MaxPlanckDieterHoffmann

MAX PLANCK và ALBERT EINSTEIN

Đồng nghiệp trong sự dị biệt

Dieter Hoffmann

Giáo sư Viện Max Planck Nghiên cứu

Lịch sử Khoa học tại Berlin

 

 

Giáo sư Dieter Hoffmann của Viện-Max-Planck nghiên cứu lịch sử khoa học Berlin, một viện rất uy tín, đă từng tổ chức Năm Einstein 2005 và năm nay lễ kỷ niệm, triễn lăm, xuất bản tư liệu về Max Planck. GS Hoffmann là người am hiểu lịch sử khoa học thế kỷ 19, 20, và là chuyên viên hàng đầu về Max Planck hiện nay. Ông đă dự định qua Việt Nam để thuyết tŕnh, nhưng giờ chót v́ lư do sức khỏe nên đă phải hoăn lại. Ông đă cho phép dịch ra cho độc giả Việt Nam một bài nghiên cứu về sự dị biệt sâu sắc cũng như t́nh bạn cao quư của Max Planck và Einstein.

Nguyễn Xuân Xanh, người dịch

 

 

Abstract.

Max Planck and Albert Einstein were personalities of quite different characters. Planck was a strong Prussian character with very conservative attitudes and political views. Einstein was the scientific rebel and a democrat in politics, who provoked the criticism of his contemporaries. They nevertheless hold each other in high regard based on their scientific competence and a similar world view. Their harmonic relation was wreckend in 1933, when Einstein was driven out of Germany by the Nazis.

 

Hai nhà cách mạng trong vật lư học, khác nhau không thể nào quan niệm được hơn, cùng sống hết giai đoạn dữ dội từ Thế chiến thứ nhất đến sự bắt đầu chế độ độc tài quốc xă. Mối quan hệ đồng nghiệp đă vượt qua những quan điểm trái ngược nhau về chính trị của họ.

 

“Planck yêu Anh”, Elsa Einstein viết cho chồng vào mùa hè 1921, qua đó bà đă lột tả được quan hệ đặc biệt giữa Albert Einstein và Max planck. Planck, nói không quá đáng, có thể được gọi là người khám phá ra Einstein, ông thuộc về những nhà vật lư nổi tiếng đầu tiên đă nhận thức ư nghĩa quan trọng của các công tŕnh khoa học của Einstein trong năm 1905 và đă quảng bá chúng. Ngay ngày 23.3 năm 1906, tức khoảng nửa năm sau sự xuất hiện của bài báo cách mạng của Einstein “Về điện động lực học của các vật thể chuyển động”, Planck đă thuyết tŕnh về nó, với sự hội ư với Max von Laue, trong “một buổi hội thảo không thể nào quên được đối với mọi người tham gia” của Hội vật lư. Trong bài thuyết tŕnh, tuy có sửa sai một lỗi suy nghĩ của Einstein liên quan đến động học của các điểm khối lượng, nhưng ông nhấn mạnh đặc biệt “Nguyên lư ‘Tương đối’ …đă mang lại một sự khái quát hóa tuyệt vời cho tất cả bài toán của điện động lực học của các vật thể chuyển động, khiến cho câu hỏi về tính được thừa nhận của nó đáng được đặt ra ở hàng đầu của mọi công việc nghiên cứu lư thuyết trong lănh vực này.”

      Trong những năm kế tiếp, các nghiên cứu riêng của Planck không phải vô t́nh tập trung vào “Nguyên lư tương đối”, và trong một thập niên liền cho đến thế chiến thứ nhất, phần lớn những luận người làm luận án tiến sĩ với Planck đều tốt nghiệp với đề tài này. Planck trước nhất tranh luận về các thí nghiệm về tia bêta của nhà vật lư học Walter Kaufmann ở Bonn. Các đo đạt của ông về sự lệ thuộc vào vận tốc của các khối lượng của electron dường như đi ngược lại thuyết của Einstein-Lorentz. Sau khi Planck trong bài thuyết tŕnh của ḿnh trước Hội vật lư bày tỏ hy vọng, rằng “nguyên lư tương đối khi được nghiên cứu kỹ hơn có lẽ cuối cùng sẽ có thể phù hợp với các quan sát thực nghiệm”, th́ vào mùa thu 1906 tại cuộc họp toàn thể thường niên của “Hội các nhà nghiên cứu tự nhiên và bác sĩ Đức” tại Stuttgart ông lại nói về “Các đo đạt của Kaufmann về độ lệch của các tia bêta trong ư nghĩa của chúng đối với động lực học của các electron”. Như Planck chứng minh, các dữ liệu của Kaufmann chưa cho phép một sự quyết định rơ ràng thuận hay chống lại lư thuyết, và ông nhận định một cách lạc quan, rằng “cơ may của thuyết tương đối là tăng lên”. Như chúng ta hôm nay biết, Planck có lư, v́ những đo đạt sau đó đă phù hợp với các tiên đoán của Einstein một cách thuyết phục.

