HAMVAS BÉLA                                            

 

                            THIÊN NHIÊN VÀ THẾ GIỚI BÊN KIA

                                                  (Trích tiểu luận triết học: Scientia sacra)

 

 

1.

Truyền thống cổ dạy rằng con người ở mức độ nhập định cao có thể thu được những kiến thức tạo khả năng tiếp xúc với thế giới của những người chết. Ở Ấn độ mức độ này gọi là pradzsapati, ở Iran gọi là amsaspand, ở Judea là sefiroth. Tên gọi này ở Ai cập không c̣n, nhưng chắc chắn mức độ này từng có ở đây, giống như trong truyền thống Viễn – Đông, có liên quan đến số mười của dăy số. Trong ư nghĩa này Pitago đă tiếp nhận tri thức và sự dạy dỗ của Pitago là bí truyền huyền học.

Nền tảng và ư nghĩa của sự tiếp xúc với thế giới của những người chết ở khắp nơi đều là cái mà thời cổ cho là cần thiết và tất nhiên phải giữ ǵn: sự sống mở. Thế giới bên kia trong thiên nhiên vật chất là sự bổ sung cho đời sống đă sống. Sự sống chỉ được gọi là mở, nếu quan hệ giữa hai thế giới được duy tŕ.

Và nếu chỉ kẻ nhập định có khả năng giữ ǵn mối quan hệ với thế giới bên kia trong một tri thức cao, th́ sự tiếp xúc với thế giới này lại được đời thường bảo hộ trong vô vàn kiểu cách.

 Ở La mă dưới thời các vua chúa, các gánh xiếc, các cuộc đua ngựa, các bể tắm, caena romana, như Schuler viết, là các nghi thức mà ư nghĩa của chúng là sự bảo tồn cách thức mở ra của sự sống. Nhưng các lares, ở Judea các patriarka (những kẻ cai trị), ở Iran các fravasi, ở Ấn độ các pitri, ở Trung quốc các vị tiền bối, ở Mexico và Peru, ư nghĩa của sự thành kính với người chết cũng y như vậy. Ư nghĩa nền văn hóa người đă khuất ở mọi dân tộc cổ như nhau.

Ở Ai cập có vẻ như đời sống tự nhiên hoàn toàn mờ nhạt bên cạnh đời sống của người chết: trọng tâm của sự sống không phải ở đây mà ở bên kia.

Quan hệ với thế giới bên kia cần phải giữ ǵn để đời sống đừng bị khóa kín, để các sức mạnh từ đây và từ đó phản chiếu tự do, hay nói cách khác để người sống với người chết, để các vị tiền bối với các thế hệ sau, để cha và con đừng đứt đoạn với nhau.

Để: những người của thế giới bên kia có thể truyền tri thức và sức mạnh của họ cho những quy định của người sống? Không. Đây chỉ là tầm quan trọng thứ yếu.

 Con người lịch sử chỉ mơ hồ cảm nhận về sự sống mở, họ khó  tưởng tượng  sự giữ ǵn hướng mở của sự sống đối với thời cổ nghĩa là ǵ. Họ khó tưởng tượng nổi bởi mức độ tinh thần hóa cao, rơ ràng, tỉnh táo của đời sống cổ họ không hề biết. Bí ẩn của đời sống cổ là hướng mở của nó không ǵ so sánh nổi. Và đời sống mở chỉ có nghĩa như sau: giữ ǵn mối quan hệ với tinh thần của những người chết.

Về mức độ pradzsapati trước mắt chỉ có thể nói như sau: thời cổ sự hóa thân (emanacio) và đời sống nhân tạo (kreatura) được phân biệt cẩn thận và rành rọt: đâu là thực thể chiếu rọi và thực thể được tạo ra.

 Thực thể đầu là sự chiếu rọi của Thượng Đế Vĩ Đại, công cụ giúp đỡ của sự tạo dựng. Truyền thống biết đến mười hóa thân; sự hóa vào thân xác của mười thiên thần chính. H́nh ảnh tượng trưng của thiên thần chính là mười con số.

Ngoài mười thực thể này ra mọi thực thể, sự việc, sự vật khác không là sự chiếu rọi nữa mà là sự tạo dựng. Không có quan hệ trực tiếp với Thượng Đế Vĩ Đại nữa mà chỉ có quan hệ gián tiếp. Pradzsapati, amsaspand, sefiroth  là các mức độ của sự nhập định, khi linh hồn con người cởi bỏ bản chất tạo dựng, quay lại đứng trước sự trở về  với Tinh Thần Tạo Hóa trực tiếp.

Có mười pradzsapati. Truyền thống Iran và Do thái, muộn hơn là văn bản gnostic t́m thấy những cái tên khác nhau của mười con số.

Kẻ nào bước vào ṿng của sự sống, biết thể hiện toàn bộ bản chất của ḿnh cho các quy định tinh thần chỉ đạo và tạo ra thế gian, kẻ tách xa khỏi cái Tôi riêng biệt, từ bỏ mọi đam mê, không bao giờ c̣n ước vọng, mong muốn, mục đích cá nhân nữa, kẻ đó không bao giờ được coi là một linh hồn được tạo dựng. Nó biến thành tia chiếu rọi, thành công cụ trực tiếp: đấy là mức độ pradzsapati, amsaspand, sefiroth.

Mối quan hệ với người chết do pradzsapati giữ ǵn và chỉ nó được phép. Vị trí này của đời sống chỉ linh hồn được phép sử dụng, kẻ bản thân đă thiêng liêng hóa và đă thức tỉnh. Đây là mahamudra, c̣n gọi là Ghế Thượng Đẳng, là Hành Vi Vĩ Đại, là vị trí cai trị thế gian.

 Bởi v́ pradzsapati sở hữu một kiến thức có thể nâng lên từ thế giới người chết những sức mạnh nó muốn. Pradzsapati v́ vậy sát cánh cùng vua chúa với các lời khuyên, trong cộng đồng nó điều khiển sự giáo dục, sự phê phán, tôn giáo và điều hành nhà nước.

