2014

 

 

  GHI CHÉP MÁRCIUS –THÁNG BA 2014

 

Chủ đề của Március- tháng Ba thực ra lại rơi vào khoảng chục ngày cuối tháng.

Tại sao thế? V́ lúc đó, Xuân về! V́ lúc đó, mùa ta yêu nhất trở lại: X-U-Â-N

Ngày Xuân đầu tiên ở đây mới lạ làm sao. B́nh minh. Mở cửa ban công chạy ra, ngạc nhiên vô cùng thấy một mặt trăng trắng muốt, tṛn vành vạch hiện ra ngay trước mặt, trên bầu trời hưng hửng hồng…Ơ?

Băi cỏ phía dưới những gốc cây kia chưa có ǵ hết, vẫn sạch trơn, nhưng từ những cành trần trụi của rặng dẻ dại, đă lắc rắc mầm xanh…Ơ?

Chạy vào xem lịch: ngày Xuân đầu tiên ở châu Âu.

Gơ phím - kiểm tra lại chứ:

Mùa xuân theo khí tượng học bắt đầu từ tháng Ba, và kéo dài ba tháng liền. Mọi sinh linh trên trái đất- theo nhận thức từ trước đến nay của chúng ta- đều phải cảm ơn nắng mặt trời, đều gắn chặt với Mặt Trời. Và Trái đất, không những thế c̣n gắn chặt với những định luật ṿng quay của chính nó, để tạo ra các mùa. Theo Chiêm tinh học, trong ngày Xuân đầu tiên, đêm và ngày dài bằng nhau, để bắt đầu sự chuyển hóa mới: ngày bắt đầu dài dần ra và nóng dần lên… Năm 2014 ngày Xuân đầu tiên là ngày 20.03”

 

Ôi! khoảnh khắc! lại nh́n thấy khoảnh khắc!

Sự sống chuyển hóa,  xúc cảm rưng rưng, cái tiêu tan đến để đột nhiên chợt…thờ ơ cơn khát sống, dù khoảnh khắc về lại…ru ngủ lần nữa, lần nữa…Một ṿng quay.

Lạ thế.

Lập tức ngồi vào bàn dịch ngay bài thơ đầu tiên đọc được:

 

„Cái ǵ thế?”- SÁO GIÀ ngơ ngác

„Mùa Xuân” – MẶT TRỜI trả lời

„Đến rồi à?”- SÁO GIÀ ngơ ngác

„Chứ sao!”- tủm tỉm MẶT TRỜI.

„Em yêu Anh?” –SÁO GIÀ hồi hộp.                  

„Em yêu Anh!” – âu yếm MẶT TRỜI.

„Thế gian sẽ đẹp lên v́ thế?”

„Sẽ đẹp hơn và sẽ hạnh phúc hơn!”

Nàng ERZSI bảo: Xuân đấy

Xuân đến rồi, ḿnh cảm thấy không?

hơi thở xuân?

cười với ḿnh bằng miệng hoa xinh xắn

 dậy ngát hương thơm

Từ bụi cây chim huưt sáo gọi ḿnh

huưt phồng mang trợn mắt.

Cành đầy lộc xanh nảy mầm tí tách

Biết rồi - Xuân lại trở về.

                                      ( Szabó Lőrinc-MÙA XUÂN)

Đợi Xuân: đây là lúc ngưng thở, nghe ngóng sự tĩnh lặng toàn bộ trong cơ thể, rồi sau đó mới thở mạnh ra, như thể hiểu ra một cái ǵ đấy.

Ngưng thở: như thể chỉ nghe thấy cái vô h́nh đang vận hành. Và khi nó đủ độ dâng trào, bỗng bột phát hiển hiện ra trong những h́nh hài, màu sắc, âm thanh bất ngờ nhất. Nhận ra điều này trong đời sống chẳng khác ǵ được nhấm nháp những vị thơm ngon nhất của cảm nhận xúc cảm người.