 

Trong dịp chuyến thăm của Robert A. Millikan tại Berlin đă có một buổi “gặp mặt của các nhà khoa học giải Nobel” tại nhà riêng của Max von Laue, gồm có Walther Nernst, Albert Einstein, Max Planck, Millikan và Laue

 

Ngoài ra, Planck đă đưa thuyết tương đối vào lănh vực nghiên cứu thiết thân nhất của ông, ngành điện động học. Xuất phát từ luận án của người sinh viên bị chết vị tai nạn, Kurd von Mosengeil, ông nghiên cứu trong bài của ông “Về động lực học của các vật thể chuyển động” năm 1907 các hệ quả điện động lực học của lư thuyết Einstein. Ông chứng minh, entropy của một hệ thống chuyển động là một đại lượng bất biến, ngược lại thể tích chịu sự tác động của phép co Lorentz. Hơn nữa, trong phần mở đầu của bài nghiên cứu này, Planck thảo luận về các khái niệm của khối lượng quán tính và hấp lực, tính đồng nhất của chúng, và lưu ư rằng “một hằng số với những đặc tính của khối lượng quán tính không thể tồn tại được”. Bài toán này cũng đă được Einstein nghiên cứu và đưa ông đến thuyết tương đối rộng.

 

 

Hai nhân cách trái ngược nhau

Mặc dù các công tŕnh của Planck về “Nguyên lư tương đối” được đánh giá xứng đáng vào lúc đương thời – Felix Klein trong các bài giảng của ông đă phát biểu với sự công nhận, rằng “Planck 1907 đă thành công trong việc đưa thuyết điện động học vào mối quan hệ với quan điểm mới” – nhưng những điều này ngày nay hầu như đă bị quên lăng. Nhưng chính chúng đă không ngừng quảng bá sự công nhận thuyết tương đối của Einstein. Planck bị ấn tượng đặc biệt bởi sự táo bạo mà Einstein đă xét lại khái niệm thời gian của vật lư Newton: điều đó vượt qua tất cả những ǵ đă đạt được trong nghiên cứu tự nhiên tư biện, vâng cả trong triết học nhận thức luận, như ông nói một cách hồ hởi trong một bài thuyết giảng mời tại Đại học Columbia ở New York. Einstein mặt khác trong một bài đề tặng Planck năm 1913 viết: “Lư thuyết này sở dĩ đă được chú ư nhanh chóng như thế trong giới đồng nghiệp phần lớn là nhờ sự ủng hộ một cách quyết liệt và nồng nhiệt của Planck đă dành cho nó.”

      Tất cả những điều đó đă xây dựng nền tảng cho mối quan hệ tin cậy và bạn hữu đặc biệt giữa hai nhà bác học mà tính cách và quan điểm chính trị của họ khác nhau hầu như không thể nào tưởng tượng được hơn. Einstein không chỉ là một người nổi loạn trong những vấn đề khoa học; ông đă sớm chống đối lại mọi thứ quyền uy, và thêm vào đó tự hiểu ḿnh là một nhà dân chủ kiên định. Ngược lại, nhân cách của Planck có gốc rễ sâu xa trong những truyền thống bảo thủ của nhà nước quân chủ chuyên chế theo chủ nghĩa Wilhelm.

      Sinh ngày 23.4 năm 1858 là con trai của một giáo sư luật ở Kiel, Max Planck lớn lên ở Munich và được hun đúc ở đây về mặt trí thức – nhưng cũng qua các truyền thống gia đ́nh có một dấu ấn Phổ rất mạnh. Tại Munich ông kết thúc tú tài năm 1874 và theo học vật lư. Với 21 tuổi, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Munich, nơi năm sau ông làm habilitation, và dạy học đến năm 1885 với tư cách Privatdozent. Ông nhận được lời mời làm giáo sư ngoại ngạch cho ngành vật lư lư thuyết vào khóa học mùa hè năm 1885 tại Đại học Kiel. Bốn năm sau ông trở thành người kế vị của Gustav Kirchhoff với tư cách là giám đốc của Viện Vật lư lư thuyết tại Đại học Berlin.

      Như vậy, ông không những giữ một trong những ghế giáo sư vật lư tên tuổi nhất tại Đức, mà cũng c̣n là một trong ít chiếc ghế giáo sư chỉ dành cho ngành vật lư lư thuyết. Hoạt động tiếp tục của Planck, ngay cả sau khi về hưu năm1926, là cả đời gắn liền với Berlin. Uy tín khoa học của ông không những đă góp phần quyết định vào việc thiết lập ngành vật lư lư thuyết như một ngành độc lập, mà c̣n đặc biệt đưa lănh vực này tại Berlin lên đỉnh cao, và tạo dấu ấn cho toàn bộ sự phát triển vật lư ở đó sau khi Hermann von Helmholtz, người đỡ đầu hàn lâm quan trọng nhất của ông qua đời.

     Ngay với các công tŕnh luận văn tiến sĩ và habilitation, ông đă t́m được lănh vực nghiên cứu của ḿnh: nhiệt động lực học, chủ yếu định lư cơ bản thứ hai của nó, và khái niệm entropy. Trong những năm kế tiếp, ông nghiên cứu những hệ luận từ định lư cơ bản thứ hai và áp dụng khái niệm entropy lên các trạng thái cân bằng nhiệt-điện học của các hệ thống lư-hóa. Ông trung thành với ngành nhiệt động lực học đến suốt đời. Cũng chính ngành đó đă dẫn ông vào giữa những năm 1890 tại Berlin đến lănh vực thuyết bức xạ nhiệt và đến sự khảo sát các cân bằng bức xạ nhiệt động học.