Với thế giới của người chết pradzsapati giữ ǵn mối quan hệ hợp luật. Nhưng có kẻ khác cũng có thể học kiến thức này, dù với kẻ khác sự tiếp xúc với thế giới bên kia là bất hợp pháp. Đấy là phù thủy. Hắc đạo sĩ. Kẻ một cách đen tối, không hề thức tỉnh, chỉ sở hữu hóa quá tŕnh kỹ thuật, và thường xuyên sử dụng các sức mạnh của thế giới bên kia cho mục đích riêng.

Cần hiểu trước hết về pradzsapati như sau: cần phải phân biệt sự tỉnh táo dương tính (solaris) và sự tính táo âm tính (lunaris).

Tỉnh táo âm tính là sự nhạy cảm mạnh mẽ trong thế giới mê tín: trong một ṿng mà cả thực thể, sức mạnh, vật thể, sự liên hệ, bản năng đều không có tỷ lệ, mức độ, h́nh dạng xác định. Sự nhạy cảm âm tính có thể nh́n thấy và nhận thức sự vật ngoài ṿng ư nghĩa, để có thể hiểu bằng ấn tượng, bằng điềm báo. Nhưng mức độ chắc chắn của kinh nghiệm trong mơ hồ lấp lửng này giống như sự rờ rẫm của người mù.-

C̣n tỉnh táo dương tính là sự tỉnh táo trực giác trí tuệ, là thứ mở, có quan hệ, nh́n thấu, dẫn dắt, nắm lấy, tạo liên hệ, chiếu sáng, thông qua và nh́n đến tận đáy sự vật. Nó sắc sảo, nhanh như tên bay, lóe lên, tuyệt đối, sáng và rực rỡ.

Giữa âm tính và dương tính, sự tỉnh táo-Mặt Trăng và sự tỉnh táo-Mặt Trời có một khác biệt quan trọng nhất: âm tính không, chỉ dương tính có LOGOS.

Bởi vậy sự tỉnh táo dương tính” có logic” c̣n âm tính th́ không. Cái dương tính nh́n rơ ràng, biết lư do của mọi bước tiếp diễn, có lư tính, phù hợp, tuyệt đối thấu suốt và có trí tuệ. Điều này đi kèm với nội dung tinh thần có thể diễn đạt, đặt tên, tuyên bố một cách dễ dàng. Đây là cái”có logic”. C̣n những h́nh ảnh, các mối liên hệ của tỉnh táo âm tính mờ mịt, bí ẩn”mê tín”, khó hiểu, rất khó khăn để truyền tải và không bao giờ có mối liên hệ với tri thức.

Mức độ pradzsapati là hiện thực hóa sự đồng nhất của tính táo dương tính và âm tính. Với các khả năng của bí ẩn, mức độ này khám phá, thông báo, cảm nhận, ṛ rẫm, nhận biết và đánh hơi; Với tri thức, mức độ này khơi đào, thấy và thống trị.

Cảm nhận và logic cùng lúc: pradzsapati tiếp cận các giá trị từ ṿng tṛn vô h́nh của sự sống bằng sự nhẹ nhơm của giấc mơ, từ điều này thu thập ở đấy- trong phân vân - cảm giác như ánh trăng mơ hồ nhưng cần thiết; nhưng không ǵ thống trị được nó, quyến rũ được nó, làm lu mờ, thôi miên được nó, bởi mức độ pradzsapati thu các kinh nghiệm vào ṿng trí huệ rực rỡ và trưng ra bằng tri thức sáng rạng của ḿnh.

Chỉ mức độ này của sự nhập định đủ khả năng duy tŕ mối quan hệ với thế giới của những người chết một cách vô tội: bản năng mê tín và nhận thức sáng tỏ cùng lúc, là sự hợp nhất những nguyên tử của thế giới Mặt trăng và Mặt trời.

Bởi vậy ở Ai cập người ta gọi giáo chủ là con của Mặt trời và Mặt trăng. H́nh ảnh tượng trưng của Mặt trời là con mắt phải, của Mặt trăng là con mắt trái: con trai của Mặt trời và Mặt trăng ở giữa hai mắt, trên mũi, dưới trán linh hồn bất tử ẩn náu.

Ở Ai cập giữa trán các linh mục đă đạt tới mức nhập định cao đều đeo một con rắn bằng vàng: h́nh ảnh tượng trưng của sự tỉnh táo. Đây là pradzsapati.

 

2.

 

Thời cổ tất cả các dân tộc thấy vương quốc của thế giới bên kia một cách gần như giống nhau. Hai ṿng tṛn mà Veda gọi là con đường của các vị thần và con đường của các vị tiền bối, các truyền thống đều chọn lựa.

Con đường của các thần là sự xâm nhập thẳng tắp của linh hồn đă nhập định, đă thức tỉnh vào sự sống vĩnh cửu bất tử, nơi nó hợp nhất với Brahman, hay đúng hơn, biến thành Átman. Linh hồn này đă thức tỉnh, một lần và măi măi ra khỏi ṿng quay, bởi đă trở về nhà, về sự sống bất tử trên cùng. Đây là Dévajana.

C̣n linh hồn đi trên con đường của các vị tiền bối, vẫn tiếp tục duy tŕ mối quan hệ với thiên nhiên vật chất. Đây là pitrijana. Con đường của các vị tiền bối. Vị trí của họ ở thế giới bên kia là Mặt trăng, trong truyền thống heber là Seol, ở Mexico là Tlalokan, ở Ai cập là Amduat, trong truyền thống Hy lạp cổ là Hades. Những kẻ đă chuyển dời sống ở đây, trong sự tỉnh táo âm tính, trong sự sống suy thoái, trong trạng thái run rẩy, như „các mùi hương” – nói theo cách của Heracleitos.

Sau khi ư thức ngủ yên, linh hồn c̣n ở trong thân xác một thời gian, đợi thân khí nhẹ nhơm đủ điều kiện ra đi sang thế giới bên kia, chỉ lúc đó linh hồn rời bỏ thân xác. Theo truyền thống Heber và Ai cập thời gian này là ba hoặc ba ngày rưỡi. H́nh ảnh tượng trưng của linh hồn thời gian này là cái đầu có hai khuôn mặt.

