ĐÔI D̉NG VỀ TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC:

ĐÔI D̉NG VỀ TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC:

                   CÂU CHUYỆN VÔ H̀NH VÀ ĐẢO

                                   CỦA HAMVAS BÉLA

 

                                                         Nguyễn Hồng Nhung

 

Đây là tập tiểu luận triết học đầu tiên của Hamvas Béla viết năm 1943. Cũng là tập tiểu luận duy nhất được xuất bản khi Hamvas Béla c̣n sống, bởi vài năm sau, tên ông đă nằm trong danh sách những người bị cấm hoàn toàn quyền viết và xuất bản, in ấn tác phẩm tại Hungary thời bấy giờ.

 T́nh trạng này kéo dài hơn bốn mươi năm trong cuộc đời của ông, cho đến tận khi ông mất, cho dù  trong thực tế Hamvas Béla vẫn tiếp tục viết, thậm  chí viết rất nhiều ( dù chỉ viết cho”cái ngăn kéo”)  bởi với  ông: viết là thực hành yoga, thực hành kỷ luật sống.

 Chỉ sau khi Hungary thay đổi thể chế chính trị (1989) các tác phẩm của Hamvas Béla mới lần lượt được in, ra mắt bạn đọc, và ngay lập tức chiếm lĩnh một vị trí  đặc biệt trong đời sống văn hóa Hungary và châu Âu hiện đại.

 

Tập CÂU CHUYỆN VÔ H̀NH VÀ ĐẢO gồm mười bốn tiểu luận, chia làm hai phần.

Phần thứ nhất gồm mười tiểu luận với nhan đề: Câu chuyện vô h́nh. Và phần thứ hai gồm bốn tiểu luận khác mang tên: Đảo.

I.

Phần thứ nhất: CÂU CHUYỆN VÔ H̀NH gồm mười tiểu luận:

1. Thời đại Bảo B́nh

2. Wordsworth hay triết học xanh

3. Poseidon

4. Meteora

5. Milarepa

6. Bản giao hưởng số VII( Bethoven) và chủ nghĩa siêu h́nh của âm nhạc

7. Poeta sacer

8. T́nh bạn

9. Heloise và Abélard

10. Lễ hội và cộng đồng

 

1/ THỜI KỲ BẢO B̀NH:

Được coi là một trong những tiểu luận đặc sắc, mang đậm chất đặc thù triết học của Hamvas Béla. Với phong cách viết  sắc sảo, khúc triết và thuyết phục, tác giả phân tích thấu tận cùng một hiện tượng xă hội đặc trưng của thế kỷ hai mươi, hiện tượng  bùng nổ và „lên ngôi” của đám đông cùng với  những hậu quả gánh chịu tất yếu của một xă hội vô thức.

 Có thể nói hiện tượng đám đông  (tập thể hóa) chiếm lĩnh vị trí trung tâm của xă hội là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của một thế kỷ đă biến thành mảnh đất  thí nghiệm cho các loại học thuyết chủ nghĩa của con người. Khi  phân tích, chỉ ra nguyên nhân và phê phán  chính xác hiện tượng này, Hamvas Béla đă đứng vào danh sách các nhà tư tưởng tiên phong của thế kỷ  hiện đại.

Để nắm được nội dung bài tiểu luận này cần làm quen với một số khái niệm chính trong tư tưởng Hamvas Béla.

Toàn bộ tư tưởng triết học của Hamvas Béla gói gọn trong một khái niệm dản dị: TRUYỀN THỐNG. Truyền thống- theo ông:  Là sự trường tồn phi thời gian của tinh thần:” Tinh thần không là ǵ khác, ngoài giác quan con người và tài năng, để nhận biết ra trật tự của vũ trụ.”

Truyền thống là một HỆ THỐNG GIÁ TRỊ TINH THẦN, cội nguồn cổ xưa của sự sống tạo ra vũ trụ trong đó có con người. Truyền thống này nằm ở đâu? nằm trong các cuốn sách cổ viết về các nền văn minh cổ  mà văn hóa nhân loại hằng ǵn giữ.

Đọc  Hamvas Béla là quay trở về gặp lại cội nguồn duy nhất của con người: truyền thống, là thứ chỉ có một, duy nhất, chi phối toàn bộ sự giống nhau cũng như khác biệt giữa các dân tộc, các nền văn hóa trên thế gian. Chỉ từ tiếp cận truyền thống ta mới phân tích đúng và hiểu được sự tha hóa của thời đại ta đang sống.

