MaxPlanckNhanChungNXXanh

 

"Sống bên cạnh Planck là một niềm vui rồi"

 

Nguyễn Xuân Xanh thực hiện

 

Abstract. Appreciation of Max Planck’s personality and science by his contemporary witnesses.

 

      Người ta gần như có thể nói rằng công tŕnh vĩ đại khoa học của ông, thuyết lượng tử, cũng có nguồn gốc này (tính-đúng-thật và tính-chân-thật) trong một mặt nào đó; rằng chỉ có tính-đúng-thật không lay chuyển được mới có thể làm ông trở thành người sáng tạo của một lư thuyết cách mạng như thế, mà chính ông lắm lúc cũng lo lắng trước những hệ quả của nó.

 

      Trong 40 năm mà tôi quen biết Planck, và ông đă dần dần ban tặng cho tôi sự tin tưởng và t́nh bạn, tôi luôn luôn thán phục mà nhận thấy rằng, ông không bao giờ làm điều ǵ, hay không làm điều ǵ, chỉ v́ điều đó có thể có ích hay có hại đối với ông. Cái ǵ ông thấy đúng, điều đó ông làm, bất chấp hậu quả cho cá nhân của ông.

 

      Sự tôn kính của Planck trước trật tự trời đất trong tự nhiên đă được phản ảnh vào trật tự chặt chẻ trong đời sống riêng của ông. Ông có một cách phân chia ngày làm việc ra rất hệ thống, mỗi ngày cùng vào một thời điểm nửa tiếng đồng hồ đánh dương cầm – ông là một người chơi dương cầm đam mê cũng như tuyệt diệu như mọi người biết, và những buổi tối ḥa nhạc ở nhà ông đối với tất cả những ai đă được phép thưởng thức là không thể quên được. Helmholtz có lần nói khi nâng cốc rằng, đi dạo là một nhiệm vụ thiêng liêng của người nghiên cứu tự nhiên. Planck chắc chắn đă hoàn thành nhiệm vụ này với t́nh yêu lớn. Sự nghĩ ngơi tốt nhất của ông trong các kỳ hè là các chuyến leo núi qui mô, cho đến lúc tuổi cao.

 

      Ông có một sự trong sáng trong tư tưởng và tính thẳng thắng hiếm có, tương ứng với sự đơn giản bề ngoài và tính tiết kiệm của ông. Để minh họa tôi xin nhắc lại, rằng ông hằng ngày đi đến giảng đường với xe điện thành phố trên loại ghế hạng ba, và ông vẫn làm điều đó cho đến lúc tuổi cao trong những chuyến đi xa.

 

      Chắc chắn Planck không tin vào một dạng tôn giáo đặc biệt nào; nhưng ông là người có tín ngưỡng (theo nghĩa Spinoza và Goethe), và luôn lập lại điều đó. Và v́ ông là một trong những người trung thực nhất, nên đằng sau những lời nói của ông có một cảm giác sâu sắc, cảm giác đem lại cho ông sự hỗ trợ to lớn trong những thay đổi bi thảm của đời ông.     

LISE MEITNER

Trong “Max Planck, con người”

 

      Đền thờ của khoa học, một ṭa nhà nhiều tầng nhiều lớp. Và cũng có nhiều loại người sống trong đó, nhiều loại mănh lực tinh thần đă đưa họ đến đó. Có người làm khoa học để có cảm giác sung sướng thấy sức mạnh tinh thần trội bậc của ḿnh; đối với anh ta, khoa học là loại thể thao thích hợp để mang lại cảm giác mạnh và sự thỏa măn của ḷng hiếu thắng. Ngay cả có thể t́m thấy nhiều người trong đền thờ chỉ v́ những mục tiêu vị lợi mà phải dâng hiến trí óc làm lễ vật tế thần. Nếu giờ một thiên thần của thượng đế đến và đuổi ra khỏi đền thờ tất cả những người thuộc về hai phạm trù trên, th́ nó sẽ trống trăi một cách đáng sợ, nhưng vẫn c̣n những con người của thời trước đây và bây giờ. Trong những người này có Planck, và v́ thế chúng ta yêu mến ông.