Khi thân - khí phát triển, linh hồn chuyển dời đến re-staun, bước qua ranh giới giữa sáng và tối, và ra khỏi ban ngày. Linh hồn đi đến devajana nhẹ nhơm bay lên thẳng. Trong đời sống trần thế, khi nhập định, người ta làm thức tỉnh sự tỉnh táo của nó. Nó làm được điều lớn nhất mà linh hồn có thể làm được: tỉnh táo bước qua ngưỡng của cái chết.

” Không quên mất tên của ḿnh”- như người Ai cập thường nói. Bởi trong bóng tối, kẻ sống ở đó không có tên. Pert em heru (Tử thư Ai cập) bảo: „Không rời khỏi đây như một kẻ đă chết, mà như một kẻ đang sống.” Ở Tây tạng bởi thế Latma ngồi cạnh kẻ hấp hối và đọc Bardo Tödol ( Tử thư Tây tạng) cho họ nghe để duy tŕ sự tỉnh táo trong họ, để”rời bỏ như một kẻ đang sống”, để đừng rơi xuống suy sụp, và trở thành con mồi của bóng tối.

C̣n linh hồn đến với pitrijana, kẻ trong đời trần thế sống một đời sống mê muội, sự nhập định bị cá nhân hóa một cách không hoàn chỉnh, bị các đam mê quyến rũ, nhầm lẫn ḿnh một cách đui mù với cái Tôi kinh nghiệm, ở ngưỡng của cái chết, nó suy sụp:”quên mất tên của ḿnh”

Nó rơi vào bóng tối. Cư dân sống trong bóng tối không có tên. Ở ngưỡng, các quái vật tấn công. Sách tử thư của Mexico nói trước hết là rắn rết và cá sấu tấn công. Băo tố ập đến. Nóng bức ngạt thở tiếp đón. Linh hồn khủng khiếp chạy trốn, nhưng nó nhận ra chân nó quay về. Ở Ai cập ma quỷ tấn công và đớp tứ chi của kẻ chuyển dời.

C̣n kẻ trong đời sống trần thế từng tốt bụng, cao cả, tham dự, vô tư, quái vật không hành hạ: nó rơi vào vương quốc của hạnh phúc. Quan ṭa của thế giới bên kia đo trái tim của nó, như người Ai cập thường nói, sau đó nó tới Thiên đường Phía Tây Vĩ đại. Đây là Sekhethetepet. Theo người Hy lạp đây là khu vườn của Hesperis, theo người Tây tạng đây là csenrezi. Vương quốc này tất cả mọi truyền thống đều thấy ở phía tây.

Linh hồn thưởng thức hoa trái của các hành động tốt của ḿnh. Nhưng niềm hạnh phúc thiên đường không vô hạn và vô tận. Linh hồn này chưa giải phóng khỏi ảo ảnh. Nó vẫn cần một lần nữa quay trở lại ṿng quay của đời sống. Khi vốn của các hành động tốt đă hết, nó cần phải tham dự vào ṿng quay của thế gian.

 Hành động tốt, sự cao cả, sự chia xẻ, sự bố thí, đời sống tôn giáo không giải phóng nó; duy nhất chỉ: sự tỉnh táo; nhận thức, rằng hạt nhân của linh hồn người là linh hồn vĩnh cửu và bất tử- nó cởi bỏ ảo ảnh, vĩnh viễn phục hồi từ mọi nhầm lẫn.  Bất kỳ trạng thái thiên đường nào cũng không là cuối cùng. Linh hồn không hề được giải phóng, ảo ảnh từ mọi nhiễu nhương, cái là đời sống, một lần nữa hút nó quay lại.

C̣n những kẻ vô trách nhiệm, ích kỷ, độc ác, đam mê, ác ư, những kẻ tội ác chất chồng tội ác, rơi xuống địa ngục. Địa ngục là mức độ thấp nhất của thế giới trên thế giới tự nhiên; là thứ đứng gần thế giới vật chất nhất và trực tiếp có quan hệ.

Những linh hồn đầy rẫy các liên quan vật chất sống ở đây. Trong chúng vẫn đầy dục vọng, đam mê, luôn luôn chực xông vào thế giới tự nhiên, nếu có thể, chúng đột nhập và đi đây – đó, chỗ nào chúng có thể ăn uống thoải mái, cất dấu tài sản, nơi, nhà là chỗ chúng thực hành những hành động đê tiện của chúng.

Phần lớn những thực thể thế giới bên kia như vậy, trong ṿng quay thấp nhất, các linh hồn sống trong Hades. Con người lịch sử sống với niềm tin đấy là những linh hồn có tên là các tiền bối truyền thống. Làm ǵ có chuyện đó!

Thời gian lịch sử, nếu cố gắng hiểu truyền thống luôn luôn xảy ra sai lầm sau đây: trong mọi trường hợp đều dùng cái Tôi cá nhân làm nền tảng. Trong khi đó nền tảng của tư duy cổ là cái Tôi phổ quát. Không phải dzsiva, mà là atma, không phải cá nhân con người kinh nghiệm, mà là con người vĩnh cửu, homo aeternus.

 Khi truyền thống nói đến các vị tiền bối, không nói về từng vị tiền bối của con người cá nhân, mà muốn nói đến những người cha và những người mẹ của con người phổ quát.

Những mẩu vụn về tri thức pradzsapati được giữ ǵn trong cuốn Agroucsada Parikcsai của Hindu. Kỷ vật này nói: Pitrik là những linh hồn của các bậc tiền bối, những người sống bên ngoài ṿng tự nhiên vật chất, có mối quan hệ vô h́nh nhưng luôn luôn với con người và họ điều khiển những sức mạnh của thế giới bên kia hướng về phía trái đất.

 „Buổi ban đầu của thời gian các pitrik nổi dậy chống lại Tạo Hóa, đánh mất tính hoàn hảo của sự sống. Một phần của các linh hồn từ lúc đó đến nay thông qua đời sống trần thế quay lại với sự sống; một phần khác sống đời sống trần thế, nhưng không được giải thoát; những phần linh hồn này chờ đợi một đời sống mới nếu năm của thế giới kết thúc, và một thế giới mới xuất hiện.