Đấy là điều Hamvas Béla viết:

  Cái hiện tượng được gọi là sự nổi dậy của đám đông chính là sự nổi dậy của sự vô thức. Bởi v́ hiện tượng xảy ra này không ở bên ngoài mà ở bên trong. Và sự nổi dậy của vô thức không là ǵ khác ngoài sự bắt đầu của một quá tŕnh phát triển ngược.

 

Đám đông ngày nay bắt đầu ch́m ngược trở lại sự lạc hậu trước thời kỳ phát triển của lịch sử. Con người biến thành mông muội, ư thức cá nhân ngủ yên, thay thế vị trí của các thần linh là các thần tượng và vật thờ, toàn bộ là những điều man rợ, kinh khủng, kích thích, làm lạc hướng, bành trướng, thay thế cho tư tưởng là hệ thống đẳng cấp, con người không biết tự phân biệt ḿnh với người khác, và đồng nhất ḿnh với những thứ không liên quan ǵ với ḿnh.

 

Sự đột nhập thẳng thừng của thô bạo là dấu hiệu nhăn tiền của tai họa đang diễn ra trong thế giới linh hồn vô h́nh: sự thay đổi là ở bên trong, vô thức giống như biển trào dâng phủ lấy ư thức của con người.

 

Đây là nạn hồng thủy trong số phận con người ngày hôm nay. Nó không chỉ đe dọa. Nó đă tới, và bao trùm lên một bộ phận lớn của nhân loại.  Toàn bộ nhân loại  ch́m vào sự mơ hồ cuả vô thức, và ch́m xuống sự sống tăm tối của những kẻ man rợ. Một sự man rợ đă văn minh hóa, hay c̣n gọi là sự thô bạo máy móc hóa. Những đặc điểm bên ngoài của môi trường sống chưa bao giờ có thể cải hóa được vị trí vũ trụ thật sự của con người, và thay đổi nó càng không thể.

Bởi không nhớ ra để hiểu về chính cội nguồn  truyền thống của ḿnh, con người đă tự đồng hóa ḿnh với môi trường bên ngoài-với vật chất- mà sao nhăng việc t́m hiểu đời sống  tâm linh tinh thần bên trong của ḿnh

 Bằng những chứng minh chiêm tinh học, trong đó có nhiều trùng hợp với  những phỏng đoán của nhà tiên tri nổi tiếng trong thế kỷ vừa qua Edgar Cayce, Hamvas Béla hé lộ những đổi thay của vũ trụ, của đời sống tâm linh người  trong thế kỷ tới( chính là thế kỷ hai mốt hôm nay), và đề cập tới những khả năng khắc phục hậu quả

Phương thuốc chữa chạy sự tha hóa của con người theo Hamvas Béla:

Danh giá lớn nhất mà một dân tộc có thể đạt được là sống một đời sống thiêng liêng. Dân tộc lớn không phải là dân tộc văn hóa. Có những dân tộc lớn không tạo dựng nền văn hóa, và có thể sẽ không tạo dựng. Giá trị của con người không thể  chỉ phụ thuộc vào việc dựng lên những đồ vật ǵ nh́n thấy được, không thể.

Giá trị của con người có được từ sự trong sạch của số phận và từ sự tiếp xúc với các sức mạnh cao cả vũ trụ. Giá trị của dân tộc không thể phụ thuộc từ việc dùng công cụ như thế nào để làm nhẹ gánh và tô điểm cho sinh tồn. Danh giá của dân tộc phụ thuộc vào bản chất thiêng liêng của sự tồn tại của nó.

Bản chất thiêng thiêng của con người mà Hamvas Béla đề cập tới nằm trong nội dung của những cuốn sách thiêng cổ   của văn hóa  cổ Ấn độ, Trung Quốc, Hy lạp, Ai cập, Tây tạng cũng như các tác giả thời kỳ lịch sử sau này Platon,Pitago…

Hamvas Béla là một trong số rất ít các triết gia đương thời trên thế giới đặt lại vấn đề t́m hiểu và phát huy truyền thống cổ của nhân loại.

2/ WORDSWORTH   HAY TRIẾT HỌC XANH

Bài tiểu luận này như một bài thơ: giàu tính nhạc, đầy sắc màu nhẹ nhơm, với những h́nh ảnh so sánh sinh động. Hamvas Béla có phong cách viết hết sức trực tiếp, giọng văn sôi nổi và thuyết phục khi ông „biết” gọi tên đích danh sự vật.