      Các nghiên cứu này đạt tới đỉnh cao vào mùa thu 1900 với sự h́nh thành của định luật bức xạ của Planck, với giả thuyết lượng tử nổi tiếng: Sự phân bổ cường độ của bức xạ của một vật thể đen chỉ có thể được hiểu khi người ta giả thiết, bức xạ được tạo thành bằng những gói năng lượng E = hv. Trong đó h là một hằng số phổ quát, được gọi là lượng tử tác dụng của Planck, và v là tần số.

 

Một người cách mạng miễn cưỡng

Bằng cách đó, Planck đă mở đầu sự phát triển của thuyết lượng tử - mặc dù không phải Planck, cũng không phải các đồng nghiệp của ông thoạt tiên đă nhận thức được tầm quan trọng cực kỳ to lớn của cách tiếp cận này, và ư nghĩa cơ bản của hằng số h. Cần đến hơn một thập niên để những hệ quả cách mạng của giả thuyết lượng tử của Planck mới được nhận thức.

      Quá tŕnh này trước tiên bắt đầu với giả thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein trong năm thần kỳ 1905 của ông cũng như với sự phân tích kỹ định luật bức xạ của Planck bởi Einstein và Paul Ehrenfest năm sau đó. Nó chỉ ra rằng định luật bức xạ mới có mâu thuẩn cơ bản với cơ sở của vật lư cổ điển. Đă từ tháng 4 năm 1901 Einstein đă viết cho người vợ sau này Mileva: “Anh có những quan ngại cơ bản về các bài nghiên cứu của Planck về bức xạ, cho nên anh đọc các bài khảo luận của ông ta với những cảm giác phân vân.”

      Từ 1904 hai nhà vật lư đă có một cuộc trao đổi ư kiến bằng thư, nhưng Planck vẫn tiếp tục đóng kín trước những lư lẽ của Einstein. Chỉ sau khi vấn đề bức xạ được thảo luận tại Hội nghị Solvay ở Brüssel năm 1911 với sự hiện diện của các tinh hoa vật lư đương thời, Einstein mới có thể báo cáo cho người bạn ḿnh là Heinrich Zangger: “Tôi đă có thể thuyết phục được Planck phần lớn về quan điểm của tôi, sau khi ông đă cưỡng lại nhiều năm liền. Ông ta là một người rất thành thật, không hề để ư đến chính cá nhân ḿnh.”

      Tuy vậy, vào thời điểm đó, Planck vẫn chưa phải đồng ư với Einstein hoàn toàn. Đặc biệt, đối với giả thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein, ông trước sau vẫn c̣n nghi ngại, bởi nó quá triệt để đối với ông, và đặt lại vấn đề một cách không đắn đo đối với thuyết sóng của ánh sáng đến nay đă rất thành công.

      Thái độ này là sự biểu hiện của tính bảo thủ nói chung của Planck, và của các nổ lực kéo dài cả thập niên của ông nhằm giảng ḥa giả thuyết lượng tử với vật lư cổ điển; không phải ngẫu nhiên mà ông được đặc trưng là “nhà cách mạng miễn cưỡng”. Nó cũng phù hợp với trào lưu chung của vật lư học lúc bấy giờ, bởi v́ nhiều nhà nghiên cứu do dự trong việc đặt nghi vấn đối với thuyết điện từ về ánh sáng của Maxwell đă được công nhận nhiều lần. Năm 1913 Planck đă tóm tắt các quan ngại của ḿnh trong dịp chọn Einstein vào Hàn lâm viện Berlin: Rằng Einstein “trong những tư biện của ḿnh thỉnh thoảng cũng có thể một lần bắn trật mục tiêu, như chẳng hạn trong giả thuyết lượng tử quang học của ông, nhưng điều đó người ta không nên xem nặng đối với ông ta; bởi v́, không dám đi vào một sự mạo hiểm, người ta sẽ không có một cuộc đổi mới thực sự trong khoa học chính xác nhất.”

      Max Planck, với tư cách “thư kư thường trực” của Hàn lâm viện khoa học Phổ, không những viết Laudatio cho việc kết nạp Einstein vào đền thờ Olymp này của khoa học. Mà cũng c̣n do chính các sáng kiến của ông mà người ta đă dành cho Einstein những điều kiện làm việc hiếm có ở Hàn lâm viện, và do đó đă lôi cuốn được Einstein về sông Spree. Tại đây, Einstein có thể, với tư cách một “thiên tài được trả công”, theo đuổi các mục tiêu khoa học của ḿnh mà không bị phá rầy bởi các nhiệm vụ giảng dạy và các trách nhiệm khác. Với sự bổ nhiệm Einstein, Planck và các đồng nghiệp của ông muốn tạo cho thêm ánh hào quang cho Berlin như một điểm đến khoa học, và củng cố nó trong sự cạnh tranh quốc tế. Thêm vào đó, các nhà vật lư học Berlin hy vọng, người ta sẽ có thể cùng nhau giải các bài toán cơ bản mới của vật lư được đặt ra bởi thuyết lượng tử. Đặc biệt sự liên kết giữa vật lư và hóa học sẽ được đẩy mạnh, và bằng cách này, một lư thuyết mới về vật chất sẽ được mở ra. Tuy nhiên các hy vọng cụ thể này không biến thành hiện thực, v́ quan tâm của Einstein lúc bấy giờ hoàn toàn tập trung vào sự hoàn thành thuyết tương đối rộng – và điều đó đă được kết thúc thắng lợi vào mùa thu 1915.

