GHI CHÉP JUNIUS- 2018

Nguyễn Hồng Nhung fényképe.

Quen một "con mẹ dịch sách" không đơn giản chút nào, khi các bà ấy thường coi người khác là cái thùng nước gạo để đổ cơm thừa canh cặn của một đời sống chán chường với nhân loại vào đấy, gặp đúng lúc nó đang gơ phím nữa chứ. Thế là đặt cái mobil (vặn nhỏ) sang một bên, cho bà ấy phát thanh một ḿnh, khi nào bà ấy hốt hoảng kêu lên: đâu, đâu rồi...alo, Nhung à...lúc đấy ghé miệng bảo: vâng em đây, chị cứ nói đi...rồi một người cứ kể lể than văn thương thân trách phận, một người cứ nh́n vào sách và gơ, đến chừng nào đối phương mệt quá, không nói nổi nữa lúc đó bèn chốt lại: vâng, em nghe rơ cả rồi ạ, bây giờ chị muốn ǵ ạ? Những bà già VN (sống ở nước ngoài) này rất hay, chả bao giờ tin ai và tin vào cái ǵ, nhưng suốt ngày đi tham khảo ư kiến làm thế nào cho ḿnh bớt phân vân? V́ nỗi lo sợ bị lừa và bị thiệt nên có ngh́n năm nghe lại telefon hoặc gặp nhau, vẫn thấy các bà chỉ quanh quẩn ngần ấy đề tài: tiền gửi nhà băng ít lăi nhiều lỗ, răng, tóc đều rụng, làm sao đây? ngủ, ăn đều kém, con cháu không nghe chuyện ḿnh, làm sao đây? Phần lớn ḿnh khuyên các bà đến một salon khám chữa bệnh mà chủ là người VN, ở đó mọi than phiền thân thể đều có lời an ủi và được hứa mọi khả năng bù đắp, lại bằng tiếng mẹ đẻ hẳn hoi. Nhưng con người khi đă mắc chứng nghi ngờ toàn thế gian, không phương cứu chữa. Các bà sau cùng ngờ vực nốt cả cái thùng nước gạo (thích) dịch sách: tao thấy h́nh như mày chả bị làm sao? - Vâng, v́ em sống bằng không khí ạ! em đơn giản mà, nhưng khi nào cần giải tỏa bức xúc, chị cứ gọi em xin nghe...Ḿnh rất được ḷng bà chị v́: cứ việc gơ phím và để bà chị diễn thuyết một ḿnh trong cái mobil.... hahahaha.....(đồ mất dạy!)

………………………………………………..

Dịch đến một trong những đoạn hay nhất của cuốn tiểu thuyết, khi đôi bạn lư luận với nhau về cái Chết trong mối tương quan với triết học và lịch sử tôn giáo. Chợt nhớ có lần một vài người đi du lịch qua đây, chả hiểu nghe từ ai cứ băn khoăn hỏi ḿnh: có phải dân Hung rất bi quan, có phải tính cách người Hung rất bi quan? Thường ḿnh không trả lời những câu hỏi"nghe đồn", v́ chả để làm ǵ cả, nhưng bị hỏi nhiều quá đành trả lời: phải đặt tất cả trong một tổng thể nào đấy mới có câu trả lời đầy đủ. C̣n trả lời một cách "mỳ ăn liền" hoặc ngồi lê đôi mách chẳng hóa ra tôi đặt thêm một tầng định kiến nữa lên ư kiến không hề đầy đủ chứng cớ của bạn? Muốn hiểu về cái Chết-cần biết rơ đời SỐNG trong văn hóa, trong truyền thống tôn giáo-tâm linh của một xứ sở cụ thể, một câu trả lời chắc chắn không đủ, nên đọc thôi, rồi âm thầm mà suy ngẫm...(május.20)

…………………………………………………..

Dịch một văn bản đầy tư tưởng để triết lư, giảng giải, vậy mà đ̣i hỏi một cảm xúc dâng trào dưới trăm ngh́n màu sắc của các mức độ cảm thụ, như thể tư tưởng chỉ nhờ xúc cảm mà hiểu nổi, và xúc cảm mạnh buộc phải biến thành tư tưởng...

Bạn có nghĩ như vậy với tôi chăng?