Bởi cốt lơi tư tưởng của ông nằm trong nội dung của các khái niệm triết học cơ bản  bàn về cuộc sống con người. Triết học xanh trong thi phẩm của thi sĩ Wordsworth  là LINH HỒN ĐẦU TIÊN, là sự hiện hiện đầu tiên của SỰ SỐNG, là bản thể của vũ trụ, là chính CON NGƯỜI.

Bài thơ văn xuôi này mang một sắc diện thần bí, khiến những ai quen đọc lối văn chương tả cảnh tả người bên ngoài của cuộc sống người lúc đầu sẽ…chẳng hiểu ǵ hết…

Có lẽ cần phải đọc thêm các tác phẩm khác của Hamvas Béla, cũng như cần t́m hiểu thêm ḍng văn học cổ  của nhân loại, người ta sẽ từ từ cảm nhận những ( bí ẩn) cuộc sống người mà tác giả muốn truyền đạt. …

Bởi v́ bản thân sự sống vũ trụ là một bí ẩn. Những ai hấp thụ và thấu hiểu được những khái niệm trong nền văn hóa cổ như: siêu h́nh học, logos, lư thuyết số học…sẽ thích thú với bài tiểu luận thoạt tiên tưởng như chỉ bàn về thi ca, thiên nhiên, và màu sắc của sự sống mang tên một triết học xanh.

3/ POSEIDON

Một trong những bài tiểu luận hay nhất của tập sách.

Thông qua h́nh tượng vị thần rừng-biển  có một tính cách hết sức sinh động với cây đinh ba ghê sợ trong văn hóa cổ, người ta muốn ám chỉ đến một thế giới khác của sự sống, của bản thể vũ trụ, của linh hồn con người, một đời sống bí ẩn đầy rẫy những sức mạnh bản năng vô thức.

 Cây đinh ba của Poseidon tượng trưng cho cây gậy điều khiến thế gian của tạo hóa, có thể nâng sự sống trong tâm thức trong linh hồn con người lên rất cao, những đồng thời cũng có thể nhấn ch́m, đè bẹp  con người xuống những tầng tối tăm dục vọng vô thức. 

Tác phẩm  của Hamvas Béla không chỉ quyến rũ bởi đề tài ông lựa chọn hết sức ly kỳ và mang đậm h́nh ảnh tượng trưng, mà c̣n v́ văn phong của ông cực kỳ sinh động nhiều màu sắc, nội dung dày đặc nhiều tầng như mỏ đá quư, mỗi lúc lại mở ra trước mắt người đọc một tầng miêu tả khác lạ.

Hamvas viết :

Và con người biết, linh hồn cũng có những tầng dưới lớp đá và lớp lá mục, nơi lũ sâu bọ rên rỉ. Cái vô thức, khi muốn thể hiện ḿnh, đều hiện lên trong h́nh ảnh của biển hay của rừng.

Và trong đại dương này, cái không là ǵ khác ngoài h́nh ảnh rừng dưới nước, và biển không là ǵ ngoài h́nh ảnh đại dương nước trên mặt đất, trong thứ linh hồn người này Poseidon ngự trị với lũ thanh niên nửa người là nhân mă ( kentaur) và các nàng tiên biển nửa người là cá, với những loài sâu bọ, loài đa chân chưa thuần hóa và rên xiết, với những con bọ cạp, những con bạch tuộc, những loài đỉa biển những loài khát máu, đầy chất độc, những con rồng đói khát, với sự thèm muốn trơ trẽn, với khát vọng chiếm đoạt chiến lợi phẩm hau háu, với sự ích kỷ dai dẳng với toàn bộ nỗi bực tức của địa ngục.

 Đấy là thế giới Poseidon của con người, nơi máu sôi lên cuốn theo bao ảo ảnh và dục vọng, những thứ tinh thần cố gắng cưỡng lại, phủ nhận, xua đuổi, cố gắng ḱm nén, nhấn ch́m, ấn xuống, xuống, xuống biển và xóa sạch dấu vết!