      Planck có thái độ nghi ngại về các nỗ lực này nhằm mở rộng “nguyên lư tương đối”, và đă diễn tả điều này trong Laudatio cho Einstein: “Hiện tại ông đang nghiên cứu ráo riết thuyết hấp dẫn; thành công thế nào, điều đó ông sẽ báo cho tương lai biết.” Một năm sau đó, trong một bài đáp từ cho diễn văn nhậm chức của Einstein trong Hàn lâm viện, Planck nói đến nguy cơ đang ŕnh rập Einstein, khiến cho ông thỉnh thoảng có thể “lạc lối vào các vùng quá ư tối tăm”. Điểm chính của quan ngại của Planck là sự mở rộng nguyên lư tương đối sang các hệ thống chuyển động gia tốc bất kỳ. Einstein nh́n sự bi quan như thế với sự hài hước quen thuộc của ông. Ông viết cho người bạn Michele Besso: “Nhân loại khoa học nh́n thuyết hấp dẫn rất ư là thụ động…Laue cũng không hiểu được những suy nghĩ có tính cách cơ bản, Planck cũng thế, Sommerfeld có lẽ được hơn. Cái nh́n tự do, không thành kiến là không có trong người Đức (trưởng thành) (Mang miếng da che mắt ngựa!). Ông dùng danh từ “miếng da che mắt” của người Thụy Sĩ một cách hài hước.

      Mặc dù sự bất đồng ư kiến về khoa học giữa hai nhà học giả có chiều hướng gia tăng nhiều hơn, nhưng chính trong những năm ở Berlin, sự công nhận lẫn nhau và trân trọng nhân cách đă phát triển sâu sắc. “Planck là một con người tuyệt vời”, Einstein viết cho Michele Besso tháng 12 năm 1915, và ngược lại, 1918, Marga Planck (vợ thứ hai của Planck) vui mừng bày tỏ trước Einstein rằng “chồng tôi đă t́m thấy trong Ông một người bạn rất đổi thân thiết!”

      Quan hệ thân thiết không những dựa trên sự công nhận lẫn nhau về các đóng góp chuyên môn, mà c̣n trên mối thiện cảm cá nhân sâu sắc hơn. Các đ̣n định mệnh mà Planck phải hứng chịu trong thời gian thế chiến thứ nhất -người con trai Karl của ông chết ở chiến trận gần Verdun, và hai đứa con gái sinh đôi chết không lâu sau khi sinh con-, đă gây nên nỗi thương tâm ở Einstein. Ngày 1.12 năm 1919 Einstein viết cho Moritz Schlick về buổi thăm viếng Planck, khi ông này vừa mất hai đứa con gái: “Hôm qua tôi đến thăm Planck mà không dằn được nước mắt khi nh́n thấy ông ta. Ông ấy rất tự chủ, và can cảm - một con người thực sự vĩ đại, và tuyệt vời.”

 

Âm nhạc và chính trị

Einstein thuộc về những vị khách mời thường xuyên trong nhà của Planck tại khu phố Grunewald của Berlin, và ngược lại Planck thăm người bạn của ḿnh tại căn hộ ở khu phố Schöneberg, thỉnh thoảng tại căn nhà mùa hè tại Caputh. Lư do của những buổi gặp gỡ như thế không chỉ là các buổi họp mặt tối thường lệ (sau khi hội họp khoa học xong). Planck, người chơi dương cầm với sự hoàn hảo của một nhạc sĩ chuyên nghiệp, thường mời bạn bè và đồng nghiệp về nhà ḥa nhạc. Ở đó không những Planck và Einstein chơi, mà đôi khi cùng với con trai của Planck là Erwin, chơi Celo,  làm thành một bộ tam tấu. Lise Meitner báo cáo cho Otto Hahn về một buổi tối như thế vào mùa thu 1916: “Hôm qua tôi ở nhà Planck. Hai khúc nhạc tam tấu hay tuyệt (Schubert và Beethoven) được chơi. Einstein chơi vĩ cầm, và thể hiện được rất dễ thương những quan điểm chính trị hùng dũng, hồn nhiên và độc đáo một cách tốt nhất.”

      Dường như sự hài ḥa của những buổi tối như thế không bị phá rầy bởi các ư kiến chính trị trái ngược nhau. Planck trong thế chiến thứ nhất thuộc về “mặt trận thống nhất theo chủ nghĩa quân sự-yêu nước”, chỉ v́ ḷng yêu nước không đặt đúng chỗ mà sẳn sàng ủng hộ vô điều kiện cuộc chiến tranh của Đức, trong khi ngược lại trong giới hàn lâm Einstein được mệnh danh là “một loại nhà đại cách mạng xă hội”. Thái độ chống chiến tranh của ông đă được biết phổ biến. Chán nản trước không khí ủng hộ chiến tranh nồng nhiệt khắp nơi, ông viết cho người bạn Ḥa lan và là đồng nghiệp của ông, Paul Ehrenfest: “Vào thời như thế người ta mới biết ḿnh thuộc về giống loài đáng buồn nào…và tôi chỉ cảm thấy một sự pha trộn của thương hại và kinh tởm.”