 Nhưng một phần khác của các linh hồn chưa được sinh ra, bởi không rơi vào vật chất. Hoặc giữa bọn họ một vài người có thể xuất hiện trong h́nh dạng con người trần thế, như một vị vua lớn, một thủ lĩnh, một nhà tiên tri hoặc một nhà thông thái. Nhưng phần lớn các linh hồn này chưa mang lên ḿnh số phận trần thế. Những linh hồn này là những người giữ ǵn đời sống của nhân loại, là những người cha của nhân loại.”

Truyền thống cổ đặt tên các linh hồn này là pitrik, đây là những người đánh thức các tư tưởng cao cả trong con người, những người điều khiển số phận của các dân tộc, những người bản năng hóa nguồn cảm hứng tiên tri.

Tri thức pradzsapati chính là: cùng với sự thống nhất của thức tỉnh âm tính và dương tính các pitrik biết phân biệt sự khác nhau giữa nguồn cảm hứng của CHA và bản năng thực thể tầm thường của thế giới bên kia. Đây là điều mà các phù thủy và các hắc đạo sĩ không làm được. Chính v́ phù thủy chỉ là sự thức tỉnh âm tính nên phù thủy không phải kẻ biết phân biệt.

Các bậc tiền bối không phải là tiền bối của cái Tôi cá nhân con người, mà là những người cha và những người bảo hộ của nhân loại, là những linh hồn cao và trong sạch với tri thức sâu sắc không ǵ đo nổi.

Pradzsapati tạo dựng quan hệ với tinh thần của CHA, bảo vệ và duy tŕ sự tiếp xúc này. Chính v́ vậy nhân loại đứng dưới sự bảo trợ của các bậc tiền bối tốt đẹp. Bởi v́ nếu con người bị đứt đoạn với tinh thần của các vị tiền bối, sẽ rơi vào sự thống trị của các sức mạnh ma quỷ tồn tại trong vật chất. Đấy là lúc bắt đầu của thời kỳ lịch sử.

 

3.

 

Quá tŕnh tạo dựng quan hệ với thế giới bên kia ở một vài dân tộc primitiv vẫn được ǵn giữ. Dân tộc nguyên thủy (primitiv) -một tinh thần cao bị lạc hậu trở lại, một mảnh vỡ, như dân da đỏ hoặc da đen, Malaj hoặc Papua - vẫn duy tŕ nghi lễ mở sự sống trong một h́nh thức méo mó.

Phần lớn các nghi lễ này đầy rẫy các yếu tố phù thủy, gần với pháp thuật đen hơn là các tiết điệu pradzsapati. Chỉ cần nêu lên hai nghi lễ pháp thuật như thế là đủ: một do bộ lạc Bắc-Mỹ giữ ǵn, một do dân du mục phía đông Tây tạng.

Ở bộ lạc da đỏ chân đen Bắc –Mỹ nếu cần một quyết định quan trọng cho cả bộ lạc, lúc đó thày phù thủy đi hỏi các linh hồn. Nghi lễ này công khai, cả làng tham dự. Giữa lều những cái cọc vót nhọn cao quá đầu người rào quanh một vị trí nhỏ vài ba mét.

 Thày phù thủy bước vào khi toàn bộ bộ lạc đă có mặt. Thày phù thủy bị trói chặt bằng những cái thắt lưng đến mức không thể động đậy, rồi bị khâu vào một mảnh da thú,  đặt nằm xuống đất ngoài chỗ đóng cọc. Lúc đó người ta cất tiếng hát, đệm theo là tiếng c̣i và chuông. Thày phù thủy bị khâu và bị buộc bắt đầu gọi hồn, luôn luôn bằng giọng to và ngày càng gấp gáp. Tiếng hát và nhạc ngày càng mạnh hơn.

 Bỗng thày phù thủy nhảy dựng lên. Không ai hiểu bằng cách nào. Lúc đầu thày phù thủy nhảy những bước ngắn bên ngoài khu vực đóng cọc, các bước nhảy ngày càng rộng hơn. Thật vô lư nhưng đúng như thế. Giữa chừng thày phù thủy tiếp tục gọi hồn bằng thứ ngôn ngữ khó hiểu đối với bộ lạc. Những người già nói đấy là ngôn ngữ cổ, một vài từ họ hiểu v́ gợi nhớ đến ngôn ngữ của cha mẹ họ.

Điệu nhảy ngày càng man dại, sau cùng thày phù thủy bằng một cú nhảy duy nhất nhảy qua hàng cột cao hơn đầu người và rơi vào khu vực đóng cọc. Thật không thể tưởng tượng nổi! Lúc đó những âm thanh hỗn độn loạn óc vang lên từ trên trần lều. Gió gào thét, những cây chống cương lên, lều căng phồng như muốn đứt. Âm thanh này cũng gào rú bằng ngôn ngữ như của thày phù thủy. Hỏi nhau, trả lời, thày phù thủy hỏi, hồn trả lời. Bỗng một tiếng hét thấu tận xương cất lên. Một sức mạnh kinh hoàng nâng thày phù thủy lên tận nóc lều. Rồi bỗng nhiên câm lặng.

Thày phù thủy bám vào nóc lều, trần như nhộng. Sau nghi lễ những người già của bộ lạc họp nhau lại lắng nghe lời nhắn nhủ của các bậc tiền bối.

Một nghi lễ khác từ miền đông Tây tạng. Môi trường bên ngoài ở đây: một dàn nhạc lớn với những cái c̣i, kèn, trống, dàn đồng ca gồm những phụ tá cho thày phù thủy. Thày ngồi trên ghế giữa đám đông dân chúng. Một vài phụ tá nhảy những bước nhảy có nhịp điệu xung quanh.

Ngagsz- người đạo sĩ bắt đầu run bần bật, nói thật nhanh bằng một ngôn ngữ lạ, th́ thào, thở dài. Những người xem tưởng như thấy các sức mạnh siêu giác muốn xé quần áo và ngửi tứ chi của đạo sĩ. Những âm thanh lạ tràn ngập. Nhiều lần delog xuất hiện, đấy là thân-khí quay trở lại trái đất và kể lể số phận của nó.

