôi

          khỏi ṿng cơm áo lén ngồi lơ mơ

          bốn bề thoáng ngát hương thơ

          tôi he hé cặp môi chờ nụ xuân

          giật ḿnh, nghe những bước chân

          tưởng... ông Trời phải đích thân t́m ḿnh

          bước chân của vợ xinh xinh

          choàng vai em, thấy tay ḿnh đầy xuân !”

          Khi đánh máy thơ, tôi thường đọc lướt qua, rồi gơ. Nên đôi khi có nhiều chữ bị thay đổi một cách t́nh cờ. Nhiều bạn không rơ, tưởng đả tự viên cố ư đổi thay. Trong bài thơ Hà Nguyên Dũng, thoạt đầu tôi gơ chữ “của” trong câu thứ bảy, thành chữ “cô”(bước chân cô vợ xinh xinh). Rất may kịp phát hiện sửa sai. Tôi rất thích câu số sáu: “tưởng...ông Trời phải đích thân t́m ḿnh”. Nó vẽ ra đủ cái-tôi rất “hoành tráng” của những người làm thơ.

          Như vậy trong nhóm của chị Bích Nga, ít ra tôi cũng dụ được một ông thi sĩ. Thật ra, trước đó, một người đẹp, chị Ngọc Yến, bạn chị Nga, đă gởi cho tôi bốn câu ngũ ngôn, gọi là chúc Tết. Sẽ óng ánh biết bao nhiêu khi có thêm một bàn tay ngọc, trau chuốt cho bài thơ. Tôi nhen nhúm ư đồ chuyển đoạn ngũ ngôn qua thể lục bát. Vài cú điện thoại quảng cáo đến bất ngờ, kịp xóa đi cái thày lay của tôi, gián tiếp giúp tôi đỡ mang tiếng vô phép. Tuy vậy, tôi vẫn chưa bỏ ư định mời gọi người đẹp. Tôi nhắn thêm mấy ḍng. Lúc bấy giờ, các đoạn thơ đă được ráp nối thử, kể cả viết thêm đoạn cuối. Tôi không chơi khó, nhưng yêu cầu người đẹp viết tiếp vào đoạn thơ Hà Nguyên Dũng. Có lẽ v́ vậy chị Ngọc Yến phải dùng một âm thích hợp với chữ “xuân” (chữ cuối câu cuối của Dũng). Và chữ “ngừng” v́ thế có mặt:

          “anh ơi xin chớ vội ngừng

          cho em vài chữ kẻo hưng phấn tàn

          xuân đi rồi lại xuân sang

          nỡ nào vứt cái ngàn vàng của em”

          Đoạn thơ của chị Yến có hẳn là chân chất ? V́ chị đánh máy không bỏ dấu, lúc mới đọc, tôi không phát hiện kịp cái tế nhị, dí dỏm trong cách viết của chị. Tôi đề nghị chị thay câu “ cho em vài chữ kẻo hưng phấn tàn” bằng câu “cho em góp chữ kẻo hương phấn tàn”. Câu thơ tôi đề nghị, nghe qua có vẻ phù hợp. Nhưng nó rơ ràng vụng và yếu hẳn, nếu hiểu với tính cách ẩn dụ qua từ “chữ” ở câu hai. “Hương phấn” chỉ làm rơ nét đẹp của mỹ nhân. Nhưng “hưng phấn” mới lột được trạng thái hoạt động của hệ thần kinh đang kích thích, chú ư vào một sự việc. Tán hươu tán vượn của tôi có thể chín mươi phần trăm trật đường rầy. Xin các bạn đừng phiền về cái ba hoa này. Thế nhưng chưa hết. Câu cuối của chị Yến dừng ở âm “em”. Không liền vần với âm “mừng” ở câu đầu đoạn kết được viết trước. Để bài thơ liền mạch, tôi thêm hai câu:

          “có say nhưng môi chưa mềm (lấy ư câu quen thuộc rượu làm mềm môi)

          vẫn c̣n gù gật xuống lên cầm chừng”.