Mỗi lúc đi sâu vào đọc, dịch một tác phẩm văn học có giá trị tư tưởng sâu sắc, tôi càng hiểu sự quyện chặt làm Một của tư tưởng và t́nh cảm của con người. Chỉ trong Một và có tất cả đầy đủ các yếu tố của Một, ta mới biết dùng những tố chất khả năng của ḿnh để sáng tạo, c̣n không, suốt đời ta sẽ chỉ đứng trong hàng ngũ của những kẻ ăn theo.....

"Chẳng có ai không Cha hoặc không Mẹ trong vũ trụ" "There is not one who is Fatherless, nor Motherless in the Universe" ( Giáo huấn Kybalion)

Nguyễn Hồng Nhung fényképe.

Năm năm rồi ḿnh mới quyết định gặp lại người đàn bà đó. Hồi ấy thuộc dạng người lănh đạo nên bà nhất định tin rằng ḿnh sẽ phải ra nhập cái giáo phái bà ấy đang tham dự. V́ bà khoe ai gặp bà, nghe bà thuyết phục đều đi theo hết. Ở cộng đồng người VN hải ngoại nào mà chả tồn tại một đống giáo phái? tự do mà. Không may cho bà, ḿnh "mọt" sách đến mức gặp ai xong ḿnh cũng như vừa đọc xong một cuốn sách. Nghĩa là không nói ǵ cả, không phản ứng cũng chẳng đồng t́nh, ḿnh c̣n bận...nghĩ. Sau đó sẽ rút ra nhận xét, tự nhận xét thôi, không nói với ai câu nào, và bắt đầu t́m hiểu.

Thời buổi computer là người bạn sẵn sàng và vô tư nhất, tội ǵ không nhờ nó? vào mạng gơ một nhát là ra ngay thân thế sự nghiệp của các thủ lĩnh các giáo phái trên đời. Tha hồ tham khảo, ngẫm nghĩ và h́nh dung những thứ người khác nói với ḿnh không đầu không đuôi, v́ chính họ cũng nhập một thứ thông tin"lộn tùng phèo" ngay từ đầu. Tất nhiên sau đó khéo léo từ chối để khỏi mất thời giờ "gặp gỡ nhóm tu tập" và khỏi mất ḷng người cầm trịch, đơn giản nhất bằng câu: em đang bận với một quyển sách, bao giờ xong em gọi. Và mất tích luôn năm năm.

Hôm nay gặp lại dẫn bà đi chơi lang thang, ăn kem, kệ bà kể lể ḿnh cứ ngắm hoa và cây, nghe chuyện nhau chán chê mới thấy câu ngạn ngữ của dân Hung đúng thật: " Không ai ra khỏi bộ da của ḿnh". Bà ấy vẫn thế và ḿnh cũng...vẫn thế. Lỳ cũng ngang nhau, bà ấy lại mời ḿnh đến"sinh hoạt nhóm tu tập", và ḿnh trả lời cũng đúng như xưa: em đang bận một quyển sách, cuối năm nay ra mắt, bao giờ rảnh em gọi...hahahahah... Chính kiến- từ quan trọng nhất cần nhớ... chả hiểu sẽ mất tích bao lâu nữa đây? heheheh....( majus. 25)

…………………………………………………………………….

Cần định nghĩa lại tuốt, các bạn ạ mọi khái niệm trong lịch sử, trong đó có lịch sử văn học. Cách đây mới hai thế kỷ thôi, cái khái niệm decadent (tiếng Anh) chỉ một thời kỳ có những trào lưu văn học hồi ấy cho là suy đồi, mất gốc đạo đức, các nhà thơ decadent nổi bật như: BAUDELAIRE, Charles (1821-1867),  VERLAINE, Paul (1844-1896) Lord Byron ( 1788- 1824) RIMBAUD, Arthur (1854-1891) với những mối t́nh đồng tính( bị phê phán dữ dội) và nhiều nhà văn thơ nổi tiếng khác của chủ nghĩa Tượng Trưng.  Nhưng giờ đây đọc kỹ lại văn thơ của họ ta sẽ thấy nó chính là nội dung đời sống của thế kỷ 21 ta đang sống này. Hay thế đấy! Bởi vậy từ decadent c̣n có nghĩa là một cái ǵ "chệch hướng" trong hành vi-theo tâm lư học (hồi đó). Bây giờ, cái chệch hướng hồi đó thành thẳng hướng hồi nay hết, đồng tính thậm chí c̣n "lên ngôi" bằng giải phẫu thẩm mỹ cơ. Từ lúc chạm phải từ này trong lúc dịch, tôi đă lục tung những ǵ ḿnh biết và nhận ra một số điều vừa viết cho các bạn. Mời các bạn bổ sung cho vui...(majus.27)

………………………………………..

