LaszloZoltanNHNhung

 

László Zoltán

 

Karinthy Frigyes Ernő (1887-1938)

Nhà văn, nhà thơ, nhà dịch thuật Hungary nổi tiếng

 

 

Trong toàn bộ nền văn học của chúng ta, Karinthy Frigyes là nhà hài hước nổi tiếng nhất, được đọc, được trích dẫn, được nhắc đến nhiều nhất- và thực chất ông là một nhà triết học. Một nhà triết học lư thú nhất, quan tâm đến tất cả mọi lĩnh vực, là người thừa kế có hiệu quả nhất, có ư thức nhất thời kỳ Ánh sáng của thế kỷ 18, là đại diện của chủ nghĩa nhân đạo mang tầm cỡ khoa học hiện thời, người thể hiện những quan điểm triết học cuộc đời phong phú trong những cuốn tiểu thuyết, các truyện ngắn xuất sắc, và các mẩu truyện hài hước cực kỳ sinh động.

Có lẽ ông là nhà tiểu thuyết, người viết truyện ngắn chân thực và đáng bái phục nhất của thời đại, cùng lúc viết những tác phẩm văn chương đẹp nhất trong thể loại thơ ca. Ông là một nhà thơ lớn, ngang hàng với các nhà thơ vĩ đại của tạp chí Nyugat(tạp chí văn học Hungary có tầm cỡ nhất của thế kỷ), cho dù ông chỉ viết hai tập thơ mỏng trong suốt cuộc đời, nhưng trong thể loại parody ( một loại văn nhại) bằng thơ, ông đă miêu tả  chân dung các nhà văn thơ cùng thời, và  lịch sử văn học một cách rất thành công.

Chỉ cần ngần ấy đặc điểm thôi, chúng ta đă đủ nhận ra trí tuệ phi thường đặc thù của Karinthy Frigyes.

Ông sinh trong một gia đ́nh tiểu tư sản Budapest, tốt nghiệp phổ thông xong, ông ghi tên vào học  Toán-Lư, rồi  Văn học, rồi Y khoa trên trường đại học. Ông không tốt nghiệp trường nào, nhưng kiến thức thu được, đủ để ông biết về ngành Khoa học Tự nhiên hiện đại nhiều nhất trong đám văn, thi sĩ lúc bấy giờ, bản thân ông là một trong số rất ít ỏi những người viết không tách rời tri thức  văn học- nghệ thuật- lịch sử với tri thức toán học của khoa học tự nhiên.

Khi c̣n là sinh viên, ông đă tham dự cuộc sống văn học nước nhà, Kosztolány Dezső và Füst Milán- hai nhà văn lớn của văn học Hungary- là những người bạn gần gũi  của ông. Năm hai mươi tuổi ông đă là một nhà thơ chín muồi, như bè bạn, nhưng rất lâu sau, ông vẫn không xuất hiện cùng thi ca của ḿnh. Trước tiên, ông trở thành nhà báo, và vẫn là nhà báo đến tận khi mất. Nhưng những tập truyện ngắn và truyện hài hước về các kỷ niệm thời học sinh, tập” Dạ thưa thày!” đă bắt đầu được chuẩn bị, được h́nh thành một cách trậm răi. Trước hết, một thể loại văn học độc đáo nhất của Karinthy ra đời: thể loại parody văn học- một loại văn học nhại. Tập” Các anh viết như thế!” ngay lập tức trở nên nổi tiếng. Trong tập văn, thơ nhại này, ông t́m ra những phê phán cực kỳ đặc sắc viết về phong cách của một số nhà văn nhà thơ, và phương pháp sáng tác của họ. Cùng lúc tác phẩm vừa có tính phê b́nh văn học, vừa mang tính trào lộng, những phân tích về phong cách viết của các nhà văn dưới con mắt của ông vô cùng hài hước. Điều này tạo nên một sự thành công mang tính định mệnh. Từ lúc đó trở đi người đọc luôn cho rằng ông là nhà văn viết thể loại parody(văn nhại) lớn nhất, cho dù bản thân Karinthy coi thể loại này chỉ là phụ trong sáng tác của ḿnh, nhưng ông vẫn tiếp tục viết, đến tận khi mất. Sau này được coi là một phần thưởng văn chương, nếu ai đấy được Karinthy nhại.