      Cũng vẫn trong thời gian sau thế chiến thứ nhất, Planck và Einstein thuộc về hai khuynh hướng chính trị khác biệt nhau nhất. Planck nhiều nhất chỉ có thể được gọi là “người cộng ḥa theo lư tính”, mà đối với ông sự thất trận của Đức, sự thoái vị của vua và sự tuyên bố ra đời của nền cộng ḥa là “những ngày của sự bất hạnh quốc gia”. Einstein ngược lại hoan nghênh một cách vô điều kiện sự kết thúc chiến tranh, cuộc cách mạng tháng Mười một và sự sụp đổ toàn diện của vương triều, và viết cho cô em gái của ông một cách hồ hỡi: “Cái vĩ đại đă đến!...Tuyệt vời biết bao khi anh được phép chứng kiến! Không có sự phá sản nào lớn như thế để người ta lại không chấp nhận nó với một cái giá đánh đổi tuyệt vời. Ở đây, chủ nghĩa quân sự và cơn mê của các ngài cố vấn cơ mật được quét sạch.”

 

Max Planck trong tư gia tại Berlin năm 1930

 

      Mặc dù sự hồ hởi của Einstein nhanh chóng nguôi đi trước t́nh h́nh chính trị mới, ông vẫn là người ủng hộ thuyết phục của chế độ cộng ḥa Weimar. Thái độ đó, cũng như chủ nghĩa ḥa b́nh và sự dấn thân của ông cho phong trào phục hưng Do Thái, đă khiến ông trở thành không những là người “ngoại đạo” trong hàng ngũ giáo sư của chế độ cộng ḥa Weimar, mà c̣n là mục tiêu của các chiến dịch chống phá của các lực lượng sôvanh và bài Do Thái. Các cuộc tấn công công khai đạt tới đỉnh cao vào mùa hè 1920 khi một “Nhóm hoạt động của nhà nghiên cứu tự nhiên Đức nhằm bảo tồn khoa học thuần chủng” tổ chức một loạt bài diễn thuyết chống lại thuyết tương đối và người cha đẻ của nó tại nhà giao hưởng tại Berlin.

      Sự chống phá không phải không có tác động lên Einstein; ông đă có ư nghĩ rời bỏ Berlin. Planck viết cho đồng nghiệp của ông một cách lo ngại: “Từ Südtirol, nơi không có tin tức nào đến tôi, trở lại Đức, tôi t́m thấy các tin tức về một tṛ bẩn thỉu hầu như không thể tưởng tượng được, đă xảy ra tại nhà giao hưởng Berlin thời gian qua, và về tất cả những ǵ liên quan…ư tưởng làm tôi đau khổ là khả năng, rồi cuối cùng ông cũng sẽ mất kiên nhẫn và có thể đi đến một quyết định, điều sẽ trừng phạt nền khoa học Đức và các bạn bè của ông một cách nặng nề cho những ǵ mà một thái độ thấp hèn đă phạm tội với ông. Một sự ủng hộ đầy đủ từ phía những người đại diện của khoa học đối với ông sẽ không thiếu, và không được phép thiếu.”  

      Tuy Max von Laue, Walther Nernst và Heinrich Rubens trong một cuộc họp báo đă bảo vệ đồng nghiệp của họ bị thóa mạ, nhưng khi Bộ văn hóa Phổ gợi ư kín, rằng Hàn lâm viện Berlin nên lên tiếng đứng về phía thành viên tên tuổi của ḿnh, th́ Planck và các thư kư khác lại sợ một tuyên bố công khai. Planck đưa ra lư do, rằng “cuộc tranh luận nay đă trở thành một chuyện chủ yếu là chính trị” mà người ta nên tránh ra. Hơn nữa người ta sẽ “tặng cho những kẻ âm mưu quá nhiều vinh dự, nếu chúng ta đem những loại súng cối của Hàn lâm viện ra để chống lại họ”.

 

Sự lừa dối của nhà nước chuyên chính

Sự im tiếng trước công luận của Hàn lâm viện, và của riêng Planck, là tiêu biểu: Cùng với sự rút lui về một nơi mà người ta nghĩ sai rằng không chính trị, th́ sự đoàn kết với đồng nghiệp bị vu khống của ḿnh bị phân liệt. Chỉ khi liên quan đến trách nhiệm về những vấn đề khoa học th́ người ta thấy cần thiết thể hiện sự đoàn kết công khai. C̣n đối với hành động khiêu khích hèn hạ chống Do Thái, và những vu cáo phản dân chủ th́ ngược lại người ta lại có thái độ thụ động, để có thể vạch lằn ranh giới một cách an toàn giữa chính trị và khoa học, và bằng cách đó, không làm hại cho “việc thiêng liêng” của khoa học. Rằng sự phân chia ranh giới này là một huyền thoại rất được ưa thích v́ lợi ích riêng tư, vâng, thực ra nó chính là một thái độ chính trị, điều đó người ta không muốn nh́n nhận, cũng như không muốn nh́n nhận rằng, ranh giới này lại bị làm ngơ chính bởi những kẻ mà các hành vi họ v́ thế đă không bị phản đối. Cái đối với Planck và phần lớn các đồng nghiệp đương thời của ông là “chính trị” hay “không chính trị”, lại không liên quan ǵ đến nhận thức chính trị dân chủ cả. Hành vi của họ - thật ra là sự làm ngơ - được định hướng theo các tọa độ đă bám rễ chặt trong các truyền thống của nước Đức theo chủ nghĩa Wilhelm: theo tính phi-đảng phái (phi-chính trị) của người công chức, như một sự tự lừa dối của nhà nước chuyên chính.