Tối hôm qua tôi đă tham dự một buổi tṛ chuyện văn học về một nhà văn Hungary gốc Do Thái, thông qua một tiểu thuyết nổi tiếng của ông. Lâu rồi tôi mới lại đến một nơi nhiều người. Chục năm nay, từ lúc quay lại với sách, tôi học cách tách khỏi đám đông để làm việc của ḿnh như học cách tập luyện bằng hơi thở để giúp cơ thể hết mệt mỏi. Niềm hạnh phúc một ḿnh với chữ và thiên nhiên sẽ thanh lọc các mối quan hệ người của bạn, khiến bạn sẽ đắn đo khi cần tham dự trực tiếp một hoạt động nào đó với người khác, không phải v́ bạn thích cô đơn, mà v́ bạn biết từng khắc thời gian của ḿnh hiếm hoi, khi ḿnh là chủ thể sáng tạo ra đời sống của ḿnh.  Tối hôm qua tôi đi nghe những người Hung nói chuyện với tư cách một dịch giả đang dịch chính cuốn sách họ bàn luận. Điều tôi ṭ ṃ th́ họ không nói, bởi họ nằm trong cái nền văn hóa của tác giả, hiển nhiên. Tiếng mẹ đẻ luôn luôn xác định nền văn hóa của một người nào đấy. Điều tôi thu thập lại là cái khác, không phải về tác giả hay về cuốn sách mà là tŕnh độ chung của người nói và người nghe. Cũng là một điểm đáng ngẫm nghĩ, v́ mức độ văn hóa cá nhân xác định tính độc lập trong công việc, v́ đám đông giải tán, ai cũng sẽ quay lại công việc riêng của từng người, vậy việc chúng ta gặp gỡ nhau có lợi cho mỗi cá nhân ra sao đây? Đầu ngày chia sẻ vài ư nghĩ với các bạn và hé lộ chút thông tin nhé: các bạn hăy đợi đến tháng 12 năm nay, cuốn tiểu thuyết của tác giả nói trên sẽ ra mắt tại Sài g̣n-cũng tại pḥng khách của Lănh Sự quán Hungary- chúng ta sẽ lại gặp nhau...

……………………………………………………….

Mỗi lần làm xong hay đi qua một việc khó, tôi thường nghĩ thầm: "cánh tay phải của Chúa thật nặng nề!"- mà không nhớ ư nghĩa của ẩn tích này đă nhập vào ḿnh từ bao giờ, và ḿnh biết từ đâu, từ kiến thức văn thơ, nghệ thuật, hay ai đă dạy bảo ḿnh? Con người quả thật là sự nhào nặn của yếu tố văn hóa tinh thần vừa vô h́nh vừa hiện hữu...

………………………………………………………………

T́nh cờ biết đến buổi giới thiệu cuốn sách và nhà văn, đúng tác giả ḿnh đang dịch, nên dù rón rén cũng từ từ tham dự: đăng kư nghe, tham gia câu lạc bộ mang tên nhà văn, viết dăm ba cái tin cũng như cảm nghĩ vào fb chung.... Hôm sau ngủ dậy phát hoảng v́ thấy xung quanh ḿnh nhiều người quá, ai cũng muốn kết bạn với ai, dù trên màn ảo, nhưng quan hệ người là như thế, chỉ cần một mối là từ đó các màng nhện vô h́nh giăng tứ tung. Thế là suy nghĩ một lát và quyết định: đi ra. Xóa sạch tất tần tật, trở lại trạng thái ban đầu, chả quen ai và chả biết ǵ ngoài việc đang cần làm xong hẳn. Trong cuốn "Hành tŕnh về phương Đông" có một đoạn kể về một tu sĩ - sư thầy đi vắng để lại cái chùa rỗng cho anh ta cai quản. V́ lũ chuột anh ta phải nuôi mèo, rồi nuôi ḅ lấy sữa cho mèo, rồi phải trồng cỏ cho ḅ ăn, phải thuê người để trồng trọt, rồi khi con đường kinh tế phát triển phải xây chùa to đẹp hơn v́ nhiều người đến cúng viếng...Khi sư thầy về thấy quá nhiều điều đổi thay mà đổi thay cơ bản nhất là: v́ quá bận bịu với thế gian bên ngoài, tu sĩ không c̣n thời gian đâu mà đọc kinh và tĩnh lặng suy ngẫm nữa. Nhớ bài học này.