          Bài thơ đă tạm kết nối được gởi đến các tác giả xin ư kiến. Rất mau chóng, một bạn cho rằng hai câu chuyển mạch trên có vẻ mặn quá. Tôi cũng ngại, v́ trong đám góp thơ có cả những đấng nữ nhi. Nghĩ vậy, tôi đành thay bằng câu đầy gượng ép:

          “hoa theo hoa nở bừng lên

          hương xuân chớm bước vào thềm khiêm cung”.

 

          Chuyện đề nghị bạn bè viết tiếp vài câu lục bát, có lẽ không làm phiền ai nhiều. Nhưng kết nối để thành một bài liền mạch, tương đối hợp t́nh ư ai cũng hài ḷng không phải là đơn giản. Tôi thử ráp đi lắp lại nhiều lần. Chế thêm những câu chuyển mạch nhưng cũng không mấy ổn. Lần lắp ráp áp chót có thứ tự như sau:  đoạn mở đầu + Mai Xuân Phấn + Song Thao + Song Vinh + Thanh Trí + Phương Triều + Phan Ni Tấn + Hoàng Xuân Sơn + Nhị Đuông + Lê Hân + Mai Khắc Ứng + Hà Nguyên Dũng + Ngọc Yến + đoạn kết. 

          Khi nối thơ lại với nhau, tôi nhận ra số lượng câu thơ của các tác giả không được đồng đều. Tôi đề nghị Song Thao, Song Vinh, Thanh Trí bổ túc thêm và được chấp thuận. Dịp này bạn Mai Văn Phấn cũng nhờ đổi mấy chữ. Câu “Như cơn gió nhẹ đặt hờ bờ vai” trở thành “bút măng tay gió đặt hờ lên vai”. Sang và yểu điệu hơn nhiều.

 

          Những ngày mùng ba, mùng bốn trời “rét đậm” và mịt mù tuyết. Chị Lư nhà tôi lại cúng đưa ông bà. Cô nàng thỉnh thoảng xướng mấy câu lục bát rất ngộ. Trong lúc bài thơ của chúng tôi vẫn c̣n dậm chân tại chỗ.

          Bước qua ngày mùng năm, tôi nhận được điện thư của nhà thơ Sương Mai. Chị Mai là bạn chị Thanh Trí, có nhă ư muốn gia nhập cuộc chơi.  Dĩ nhiên tôi rất vui ḷng và đề nghị chị chen chân vào chỗ nào thấy thích hợp. Chị Sương Mai gởi sáu câu với ghi chú xin sát cánh sau lưng tác giả Gió Lửa, Đất Trời...nhà văn Nam Dao. Tôi ngờ rằng, chị Bùi Phụng Mai, mẹ đẻ của những thi phẩm Thoáng Chút Hương Xưa, Trăng Mộng...từng gối đầu thật kỹ những Khoảng Chơi Vơi, Trong Buốt Pha Lê, Tiếng Cồng...của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nên muốn nằm gần để lấy hơi chăng ? Nghĩ kỹ lại “cái thích thích” văn nghệ này có thể đảo ngược, bởi Sương Mai cũng lành như những câu thơ chị góp:

          “mùa xuân ấm tiếng gọi mời

          hăy cùng nhau dự cuộc chơi tưng bừng

          cùng nhau nhấp chén rượu xuân

          ngâm thơ thưởng nguyệt cùng chung đất trời

          trăm năm là mấy cuộc đời

          vui xuân kẻo phí hỡi người người ơi”

 

          Cuộc chơi  đă chính thức khóa sổ dù tôi vẫn đợi. Việc sắp xếp cuối cùng bắt buộc phải hoàn tất. Thay v́ ghép thơ chị Ngọc Yến vào cuối đoạn Hà Nguyên Dũng, tôi đưa chị làm gạch nối giữa Mai Khắc Ứng và Nam Dao. Sự thay đổi này, giúp tôi bỏ đi hai câu ngượng ép như trên đă kể. Nhưng vẫn phải viết lại hai câu : “rượu vơi môi chẳng chịu mềm/ vẩn vơ gối mộng  qua đêm bần thần” cho ba đoạn thơ ăn khớp nhau. Tôi chọn thơ Hà Nguyên Dũng đứng ngay trên đoạn kết. Bởi thơ Dũng khá đậm nét về cái-tôi. Từ cái-tôi của Dũng chuyển qua cái-tôi của tôi rất tự nhiên. Và bài thơ hoàn tất có lẽ tương đối mạch lạc.

