Đọc lại: Yêu của PHD

 

Đọc lại : Yêu của PHĐ

 

 

Đọc lại, v́ tôi đă đọc nhiều lần câu chuyện này.

 

Tôi nhớ lần đầu tiên đọc, tôi không hiểu lắm, nó lào phào lướt trên mặt máy tính những ḍng chữ, h́nh như có một mănh lực ma quái, khiến người ta buộc phải giật ḿnh, nhưng không tạo ra sự đặc biệt chạm vào xúc cảm ngay lập tức, như khi gặp một cơn đau răng.

 

Có lẽ ngôn ngữ của câu chuyện này không động vào trực giác, để khai mở những huyệt tâm linh, cũng không gợi sợi dây liên tưởng đến chuỗi sống của tế bào đang sinh sôi nảy nở và mơn mởn cuộc sống quanh ta, cho dù sự mơn mởn ấy mỗi phút héo tàn đi một ít, cũng chẳng thuộc từ ngữ của bất cứ trường phái văn học nào gợi đến những mối dây họ hàng từ ngữ, kỹ thuật viết đáng so sánh.

 

Nhưng tôi vẫn đọc lại.

Đọc lại.

 

Tôi muốn giải mă một cảm giác ch́m dần, xuống đáy, một cái ǵ đó không đặt được tên nhưng nh́n thấy rơ nó hiển hiện…

Chắc giống như cảm giác của kẻ không biết bơi bị bỏ quên một ḿnh trong bể nước sâu ?

 

Tôi đọc lại.

 

Và một hôm chợt tỉnh.

 

Tôi đă t́m ra sự kết nối câm lặng của sợi dây liên hệ sự tồn tại trong câu chuyện này.

Chỉ có điều mỗi lúc có thể đặt tên cho sự kết nối ấy một cái tên khác nhau.

 

Có thể gọi đơn giản : nỗi đau chăng ?

Có thể gọi đơn giản : sự buốt giá cô độc chăng ?

H́nh ảnh hơn một chút : một phút khắc khoải ngước mắt nh́n lên bầu trời phía tây mặt trời lặn với những ảo ảnh huy hoàng do ánh sáng hoàng hôn sắp tắt tạo ra, trước khi cùng con thuyền chỉ một người duy nhất trên đó ch́m luôn xuống ḷng biển cả ?

Nỗi tuyệt vọng chăng ?

Sự bất lực cuối cùng ?

Hay chỉ là một giọt nước mắt long lanh như giọt sương, không in lóng lánh niềm vui mặt trời sưởi ấm ban mai, mà trái lại, trước lúc tan ra, bốc hơi, biến mất, hạt sương lạc loài mặn như vị nước mắt cố lan rộng, trải dài trên đám cỏ, thấm xuống đất đen, chứ không chịu bốc hơi bay mênh mông vào không gian mềm mại… ?

 

Khi, nội dung tụ lại từ chính ư nghĩa đề tài được đặt thành tên truyện : t́nh yêu.

T́nh yêu giữa những con người với nhau.

T́nh yêu này không có. Trong câu chuyện này.

Cho dù ngay câu mở đầu tác giả đă khẳng định : t́nh yêu là có thật.

 

 

Đây là câu chuyện về một cá tính cực kỳ đặc thù, của một nhân vật sống trong những biến đổi lịch sử đặc thù : không có tính liên tục trải dài và phát triển của các biến cố. Ngày sống của nhân vật luôn luôn chỉ là những sự chấp nhận trong cái biến đổi ấy.

 

Dường như chỉ các nhân vật phụ sống, phát triển, gặp gỡ lẫn nhau mà thôi và luôn luôn chỉ đi song song với nhân vật chính, chứ không bao giờ tụ về một điểm với con đường đi của nhân vật chính.

 

Mỗi nhân vật phụ có một đời sống mang màu sắc riêng khác nhau, chỉ làm nền cho nhân vật chính với một đời sống thật sự là những ḍng suy tưởng nội tâm cuồn cuộn không dính líu ǵ đến bất kỳ nhân vật phụ nào, cho dù thoạt nh́n, họ có những công việc chung với nhau.

 

Tại sao thế ?

 

Có lẽ v́ quan niệm bất lực v́ đă nh́n thấu đáo bản chất sự việc của nhân vật chính, hay chỉ v́ khát vọng hoàn hảo vô vọng cho một kiếm t́m mục đích sống của nhân vật chính ?

Ai có thể biết được, v́ những câu hỏi muôn thuở này ở mỗi cá nhân cầm bút một khác.

 

Đọc chuyện t́nh yêu của Erich Maria Remarque, người đọc cảm nhận được t́nh yêu có thật, dù chỉ là những mẩu t́nh yêu thời chiến tranh, nhưng ít nhất có người đàn bà và người đàn ông trộn lẫn vào nhau trong những giây phút được gọi là t́nh yêu.

 

Đọc Yêu của PHD không có cảm giác t́nh yêu của cuộc sống như thế. Chỉ là những xúc cảm không thể chia xẻ, không được chia xẻ, không đủ chia xẻ, chỉ là một vế quằn quại của tâm hồn không tham dự vào chia xẻ tâm hồn khác, bởi ngay trong công việc chung của các nhân vật chính phụ với nhau, chất „đời thường” cũng quá khác lạ. Nó nằm trong đặc thù lịch sử sinh ra các nhân vật, một hiện thực hoàn toàn không có mặt, chỉ là mơ ước, hoặc chỉ là sự cố gắng tạo ra hiện thực như một lư tưởng để t́m ra mục đích sống bấu víu vào đó.

 

Bởi vậy cái mănh lực ma quái của câu chuyện chính là chất bi hùng của một sự thất bại, một sự thất bại từ bên trong như một cảnh tỉnh hấp hối của nạn nhân sắp sửa đi vào cơi chết một cách mặc nhiên chấp nhận.

 

Phải chăng đó chính là lối miêu tả cụ thể nhất của chiến tranh – một h́nh thức hủy diệt con người toàn diện với nhiều cách : chết ngay lập tức, sống sót vật vờ như một bóng ma, hoặc đơn giản hơn, hủy diệt toàn bộ niềm vui sống nguyên thủy bản năng nhất của con người trong một cá nhân.

 

Chỉ có thời gian hàn gắn được tính bất diệt của vũ trụ trong tâm hồn con người sau những cuộc chiến mà thôi.

 

Nguyễn Hồng Nhung

(2009-07-07)