………………………………………………

Thế gian không thấy con vâng phục, thế gian không biết con trinh khiết, nhưng thế gian dễ nhận ra con là chứng nhân thanh bần. Sự thanh bần thứ nhất là ǵ? - Là làm việc! Đây là niềm an ủi của con khi hiểu ư nghĩa của nhọc mệt lao tác hàng ngày. Hạnh phúc của con được Chúa nói trong Phúc Âm: "Phúc cho tôi tớ đó, chủ đến mà gặp nó đang làm như thế." (Lc 12:43).

(Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)

…………………………………………………..

Nói chuyện về dịch thuật, nhiều người cho đấy là một chuyên môn, có thể học và ứng dụng như một nghề. Nhưng không phải. Một cô bạn hỏi: - Chị dùng từ điển Việt nào khi dịch? Tưởng ḿnh nghe nhầm, tôi hỏi lại: - Em định nói từ điển tiếng Hung? - Không, từ điển tiếng Việt ấy chứ, từ điển tiếng Hung th́ tất nhiên rồi. Đến lượt tôi kinh ngạc, tại sao lại có thể hỏi như vậy nhỉ? Tôi lắc đầu: - Chẳng dùng từ điển Việt nào hết. Ḿnh chính là tiếng Việt của ḿnh đây. - À, v́ em nghĩ chị đă ở nước ngoài quá lâu rồi, nhỡ chị quên... Chỉ một trao đổi nhỏ nhưng làm tôi ngẫm nghĩ khá lâu, và hiểu ra rằng: không phải ai cũng có thể trở thành dịch giả. Đấy không phải là một nghề, đấy là một h́nh thức thể hiện bản thân thông qua vốn ngôn ngữ tri thức riêng của cá nhân ấy- Nó là một sự TỪNG TRẢI. Vậy thôi.

( Majus.30)

Sự hỗn loạn trong xă hội VN hiện tại ở lĩnh vực nào cũng có, bất kỳ sự kiện nào xảy ra cũng mang theo một scandal (vụ bê bối), mới nhất là một ca sĩ trẻ nổi tiếng dùng một bức tranh tôn giáo nổi tiếng làm nền cho phần biểu diễn của ḿnh và sau cùng đốt cháy bức tranh. Nguyên nhân sâu xa nhất của hiện tượng chính là tính chất vô thần ngày càng lộ rơ trong đời sống tinh thần của xă hội này. Nói cách khác: xă hội VN từ lâu đă bị chặt đứt mối liên hệ với cái tuyệt đối của sự sống tâm linh người, bởi vậy tất cả những ǵ liên quan đến cái thiêng liêng tuyệt đối, đến ĐẠO hoặc không hiểu biết, hoặc bị bóp méo xuyên tạc hoặc bị mang ra sử dụng một cách kệch cỡm trong thứ tri thức đă bị vật chất hóa đến ngu muội của đời sống Việt hôm nay. Nhưng thời gian để học lại từ đầu, để hiểu sự vật, sự việc, con người, đến nơi đến chốn lúc nào cũng đủ cho thế hệ trẻ, chỉ cần các bạn có ư thức suy ngẫm mà thôi.