Cho dù thày phù thủy không muốn liên hệ với nó, nhưng không thể đuổi nó đi. Bởi v́ lúc đó các hồn khác sẽ giận, sẽ làm khó dễ và một số hồn sẽ bỏ đi. Sau cùng xuất hiện một hồn có thể trả lời các câu hỏi. Ngagsz- đạo sĩ đọc chân kinh (mantra), đọc thần chú và hồn cần phải trả lời.

H́nh thức bên ngoài kỳ lạ của các nghi lễ này thường gây hiểu lầm. Con người thích đặt giả thuyết, rằng toàn bộ chỉ là một tṛ ảo thuật. Sự thật điều xảy ra ở các h́nh dạng kỳ quái này ở Ấn độ, Ai cập, Trung quốc, Tây tạng đều có tri thức về nó, đây là nền tảng của kỹ thuật tiếp xúc với những người chết.

Một vài văn bản cổ, chủ yếu như Pho-va của Tây tạng c̣n kể rơ những lúc đó cái ǵ xảy ra. Kẻ nhập định dưới sự điều khiển của người thày, người biết rất rơ từng phần nghi lễ, triệu tập hồn người chết, nhận lấy tri thức của họ và bằng một cách thế nào đấy để hiểu. Đi hết các bước nhập định thiếu người thày rất nguy hiểm. Không thể thực hiện nghi lễ pho-va thiếu người thày.

 Linh hồn con người cần đi hết con đường từng bước một mà người chết đă đi: cần bước qua re-staun, kéo các quái vật về phía ḿnh, cần đọc các chân ngôn (mantra) đúng lúc, nếu không như người ta nói: các hồn khác sẽ chiếm mất thân xác và sẽ bị mắc kẹt trong thế giới của người chết.

Nghi lễ ở nơi đây c̣n nguy hiểm hơn, bởi một phần của các hồn –khí, ngửi Pho-va. Các hồn- khí tụ tập và tranh giành nhau xem kẻ nào chiếm được thân xác sống. Có một dạng ma, ở Tây tạng người ta gọi là những kẻ cướp hơi thở, chúng chuyên đi cướp hơi thở ( prana, hay c̣n gọi là hồn-hơi thở).

Những sinh linh khí sống ở Hades cũng mang sự đói sống vô giới hạn và với tất cả những ǵ liên quan đến sự sống, chúng tranh giành không biết hổ thẹn. Nhưng không có ǵ làm chúng thèm khát hơn là máu: nơi nào có máu chảy ở đó hàng triệu sinh linh khí tụ tập. Bởi vậy các dân tộc primitiv thời cổ, hoặc dân Aztek thường duy tŕ lễ hiến người hoặc lễ vật sống để làm dịu lũ ma và mong muốn chúng giúp đỡ.

Về những nghi lễ nhầm lẫn như vậy Baader cho rằng những nạn nhân đẫm máu phần lớn do các tổ chức bộ lạc gây ra, là liên minh của các cộng đồng dân tộc thiểu số với quyền lực của sự tăm tối này. Nạn nhân thật sự là sự lạm dụng bằng nghi lễ này.

Ở Mexico sự đúng đắn của kết luận này có thể nhận thấy ngay. Các dân tộc thiểu số ít ỏi muốn thống trị, câu kết liên minh với Thần chết Chính trị: bởi v́ các cảm hứng bản năng quyền lực trong mọi trường hợp chính là thần chết.

C̣n các Thần tinh thần lớn  như CHA, như các vị tiền bối không hề biết đến tính dân tộc cũng như các tính chất thiên vị khác. Bản năng của thần Chết Chính trị bao giờ cũng dẫn đến đổ máu: đến các cuộc cách mạng, chiến tranh, xung đột, giết chóc. C̣n bản năng của Cha là phục vụ cho ḥa b́nh và quyền lợi của nhân loại phổ quát.

 

4.

 

Tạo quan hệ với thế giới bên kia là một quá tŕnh có thể học. Quá tŕnh này những kẻ đă nhập định thời cổ đều biết, đến Pitago cũng biết và có thể đă dạy nữa. Có thể tóm tắt tri thức về việc sử dụng quá tŕnh này như sau:

Bước chuyển qua thế giới của những người chết xảy ra bằng sự chuyển giao kiến thức. Các bước của chuyển giao kiến thức đồng nhất với các bước của sự chuyển dời. Kẻ nhập định cần phải tỉnh táo, hay nói khác đi: bước thứ hai, sự sáng sủa cần phải được duy tŕ.

Truyền thống cổ nối kết quá tŕnh phức tạp này, như lời tuyên ngôn của tất cả sức lực-khả năng-tài năng với nguyên tắc mang giới tính nữ. Người đàn bà, Sakti, kẻ sinh trưởng và được sinh trưởng, hay nói cách khác là nữ thần của thế gian được tạo dựng. Là nguyên tố của các sức mạnh được tạo dựng. Như vậy kẻ nhập định cần thu thập những sakti, sức mạnh, khả năng, sẽ giúp cho nhiệm vụ của nó.

Mức độ pradzsapati quay về phía các nữ thần cao nhất: về với các dạng h́nh Sakti vĩ đại và tỏa sáng, về với Sự Thông Thái, Sophia. Thày phù thủy và đạo sĩ không được kén chọn. Họ thỏa măn với bất kỳ sự giúp đỡ của sức mạnh nào. Dạng h́nh của những sức mạnh phép thuật ở Tây tạng gọi là dákini, ở Mexico gọi là cinapipiltin, ở Peru gọi là huitaka.

Niềm tin dân gian gọi những hóa thân này là các phù thủy. Đây là các nguyên tố siêu việt, ở Trung quốc các Po giúp các thày phù thủy gặp gỡ các linh hồn của thế giới bên kia, và bằng sự giúp đỡ này thực hiện các khả năng con người, các hành động. Ở Hy lạp cổ nữ thần của các phép màu là nữ thần Hekaté. Những người đàn bà hầu hạ nữ thần và trong câu chuyện Argounauta ai cũng biết về phép thuật của Médeia- của nữ giáo chủ Hekaté. Hekaté là hoàng hậu của thế giới âm tính, trong không gian của thế giới bên kia Hades có một quyền lực lớn.