Ví dụ đi…

( gớm, mày cứ thích…siêu h́nh….

hahahahahaha…)

Thế này nhé, ví dụ:

Tôi có hai mảng sáng sinh động luôn đổi chỗ: lúc dạy tiếng Việt cho lũ sinh viên Hung và lúc dạy tiếng Việt cho bọn trẻ con Việt nam. Mỗi mảng mang đến một loại cảm xúc khác nhau, nhưng suy nghĩ kỹ, vẫn có ǵ từa tựa như nhau, vẫn là không gian ngôn ngữ thứ hai dành cho những kẻ có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Hung.

Bởi vậy rất thích thú nhận ra tiếng Việt trong vô vàn cái đông đảo thể hiện, như thể sau khi ngưng thở, khi mùa Đông bất chợt vắng hoe để đợi Xuân, một hôm đất trời bỗng bùng nở tứ tung, không kịp thở, không kịp đỡ, và không kịp…hết ngạc nhiên…

Cái vô h́nh lúc nào cũng chỉ chực lên tiếng- hăy nhận ra nó.

 

Một lần học các từ mới, lũ trẻ con VN rất thích thú nghe tôi giảng đến sự khác biệt giữa các con thú hoang đă được con người thuần hóa, thành thú nuôi trong nhà, thành „gia cầm”. Tôi bảo chúng:

-         Nào, mỗi em nói tên một con vật nuôi cho cô giáo nghe nào…

Chúng tranh nhau kể: con gà, con vịt, con chó, con mèo…

Trong lớp có hai chị em cùng đi học, cô chị giơ tay:

-          Con chiên.

Không tin ở tai ḿnh, tôi hỏi lại, cô bé thẹn tḥ đáp: „con chiên”.

Tôi bảo em lên bảng”viết ra cho cô xem nào”- vẫn thế.

-         Thế tiếng Hung gọi là ǵ? – tôi hỏi

-         „Bárány”- cô bé đáp.

Tôi viết lên bảng cho cả lớp:

-         Bárány: con cừu.

Rồi, quay lại hai chị em tôi hỏi cặn kẽ: té ra bố mẹ chúng đi sinh hoạt ở một hội Thánh, và lần nào chúng cũng đi cùng. Tôi bảo cô bé:

-         Tiếng Việt gọi là con cừu nhé, chút nữa ra chơi, cô sẽ giải thích tại sao lại gọi cừu là „chiên”, được không?-Chúng gật đầu.

Sau đó chắc tôi và chúng chuyện tṛ thành công đến nỗi cô chị nhất định rủ cô giáo „đi sinh hoạt với chúng em.”

C̣n lớp tiếng Việt ở trường đại học, một lần tôi đề nghị:

-         Học tiếng Việt, mỗi người chúng ta sẽ lấy một tên Việt, các em đồng ư không?

-         Cả lớp vui vẻ đồng ư. Tôi kể cho chúng nghe rằng: Việt nam là xứ nhiệt đới, vô cùng nhiều loại hoa quả, hoa rất đẹp và quả rất thơm ngon. Các cô gái ở làng xưa kia rất hay được đặt tên bằng những loại hoa đẹp.

Tôi đề nghị bọn con gái trong lớp nói tên loài hoa nào chúng thích nhất, và chúng sẽ mang tên Việt của loài hoa ấy.

Thế là lần lượt những” cô Tấm” mắt xanh tóc vàng xuất hiện: Zsofi biến thành nàng Hoa Đào, Ági thành Hoa Hồng, Livia thành Hoa Sen, Zsanett thành Thủy Tiên, Kinga thành Hoa Cúc…

Trong một thoáng thấy lạ: mấy cô gái Hung này tính cách cũng từa tựa giống những loài hoa chúng chọn, dù trong tên Việt hay tên Hung. Phút ấy hiểu thế nào là sự thống nhất giữa h́nh thức và nội dung- một cách vô h́nh. Nếu không có bàn tay của tạo hóa, làm sao giải thích nổi đây?

C̣n nữa.