……………………………………………………

Sợ nhất dịch sách văn học v́ sau đó thể nào cũng rơi vào những cơn trầm cảm v́ bị ám ảnh. Sức mạnh của chữ vô h́nh nhưng thật khủng khiếp, bởi cuộc đời là một thử thách quá lớn đ̣i hỏi sự dấn thân từ đầu đến cuối. Nếu chỉ dám lưng chừng, nỗi buồn và sự sợ hăi đeo đẳng, c̣n nếu dám dấn thân, đôi khi ốm liệt v́ một cơn trầm cảm, nhưng đấy không phải nỗi sợ hăi cùng nỗi buồn, mà chỉ là sự thưởng thức đời sâu đậm như một trạng thái...mất.... Đời người quả thật là một sự chết đi sống lại nhiều lần trong những cơn mơ....

…………………………………………………………………………

Theo Ấn độ giáo có 7 trạng thái tri thức, hay 7 biến thái của nguyên khí suy tư:

1- Muốn hiểu biết: chính điều này đẩy linh hồn vào cơi trần (hăo huyền) để tạo thu kinh nghiệm sống.

2- Muốn tự do: kết quả của kinh nghiệm tạo ra khao khát dữ dội muốn biết một t́nh huống khác và thoát khỏi bánh xe luân hồi.

3- Muốn hạnh phúc: một tính chất căn bản của con người dù bộc lộ theo nhiều kiểu khác nhau. Cơ sở của nó là năng lực phân biệt có sẵn để đối chiếu nhà của”Cha” với hiện thực đang có trong một kư ức mơ hồ về một thời kỳ toàn phúc. Phải đạt được trạng thái này trước khi biết đến sự thanh thản.

4- Muốn làm tṛn bổn phận: Ba biến thái trên của nguyên khí suy tư đưa ta đến động cơ sống là chỉ c̣n lại sự hoàn thành thiên trách (dharma). Sự khao khát tri thức, tự do, hạnh phúc đă đưa con người tới một trạng thái cực kỳ bất măn. Chẳng có ǵ mang lại niềm vui, sự thanh thản chân chính trong việc kiếm t́m hoan lạc cho chính ḿnh. Con người nhận biết ư thức trách nhiệm với người khác và bắt đầu làm tṛn bổn phận với những người ḿnh tiếp xúc. Đây là sự khởi đầu của một cuộc đời phụng sự.

5- Sự phiền năo: Con người càng tinh luyện th́ sự ứng đáp của thần kinh hệ đối với các cặp đối lập (đau khổ-hoan lạc) càng lớn lao. Ư thức giá trị của kẻ tầm đạo trở nên nhạy bén hơn, nên kẻ đó thường đau khổ hơn người thường. (khả năng đau khổ của nhân loại chính do sự phát triển và tinh luyện thể xác, cũng như sự tiến hóa của cảm xúc)

6- Sự sợ hăi: không phải sự sợ hăi bản năng của thể xác đối phó với đời sống trần thế, mà là sự sợ hăi của trí tuệ vốn có cơ sở là trí nhớ, óc tượng tưởng, năng lực h́nh dung. Những điều này thật khó khắc phục, chỉ có thể được khống chế bởi linh hồn chân ngă.

7- Sự nghi ngờ: đây là một trong những biến thái lư thú nhất v́ liên quan nhiều đến nguyên nhân hơn là hậu quả. Con người nghi ngờ chính ḿnh như một kẻ quyết định chính vận mệnh của ḿnh, nghi ngờ bản chất và phản ứng của đồng bạn, nghi ngờ Thượng Đế (một nguyên nhân bản sơ) mà bằng chứng là các cuộc tranh căi tôn giáo, nghi ngờ vũ trụ, và đây là động cơ khiến con người t́m hiểu không ngừng và sau rốt nghi ngờ chính trí tuệ của ḿnh. Khi đă bắt đầu nghi vấn năng lực của trí tuệ dùng giải thích, chứng minh và thấu hiệu, thực ra con người bắt đầu cạn kiệt vốn liếng tri thức trần thế của ḿnh, và bắt đầu t́m kiếm ở những điều cao siêu hơn đời sống trần thế của nó…… ( Alice Bailey: Ánh sáng linh hồn- nxb Hồng Đức)

…………………………………………………………

Những kẻ tham giống như một loài cỏ lan trên mặt đất, ngửi thấy mùi lợi ích ở đâu là lân la lan tới đó, không chiếm đoạt nổi th́ ít nhất cũng hà cái hơi thèm khát ra cho những người b́nh thường xung quanh sợ chết khiếp và tự nhủ thầm: trời ơi, quay lại làm kiếp cỏ!