Công việc đầu tiên của thày phù thủy là thuyết phục và chinh phục những dákini, hay cinapipiltin, hay huitaka như thế, để linh hồn-po có được sự tính táo âm tính. Tiểu sử Naropa, một ngagsz-pa (đạo sĩ) Tây tạng nổi tiếng viết tỷ mỷ  từng phần sự vất vả này của thày phù thủy, với các nghi lễ, các lời kinh, các mantra (chân ngôn) để sau cùng có được sự tham dự của dákini.

Rút cục Naropa thu thập được một dákini mahámudra đă bị giết, hay khả năng phù thủy của dákini này. Khi kẻ nhập định đạt đến mức độ này sẽ trở thành sziddhi. Dấu hiệu nhận biết của sziddhi là được ở trong ṿng của Hekaté, mẹ Mặt trăng. Có sự tỉnh táo âm tính. Lúc này nó đă bước qua cơi người, nhưng chưa đạt đến không gian của các thần. Đă có khả năng siêu việt,  nhưng chưa biết thần thánh hóa những khả năng này cho nhân loại phổ quát.

Trong ba cấp độ: con người (manava) đạo sĩ (sziddhi) và thần (divja) nó mới đạt đến mức độ thứ hai. Thày phù thủy mà truyền thống sufi gọi là araff- nếu đi vào con đường tăm tối, nếu muốn trở thành hắc đạo sĩ và không muốn cái khác chỉ muốn thực hành quyền lực siêu nhiên, sẽ dừng lại ở sziddhi này. Và thỏa măn với việc giải phóng hay đ́nh chỉ các sức mạnh mê tín theo ư muốn của ḿnh.

Sziddhi không thể tạo dựng mối quan hệ với  CHA. CHA không truyền vào các hành động thấp và đen tối. Các linh hồn biết nhận liên hệ sziddhi và sử dụng nó, trong Hades, là ma quỷ -khí sống trong thế giới âm tính bên kia, là neküdaimonesz, như người Hy lạp thường gọi, là linh hồn – po, như người Trung quốc gọi.

Việc sử dụng các sức mạnh siêu nhiên ở pradzsapati mang tính chất phép thuật thần diệu (theurgical); c̣n ở thày phù thủy chỉ mang tính chất ma thuật. Sự khác biệt này cần nhắc lại và nhấn mạnh.

Theurgical là sự thu thập các khả năng siêu nhiên, để dự phần vào sự sáng sủa và cao cả của thần trong linh hồn người, và phản chiếu sự sáng sủa cùng cao cả này xuống nhân loại phổ quát.

Ma thuật chỉ phục vụ quyền lợi của cái Tôi con người, t́m sự bảo trợ, pḥng ngừa, đảm bảo các mong ước, tấn công. Kết quả của phép thuật thần diệu (theurgical) là pradzsapati tự thu lấy và thành bản chất bằng tinh thần của sự sáng sủa, bằng ánh sáng siêu việt.

 „ Tinh thần của CHA- Manu  nói- nếu kẻ nhập định trích dẫn một lần, sẽ đi theo kẻ đó một cách vô h́nh, và trở thành tất cả kẻ đó; CHA phù trợ trên tất cả các con đường của nó, và nếu nó ngồi xuống, họ sẽ ngồi bên cạnh.” Nhưng đi theo đạo sĩ chỉ là những sinh linh của Hekaté  mà thôi.

 

5.

 

Từ nền tảng của những thấu định này giờ đây có vẻ như không c̣n quá đặc biệt khi truyền thống cho rằng nhiệm vụ của pradzsapati là duy tŕ mối quan hệ với các linh hồn sống ở thế giới bên kia.

Sự nhập định được truyền bá, để dạy dỗ học tṛ sự chuyển giao tri thức và làm cho nó nhận biết về đặc tính của thế giới bên kia. Các sinh linh sống ở thế giới bên kia cũng có cơ thể, nhưng theo h́nh dạng lửa-khí, khí ê ter, khí trong suốt. Khi Heracleitos nói: pszükhai oszmontaikat’Haiden- nghĩa là: các linh hồn trong Hades có sự nhậy cảm khí của chúng, nghĩa là: chúng sống trong cơ thể ê ter.

Nhưng ở thế giới bên kia không chỉ có Hades. Kẻ nhập định cần nhận biết về tất cả các vương quốc khác nhau phù hợp với các tầng khác nhau của sự thức tỉnh. Ở thế giới bên kia chỉ những sự thức tỉnh ở mức độ có họ hàng với nhau cùng chung sống, thậm chí chỉ những kẻ đó nh́n thấy nhau.

Khi ư thức của người sống bắt đầu ṛ rẫm bằng sự thức tính âm tính, tất nhiên nó khám phá trong vương quốc thấp nhất. Và đây cũng là nơi nguy hiểm nhất. Những linh hồn nổi loạn bị đọa đầy lang thang nơi đây, những kẻ sống trong nỗi ham mê vật chất, những linh hồn-lửa tẩy rửa, những ma quỷ sơ khai (elementális) những ma quỷ vật chất, những kẻ ác khát máu, những kẻ bị tống ra khỏi mọi thế giới, và ở đây chúng sống một cuộc đời ngoại luật.

Một vài kỷ vật của truyền thống cổ, nhất là Agroucsada Parikcsa của Ấn độ nhấn mạnh, những ma quỷ -khí này đặc biệt độc ác, tuyệt vọng so với các linh hồn người đă bị kết án, hay đang bị đày đọa ở địa ngục, ở gyehenna (vạc dầu).

Abbé Constan từ nền tảng của các tác phẩm Kabbala hiếm hoi, cho rằng các sinh linh trong h́nh hài khí này chỉ hơi thở của vũ trụ lay động được chúng, c̣n vật chất có tác động không cưỡng nổi đối với chúng. Chúng luôn luôn cố gắng quay lại trái đất và t́m kiếm sự hoạt động ở đấy. Chúng chen lấn vào những giấc mơ, xô đẩy nhau đến nơi chúng phạm tội. Nhưng trong những tia nắng vũ trụ chúng từ từ tan ră.