 

      Sự khao khát được nh́n cái ḥa điệu tiền lập, điều mà Leibniz đă nói đến, là mạch nguồn của sự kiên tŕ và nhẫn nại vô cùng tận mà với nó chúng ta thấy Planck say mê dấn thân cho những vấn đề của khoa học chúng ta mà không hề để bị sao lăng bởi những mục đích dễ đạt được hơn và để người ta mang ơn nhiều hơn. Tôi thường nghe nói rằng các đồng nghiệp muốn xem hành vi này là bắt nguồn từ sức mạnh ư chí và tinh thần kỷ luật phi thường; nhưng tôi tin điều đó không đúng. Trạng thái của cảm xúc đă khiến nên những hành động đó giống như trạng thái cảm xúc của tín ngưỡng hay trạng thái đang yêu: sự phấn đấu hàng ngày không phải xuất phát từ một ư định hay một chương tŕnh nào, mà từ một niềm khao khát thuần túy.

      Ông ngồi ở đây, Planck thân yêu của chúng ta, và mỉm cười trong ḷng về cái lồng đèn Diogenes thơ ngây đang cầm trong tay tôi. T́nh cảm của chúng ta đối với ông không cần đến một sự giải thích sáo ṃn nào. 

 

A. EINSTEIN

Từ diễn văn mừng sinh nhật thứ 60 của Max Planck.

 

 

      Nhưng điều chính yếu: Sống bên cạnh Planck là một niềm vui rồi.

A. EINSTEIN

Trong thư cho Hedwig Born

 

 

      Đúng 8 giờ, hè cũng như đông, ông xuất hiện để ăn sáng. Thư tín được vợ ông mở ra, và được quyết định nhanh chóng ai sẽ trả lời, và mỗi lá thư được trả lời như thế nào. Sau đó ông qua pḥng làm việc, cũng nằm trong tầng trệt. Cả buổi sáng phải hoàn toàn yên tĩnh trong nhà. Chúng tôi thực sự phải đi rón rén trên gót chân lên cầu thang. Cái điện thoại được cố ư dời thế nào để từ pḥng làm việc không hề nghe thấy. Trong những giờ buổi sáng này, ông làm việc với sự tập trung cao độ. Vào buổi ăn trưa, thường chỉ có gia đ́nh. Sau một giấc ngủ trưa ngắn, ông ngồi lại cây đàn dương cầm có cánh của ông, đánh Bach, Haydn, tác giả được đặc biệt yêu thích Brahms hay Schubert, và sau đó đi dạo, trong bụng luôn luôn nghĩ xem sẽ c̣n khám phá được con đường mới nào trong khu phố gần đó. Với bảy mươi tuổi ông vẫn c̣n đi đều đến nhà tập thể dục hằng tuần …

      Ngày chủ nhật, ông làm những cuộc đi dạo dài hơi, và người ta nói, chỉ ít người mới biết rơ cảnh quan Berlin như ông. Một lần ông dự định đi bộ từ từ Berlin đến Biển đông của Đức (khoảng 200km), rồi với sự kiên nhẫn đặc biệt của ḿnh, ông đi hết mỗi lần một phần ba của đoạn đường vào những kỳ lễ Giáng lâm của ba năm liên tiếp.

Heinrich von Hoeßlin

Anh em vợ thứ hai của Planck

 

 

      Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, con người đă có thể nghiên cứu sự vận động của các phân tử riêng lẻ, nguyên tử và electron. Thế kỷ đă kéo dài đủ lâu cho khoa học để khám phá rằng một số hiện tượng, bức xạ và đặc biệt lực hấp dẫn, thách thức tất cả nổ lực của một sự giải thích thuần túy cơ học. Trong khi các nhà triết học vẫn c̣n  thảo luận về việc có thể chế tạo được không một chiếc máy để sao lại các ư tưởng của Newton, các cảm xúc của Bach, hay nguồn cảm hứng của Michelangelo, th́ người trung b́nh của khoa học trở nên nhanh chóng bị thuyết phục rằng không có cái máy nào có thể được chế tạo được ánh sáng của đèn cầy hay sự rơi của quả táo. Rồi, trong những tháng cuối cùng của thế kỷ, Giáo sư Max Planck của Berlin đă đưa ra cách giải thích có tính chất thử nghiệm của một hiện tượng nhất định về bức xạ, hiện tượng đến nay hoàn toàn thách thức mọi sự lư giải. Không chỉ sự giải thích của ông là phi-cơ-học từ trong bản chất của nó; dường như cũng không thể liên lệ nó với một ḍng tư tưởng cơ học nào được. Chính v́ những lư do đó mà nó bị chỉ trích, tấn công và cả chế giễu. Nhưng nó chứng tỏ thành công khác thường và rút cuộc phát triển thành ‘thuyết lượng tử’ hiện đại, làm thành một trong những nguyên lư thống lĩnh của vật lư hiện đại. Ngoài ra, mặc dù điều này chưa rơ ra lúc bấy giờ, nó đánh dấu sự cáo chung của thời đại cơ học trong khoa học, và sự mở ra của một kỷ nguyên mới.