"Đối với Thiên Chúa, lương tâm đă đủ; đối với con mắt người đời, cần cả khôn ngoan, v́ mắt họ không nh́n thấu lương tâm con." (Cố Hồng Y NVT)

Chỉ cần đọc một câu này thôi, con tim vô cảm xấu hổ, nếu vẫn bất chợt biết rung động. Để thấy con người cô độc biết bao nhiêu, nếu thiếu vắng đức tin...

………………………………………………..

Ông già mới quen ở hội chợ sách, người chỉ v́ quá yêu thích Hamvas Béla nên đă viết cuốn: Từ Điển Hamvas Béla cho những ai đọc bác Hamvas Béla (nhỡ) chạm phải những từ ngữ, khái niệm không hiểu trong các tác phẩm của bác ấy. Nói chuyện với ông già này chỉ có thể cười từ khe khẽ đến phá ra liên tục v́ ông ấy mang một tính cách rất Hungary: hài hước. Cái hài hước trí tuệ luôn lồng trong những câu chuyện đời thường tưởng chua xót nhưng không làm người ta mềm yếu, ủy mị đi mà chỉ tươi tỉnh hơn v́ yếu tố tinh thần trong đó. Ông ấy bảo khi vợ của bác Hamvas Béla c̣n sống, bà ấy kể những câu chuyện không viết trong sách về bác H. Béla. Như chúng ta biết, sau khi cách mạng vô sản thành công năm 1945, H. Béla -như một trí thức tư sản-cần phải đi cải tạo bằng lao động chân tay (hồi đó H.Béla nằm trong danh sách các phần tử trí thức nguy hiểm cấm hoạt động trí óc,chỉ được lao động chân tay và bắt buộc phải cải tạo) Nhà máy nhiệt điện Lê Nin, nơi bác Béla làm thủ kho, tầng lớp lănh đạo 100% công nông, nhưng v́ nước Hung có luật (cũ để lại), nên lănh đạo phải đi học để lấy bằng cấp. Thế là bác H. Béla" trúng quả": bác ra giá cho các bài toán lư hóa làm hộ (bí mật hay không chỉ Thượng Đế biết). Người trong nhà máy ngạc nhiên: ông thủ kho có tiền uống loại bia đắt nhất thời bấy giờ, bia Con Hươu Cao Cổ, trong cái quán rượu sang nhất gần nhà máy....Hừ? Chưa hết, khi uống bia xong, đôi lúc hứng lên ông thủ kho chơi những bản nhạc cổ điển tuyệt vời của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới và Hungary trên chiếc piano của quán khiến bà con vô sản cứ há hốc mồm ngạc nhiên...(chuyện, một con người biết mười ba thứ tiếng và là nhà phê b́nh âm nhạc trứ danh, dịch toàn sách cổ từ nguyên bản tiếng gốc...như Tử Thư Ai cập, kinh Phật, sách cổ Nhật bản...) Trong cuốn Hồi kư về H. Béla: Một lần nhà máy có phái đoàn(hữu nghị anh em) từ Cộng ḥa Dân chủ Đức sang, lănh đạo chả ai biết tiếng ǵ, thế là bác H. Béla trở thành phiên dịch khiến thủ trưởng cả đôi bên đều kính cẩn, hứng lên, sau buổi chiêu đăi bác chơi vài đoạn piano ngẫu hứng khiến mọi người lại suưt ngất lịm lần nữa....

Nguyễn Hồng Nhung fényképe.

 

Cảm giác hôm nay giống như khi vừa thi xong, kết thúc một năm học. Ḿnh là đứa bao giờ cũng thi xong sớm nhất bọn hồi sinh viên, giống hệt cái đặc tính thích đi ngủ sớm và dậy sớm, và dậy là ngồi luôn vào bàn làm việc, cũng như vừa vào kỳ thi là ra thư viện từ lúc thư viện bắt đầu mở cửa để học. Khả năng tập trung tư tưởng để (làm xong béng) một việc đă giúp ḿnh thi rất nhanh, thi sớm nhất để c̣n đi chơi, v́ chưa xong việc cứ như bị lạc mất linh hồn.... Cũng thế, hôm nay gơ nốt vài ḍng của người dịch thay cho lời giới thiệu cuốn tiểu thuyết đă dịch xong từ tháng trước, hôm nay mới hoàn toàn yên tâm...đi chơi đây

NGHỈ HÈ! Chúa ơi!