      Những tranh luận xung quanh Einstein lại một lần nữa đạt đến điểm cao sau cuộc ám sát ngoại trưởng Walther Rathenau (gốc Do Thái) vào mùa hè 1922, đến độ Einstein phải lo ngại về tánh mạng của ḿnh và từ chối tất cả các buổi diễn thuyết và xuất hiện công khai. Khi Planck được tin đó, ông viết cho Einstein: “Lá thư của ông ngày 6 tháng này đă đánh vào tôi như một tiếng sét từ trời quang đăng. Như vậy bọn đê tiện đă đi xa trong hành động của chúng khiến cho ông lo lắng đến sự an toàn của ông.”

       Mặc cho tất cả các khó khăn, Einstein không để ư đến các lời chào mời từ Thụy Sĩ và Ḥa Lan. Việc ông ở lại Berlin có lư do không những ở không khí trí thức năng động của thành phố mà c̣n ở cá nhân của Planck. Như Einstein trong một lá thư gửi cho Paul Ehrenfest năm 1919 thừa nhận, ông hứa không quay lưng với Berlin trước khi các quan hệ xuất hiện làm cho một quyết định như thế là tự nhiên và đúng đắn đối với ông:

       “Bạn không thể h́nh dung được, sự hy sinh ở đây lớn như thế nào trong t́nh h́nh tài chánh khó khăn chung, để tạo điều kiện cho việc tôi ở lại đây, và để bảo đăm cuộc sống của gia đ́nh tôi ở Zurich. Quả là một sự đáng ghét gấp đôi cho tôi, nếu tôi, ngay trong lúc này khi các hy vọng chính trị của tôi được thỏa măn (ư nói cộng ḥa Weimar), có lẽ một phần chỉ v́ những lợi ích bề ngoài, lại quay lưng lại những người bao bọc tôi với t́nh yêu và t́nh bạn không phải v́ lư do thiếu thốn, và sự ra đi của tôi trong giai đoạn này của sự làm nhục bị hiểu sai (việc thất trận) đối với họ sẽ là đau đớn gấp đôi….Tôi chỉ có thể đi khỏi nơi đây nếu có một khúc quanh xăy đến, làm cho việc ở lại của tôi không thể tiếp tục được nữa. Một khúc quanh như thế có thể xảy ra lắm. Nhưng nếu nó không xảy ra, th́ việc đi khỏi của tôi sẽ đồng nghĩa với một sự vi phạm lời hứa đáng khinh bỉ đối với Planck, và ngoài ra cũng c̣n là sự phản bội. Tôi sẽ phải tự trách móc ḿnh sau đó.”

      Nhưng rồi đầu năm 1933, với sự nắm quyền của những người quốc xă chủ nghĩa, một “khúc quanh như thế” đă đến: Trong một nước mà các quyền tự do và công dân bị vi phạm hàng loạt và tàn bạo như ở nước Đức quốc xă, Einstein không muốn sống nữa. Bây giờ ông không c̣n cảm thấy bị ràng buộc bởi lới hứa đă dành cho Planck khi xưa nữa – nhất là khi Planck không muốn hiểu lời tuyên bố công khai của Einstein chống lại “các hành động bạo lực và đàn áp tàn bạo”, và c̣n hạ thấp nó khi xem đó là một sự tham gia vào “các hành động xúi giục gớm ghiết của nước ngoài”. Planck đă mù quáng xem thường các dấu hiệu chính trị của thời đại như thế nào, điều đó được sự thật làm rơ khi tháng ba 1933 ông lên đường đi nghĩ Phục Sinh như thường lệ và giă từ Berlin hướng về nước Ư sáu tuần liền.

 

Sự nhu nhược của Planck trước người bạn

Ngay trước chuyến đi của Planck – lúc c̣n dưới sự quyết định của Planck – ban thư kư của Hàn lâm viện, trong một bức thư cho Einstein, bày tỏ sự bất b́nh về sự hành vi của Einstein, và gợi ư một sự từ chức tự nguyện khỏi vị trí hàn lâm của ông. Tuy nhiên, sự việc đă không diễn ra êm xuôi như thế, như Planck và các đồng nghiệp của ông hy vọng. Einstein đă ra tay sớm hơn cuộc loại trừ Einstein ra khỏi Hàn lâm viện được dàn dựng rùm beng bởi các nhà cầm quyền quốc xă: Ngày 28 tháng ba năm 1933, Einstein thông báo Hàn lâm viện việc từ chức với tư cách thành viên của ông. Năm 1947 Max von Laue vẫn c̣n nhớ sự điên cuồng không thể tả trong bộ khoa học của Nazi, rằng “Einstein đă ra tay trước họ bằng tuyên bố từ chức của ông ta.”