JAMES JEANS

Trong The Mysterious Universe

 

      Cái tên Planck là một từ ngữ ở cửa miệng của những người làm khoa học của mọi đất nước, và tất cả thống nhất nhau trong sự ngưỡng mộ cho những đóng góp vĩ đại và lâu bền cho ngành khoa học vật lư.

      Thật là khó khăn để nhận thức hôm nay, khi thuyết lượng tử áp dụng thành công trong rất nhiều ngành như thế của khoa học, là lạ lùng làm sao, và gần như huyền diệu làm sao quan niệm mới này của bức xạ đă xuất hiện đối với nhiều nhà khoa học ba mươi năm trước. Buổi ban đầu người ta gặp khó khăn để có được sự chứng minh thuyết phục của tính đúng đắn của lư thuyết và các sự suy diễn từ nó. Trong bối cảnh này tôi xin được phép nhắc đến các thí nghiệm của GS Geiger và tôi được tiến hành năm 1908. Về phía tôi, sự trùng khớp với cách suy diễn của Planck cho e (e là diện tích cơ bản và trị số được diễn tả bằng các đơn vị tĩnh điện học)làm cho tôi trở thành người ủng hộ sớm ư tưởng chung của lượng tử tác dụng. Tôi do đó có thể nh́n sự việc với sự b́nh tĩnh và ngay cả khuyến khích GS Bohr ứng dụng táo bạo thuyết lượng tử đă được đề xuất bởi Planck.

E. RUTHERFORD

 

      Hầu như không có một một khám phá trong lịch sử khoa học nào đă tạo ra những kết quả ngoại hạng như thế trong một khoảng thời gian ngắn của thế hệ chúng ta như là những kết quả đă trực tiếp phát sinh ra từ khám phá của Planck về lượng tử tác dụng cơ bản. Khám phá này là sai quả, với các tiến bộ thường xuyên tăng lên, trong việc cung cấp phương tiện cho việc diễn giải và làm hài ḥa các kết quả đạt được từ sự nghiên cứu các hiện tượng nguyên tử, một sự nghiên cứu đă làm nên những tiến bộ tuyệt vời trong ṿng ba mươi năm qua. Nhưng thuyết lượng tử c̣n làm một cái ǵ nhiều hơn nữa. Nó đem lại một cuộc cách mạng triệt để trong sự diễn giải về khoa học của các hiện tượng tự nhiên. Cuộc cách mạng này là một sự phát triển trực tiếp của các lư thuyết và các khái niệm đă bắt nguồn từ công tŕnh khai phá của Max Planck trong nghiên cứu bức xạ của hộp rỗng. Trong ṿng ba mươi năm qua, các lư thuyết và khái niệm này đă phát triển lên và mở rộng ra thành cái gọi là vật lư lượng tử. Bức tranh của vũ trụ được xây dựng trên nền tảng của vật lư lượng tử phải được xem như một sự tổng quát hóa diễn ra độc lập với vật lư cổ điển mà với nó, vật lư lượng tử có thể được so sánh một cách thuận lợi cho vẽ đẹp về quan niệm của nó và sự hài ḥa bên trong của lôgíc của nó.

N. BOHR

Trong J.Murphy, Where is science going?

 

      Năm 1900 Max Planck công bố kết quả sau đây: Nhiệt bức xạ không phải là một ḍng chảy liên tục và có thể chia nhỏ vô cùng tận. Nó phải được định nghĩa như một khối lượng mất liên tục được làm thành bởi các đơn vị tương tự nhau.

      Lúc bấy giờ ông khó thấy được rằng trong một khoảng thời gian không đầy ba mươi năm lư thuyết này, thuyết hoàn toàn mâu thuẩn lại các nguyên lư của vật lư được biết đến lúc đó, sẽ phát triển thành một học thuyết về cấu trúc nguyên tử, với tính toàn diện về khoa học và tính đơn giản toán học của nó, không hề thua kém chút nào so với hệ thống cổ điển của vất lư lư thuyết.

W. HEISENBERG

Trong J.Murphy, Where is science going?

 

Người ta than phiền rằng thế hệ chúng ta không có các nhà triết học. Không đúng. Họ bây giờ chỉ ngồi trong phân khoa khác. Họ có tên là Max Planck và Albert Einstein.

A.v. Harnack

Chủ tịch đầu tiên viện Kaiser-Wilhelm-Gesellschaft, tiền thân của Max-Planck-Gesellschaft.