ĐÔI LỜI CỦA DỊCH GIẢ…

Tôi biết đến văn chương của Szerb Antal khá sớm, ngay trong năm đầu tiên của đời sinh viên khoa Văn học và ngôn ngữ Hungary tại trường đại học Tổng Hợp Budapest ELTE- khi vốn tiếng Hung vẫn c̣n vô cùng ít ỏi. Có lẽ linh cảm đă dẫn tôi đến với ông.

Lúc học tiếng ở trường dự bị ngoại ngữ, chúng tôi, những sinh viên chuẩn bị lên học các đại học nhân văn, đă học qua về lịch sử văn học và các nhà văn Hungary, nhưng thật sự đọc các tác phẩm của họ phải đợi lúc lên đại học, dù đọc hết sức khó khăn v́ tiếng Hung là một ngôn ngữ khó có một không hai trên thế giới.

Tôi nhớ lúc đó ḿnh đă ṃ mẫm đọc cuốn sách dày cộm có ghi ḍng chữ trên b́a: SZERB ANTAL- Lịch sử văn học thế giới. Đúng thế, nhà văn Hungary gốc Do Thái đă cuốn hút tôi ngay lập tức, dù lúc đó tôi không hiểu bao nhiêu, nhưng tôi hiểu bằng trực giác th́ phải, ông viết quá tuyệt, quá hay, ngập tràn nỗi say mê và những cảm thụ văn chương mănh liệt của ông về nền văn học của nhân loại đă ngấm vào tôi ngay lập tức.

Tôi c̣n nhớ, lúc đó, kỳ thi đầu tiên của năm thứ nhất, môn văn học thế giới, tôi đă trích dẫn Szerb Antal khiến ông giáo dạy văn hết sức bất ngờ và thích thú:” Ồ, em đă đọc cả nhà văn này? khó đấy nhưng rất đáng đọc, em đă đi đúng hướng…” Măi sau này tôi mới hiểu hết tại sao thầy dạy văn lại nói thế. Bởi v́ hai tác phẩm về Lịch sử văn học của Hungary và thế giới đă đưa Szerb Antal lên hàng ngũ rất ít ỏi những người viết về lịch sử tinh thần của nhân loại thông qua văn học, và được coi như chất liệu giáo tŕnh giảng dạy ở các trường học tại Hungary.

Nhưng, lúc đó tôi chưa hiểu các tiểu thuyết của ông, dù đă thử đọc một cuốn mà bạn bè Hung của tôi xúi dục nên đọc, đó chính là tiểu thuyết LỮ KHÁCH VÀ CƠI TRĂNG hôm nay các bạn đang cầm trên tay. Hồi đó đọc tôi không hiểu. Cứ như có một màn sương mù che phủ cả cuốn sách khiến tôi chỉ nhớ những chi tiết ḿnh thích mà không hiểu ư nghĩa tổng quát của nó.

Bạn sẽ bảo: tiểu thuyết cần ǵ ư nghĩa tổng quát? Thực chất: cả cuộc đời con người tưởng chừng toàn những sự việc tiểu tiết làm nên, nhưng chính thông qua sự miêu tả tỷ mỷ từng chi tiết đó, chúng ta sẽ t́m thấy ư nghĩa tổng quát của toàn bộ cuộc đời một con người. Chỉ t́m ra ư nghĩa tổng quát của đời người, ta mới hiểu được một chiều kích lớn lao, có thể nói quyết định của sự tồn tại giống loài người: chiều kích tinh thần, tâm linh của sự sống.