Cũng với cách thức như vậy, người ta gọi ông là nhà hài hước, và ông rất hài ḷng với danh hiệu ấy, v́ sự hài hước của ông không thể bắt chước được, nhưng cũng một phần bởi, ông sống được bằng sự hài hước, v́ suốt đời ông thiếu tiền. Từng có lúc, ông kiếm được rất nhiều tiền, nhưng ông không bao giờ biết sắp xếp cuộc sống gia đ́nh cũng như vấn đề tiêu tiền của ḿnh. V́ cần tiền,và người ta sẵn ḷng trả tiền cho những truyện hài hước của ông, nên phần lớn cuộc đời, ông ngồi trong những quán cafe khác nhau, và viết, không chỉ truyện hài hước mà cả thi ca, triết học, thậm chí cả những nỗi đắng cay của ḿnh.

Ông mang cả sự hài hước vào kabaré, v́ kabaré cần những màn hài hước, mà Karinthy quá dễ dàng viết ra những mẩu hài sân khấu. Bản thân ông là một người chua chát, nhưng rất biết cách làm người khác cười. Những cay đắng của đời ông, cũng như những tội ác, sự ngu xuẩn của cuộc sống xung quanh làm ông chua chát, nhưng ông thể hiện ra bằng sự phê phán trào lộng. Trí tưởng tượng của ông không bao giờ cạn: từ cách chơi chữ đến việc tạo ra những hoàn cảnh quái gở, từ việc xây dựng những h́nh tượng kỳ quái, đến việc tạo ra những t́nh huống bất ngờ, đều trở thành công cụ cho việc gây cười của nhà văn.

Đôi khi ông trở nên nghiêm trang, và viết những truyện ngắn thê thảm, khiến người đọc ngẩn ngơ: đây cũng là Karinthy?

Trong những năm của Thế chiến thứ nhất, ông đặc biệt quan tâm đến chính trị. Là người theo chủ nghĩa ḥa b́nh kiên định, ông chờ đợi cách mạng tư sản. Năm 1918, ông đứng bên cạnh cách mạng. Nhưng vào năm 1919, ông không hiểu bản chất cuộc đấu tranh vô sản, ông luôn luôn là một thị dân tiến bộ, cánh tả: ông lẩn tránh nền cộng ḥa xô viết. Nhưng trái ngược với nhiều đồng sự- những người, năm 1919 nhiệt t́nh cổ vũ, tham gia nền cộng ḥa xô viết, Karinthy không bao giờ lên tiếng chỉ trích hoặc bêu xấu cuộc đấu tranh của những người vô sản. Ông đồng cảm với sự thất bại của họ nhiều hơn cả khi họ đang nắm quyền lực.

 Sau những năm hai mươi, ba mươi ông chán chường th́ đúng hơn, trong cái thế giới phản cách mạng. Cách mạng ông thấy xa lạ với ḿnh, nhưng ông coi phản cách mạng là kẻ thù. Càng ngày ông càng viết mạnh mẽ hơn về sự độc ác ẩn náu trong con người, trong các tác phẩm văn học, ông đă bắt đầu đụng chạm đến sự phi nhân tính của chủ nghĩa phát xít, thứ mà sau cùng, ông không phải chịu đựng. Cùng lúc, ông đ̣i hỏi ngày càng mạnh mẽ hơn nhân tính của con người. Ông trở thành người phát ngôn cho chủ nghĩa duy lư, trở thành người thừa kế của các nhà triết học thế kỷ 18. Ông tuyên bố sự cần thiết của một cuốn  Bách Khoa Toàn Thư Mới, để làm sáng tỏ lại các khái niệm của thế kỷ, như của các nhà triết học Pháp với thế kỷ 18. Ông đă thử viết vài  từ mục cho cuốn BKTT, nhưng không hoàn thiện. Trong các truyện ngắn và các bài chính luận, lúc đó ông là nhà triết học, nhưng những bài viết có tính chất triết học của ông đều đạt tầm vóc chính luận.

