ChuyenBenLeBaiThoThuChoiXemSao

 

Chuyện bên lề bài thơ Thử chơi xem sao

(theo trí nhớ tồi tệ của tôi)

 

Đă lâu, một hôm lang thang tán gẫu với Nguyễn Duy ở Paris, tôi huênh hoang : văn nào cũng có thể dịch được. Lúc đó tôi đang nghĩ tới nội dung nhân loại phổ cập (contenu humain universel) của văn chương, khiến nhiều tác phẩm lớn đă được dịch qua đủ thứ tiếng khác nhau mà vẫn t́m được độc giả quư mến nó trong bất cứ tiếng nào.

Nguyễn Duy gửi cho tôi mấy bài thơ, không nhớ rơ có bài thơ này hay không, và bảo : Thử dịch chơi xem sao. Tôi chợt hiểu một điều và công nhận : thơ loại này không thể dịch được thành thơ  qua bất cứ tiếng nào. Từ đó, tôi kỵ dịch thơ, lâu lâu mới dịch một bài mà tôi cho rằng có thể dịch được. Trong văn chương, ít ai khiếp sợ thơ bằng tôi.

Có hai loại văn không thể dịch được thành văn.

1. Văn hay, cơ bản nhờ nhạc điệu của một ngôn ngữ. Về mặt này, tiếng Việt thuộc loại vô địch. Dịch qua ngôn ngữ khác, mất gần hết, nhất là tiếng Pháp vốn trầm trầm, ít nhạc tính : trong tiếng Pháp, nguyên âm được dùng nhiều nhất là nguyên âm câm : e (ơ) câm. Chỉ c̣n lại nội dung. Nếu nội dung của nguyên tác cũng hay, dịch giả sẽ biến áng văn hay trong tiếng Việt thành áng văn tầm thường chỉ có nội dung trong tiếng Pháp. Nếu nội dung của nguyên tác tầm thường, dịch giả sẽ biến áng văn Việt hay thành áng văn Tây dở. Nếu nội dung trong nguyên tác dở, dịch giả sẽ biến áng văn nghe được  trong tiếng Việt thành áng văn tồi trong tiếng Pháp. Thế thôi.

Bài thơ này tiêu biểu cho điều trên.

2. Văn hay nhờ chơi chữ điêu luyện. Dịch qua tiếng nước khác cũng mất gần hết, năm th́ mười hoạ mới nhại được trong tiếng nước khác v́ trong tiếng ấy cũng đă từng có cuộc chơi chữ ấy trong đề tài ấy.

Nếu chỉ dịch được nội dung thôi, rồi giải thích tṛ chơi chữ nghĩa trong chú thích, khó mà thành văn.

Thơ Hồ Xuân Hương tiêu biểu cho điều trên.

 

Bây giờ ta đáp lời thách đố của Nguyễn Duy tiên sinh : PHĐ chịu thua, không tài nào dịch bài thơ Ziao Chỉ này thành thơ PhuLăngXa được. Nó sẽ măi măi là thơ VN dành riêng cho người sành  tiếng Việt thưởng thức, không thể nào thành thơ nhân loại được.

Nguyễn Duy tiên sinh hài ḷng rồi chứ ?

Nguyễn Duy ơi, bài Nh́n từ xa, Tổ Quốc, gần 20 năm sau, ta đọc lại văn bản tiếng Việt của ND và tiếng Pháp « của » ta, đương nhiên là đă mất rất nhiều âm điệu, h́nh ảnh, câu chữ mà nếu ta dịch « chính xác », « thủy chung » sẽ chẳng c̣n ǵ tạm gọi là thơ cả, ta vẫn cảm động, vẫn thấy có điều để suy ngẫm, vẫn cảm nhận được sự hiện diện ở đời của một con người cá biệt tên là ND. C̣n bài thơ này, ta thích, zui quá mà, và cũng có nội dung, nhưng ta không có nhu cầu dịch. Để làm ǵ ? Chứng tỏ ḿnh tài giỏi à ? Ta không có nhu cầu ấy và cũng chẳng có khả năng ấy.

 

Một điều chuyện này đă khiến tôi suy ngẫm

Trong thơ văn, đương nhiên h́nh thức mỹ miều, lạ lẫm, độc đáo đối với một ngôn ngữ đương thời  là một yếu tố cơ bản, không thể thiếu được.

