GHI CHÉP JUNIUS- 2016

Không viết ra không phải v́ không có cái để viết. Trạng thái này chẳng khác ǵ trước kia, cái ǵ cũng được viết ra.  Có lẽ càng ngày mọi việc càng quy về một mối.  "....h́nh hài từ đất sét nặn ra trước hết phải hợp nhất với thể trí của người thợ làm đồ gốm....."( Alice B.)

( 2016. május.  21.)

HERMANN HESS

CÔ ĐƠN

Một tinh thần mạnh mẽ tỏa lan

ch́a bàn tay trắng mênh mang qua đầu các ngọn núi

dán cái nh́n nghiêm khắc vào ta

nhưng ta đâu sợ: nỗi cô đơn không đe dọa.

Từ đen ng̣m tăm tối ta nhận ra

trang phục của mi mời chào tới những đỉnh cao vợi

từ những giấc mơ sâu ta đánh thức nhau,

đùa nghịch nhau giữa cuộc đời và cái chết.

Rồi hàng giờ, lúc trái tim đau

mi chậm răi dạo chơi cùng ta trên con đường núi,

đặt bàn tay lạnh ban biết bao ân sủng

lên vầng trán ta- ḱa lạ chưa - ta b́nh phục!

NGUYỄN HỒNG NHUNG dịch theo bản tiếng Hung của Juhász Gyula

( Budapest. 2016. május 22.)

……………………………………………………………………………….

Báo chí trong nước thi nhau đặt những câu hỏi giật gân tại sao tổng thống Mỹ phải đến ăn ở quán bún chả phố Lê Văn Hưu- Hà nội?

Câu trả lời dễ ợt:

V́ phố Lê Văn Hưu ngay bên cạnh phố Ngô Th́ Nhậm (quận Hai bà Trưng), nơi Nguyễn Hồng Nhung sống từ bé cho đến tận khi đi du học, nơi tuổi thơ ấu của ta trôi qua khi c̣n sống cùng bố mẹ, anh chị em, nơi ta đến trường cùng những đứa bạn thân thiết nhất từ thuở mũi c̣n quẹt ngang, nơi một lần ta chết hụt v́ bom Mỹ ném xuống phố Huế ngay cạnh đấy năm 1968, nếu ta cứ đứng lại xếp hàng tiếp trong cái cửa hàng bánh mỳ cạnh hàng thuốc (bị trúng bom) lúc đó, chắc giờ chẳng c̣n lải nhải những ḍng này đâu, may sao nhớ lời mẹ chạy thục mạng về nhà, bị hơi bom hất ngă...sang tận phố Trần Xuân Soạn....

Chỉ mới kể bấy nhiêu thôi đă đủ hiểu tại sao ngài Obama phải đến tận đấy để ăn.....

Chưa khoe cái nhà thờ Hàm Long ngay đằng sau phố Lê Văn Hưu mà nhiều tối lúc c̣n bé thơ, ta và cô bạn thân nhất sống ở phố Lê Văn Hưu đều đến nghe giảng trong buổi mise v́ mẹ bạn ấy bắt thế đấy nhé......( 2016. május.23)

 

" Sự mong muốn mănh liệt thuộc loại tinh thần là sự thèm muốn cảm xúc đă siêu hóa, cũng vậy sự tham thiền là sự siêu hóa của tiến tŕnh trí tuệ." ( Alice B.)

Giờ đây, khi có thể viết, tôi thấy ḿnh lặng yên.

Nghĩa là không muốn viết nữa. Như kẻ  đă đi quá xa trên sa mạc, lún chân vào cát đổ nghiêng người sang trái sang phải quá nhiều lần để giữ thăng bằng, ngoảnh nh́n lại thấy mênh mông cát trắng, nh́n về phía trước, cũng vẫn cát trắng mênh mông….

Cần phải đi tiếp, chưa thể dừng lại, và nhất là dừng lại để giăi bày?  Không. Tôi không muốn. Tôi không muốn nói, muốn viết ǵ hết.