 

4/  TU VIỆN ĐÁ TREO METEÓRA

Thông qua miêu tả một dạng tồn tại ly kỳ và quái gở của con người trong các tu viện khép kín, như trong tu viện Meteóra chênh vênh trên  một đỉnh núi Hy lạp, Hamvas Béla đă phân tích thật lư thú  các trạng thái tâm lư con người, nhằm giải thích một số hành vi quái gở của một h́nh thức tồn tại và hoạt động của  sức sống người.

Có một dạng đặc trưng  của h́nh thức tồn tại ấy: coi cái TÔI của bản thân lớn hơn hết thảy. Từ nhận thức và cách thể hiện trạng thái tâm lư-tinh thần này, con người xa lạ với chính quy luật  tồn tại của nó:  sống không ra hồn,  chết cũng không nổi, lúc nào cũng vật vờ giữa trạng thái nửa tỉnh nửa mơ của dục vọng. Tiểu luận triết học này trong tập sách của Hamvas Béla là một trong những bài viết cực kỳ gây hứng thú cho người đọc.

 

5/ MILAREPA

Ai quan tâm đến văn hóa Tây tạng đều biết rơ vị thánh Milarepa là ai. Nhưng bài tiểu luận này của Hamvas Béla không chỉ kể lại chi tiết cuộc đời, tội lỗi sớm mắc phải  và một quyết tâm sám hối đă trở thành truyền thuyết của thánh Milarepa, mà c̣n đề cập đến nội dung những thực hành yoga  bất hủ và bí ẩn của mảnh đất thần bí Tây tạng.

Thiếu những bí ẩn yoga này, Tây tạng không thể giải thích nổi cái ǵ đă làm cho văn minh tôn giáo ở đó vượt trội hẳn các miền đất khác trên thế giới. Nhưng không chỉ có yoga, sự bí ẩn của Tây tạng c̣n nằm ngay trong quan niệm về sự sống vũ trụ xưa của văn hóa cổ Tây tạng, mà Hamvas Béla trong khi phân tích đă so sánh với các nền văn hóa cổ khác.

Nếu như trong tiểu luận „Wordsworth hay triết học xanh” Hamvas Béla nhắc đến bản chất hạnh phúc bất biến của LINH HỒN ĐẦU TIÊN- như h́nh ảnh tượng trưng của sự sống , bản thể của vũ trụ, hay chính là linh hồn con người- th́ trong tiểu luận Milarepa- Hamvas Béla đă đề cập tới bản chất yêu thương của LINH HỒN CUỐI CÙNG – như sự chín muồi của đức hạnh và kỷ luật làm người, như biểu tượng cuối cùng của sự sống mà con người cần phải đạt tới.

 

6/ BẢN GIAO HƯỞNG SỐ VII CỦA BEETHOVEN VÀ KHÔNG GIAN SIÊU H̀NH CỦA ÂM NHẠC

Trong lĩnh vực âm nhạc, Hamvas Béla vừa là một người biết sử dụng nhạc cụ, vừa là một nhà sáng tác và phê b́nh âm nhạc xuất sắc. Ông viết nhiều tiểu luận về âm nhạc, trong tất cả các tác phẩm của ông, chất nhạc thấm đậm trong cấu trúc văn phong .

Cùng lúc, ư nghĩa tượng trưng tất cả đều mang nguồn gốc là MỘT trong truyền thống văn hóa cổ có thể nhận ra qua từng ḍng viết của Hamvas Béla.  Sự vật, sự việc, con người trong đời sống cụ thể của một thời đại lịch sử, cũng như các hiện tượng  thiên nhiên  đều chỉ là một h́nh thức biểu hiện cái vĩnh cửu nhất thể của sự sống.

Tiểu luận viết về Beethoven và âm nhạc của Beethoven  là một tiểu luận không dễ đọc. Ư nghĩa tượng trưng của sự sống  thông qua âm nhạc và triết học của âm nhạc Beethoven là một cái ǵ đó cao hơn cả kiến thức, khiến người đọc chỉ có thể „tạm” bằng ḷng với những ǵ ḿnh nắm bắt, và hiểu  được từ bài tiểu luận này.

Bản thân bài tiểu luận  như một bản nhạc thánh thót  âm thanh vĩnh cửu của sự sống, thông qua tiếng hót mảnh dẻ của lũ chim hay tiếng rỉ rả chậm răi thiền định của lũ dế, Hamvas Béla quả thật đă tặng người đọc một văn bản viết về  âm nhạc có một không hai.