      Trong khi đó Hàn lâm viện, trong chiến dịch được gọi là tẩy chay Do thái từ ngày 1.4 năm 1933, thấy cần thiết, trong một thông cáo báo chí không được hội ư của thư kư đương nhiệm Ernst Heymann, tuyên bố rùm beng, rằng “Hàn lâm viện không thấy lư do phải hối tiếc về sự từ chức của Einstein”.  Tuy có một sự bất b́nh sau đó trong Hàn lâm viện, v́ một vài thành viên mạnh mẽ chống đối lại tuyên bố, nhưng vẫn không có sự rút lại. Max Planck ḥa ḿnh vào các phản ứng mâu thuẩn của Hàn lâm viện, ông cũng không thấy cần thiết phải ngưng lại kỳ nghĩ để can thiệp làm sáng tỏ các diễn biến - mặc dù Max von Laue va các đồng nghiệp khác ở Berlin đă thúc ông điều đó bằng thư. Planck vẫn tiếp tục ở Ư, bởi v́ một sự trở về tức khắc đối với ông có ư nghĩa một sự biểu thị quá mạnh mẽ và đối mặt nguy hiểm trong một việc không lấy ǵ làm vui lắm này.

      Sau khi trở về vào cuối tháng tư, Planck tuy có những lời ca ngợi trong một cuộc họp của Hàn lâm viện đối với những đóng góp của Einstein, mà “ư nghĩa của chúng chỉ có thể so sánh với những công tŕnh của Johannes Kepler và Isaac Newton”. Nhưng cuối buổi họp, ông lại thấy cần phải nhận xét rằng “Einstein, bằng hành động chính trị của ḿnh, tự làm cho việc tiếp tục ở lại trong Hàn lâm viện là không thể được”.

      Đối với Einstein, chủ nghĩa theo thời của các đồng nghiệp hàn lâm của ông là những kinh nghiệm đau đớn nhất trong đời ông. Họ dễ dàng cúi ḿnh trước áp lực chính trị, và do đó đă mở đường cho chính sách “bóp nghẹt tư tưởng” (Gleichschaltung) đối với cơ quan hàn lâm giàu truyền thống này. Trước thái độ “tùy cơ ứng biến” này của Planck đối với các hành động lộ liễu của bạo lực và sự vi phạm luật pháp hiện hành một cách trắng trợn, Einstein không thể hiểu nổi. Sự thất vọng cao độ được biểu lộ trong lá thư của ông ngày 6.4.1933, trong đó ông nhắc lại rằng, “trong những năm qua tôi chỉ phục vụ cho uy tín của nước Đức, và tôi không bao giờ làm điều ngược lại, rằng - đặc biệc trong những năm qua – báo chí của lực lượng hữu đă chống phá tôi, mà không một người nào xem điều đó là là đáng để bênh vực cho tôi.”

      Trong thư trả lời của Planck, các quan điểm chính trị trái ngược nhau được bộc lộ rơ, khi ông viết liên quan đến quyết định khai trừ Einstein của Hàn lâm viện:

      “Rằng trong các buổi họp này tôi không có mặt, điều đó tôi lấy làm tiếc vô cùng, nhưng mà sự việc giờ đây đă được giải quyết xong; về kết quả chính, sự mất mát mà Hàn lâm viện và cùng với nó nền khoa học Đức giờ đây phải cam chịu, tôi cũng không thay đổi được ǵ. Bởi v́ ở đây hai thế giới quan đă đâm bổ vào nhau, hai cái xung khắc nhau. Tôi không đồng t́nh hoàn toàn với cái này, hay với cái kia. Thế giới quan của ông đối với tôi cũng xa lạ, như ông nhớ những cuộc nói chuyện của chúng ta về sự khước từ quân dịch đă được ông cổ xướng.

 

Từ đầu những năm 20 Einstein đă trở thành mục tiêu công kích của các thế lực bài Do Thái, và ông đă có những suy nghĩ từ bỏ nước Đức. Ảnh Einstein vào khoảng 1930.

 

      Tất cả những điều đó không ngăn cản chúng ta kính trọng nhau, đặc biệt khi người ta đă có mối quan hệ bạn hữu nhiều năm với nhau, và qua đó đă làm giàu thêm cho cuộc đời riêng của mỗi người. Cho nên tôi đặc biệt cám ơn ông về những lời thiện cảm của ông dành cho sự tiếp tục các mối quan hệ cá nhân của chúng ta.”

      Đối với thái độ tôn sùng nhà nước mang tính chất Tin lành của Planck th́ không thể h́nh dung được, với sự nắm quyền của quốc xă, bất công, bạo lực và tội ác đă bước lên sân khấu chính trị trong cái áo của quyền lực nhà nước. Ngược lại Einstein không muốn chấp nhận, rằng Planck – người mà ông trước sau vẫn gần gủi như một người bạn tuổi đáng bố  - chỉ v́ muốn cứu vớt nền khoa học Đức nên đă bám chặt vào các chức vụ chính trị khoa học, và qua đó đă để cho quốc xă sử dụng như một công cụ: “tôi, ngay khi không phải là người Do Thái, cũng không không tiếp tục làm chủ tịch của Hàn lâm viện và của Kaiser-Wilhelm-Gesellschaft trong những hoàn cảnh đó” như Einstein xác nhận năm 1934 trước một đồng nghiệp Mỹ. Một năm trước đó, trong một lá thư gửi cho Fritz Haber, ông đă b́nh luận về cách xử sự của các đồng nghiệp Đức của ông, đặc biệt về Planck và Laue một cách vắn tắt: “…Planck 60% cao quư và Laue 100%.” 