Tựa hồ cả thế gian này đang nghĩ giống hệt tôi, lúc này: rằng có ǵ để nói đâu, tôi đang SỐNG, đang sống mà, chưa đủ sao? triệu ức năm đă đi qua từ ngày ấy, từ ngày tôi đă hiểu ra rất nhiều điều, đă câm lặng chịu đựng và hành động một ḿnh….nhiều thế kỷ đă trôi qua, để giờ đây, tôi không muốn mở miệng nữa….( 2016. május 25.)

……………………………………….

Đọng nỗi nhớ Đông quá lâu trong đầu đến nỗi Xuân đến và đi lúc nào không hay.... Mùa Xuân năm nay thật kỳ dị, vừa thật vừa giả như mơ...

Té ra khách lữ hành nghé chân nghỉ, không ngờ nghỉ quá lâu gần một nấm mộ mà không hề hay biết, chỉ khi nhớ ra cuộc hành hương định đi tiếp bỗng nh́n thấy một cây thánh giá nho nhỏ cắm cuối mộ...

https://www.youtube.com/watch?v=Xo2cyYqA0lE

( NHN. 2016. május. 27)

………………………………………………………………………

Đời sống vẫn diễn ra ào ạt xung quanh ta-giữ vững đích đi đă hướng tới quả không dễ. Không dễ không phải v́ nó khó mà v́ nó đ̣i hỏi một đức tin chân thành sâu sắc vào mục đích kiên tŕ ấy.

Hăy chính là mục đích!( 2016.05.28)

……………………………………………..

Nikolaus Harnoncourt ( 1929-2016) một trong những nhạc trưởng có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20 đầu 21.Ông đă ghi chép vào sổ tay một nhận định làm đảo lộn, chấn động toàn bộ ư kiến của nhân loại từ trước đến nay về bản giao hưởng thứ V. của Beethoven.

Ông cho rằng người ta đă hiểu lầm hoàn toàn về chủ đề của bản giao hưởng này. Bản giao hưởng số V. của Beethoven không có liên quan ǵ đến số phận con người, không hề là tiếng gơ cửa của Định Mệnh như người ta thường nói.

Bản giao hưởng số V. của Beethoven là lời cảnh tỉnh về cơn nổi loạn của đám đông trong lịch sử nhân loại thời hiện đại. Nói theo định nghĩa của nhà triết học Tây Ban Nha José Ortega y Gasset, cơn nổi loạn của đám đông không là ǵ khác ngoài sự vô học, dă man và mông muội trong con người lên ngôi.

Thật không hề bàng hoàng chút nào về nhận định này nếu ta đọc tiểu luận triết học „ Thời kỳ Bảo B́nh” của Hamvas Béla nói về sự vô thức của đám đông lên ngôi như thế nào trong lịch sử.

Trên đời này không có ǵ ngẫu nhiên: bản giao hưởng đầu tiên Nguyễn Hồng Nhung biết đến trên đời là bản giao hưởng số V. của Beethoven khi sang châu Âu du học, đấy cũng là nhà soạn nhạc và bản giao hưởng ta yêu thích nhất trong âm nhạc cổ điển. Và bài tiểu luận triết học „Thời kỳ Bảo B́nh” cũng là dịch phẩm triết học đầu tiên của Hamvas Béla ta dịch.

Cả hai tác phẩm này đều nói đến hiện tượng chấn động nhất của lịch sử ta đang sống trong đó, mà mọi giá cần phải biết, phải hiểu cho tường tận: các cuộc cách mạng xă hội, các loại chủ nghĩa gắn liền với sự nổi loạn của đám đông vô thức, mê muội lên ngôi…( 2016. június 1.)

…………………………………

Bạn thân mến, tôi nh́n thấy bạn đang…quằn quại.