Đấy là những linh hồn không chuộc lại lỗi lầm phạm ở thế gian mà sống kư sinh trong những linh hồn độc ác trong h́nh hài pha tạp. Constant gọi chúng là các phôi thai (embrió), có họ hàng với linh hồn-po. Các sinh linh khí đại đa số không bao giờ từ bỏ bầu khí quyển của thế gian và cũng không thể bước qua nổi.

Trong dạng h́nh con sâu con, chúng bị đầy đọa và thèm khát, chủ yếu là với cái nóng và máu. Những con sâu con này chạy trốn trước ánh sáng, và” chỉ một tia lóe lên của tri thức cũng đủ để chúng suy sụp và rơi ch́m vào bóng tối vô tận của vũ trụ”

Sampson từ nền tảng của những văn bản Ai cập và Alexandria cho rằng trong những thời kỳ đen tối, nhất là giữa các cuộc chiến tranh và cách mạng, những sinh linh -khí tuyệt vọng này tràn ngập trái đất. Đôi khi c̣n xảy ra chuyện những thiên thần hư hỏng cũng bước xuống trần gian. Không bao giờ có chuyện các quyền lực đen tối lại đến mà không có lời mời hoặc sự ủy quyền.

Những sinh linh (được gọi là) các nhân vật lịch sử, những kẻ làm đảo lộn trật tự, khiến các dân tộc căm ghét lẫn nhau, triệu hồi chiến tranh, gây đổ máu, làm nghèo đói và hủy diệt hàng triệu người, đẩy họ vào đói rách, biến họ thành những người sống ngoài pháp luật. Đấy là những sinh linh ma quỷ bẩn thỉu và bỉ ổi, như truyền thống nhân chủng học đă dạy, là độc nhất trong tạo hóa, những kẻ trong chúng thiếu tia lửa vĩnh cửu thượng đế, Ngọn Lửa Sống.

Chúng đă đánh mất tia lửa này như thế nào và bao giờ, truyền thống không nói đến. Sách thiêng Irán gọi những sinh linh này là đội quân của Ahriman. Hindu gọi là ráksaszagandhava. Những kẻ này là tông đồ của Typhoon, là những kẻ tôi đ̣i của Séth, là những đứa con của sự bất măn, của tội ác và sự phản bội mà Henoch gọi là nephilim.

Nếu sức mạnh của CHA trên thế gian không đủ lớn, và các bậc tiền bối không rải đủ sự sáng sủa cho con người, lúc đó những đứa con của sự bất măn và tội ác nắm quyền lực. Hoạt động của pradzsapati là cùng sự giúp đỡ của CHA hăm phanh các quyền lực đen tối. Sức mạnh của con người với điều này không đủ. Cũng như toàn bộ nhân loại cùng nhau không đủ sức xua đuổi ảnh hưởng của thế giới bên kia. Sự ảnh hưởng này đối với con người là không thể nắm bắt và đạt tới, nhưng cái chính, quyền lực của ảnh hưởng này mạnh hơn con người.

Pradzsapati, amsaszpad, szefiroth là kẻ duy nhất có quan hệ với CHA và có thể yêu cầu CHA hăm phanh quyền lực của sự đen tối. Pradzsapati  biết điều mà kẻ nhập định cần học ngay từ bậc thang đầu tiên: trong sự sống không bao giờ được đối mặt với con người. Con người là những linh hồn sống bất lực trong tự nhiên vật chất, là những kẻ mà hoạt động của họ do các quyền lực dẫn dắt.

Kẻ nào muốn can thiệp vào số phận trần thế, cho dù muốn thành thủ lĩnh, muốn đưa ra những lời khuyên hay dạy dỗ, đều không đối mặt với con người mà với các quyền lực. Và các quyền lực đen tối không phải sức mạnh người là là các Vị thần của ánh sáng. Pradzsapati là linh mục của các quyền lực ánh sáng, của CHA.

 

6.

 

Sau khi bước qua ngưỡng của cái chết, Veda nói, đầu tiên tất cả các linh hồn đều bay vào Mặt trăng. Kẻ nào sống một đời sống vô đạo đức, ngu muội, mù mờ từ Mặt trăng trong dạng h́nh đầu tiên quay trở lại trần thế. Ai sống một đời sống thức tỉnh, vượt qua mặt Trăng bay lên với Brahman để đồng nhất với nó.

Cách hiểu về h́nh ảnh tượng trưng của Mặt trăng giờ đây không c̣n khó khăn nữa. Đấy là Amduat, Tlakokan, Seol. Người ta không hiểu rơ lắm về Tlalokan của truyền thống Mexico, thế giới-nước. Họ cũng không hề hiểu tại sao ở Mexico lại có sự kính trọng Tlalokan đến thế,  Tlalok là thần mưa, là tên thần nước, là Okeanos ở người da đỏ.

Người ta không hiểu văn hóa Nilus Ai cập, văn hóa Eufrates-,Gages,-Brahmapura và văn hóa Giang tử cũng không nốt, và cả sự kính trọng nước của dân chúng thời cổ, siêu h́nh học của Thales mà theo đó mẹ ruột của đời sống là nước.

Đi sâu vào một số điều thích hợp của Veda có thể hiểu rơ điều này. Nước là nguyên tố cổ cần thiết cho sự sinh trưởng. Nước c̣n nhiều hơn thế. Là” ân sủng” của trời. Linh hồn bước vào thế giới bên kia như một ân sủng quay trở lại trái đất. Văn hóa mưa Mexico, Ai cập, Iran, Trung quốc, hindu có quan hệ khăng khít với văn hóa của người chết, và phép thuật mưa của họ có quan hệ với thế giới bên kia.

Sự kính trọng nước là một dạng kính trọng người đă chết, hay CHA: Tlalok, thần mưa ở Tlalon, Hades là thần ở lĩnh vực mặt Trăng. Mối quan hệ giữa nước và mặt Trăng từ xuất xứ khác cũng tương đối rơ. Chiêm tinh học biết rất rơ điều này.

Mưa là ân sủng của thế giới bên kia: từ đấy nảy sinh đời sống, lúa ḿ, ngô, gạo, hoa quả. Từ đây nảy sinh ra những dinh dưỡng cần thiết để duy tŕ đời sống. Từ nước, hay từ những người chết, hay từ Mặt trăng, hay nói cách khác từ Hades, từ các vị tiền bối. Các vị tiền bối, trong dạng h́nh mưa, trong dạng h́nh chất dinh dưỡng quay trở lại. Đây là ư nghĩa của văn hóa ngô Mexico và Peru, và văn hóa lúa ḿ của Ai cập và Hy lạp.