 

          Chuyện khai bút đầu năm đă lên mốc, đóng meo từ lâu. Nhưng tôi tin vẫn c̣n là một tṛ chơi của khá nhiều người. Hy vọng bạn đọc lại bài thơ vần vè này một lần nữa với sự nghiêm khắc chừng mực.

 

Luân Hoán

 

Khai Nhịp Bàn Chữ Xuân Mậu Tư

luân hoán mở, chuyển mạch, kết

mai văn phấn, song thao, song vinh, thanh trí, phương triều, phan ni tấn,

hoàng xuân sơn, nhị đuông, lê hân, mai khắc ứng, ngọc yến, nam dao,

sương mai, hà nguyên dũng,

tiếp hơi

 

ngỡ rằng mai mới vào xuân

hôm nay Tết đă về cùng với em

tôi nằm chăn gối hai bên

giật ḿnh, mặc áo, nhổm lên, vái chào

đôi môi chúm chím hoa đào

em đẩy tôi xuống cơi nào thật vui

tỉnh ra, tiếc, nhớ, ngậm ngùi

khó quên được hột nút ruồi đầu môi

xuân và Tết thật đẹp đôi

tôi, em tiếp sức nhau ngồi làm thơ

 

tiếng chuông năm mới bất ngờ

búp măng tay gió đặt hờ lên vai

môi em làm chốt then cài

mà sao hương ấm ra ngoài song thưa

(Mai Văn Phấn, Hải Pḥng)

 

chắc là vách hở gió đưa

cái t́nh nhút nhát mới vừa ham chơi

 

thơ anh đâm nụ đâm chồi

thơ em lộ cái hoa phơi vô thường

một đời sống với sắc hương

dù rằng từ một cái xương sườn buồn

(Song Thao, Montréal)

 

thơ đan nỗi nhớ nỗi thương

nỗi chờ nỗi đợi vấn vương tiếng cười

chơi xuân đón tết hai hồi

quê nhà mùng một quê người mùng hai

dáng xuân nẩy lộc thoát thai

ru đêm ngon giấc ru ngày tha hương

thơ thơm ngát tỏa ngàn hương

đơm hoa xứ lạ thơm đường ḿnh theo

(Song Vinh, North Carolina)

 

lẳng lơ mây chạm lưng eo

tựa như hai dải tơ vèo lung linh

thơ anh nhụy phấn gieo t́nh

thơ em cánh lụa trắng tinh xuân th́

(Thanh Trí, California)

 

thơ đâu giữa giấc li b́

đêm qua túy lúy cũng v́ bạn xưa

anh c̣n gặp được trong mơ

nàng thơ chung thủy vẫn chờ đợi nhau

tha hương dầu có thế nào

chút thơ cũng đủ nao nao ư t́nh

(Phương Triều, Texas)

 

yêu nhau chẳng dễ làm thinh

mở ḷng thành một trang kinh bất ngờ

 

thơ em đẹp, dẹp nên khờ

anh đừng cười nhé để mờ dáng em

cái dáng nhiều lúc nhá nhem

cứ tưởng là bước... Tiên kèm miếng xuân

(Phan Ni Tấn, Toronto)

 

nghe lạnh cẳng ?! quên bận quần

ờ th́ da sậm bồ quân cũng là

chút duyên nằm cơi ta bà

nhắm con mắt lại nh́n ra hồng trần

(Hoàng Xuân Sơn, Laval )