Cơn điên của vực sâu lúc này gắn liền với khối tri thức bạn đang sở hữu trong đầu. Thử các loại”chiêu” từ xa  để lôi bạn ra khỏi vực thẳm…Không ăn thua. Khi người ta ngồi lỳ trong cái NGĂ cái TÔI vừa ương bướng vừa lẩm cẩm vừa ngớ ngẩn….chịu! chẳng khác nào dỗ dành một đứa trẻ mặc quần áo vào không cảm lạnh, nhưng nó (tím tái) trả lời: cũng thế thôi, mặc vào hay không mặc vào đằng nào chả là một sự thất bại rồi với ngần ấy tuổi đầu?

Trời! tôi muốn hét lên quá!

Thử đưa cho bạn một bài tập, một phép thử. Bạn liếc nh́n qua lơ đễnh và lên tiếng: hay ǵ đâu nếu phải khoác những cái khác của thằng khác lên người?

Vậy bạn là ai nếu không soi ḿnh vào thằng khác, từ thằng khác để…nh́n thấy chính ḿnh?

Bạn mắc cái sai lầm của các ông tổ hiện sinh rồi, nhưng họ lấy một hiện thực giả để thay thế một hiện thực bất măn trong họ. Hiện thực giả của họ buồn nôn, phi lư, nhỡ tàu…nhưng ít nhất, họ vượt qua bản thân bằng triết lư DẤN THÂN, chịu trách nhiệm về việc ḿnh làm. Đấy là lư do duy nhất khiến thời c̣n là sinh viên tôi đă mê muội đă là đệ tử rất lâu của phái hiện sinh chủ nghĩa. Nhưng trường phái này cũng  chỉ là một tính chất tất yếu của một giai đoạn nổi loạn của con người lịch sử mà thôi.

Con người lịch sử hôm nay không nổi loạn theo kiểu này nữa, khi các phạm trù đối lập ( ví dụ: địch-ta) đă tự nó giải thể những h́nh thức giả bộ bên ngoài để quay về lộ rơ tính chất MỘT trong bản chất của nó với hai mặt thể hiện mà thôi.

Bạn  biết, hiểu, học rất nhiều về Phật học. Chúng ta chả đă từng hô vang với nhau về tính KHÔNG, về con đường trung đạo mà chúng ta rất …khoái chí và ngưỡng mộ sao? Tất cả mọi sự vật đều RỖNG, trí tưởng tượng, nhận thức, tri thức ai ở mức độ nào ở quan hệ nào khoác cho nó cái ǵ nó sẽ thành hiện thực của tâm trí kẻ đó. Đấy là con đường biện chứng của hành động lựa chọn tất yếu của kiếp người, phù hợp với sự chuyển hóa vĩnh cửu của vũ trụ này. C̣n nhớ không?

Cái TÔI, thân xác, mẩu đời hôm nay của chúng ta được (Thượng Đế, Tạo Hóa) cho mượn để hiểu ra điều mà bạn tuyên bố: đích đến của đời sống là cái chết. Và cũng để hiểu ra câu trả lời của tôi: vấn đề là chết như thế nào…

Hăy soi ḿnh vào một khuôn mặt thánh thiện, có t́nh yêu và xinh đẹp như sức sống đi bạn. Muốn làm được điều này, bạn ơi hăy NHÚN NHƯỜNG, KHIÊM NHƯỜNG, SÙNG KÍNH…bạn sẽ nhận được ÂN SỦNG…. từ  chính SỰ SỐNG….( 2016. június 2.)

……………………

Nếu bạn là mục đồng hay nhà thông thái, bạn đă sống cách đây hai ngh́n năm, bạn sẽ làm ǵ, hăy nói đi bạn sẽ làm ǵ, bạn sẽ đến bên máng cỏ, đúng không?

Nếu bạn là mục đồng hay nhà thông thái, bạn có đi theo ngôi sao này, bạn có tin thiên thần này người đă đến thăm bạn? Bạn hăy nói đi bạn có tin thiên thần này, người đă đến thăm bạn?