Trong nước thời cổ không nh́n thấy vật chất mà nh́n thấy các nguyên tố cổ tạo dựng thế giới, thậm chí nguyên tố của sự sinh trưởng, của ân sủng và phước lành. Nước tồn tại trên trời, bởi vậy người Ai cập nói” Nước sống, quê hương của nó là thiên đàng”. Quan điểm này đứng đằng sau hành động tắm rửa, trong suốt cả thời gian sau này như thời mohamedan.

Thế giới của Mặt trăng, thiên đàng –Nước, như ở Mexico người ta thường gọi, không là ǵ khác ngoài thế giới của sự thức tính âm tính. Điều này có quan hệ thế nào với các nguyên tố của các sức mạnh tạo hóa, chúng ta đă nói đến. Thế giới này là thế giới sinh trưởng thực sự, là ṿng quay Sakti. và nếu con người suy ngẫm kỹ không cảm thấy khó hiểu ǵ một khía cạnh quan trọng của quan niệm cổ, và nh́n thấy vị trí siêu h́nh của đàn bà từ điều này.

Trong thiên đàng- Nước, hay trong Tlalokan, trên Mặt trăng chứa đựng những sức mạnh tạo dựng và sinh trưởng, từ ảo ảnh mới của Goeth gọi là Mütter, như một thế giới của Mẹ. Và như vậy hoàn toàn trở nên dễ hiểu, không chỉ Mặt trăng, Sakti, thế giới Mẹ là sự Sinh trưởng mà thời cổ người ta kính trọng và thờ phụng, chứ không phải mưa, một tạo phẩm của khí quyển- mà c̣n cả điều này, h́nh ảnh tượng trưng của Mặt trăng khiến ta tiếp cận gần hơn toàn bộ các nữ thần thời cổ: Artemis, Hera, Demeter, Perszephone, Hekate ở Hy lạp, Izis, Nu và các nữ thần khác ở Ai cập, và toàn bộ các nữ thần ở Mexico, Peru. Ấn độ, Iran, Tây tạng và Trung quốc.

Trong tổng thể này c̣n nổi lên một điều khác nữa.

Khoảng một trăm năm nay, thế giới đàn bà cổ được Bachofen ghi lại đă mang một ư nghĩa đáng kể; nhiều người giả thuyết thế giới đàn bà cổ này như một chế độ mẫu hệ từng có thật trước thời lịch sử. Tất nhiên điều này  trừu tượng và ấu trĩ.

Thực chất  cuộc sống trần thế trong một thời gian dài ngự trị sự tỉnh táo âm tính, và huyền thoại bằng h́nh ảnh về (cái gọi là) các vong linh (lemur) đă nói lên điều này. Trong sự sống của thế giới bên kia cũng ngự trị sự tỉnh táo âm tính này, thực thể đàn bà, sự sinh trưởng, sản vật, Mẹ- và sau cùng, Mặt trăng, phù hợp với sự tỉnh táo âm tính. Là nước.

Thật sai lầm khi nói về chế độ mẫu hệ, hay c̣n gọi là quyền lực đàn bà. Cái cần nhắc đến là bản chất theo kiểu mặt Trăng, mờ mịt, run rẩy thể hiện ra trong vật chất và tinh thần, trong bói toán, trong nguồn cảm hứng, trong trực giác tâm linh giống hệt như trong sự tăng trưởng, phát triển, ẩn dấu dưới h́nh thức mê tín. H́nh thức mê tín bởi v́ ṿng quay này là thế giới đặc thù của sự mê tín.

Nếu bây giờ con người nghĩ rằng huitaka, dakini, Hekate, hay linh hồn-po mờ mịt nhưng thế giới linh hồn mẹ sống động hơn, cần phải nói cách khác: thế gian, con người, thực thể, bị bao phủ bởi tấm voan Izis hoặc Maja đều gặp nhau trên một điểm, rất dễ dàng h́nh dung ra điểm này truyền thống cổ gọi là nguyên tố của đời sống sinh trưởng, được đặt tên là Sakti và mặt Trăng là h́nh ảnh tượng trưng.

C̣n điều mà Veda nói: sau sự chuyển dời, đầu tiên linh hồn cần rơi vào mặt Trăng, có nghĩa là: trong giai đoạn đầu tiên bước vào thế giới bên kia linh hồn trước tiên có sự tỉnh táo âm tính (lunáris).

C̣n, điều Veda nói: những linh hồn mê ngủ và mơ muội từ mặt Trăng trong dạng h́nh đầu tiên quay trở lại trái đất, có nghĩa là: đây là những linh hồn mà hồn- Mẹ sinh trưởng không buông ra, những linh hồn này như sức sản xuất cần thể hiện một lần nữa sự hoạt động của nó trong tự nhiên: đây là những linh hồn như Mẹ duy tŕ đời sống.

Bằng điều này hoàn toàn bộc lộ sự khác biệt giữa pradzsapati và đạo sĩ. Đạo sĩ ở lại thế giới của dakini, linh hồn-po, của Hekate của mặt Trăng. Thế giới của Mẹ. Pradzsapati nâng lên cao khỏi thế gian và đi vào thế giới dương tính (soláris) của pitrik, fravasik, patriarkák, của linh hồn-huan và nối kết hai thế giới này lại.

Tất nhiên không được phép tin rằng ở đây có các mức độ giá trị giữa các thế gian, giữa Cha và Mẹ. Pohuan là hai cực, như âm và dương, như Mặt trời và mặt Trăng. Hai nguyên tố thế gian này thể hiện là hai, trong thực tế Mặt trời và mặt Trăng sống trong cuộc hôn nhân và là MỘT.

 Pradzsapati đứng bên trên đạo sĩ không phải v́ pradzsapati hiện thực hóa sự tỉnh táo dương tính, mà bởi v́ nó làm cân bằng hai cực này.

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

( Budapest. 2013. május 7.)