 

hồng trần ai có nh́n gần

sẽ mừng như bắt được phần nên thơ

sau cơn sột soạt bơ phờ

em xin mặc lại cái tờ thanh xuân

đừng tiếc nữa, đừng phân vân

về đi kẻo chị bâng khuâng giữa ḍng

(Nhị Đuông, Toronto)

 

xuân tiêu mấy cuộc mặn nồng

cơi trăm năm chỉ một ḍng tóc tơ

 

tin vui thường đến bất ngờ

em về lặng lẽ đúng giờ hoa khai

trầm hương theo cánh lưng dài

lách vào vừa kịp kết bài thơ xuân

(Lê Hân, San José)

 

pháo chuột chợt nổ chợt ngưng

rùng ḿnh oằn cả cái-lưng-chào-cờ

 

xuân c̣n Tết đă ngẩn ngơ

th́ ra Tết chỉ một giờ phôi pha

xuân trăm ngày, Tết thoảng qua

“vui như Tết” lại đậm đà cơi xuân

(Mai Khắc Ứng, Huế)

 

anh ơi xin chớ vội ngừng

cho em vài chữ kẻo hưng phấn tàn

xuân đi rồi lại xuân sang

nỡ nào vứt cái ngàn vàng của em

(Ngọc Yến, quận 10 Sài G̣n)

 

rượu vơi môi chẳng chịu mềm

vẩn vơ gối mộng qua đêm bần thần

 

dẫu  đi cho trọn đường trần

khói hương hờ hững một lần thoảng qua

những là, từ ấy, bước ra

ai mong đếm hết những phôi pha này

thôi th́ uống, uống cho say

giơ tay vẽ nốt đám mây lưng  trời

(Nam Dao, Québec)

 

mùa xuân ấm tiếng gọi mời

hăy cùng nhau dự cuộc chơi tưng bừng

cùng nhau nhấp chén rượu xuân

ngâm thơ thưởng nguyệt cùng chung đất trời

trăm năm là mấy cuộc đời

vui xuân kẻo phí hỡi người người ơi

(Sương Mai, Fair Oaks California)

 

đầu năm tôi phóng thích tôi

khỏi ṿng cơm áo lén ngồi lơ mơ

bốn bề thoáng ngát hương thơ

tôi he hé cặp môi chờ nụ xuân

giật ḿnh, nghe những bước chân

tưởng... ông Trời phải đích thân t́m ḿnh

bước chân của vợ xinh xinh

choàng vai em, thấy tay ḿnh đầy xuân !

(Hà Nguyên Dũng, Sài G̣n)

 

hớp thêm một ngụm rượu mừng

hồn nhiên nới bớt thắt lưng, nhoẻn cười

mằn râu, hào sảng rung đùi

Tết, Xuân, Xuân, Tết – ta, người, người, ta

bạn vàng chẳng ẩn đâu xa

ngồi ngay trong những tiếng “khà” nồng hương

bạn nào cũng thật dễ thương

dù đời mỗi một buồn thường hơn vui

 

đầu năm ngồi nhóm nụ cười

phà lên mặt giấy nghe người khỏe ra

câu thơ lục bát chẳng già

ngàn năm trôi nổi tà tà theo nhau

loanh quanh chẳng biết đến đâu

y như hai-cái-của-nhau đời đời

 

cảm ơn bạn dự cuộc chơi

mừng xuân, xin phép để tôi ĺ x́

mỗi nguời được một chuyến đi

dài năm, bảy... phút tùy nghi sức ḿnh

mai vàng, thược dược...cung nghinh

chúng ta ngồi giữa mái t́nh khai thơ

vần vè cũ kỹ khù khờ

chỉ cần mở được những tờ ḷng thơm

 

Tết vừa chống cửa mùa xuân

anh: bánh Tét, chị: bánh chưng đề huề

giọt mưa khe khẽ nằm kề

lọn gió nhè nhẹ vuốt ve ơ hờ

câu thơ không xứng là thơ

vẫn đầy lộc mới: giấc mơ làm người

thôi xin tạm ngừng cuộc chơi

hẹn sang năm dắt đất trời vào xuân

 

luân hoán

và các bạn

(mùng 1- 5 Tết)