Tại sao con người lại đi theo những điều hết sức vô h́nh, với mong mỏi bắt gặp nó trong sự thể hiện cụ thể mắt thấy tai nghe, sờ nắm được sự vật trong suốt cuộc đời họ, những điều vô h́nh chi phối toàn bộ tâm tư t́nh cảm cũng như trí tưởng tượng của họ? Tại sao? Cái đó là cái ǵ? Tại v́: sống là hành động, con người cần phải hành động để duy tŕ sự hiện hữu của nó. Và cái thúc đẩy nó hành động chính là thế giới tinh thần, thứ nó được thừa hưởng, đang sống trong đó và quyết định hành động hiện tại của nó để làm nên tương lai.

Szerb Antal đi sâu vào sự nhức nhối tâm tư của một công cuộc t́m kiếm ư nghĩa tổng quát cuộc đời một người trẻ tuổi bằng tiểu thuyết này, tiểu thuyết LỮ KHÁCH VÀ CƠI TRĂNG. Toàn những điều bất ngờ xảy ra trong suốt một chặng đường tưởng chừng chỉ có hoa hồng và những nụ hôn của hạnh phúc: con đường đi hưởng thời kỳ trăng mật của một t́nh yêu giữa hai nhân vật chính trong truyện.

Nhân vật nam- mà người đời đến tận bây giờ vẫn tranh căi nhau xem chứa đựng bao nhiêu phần trăm tính chất thật của tác giả- nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết đă bất ngờ gặp những t́nh huống bắt chàng phải tự mổ xẻ toàn bộ tâm tư của chính linh hồn ḿnh, đào bới những ngóc ngách sâu kín nhất của tâm lư đă cố t́nh bị vùi lấp và quên lăng, để đối diện lại với những câu hỏi một lần đă đặt ra là phải có lúc trả lời, trong đời của một con người.

Có bao nhiêu nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này là có bấy nhiêu thế giới nội tâm. Có những lúc tôi như bị mê đi khi dịch đến thế giới nội tâm của những nhân vật kỳ lạ, kích thích trí tưởng tượng của tôi, như linh mục Ervin, chàng trai đẹp đẽ của thành Pest xưa với những lư tưởng thần học cổ xa xưa.

Có những trang sách viết về các nhân vật thật ly kỳ như hai anh em nhà Ulpius, không chỉ từ góc độ t́nh yêu giới tính mà c̣n liên quan đến những vấn đề triết học, thần học, dân tộc học dấu kín trong cách xử sự và hành động của họ.

Những trang viết về cái CHẾT, lư giải nghịch lư cuộc đời thông qua nhân vật Tamás quá đẹp, quá nhức nhối và thần bí. Và toàn bộ cuốn sách là một cuộc phiêu lưu quay trở lại với thế giới tinh thần thời trung cổ, từ kiến trúc xây từ những thế kỷ 11-12 của các thành phố nổi tiếng của nước Ư, đến những ám ảnh ly kỳ như những cái cổng dành cho người chết hay các tu viện tạc vào đá….

Và hé mở một đời sống một châu Âu hiện đại đầu thế kỷ 20 qua những nhân vật khác không kém phần hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết, như thương gia buôn thuốc phiện Ba Tư, giáo sư nghiên cứu lịch sử tôn giáo Wheim, tay bợm János và người vợ mang những tính chất hết sức thị dân của nhân vật chính Mihály.

Cuốn tiểu thuyết là một bản tường tŕnh về các tầng, những độ sâu, những biến thái vô tận của tâm lư con người, những quy luật vô h́nh của vũ trụ được hiện thực hóa qua một đời sống người mà logo chủ đạo của nó chính là ngôn ngữ.

Hy vọng dịch phẩm này của tôi sẽ giới thiệu một cách hấp dẫn nhất về tác giả và tác phẩm của một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Hungary: SZERB ANTAL. Cũng như hy vọng cuốn tiểu thuyết LỮ KHÁCH VÀ CƠI TRĂNG không chỉ làm độc giả Việt nam yêu mến về bản thân cốt truyện ly kỳ và những miêu tả tâm lư sống động nhất, tinh tế nhất của linh hồn người, mà c̣n làm người đọc tiếp tục ṭ ṃ về những tác phẩm khác của Szerb Antal mà biết đâu một lúc nào đó, tôi sẽ tiếp tục dịch cho các bạn thưởng thức.

Budapest ngày 12 tháng 6 năm 2018

Dịch giả: NGUYỄN HỒNG NHUNG

Nguyễn Hồng Nhung fényképe.