Nếu nó là sáng tác đặc thù của một tác giả ngay trong và xuất phát từ  ngôn ngữ của chính ḿnh v́ tác giả đă phải xô đẩy ngôn ngữ làm nên ḿnh  để hiện-sinh nghiệm-sinh cá-biệt của ḿnh ở đời  bằng ngôn-ngữ, khi dịch ra tiếng nước khác, tác giả ấy có khả năng (thôi)  mang lại cho một nền văn hoá khác một điều mới lạ góp phần làm nó phong phú thêm. Có khả năng được thiên hạ hâm mộ. V́ thế, biết ngoại ngữ, tuy rất cần và thuận lợi, không là một yếu tố quyết định khả năng hành văn. Cứ đọc Nỗi buồn chiến tranh  của Bảo Ninh và những bản dịch của nó th́ biết.

Nếu nó chỉ là một h́nh thái viết vay mượn của người đời trong một nền văn hoá khác, Pháp chẳng hạn, tác giả có công làm văn chương VN phong phú hơn nhờ vay mượn một h́nh thái viết mới lạ đối với tiếng Việt : ra thế, tiếng ta cũng có khả năng diễn đạt chuyện ấy kiểu ấy. Nhưng khi dịch ra tiếng Pháp, độc giả chẳng thấy ǵ mới lạ so với những áng văn mà họ đă từng đọc từ lâu, do chính kẻ sáng tạo  ra kiểu hành văn ấy sáng tác. Đọc tác phẩm nhại kiểu viết ấy, không nhàm th́ cũng chán.

Về nội dung cũng vậy.  Trong văn chương văn học Tây Âu (tôi không dám bàn tới những khu vực văn hoá khác v́ tôi dốt, không biết), có rất nhiều nội dung rất mới đối với văn chương văn học VN, nhưng đă cũ mèm đối với độc giả Tây Âu. Đưa nó vào văn chương văn học VN là chuyện nên làm, giúp nó phong phú đa dạng hơn hiện tại. Nhưng không nên ảo tưởng rằng một khi nó mới lạ với VN th́ dịch ra tiếng ngoại quốc nó sẽ khiến thiên hạ sững sờ...

Sau một chiến tranh quá dài, một thời kỳ bế quan toả cảng c̣n dài hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực văn chương văn học, ta rất cần học ngoại ngữ, tiếp thu kiến thức, học thuật, thơ văn của thiên hạ để làm phong phú văn chương văn học của ta. Nhưng ta nên ư thức rơ ràng : học đến mấy, khá nhất cũng chỉ thành học tṛ giỏi của những thầy dở. V́ sao ? V́ chưa hề có một nhà thơ nhà văn lớn nào đă từng đào tạo ra một nhà thơ nhà văn lớn cả. Lư do đơn giản : trong lĩnh vực sáng tác  nghệ thuật bằng ngôn ngữ, không ai có thể làm thầy của ai cả. Chỉ có người giỏi nhại và người biết viết chính ḿnh thôi và, chính v́ thế, có khả năng trở thành nhân loại phổ cập, trở thành nhà văn có tầm vóc nhân loại.

Trong triết lư cũng vậy nốt ! Người hiểu  J-P Sartre, có đầy, khắp thế giới. Người vượt J-P Sartre, đúng như chàng mong muốn, tức là giữ lại ở đời những ǵ mới, đáng giữ lại mà chàng đă mang vào triết học Tây Âu để vươn xa hơn nữa, theo nhận định của chàng trước khi chết, chưa có ai. Chàng không có người « kế thừa ». Chán thật...

Bước vào thế kỷ 21, ta lạnh lùng kiểm điểm xem. 

Chí ít cũng có cả trăm nhà thơ nhà văn VN đă được dịch qua tiếng Anh tiếng Pháp. Có mấy người đă trở thành « đại chúng » chỉ trong một chục ngôn ngữ « đáng kể » thôi ?

Mới đây, cả « nước », cả làng văn « VN hải ngoại », tưng bừng tranh luận suốt mấy tháng trời về một... truyện ngắn, có mặt hay thật, chỉ trong tiếng Việt thôi, nhưng chẳng có nội dung ǵ đáng nói với người đời, nếu dịch ra tiếng Pháp sẽ nhạt phèo v́ quá xưa. Một hiện tượng đáng buồn. Nên dẹp, làm chuyện khác đáng làm hơn. Như đọc thơ Nguyễn Duy chẳng hạn. Ư kiến của một người dị ứng với thơ ! Hè hè...

Phan Huy Đường

04-2006