     

Lư tưởng nhận thức

Phần c̣n lại 60% này của sự cao quư, mà qua đó Planck vẫn c̣n đủ khác biệt với nhiều đồng nghiệp Đức của ông, Einstein vẫn c̣n, sau chiến tranh, và trước tai họa diệt chũng, giữ nguyên cho người bạn và người đỡ đầu tuổi đáng bố của ông. Trong một điếu văn cho Planck (1948), được đọc trong một buổi lễ tưởng niệm cho Planck được tổ chức bởi Hàn lâm viện khoa học của Hoa Kỳ ở Whasington, Einstein nhận định: “rằng ngay trong những giai đoạn này, khi mà sự điên cuồng chính trị và quyền lực thô bạo gieo rắc những lo âu và đau khổ lớn cho con người, th́ lư tưởng của nhận thức vẫn được nâng cao không suy suyễn. Lư tưởng này…. Đă được biểu hiện trong Max Planck với một sự hoàn thiện hiếm thấy.”

      Nhất là thư chia buồn của Einstein gửi cho người góa phụ đă cho chúng ta h́nh dung được những cuộc gặp gỡ với Planck và những năm tại Berlin nói chung đă có ư nghĩa ǵ đối với Einstein: “Đó là một thời gian đẹp và thành công mà tôi được phép cùng trải nghiệm trong sự gần gủi với ông ấy…Những giờ phút tôi được phép trải qua ở nhà của Ông Bà, những cuộc tṛ chuyện mà tôi đă thực hiện riêng với con người tuyệt vời, sẽ thuộc về những kỷ niệm đẹp nhất trong phần đời c̣n lại của tôi. Tất cả những cái đó không thể nào được thay đổi bởi sự thật, rằng một biến cố bi thảm đă chia cắt chúng ta.”

      Năm năm sau khi Einstein được Rudolf Kallir yêu cầu phát biểu về Max Planck, ông nêu lên hai nhà vật lư đă trở thành “hai tấm gương sáng ngời” đối với ông: Hendrik Antoon Lorentz và Max Planck, bởi v́ những người này đă “chiến đấu với những vấn đề gắn liền với một sự đào sâu mới mẽ cho nghiên cứu vật lư chúng ta” và cả hai từ bên trong hướng cái nh́n về cái cơ bản, “một cái thiên phú để ngăn ngừa các tài năng sống động nhất khỏi ch́m lỉm vào cái đống hỗ mang của tính uyên bác phát triển theo chiều ngang, và hướng khát vọng về chiều sâu.”

      Ngoài ra, Einstein đánh giá cao Planck như “một con người cảm xúc và tư duy cao quư, có một sự khiêm tốn lớn trong các quan hệ con người. Tôi đă biết được một con người nhân hậu và chân thật sâu sắc, mà trái tim ở rất xa đầu môi chót lưỡi.

     Ông luôn luôn tranh đấu cho cái ǵ ông nghĩ là đúng, ngay cả khi điều đó không dễ chịu lắm đối với ông ở Hàn lâm viện. Ông cũng đến thăm tôi tại Berlin vài lần để khêu gợi lên lương tâm, khi tôi làm những điều đối với ông là cấm kỵ. Ông được gắn bó chặt chẽ về truyền thống trong quan hệ của ḿnh với nhà nước và với tầng lớp của ông. Nhưng ông luôn luôn có ư muốn và sẵn sàng lắng nghe những niềm tin, tuy xa cách đối với ông, và đánh giá chúng, mà không một lần nào có sự va chạm. Điều đă làm cho tôi gắn bó với ông là, vượt qua tất cả những niềm tin của riêng mỗi người, chính là thái độ vô ham muốn của chúng tôi, chỉ biết hướng về phục vụ, trước những vấn đề và nhiệm vụ của con người.

      Cho nên ông, một con người nghiêm túc, có sợi dây quan hệ mạnh mẽ với các giới gần xa của ông, lại sống với một kẻ bohemien như tôi - một kẻ không gắn bó nơi đâu hết, thích t́m thấy mặt vũ trụ trong mọi sự vật - qua gần hai mươi năm trong sự ḥa hợp đẹp đẽ nhất.”

 



Vị vua cuối cùng của nước Đức cuối thế kỷ 19 cho đến khi thoái vị năm 1918 sau khi Đức thua trận trong thế chiến thứ I.

Privatdozent là người được dạy học mà không được trả lương, sau khi có habilitation, một học hàm sau tiến sĩ ở Đức có đủ phẩm chất để dạy học trên đại học và có thể làm giáo sư nếu được bổ nhiệm.

Là con sông nhỏ nhưng nổi tiếng chảy ngang qua Berlin, làm cho nó nên thơ và trở thành biểu tượng.

Một khu nổi tiếng của giới thượng lưu và trí thức ở Berlin

Xin xem đầy đủ bài “Tưởng niệm Max Planck” của Einstein trong sách này.