TuongNiemMaxPlanckEinstein

TƯỞNG NIỆM MAX PLANCK[1]

 

(Dem Gedächtnis Max Plancks)

A.Einstein (1948)

 

Abstract. Einstein’s Commemoration of Max Planck in 1948

Nguyễn Xuân Xanh dịch

 

Ai đă được ân huệ để tặng cho nhân loại một ư tưởng sáng tạo vĩ đại, người đó không cần được đời sau ca ngợi. Bởi v́ anh ta đă được ban cho điều cao cả hơn bằng việc làm anh của ta.

Tuy nhiên, thật là một điều tốt, và cần thiết, rằng ngày này, các đại biểu của các nhà nghiên cứu phấn đấu v́ chân lư và nhận thức từ khắp nơi trên trái đất họp mặt nhau tại đây. Họ là một sự minh chứng, rằng ngay trong những giai đoạn này, khi mà sự điên cuồng chính trị và quyền lực thô bạo gieo rắc những lo âu và đau khổ lớn cho con người, th́ lư tưởng của nhận thức vẫn được nâng cao không suy suyễn. Lư tưởng này, đă từ bao đời nối kết các nhà nghiên cứu của tất cả quốc gia và của mọi thời đại, được biểu hiện trong Max Planck với một sự hoàn thiện hiếm thấy.

Nếu bản chất nguyên tử của vật chất cũng đă được các người Hy Lạp nh́n thấy, và đă được các nhà nghiên cứu của thế kỷ thứ mười chín nâng lên thành khả năng hiện thực lớn, th́ đồng thời chính Max Planck đă t́m thấy một sự xác định chính xác độ lớn thực sự của nguyên tử mà không cần đến các giả thuyết phụ. Hơn nữa ông đă tŕnh bày một cách thuyết phục, rằng bên cạnh cấu trúc nguyên tử của vật chất c̣n có một loại cấu trúc nguyên tử của năng lượng, và cấu trúc này được chi phối hoàn toàn bởi hằng số phổ quát được ông đưa ra.

Nhận thức này đă mở đầu sự phát triển vật lư học trong thế kỷ chúng ta, và đă chi phối nó hầu như tuyệt đối. Không có nó, th́ sự thiết lập một lư thuyết hữu ích của nguyên tử và phân tử, cũng như của các hiện tượng về năng lượng chi phối sự chuyển hóa của chúng không thể nào quan niệm được. Hơn nữa, nhận thức này đă phá vỡ khung cảnh của cơ học cổ điển và của điện động học, và đặt khoa học trước nhiệm vụ đi t́m một cơ sở khái niệm mới cho toàn ngành vật lư, một nhiệm vụ mà mặc cho một số thành tựu quan trọng vẫn chưa được giải đáp một cách thỏa đáng.

Bằng cách Hàn lâm viện khoa học của Hoa Kỳ nghiêng ḿnh trước con người này, nó bày tỏ niềm hy vọng, rằng công việc nghiên cứu một cách tự do v́ nhận thức thuần túy sẽ được duy tŕ cho chúng ta không hề suy suyển.

Kư tên A. Einstein

Ngày 7.10.1947 Max Planck được mai táng trong nghĩa trang của thành phố Göttingen. Sau tang lễ trong nhà thờ Albani với các bài điếu văn của Max von Laue và Otto Hahn, sáu nhà vật lư trẻ của Viện vật lư số I và II của Đại học Göttingen đă khiêng quan tài ra khỏi nhà thờ và đưa đến nghĩa trang. Tấm ảnh này thuộc sở hữu của GS Hans Ehrenberg, được công bố lần đầu tiên năm 1997.

 

 



[1] Bài diễn văn này của Albert Einstein với tư cách đại diện cho “Hàn lâm viện khoa học quốc gia của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” đă được Otto Hahn đọc bằng tiếng Anh và tiếng Đức tại Hội trường của Đại học Göttingen ngày 23 tháng 4 năm 1948 (ngày sinh nhật thứ 90 của Max Planck). Buổi lễ được tổ chức bởi Tổ chức Max Planck (Gesellschaft), Hội Vật lư Đức, Hàn lâm viện Khoa học Göttingen và Đại học Göttingen. Đồng thời buổi lễ cũng được tổ chức bỏi Hàn lâm viện Hoa Kỳ tại Washington cùng ngày. [Nguồn: Ẩn phẩm đặc biệt “Zum 50. Todestag von Max Planck” của tạp chí  vật lư Đức Physikalische Blätter nhân ngày mất thứ 50 của Max Planck, xuất bản tháng 10, năm 1997. NXB WILEY-VCH 1997]