 

7/ THI SĨ THIÊNG LIÊNG- POETA SACER

Đây là một trong những bài tiểu luận quan trọng nhất của tác phẩm Câu chuyện vô h́nh của Hamvas Béla, khi bàn tới một trong những khái niệm cơ bản nhất của văn hóa cổ: Logos- trung tâm tinh thần sự sống-nằm trong h́nh thức thể hiện cổ duy nhất chỉ con người đạt tới: thi ca.

Nhà thơ trong bài tiểu luận này được Hamvas Béla đề cập tới như một phương tiện cứu vớt tinh thần không thể tránh khỏi của Tạo hóa: là kẻ duy nhất có thể lập lại trật tự những giá trị bị mai một dần của TRUYỀN THỐNG văn hóa nhân loại.

Tương tự như tiểu luận THỜI KỲ BẢO B̀NH, đây là một bài viết về những vấn đề nóng hổi trên lĩnh vực tinh thần, tâm linh của thời đại chúng ta đang sống.

 

8/ T̀NH BẠN

Được coi là một tiểu luận thơ mộng nhất của tập sách.

Tác giả bằng bút pháp vừa trữ t́nh vừa giàu chất triết học sâu sắc phân tích một trong những quan hệ đặc trưng nhất của con người: t́nh bạn.

T́nh bạn là nhóm của sự sống, nơi cái Tôi vẫn tồn tại và cộng đồng vẫn bảo tồn, không hề xây xát.  Giữa hai nhân tố và độc lập với hai nhân tố, một khả năng thứ ba hoàn toàn mới xuất hiện, không thể diễn giải được từ nhân tố này hoặc nhân tố nọ. Một h́nh thức sự sống mới mở ra. Đấy là t́nh bạn.

T́nh bạn không thể so sánh với bất kỳ một h́nh thức sống nào khác. Đấy là một nhóm đặc thù. Tại sao? Bởi v́ có một vị thần riêng dành cho nó. Thần Philia tạo dựng  một thế giới Philia khác biệt không thể nhầm lẫn được. Đấy là thế giới của t́nh bạn”

Những phân tích lư thú và độc đáo của Hamvas Béla về giới tính, về mối quan hệ đàn ông-đàn bà, về t́nh yêu, hôn nhân như một bổ sung cần thiết để hiểu rơ hơn đặc thù t́nh người trong mối quan hệ bè bạn.

Nội dung sâu sắc và văn phong trữ t́nh trong h́nh thức tiểu luận là một khẳng định sáng tạo văn học độc đáo ở Hamvas Béla. Lúc đầu ông chỉ muốn sử dụng h́nh thức viết tiểu luận như một thí nghiệm thể loại, nhưng với cách đặt vấn đề trực tiếp và hướng tiếp cận lư thuyết  đúng đắn từ các nguồn văn hóa cổ, càng ngày Hamvas Béla càng khẳng định sự hợp lư trong cách lựa chọn h́nh thức và nội dung văn bản viết của ḿnh. Tác phẩm  vĩ đại nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hamvas Béla, tiểu thuyết Karnevál cũng được viết dưới h́nh thức tiểu luận.

 

9/ Heloise và Abélard

Lấy chủ đề là những bức thư của mối t́nh nổi tiếng giữa đôi trai tài gái sắc Heloise và Abéard trong thời trung cổ, Hamvas Béla đề cập tới nội dung triết học về Giá trị bất hủ của Tác phẩm.

Chỉ những tác phẩm sẽ trôi qua xứng đáng xuất bản; những tác phẩm bất tử nên ở dạng bản thảo. Để sau cái chết của tác giả, bọn hầu gái dám nhặt nhạnh mang ra bếp dùng để đốt ḷ.

 Cái ǵ một lần được viết ra một cách bất tử, cái đấy không phụ thuộc vào trí nhớ của con người. Nó tồn tại ở đâu đó, vĩnh hằng và kết thúc. Nó không muốn danh giá, tiếng tăm, không ước mơ dạy bảo, không mang giá trị bằng tiền, cũng chẳng  bằng quyền lực, và sau cùng không cần làm ai thích. 

Tiếng tăm, tiền, quyền lực, vinh quang, danh giá để làm ǵ cơ chứ?

 Mọi tác phẩm đều xảy ra ở đâu đó, trong mỗi tác phẩm đều xảy ra một cái ǵ đấy. Gần như mọi cái đều xảy ra ở đây, trên quả đất này, là con người và giữa con người. Khi ta muốn thắng một ai, muốn mua vui, dạy bảo, chiến đấu, tranh luận, chinh phục và làm người khác kinh ngạc.