Hăy đến bên máng cỏ ngay đêm nay! Bạn cần gặp ánh sáng của đôi mắt Chúa. Hăy đừng t́m sự xa hoa giàu có nơi đây, hăy t́m người làm đổi thay thế giới. (2016. június 4.)

……………………………………

PINTÉR BÉLA

 

Nhà thờ bằng Máu- Thịt

Con không có ai ngoài Người-Jezus

Người là suối nguồn đời con

bằng tay, bằng chân, bằng tim, bằng miệng

Con ca ngợi Chúa của con.

 

Đây nhà thờ Máu-Thịt dựng lên v́ Người

lửa cháy cho Người, bên thánh đường

Đây nhà thờ Máu-Thịt ca ngợi Người

từng dây đàn của trái tim con phổ nhạc về Người….

( 2016. június 9.)

…………………………………………………………………….

Ḿnh có một ưa thích là chụp ảnh bầu trời và mây, chắc v́... sự trong trẻo.

Và cũng ưa thích nghĩ tốt về người khác, dù điều này hay làm ḿnh...đau

" Thêm một lời

trước khi người ra đi

cần một ṿng tay ôm

sẽ tận cùng theo măi.

Trên con đường mai sau

hăy nhớ tôi đôi bận

đất này là của người

nếu người đi, sẽ đợi người trở về…."

https://www.youtube.com/watch?v=pBFDnrz6Nqw

Nhiệm vụ của nhà văn Hung trong mọi thời gian là viết, viết bằng tiếng Hung trong chữ và trong tinh thần. Nếu  viết được, không cần chính trị hóa. Bởi nếu anh viết bằng tiếng Hung, trong tinh thần Hungary, theo mệnh lệnh của lương tâm và trách nhiệm, và bằng sự trung thành  lo âu hướng về dân tộc, điều đó c̣n nhiều hơn cả chính trị. Điều đó chính đă là một sự nghiệp BẢO VỆ TỔ QUỐC. (2016. június 10.)

…………………………………………

Ḿnh có một cô hàng xóm chơi piano trong một dàn nhạc. Hai đứa đều độc thân. Hai đứa đều thích làm một cái ǵ đó lập tức buổi sáng sau khi thức dậy, chỉ khác nhau: chữ của ḿnh im lặng, ngẫu hứng của nó lên tiếng.

Hai đứa đều thường ló mặt ra khỏi nhà gần trưa, đụng phải nhau nó bao giờ cũng hỏi: tiếng piano của tao không làm phiền mày chứ? - không, tao mải ch́m vào chữ (lịch sự thôi, chứ ḿnh yêu sự yên lặng hơn)

Có những lần nó trút "cơn điên" vào tiếng đàn dồn dập khiến con hàng xóm của nó cũng phải cau mày.... Bù lại, có những ngày nó phải cùng nghe Beethoven từ sáng đến tối để khi gặp nhau nó rụt rè: h́nh như mày thích giao hưởng hơn sonata của ông ấy?

Mùa hè nó hay mang nước cà chua mẹ nó làm cho ḿnh v́ biết ḿnh thích uống. Nhiều tối nghe tiếng động sột soạt biết nó đi biểu diễn về, ḿnh gọi nó sang lấy "một món Hung tao nấu".

Có những chiều tà hai đứa (đều mặc rất đẹp- thích) lang thang trong những khu vườn gần nhà, đụng phải nhau, hoặc chỉ vẫy chào từ xa, hoặc ngước nh́n cười nhẹ rồi đứa nào đứa nấy vội vă lẩn nhanh sau những cây mận ửng đỏ hoặc sau rặng phong cao vút....

Phút này đây nó đang hành hạ phím piano, c̣n cất tiếng hát véo von theo....ḿnh đang hành hạ bàn phím với bài dịch dở của bác Hamvas ... Ngoài kia nắng rực rỡ, lũ bồ câu gù gù tán tỉnh nhau...