Tuổi trẻ là mùa Xuân của đời sống người. Không c̣n nghi ngờ ǵ điều ấy. Bọn trẻ luôn làm ta bất ngờ, khi, như sự chuyển hóa tự thân của Xuân, chúng phụ thuộc vào môi trường (một cách) hết sức hồn nhiên, trong sáng, cùng lúc làm người lớn ngỡ ngàng v́ cách phản ứng độc lập nhanh nhậy của chúng với tất cả những ǵ tiếp thu từ người khác.

Cần nói thế này: ḍng chảy của sự sống THẬT chỉ diễn tiếp khi trong giao tiếp, người lớn và trẻ con thay phiên đổi chỗ lẫn cho nhau. Đổi chỗ những cái ǵ? Tất, tuốt, hoán vị liên tục những ǵ tạo ra giá trị sống thật sự, nói theo ngôn ngữ của Hamvas Béla, để bộc lộ:” Một hiện sinh thật”.

Thực hiện điều này không khó. Chỉ cần mở ḷng. Bởi trong tâm hồn người lớn bao giờ cũng có một chút ǵ đó trẻ con, và trong tính cách bọn trẻ con bao giờ cũng có một cái ǵ đấy nghiêm túc, người lớn.

Hay lại nói thế này đúng hơn: Cái nghiêm túc của trẻ con là cội nguồn của sự trong sạch, cái trẻ thơ sót lại trong người lớn là những mảnh vỡ cội nguồn ấy chưa kịp thoái hóa hết theo ḍng đời.

Nhận ra điều ấy để làm ǵ? để VUI MỪNG với sự sống vẫn cứ chảy bất tận dù  (tưởng rằng) những mảnh vỡ đời sống nham nhở không đủ sức chuyên chở nỗi trong sạch mănh liệt của sức sống mặt trời trẻ thơ ấy, ta ơi!!!!!!!!!!!!!!!

Ngẫm nghĩ về điều này (một lần nữa) thấy bác Hamvas Béla lại đúng: chỉ có cái nh́n thần học, siêu h́nh, mang tính tôn giáo mới giải thích nổi.  là điều Kinh Thánh đă thốt lên một cách dản dị: Ta không sống, mà Thượng đế sống trong ta.

Chỉ nhận thức như vậy mới hiểu rằng: tất cả mọi người đều tham dự vào cuộc chuyển hóa này. Con người làm ǵ với nhau trong cuộc chuyển hóa? Góp LỜI.

…………………….

Hôm nay là ngày sinh của bác Hamvas Béla – lần thứ 117.

Hay thật, giống như đứng cạnh một cây cổ thụ cao chót vót vô cùng xanh tươi, cổ kính và trang nghiêm, đang lắng nghe gió giải mă tiếng lũ chim chănh chọe nhau trên ṿm xanh cao vút kia, bỗng  nghe thấy cây bảo:

-         Hôm nay ta 117 tuổi đấy.

Mùa Xuân, thật tuyệt, tại sao bác sinh ra đúng cái mùa đẹp nhất của năm? Tất cả những ǵ liên quan đến Xuân, đều là phép lạ, đều là sự biến hóa.

Wiktor Charon từng kêu lên: Thiên nhiên là tên đạo sĩ, là nhà phù thủy lớn nhất! –Để làm lóa mắt con người, để con người (trong một tích tắc tự ti) mủi ḷng nao núng trước thiên nhiên? Bởi v́, phép thuật của con người, dù sau rất nhiều vật vă sống, cũng đạt được những kỳ tích chả kém ǵ thiên nhiên.

 Điều tương đồng lớn nhất: bí ẩn như nhau.

Kết quả phép thuật của thiên nhiên là sự khác nhau của bốn mùa, c̣n kết quả phép thuật của con người nằm trong nội dung đời sống nó để lại nhân gian. Bằng tinh thần.

Và thế giới tinh thần của con người vĩnh viễn là MÙA XUÂN.

                                                                            Nguyễn Hồng Nhung

                                                                            ( Budapest.2014.03.23)

36marko_erzsebet_-_tavasz