Những tác phẩm bất tử không diễn ra ở đây. Ở cao hơn.  Sâu hơn. Đó là cái xảy ra giữa con người và thượng đế. Cái đă xảy ra. Kể cả khi, chẳng ai biết đi nữa. Thượng đế nhớ trong tim tác phẩm ấy kể cả khi giấy đă bị đốt cháy, như thể đá hoa cương đă bị mủn ra thành bụi. „

Đấy chính là giá trị tinh thần của sự sống vũ trụ, nằm trong đời sống mỗi con người, là sự thật VÔ H̀NH trong mỗi câu chuyện xảy ra trên trái đất này.

Một lần nữa, để chứng minh những giá trị vĩnh hằng của đời sống người, Hamvas Béla lại phân tích tỉ mỉ và đi t́m mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể của đời sống: giữa đàn ông-đàn bà, ư nghĩa, bản chất và tâm lư giới tính trong mối quan hệ này.

Phần phân tích tượng Hy lạp cổ mang nội dung rất đặc biệt, là những trang viết cực kỳ đặc trưng, chứng minh  kiến thức tổng hợp và thống nhất trong tư tưởng triết học của Hamvas Béla, có thể nói v́ kiến thức này Hamvas Béla đă vượt trội lên trên hẳn các nhà tư tưởng cùng thời với ông ở Hungary.

 

10/ NGÀY LỄ VÀ CỘNG ĐỒNG

Hamvas Béla muốn nhắc nhở đến một trong những khái niệm cổ mà con người cần t́m về cội nguồn văn hóa của ḿnh để hiểu cho đúng  đắn về xă hội người: cộng đồng cổ.

Trong tiểu luận này ông phân tích ư nghĩa của ngày thường nhật và ngày lễ, như một trật tự  mang tính chất biểu trưng thiêng liêng của sự sống trong cộng đồng người. Bên cạnh đó, ông cũng phân tích hành vi và tính chất của cá nhân có ư nghĩa ǵ trong trật tự sống cùng với cộng đồng của họ.

Những khái niệm không thể thiếu khi nói đến cộng đồng và cá nhân như khái niệm quyền lực,  bạo lực, nền tảng của cộng đồng… đă được Hamvas Béla đă phân tích tỉ mỉ và  lư thú.

II.

Phần thứ hai: Đảo- gồm bốn tiểu luận

1.  Brueghel

2.  Chủ nghĩa Platon của viết

3.  Những lá thư của Rilke

4.   Nietzsche và nhóm George

 

1/ BRUEGHEL

Trong tiểu luận đặc sắc này Hamvas Béla phân tích khía cạnh nội dung, ư nghĩa tượng trưng của tôn giáo trong thế giới hội họa của danh họa vĩ đại phương bắc Brueghel.

Bên cạnh khái niệm then chốt: TRUYỀN THỐNG, cần hiểu và nắm vững một khái niệm khác cũng then chốt và không thể thiếu trong tư tưởng của Hamvas Béla: khái niệm SIÊU H̀NH HỌC. Bởi điểm xuất phát  triết học của Hamvas Béla là văn hóa cổ, là các cuốn sách cổ thiêng liêng của nhân loại, nên việc  thiếu hụt kiến thức về những khái niệm triết học cơ bản nằm trong  nền văn hóa duy nhất đáng tin tưởng này của nhân loại, sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người đọc.

Cũng tương tự như vậy, để nắm được nội dung tiểu luận này cần có một kiến thức nhất định về tôn giáo, về hậu trường siêu h́nh của tôn giáo trong đời sống con người, cũng như nên có kiến thức hội họa chung viết về chủ đề tôn giáo.

Nhưng các tác phẩm của Hamvas Béla thường gây cho người đọc sự ṭ ṃ và một hứng thú lớn kể cả khi không hiểu hết nội dung tác giả tŕnh bày. Tại sao vậy? Bởi chính các đề tài lựa chọn và các vấn đề Hamvas Béla nêu lên bản thân nó là đời sống với tất cả các góc cạnh phong phú, mà tác giả đề cập tới một cách trực tiếp. Cách tiếp cận trực tiếp này chính là kiến thức lớn lao và đặc thù ở Hamvas Béla, khiến phong cách viết của ông khác hẳn với các nhà văn khác.