( 2016. június. 12)

…………………………………………………………………………….

Bọn bạn bức xúc khi thấy sách dịch của Đoàn Tử Huyến th́ bán quá rẻ, mà tuyển biên tập viên cho kịch bản truyền h́nh th́ lương khá cao, kêu ầm lên. Ḿnh bèn nghĩ : sao lại so sánh như thế?

Một đằng là"hàng hóa ch́m", "văn hóa ch́m", một đằng là"hàng hóa nổi", "văn hóa nổi"- cả hai đều mặc nhiên tồn tại và cần thiết cho đời sống người. Nhưng: chúng khác nhau ở chỗ đứng, mức độ, tính đặc thù trong đời sống văn hóa của con người. Cứ nghĩ kỹ sẽ hiểu, sẽ nhận ra điều này.

Chỉ muốn kể thêm: trong chương tŕnh giáo dục 12 năm ở Hungary có những TÁC PHẨM BẮT BUỘC PHẢI ĐỌC dành cho học sinh trong các môn xă hội: văn, sử, triết... Nghĩa là học sinh nếu không đọc hết toàn bộ số lượng các tác phẩm bắt buộc này đừng có ḥng đi thi, và cũng không thể thi nổi, tốt nghiệp nổi... Các tác phẩm VĂN HỌC THẾ GIỚI bắt buộc phải đọc đều là các bản dịch của các dịch giả Hungary từ các ngôn ngữ gốc của tác phẩm ấy. Và các dịch giả nổi tiếng ở Hungary đều là các nhà văn nhà thơ Hungary nổi tiếng. Một tác phẩm dịch có thể đọc từ nhiều dịch giả khác nhau.

Không biết v́ mục đích giáo dục mang tính chất rất cơ bản ở quốc gia này hay v́ lư do khác, chỉ biết rằng tất cả các tác phẩm nổi tiếng và cần thiết nhất theo các thời kỳ lịch sử trong nền văn hóa thế giới đều được dịch ra tiếng Hungary, và ( như một quy ước vô h́nh) các nhà văn nhà thơ (được cho là nổi tiếng) ở đất nước này đều phải có những tác phẩm dịch xứng đáng với tên tuổi của họ.

Ta có quyền hy vọng: một ngày nào đó nền giáo dục Vietnam cũng sẽ như thế. Và lúc đó khi học sinh, sinh viên VN học về văn học Nga dưới thời cộng sản, học về trường phái các nhà văn tâm linh lớn nhất thế kỷ XX, không thể không nhắc đến Mihail Bulgakov (1891–1940) với tác phẩm kinh điển:"Nghệ nhân và Margarita"- lúc đó học sinh và sinh viên VN không thể không "gối đầu giường" một bản dịch xuất sắc nhất của Đoàn Tử Huyến với sự biết ơn và ḷng ngưỡng mộ.

Sứ mệnh duy nhất có thể của các dịch giả chính là sự hóa thân vào các tác giả và các tác phẩm mà số phận đă lựa chọn"giùm"- để giúp NHÂN LOẠI hợp nhất làm một với nhau. Vậy thôi. (2016. június  14)

……………………………………………………………………..

Một vài trích dẫn từ Platon:

"Con người chưa bao giờ học cái ǵ mới mà chỉ nhớ lại."

" Phần quan trọng nhất của công việc là sự bắt đầu."

" Trong quá tŕnh suy tư linh hồn tṛ chuyện với chính nó."

Thực ra mày đă chọn xong đường. Chẳng nên nấn ná làm ǵ la cà làm ǵ ngoài đường quốc lộ mênh mông đầy bụi, đầy cỏ dại và xe phóng vèo vèo….  Mày đă chọn làm linh mục tâm hồn – hăy từ bỏ hết mà đi theo con đường thẳng lên trời này….. (2016. június 14.)

NGUYỄN HỒNG NHUNG