Đây cũng là một tiểu luận không dễ đọc trong tập sách này của Hamvas Béla.

2/ CHỦ NGHĨA PLATON CỦA VIẾT

Tương tự như tiểu luận” Thi sĩ thiêng liêng-poeta sacer” bài viết này của Hamvas Béla cũng đề cập tới Logos- tới sức mạnh vô h́nh của tinh thần vũ trụ tạo nên sự sống- thông qua công cụ diễn tả duy nhất của đời sống người: ngôn từ.

Nhiều người cho rằng tiểu luận này của Hamvas Béla là một bản anh hùng ca tôn vinh giá trị tinh thần trong đời sống con người. Bằng ngôn từ, con người thành công trong việc chứng minh họ cũng chính  là sự sống vũ trụ.

 

3/ NHỮNG LÁ THƯ CỦA RILKE

Đây là một bài thơ xuôi nói về phong cách hành văn của Rilke, cũng là lời giải thích tại sao Rilke thành công trên văn đàn:

„Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa: trong một thi phẩm thành công con người trở thành hiện thực, một hiện thực không thể so sánh, như cuộc sống trong mọi khía cạnh khác của nó. Một văn bản được viết mở ra một thế giới sâu sắc hơn niềm vui, sâu sắc hơn tôn giáo, sâu sắc hơn t́nh yêu.”

 

4/ NIETZSCHE VÀ NHÓM GEORGE

Toàn bộ nội dung của tiểu luận này có thể tóm tắt vào một đoạn trích sau đây:

„ Trong một thời kỳ- Gundolf nói- cùng với một cuộc sống không nhà thờ, không  phép thuật công khai,  không c̣n những bí ẩn, chỉ ngôn từ là nơi trú ẩn duy nhất của tinh thần, là nơi ẩn náu cuối cùng của thánh thần trong con người,…v́ vậy cần đến sự nghiệp lịch sử gắn bó với ngôn từ của Nietzsche và George ”(6)

Trong tiểu luận này khái niệm siêu h́nh gắn liền với khái niệm siêu nhân trong tư tưởng của Nietzsche- đấy là điểm cao nhất của sự sống: tinh thần của Thượng đế- hay nói theo từ của Nietzsche”cái TÔI thần thánh” trong bản chất con người.

Hamvas Béla viết:

Bằng hành động của ḿnh cùng lúc ông giải phóng cho con người, trả lại cho nó quyền tự sắp đặt, khi cùng lúc mọi hành động đều trở nên nguy hiểm, nhưng giờ đây nó không thể chịu trách nhiệm được nữa. Nhưng sự chế nhạo quan trọng hơn khi nó hoàn thành sự giải phóng: trong sự chế nhạo này không ở đâu, chưa từ bất kỳ nhà tư tưởng hay nhà thơ nhà văn, nhà nghệ sĩ nào xuất hiện một sự kính trọng hiển nhiên và sự nghiêm chỉnh như thế , sự kính trọng từ chối không can thiệp vào công việc của bất cứ ai, chừng nào nó c̣n tồn tại. Chỉ khi nào dối trá nó mới làm hỏng chính nó, như một con chó sói cào cấu hỗn loạn cùng với toàn bộ sự giả dối của nó.

C̣n, nó làm ǵ, tin ǵ, nghĩ ǵ,tự nó giải quyết lấy: bởi v́ từ những điều này sẽ bộc lộ ra nó đạt được ǵ. Bởi v́ Nietzsche không đưa lại tự do cho con người, mà đưa ra ḷng tự hào, một hành vi ứng xử không chịu để kẻ khác xác định chuẩn mực sống cho ḿnh. Đây là quyền của tôi- là quyền con người trực tiếp của tôi- tôi tự sắp đặt cho tôi- tôi từ chối mọi khả năng giải quyết kiểu bầy đàn một cách chung chung, một thứ luật lệ áp đặt vào tất cả mọi người.

 

Bốn tiểu luận của phần hai cuốn sách có tên ĐẢO của Hamvas Béla càng khẳng định một điều: đọc Hamvas Béla không hề dễ, nhưng tri thức của ông là một khả năng tiếp cận dành cho tất cả những ai hướng tới một nhu cầu tinh thần cao cả và vô tận: vốn văn hóa cổ của nhân loại.

(Budapest. 2011-11-09)