Những tiểu thuyết và truyện ngắn của ông ngày càng sâu sắc. Một trong những đề tài chính của các tác phẩm này là cuộc chiến không ḥa giải được giữa đàn ông và đàn bà. Chắc chắn từ góc độ kinh nghiệm riêng, ông cho rằng, trong mối quan hệ đàn ông- đàn bà, người đàn ông là kẻ bị chà đạp, bị lợi dụng và bị chê cười. Nhưng giọng văn của ông không căm thù phụ nữ, trái lại: sự kính cẩn đầy ân huệ trước phái đẹp. Chất thi ca t́nh yêu tràn ngập trong văn xuôi của Karinthy.

Trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông khoa học tự nhiên, triết học và trí tưởng tượng dào dạt, trộn lẫn. Không phải một lần ông tự nhận là hậu duệ của Swift ( người mà óc khôi hài cũng rất gần gũi ông) bản thân ông cũng viết những câu truyện về Gulliver, những cuộc phiêu lưu bất hủ.

Trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng, cuốn” Phóng sự Mennyei” ông tưởng tượng một cuộc hành tŕnh kiểu Dante ở phong cảnh thế giới bên kia. Sụ hài hước và sự thông thái, cùng nhu cầu đ̣i hỏi nhân tính và chất tâm lư học trộn lẫn nhau trong viễn cảnh này. Nhất là trong các truyện ngắn, trí tưởng tượng không có giới hạn về nhiều mặt của ông bộc lộ rất rơ.

Rất lạ, thơ ca của ông chỉ xuất hiện trở lại trong những năm cuối đời, mặc dù ông bắt đầu làm thơ khi bước vào đời. Tập thơ” Tôi không thể nói với ai” xuất bản năm 1930, và tập” Lời nhắn gửi trong chai” xuất bản năm ông mất 1938. Nếu sự nghiệp của ông chỉ có hai tập thơ mỏng này thôi, ông đă đủ đứng vào hàng ngũ các nhà thơ số một của tạp chí Nyugat. Như một nghệ sĩ h́nh thức, ông cũng đă đứng ở vị trí những người được cổ vũ nồng nhiệt

Bốn chín tuổi, ông bị một cái u ở năo, lúc đó trên thế giới rất ít khả năng chữa được. Olivecrona, một bác sĩ Thụy Sỹ nổi tiếng đă mổ và cứu Karinthy. Nhà văn đă viết về căn bệnh và hiện tượng giải phẫu này của ḿnh trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và độc đáo có một không hai” Cuộc hành tŕnh quanh cái sọ của tôi”. Đây là một tác phẩm về sự kiểm nghiệm bản thân, một tập tài liệu và cuốn thi ca trữ t́nh trộn lẫn vào nhau: một tác phẩm kinh điển đặc biệt của nền văn học của chúng ta

Hai năm sau khi mổ, Karinthy bất ngờ mất giữa lúc đi nghỉ mát tại Siofok

Ông là một nhà nhân văn điển h́nh: tin ở con người, tin vào khoa học, vào nền văn hóa, sự phi nhân tính làm ông cay đắng, ông chiến đấu chống lại sự độc ác. Ông là người lư tưởng trong những tư tưởng mà ông theo đuổi, là liên minh của tất cả những tư tưởng tiến bộ. Đấy mới chính là bản chất của cá nhân con người Karinthy Frigyes, cho dù ông nổi bật lên như một nhà hài hước vĩ đại.

Cho đến tận ngày hôm nay Karinthy vẫn là một trong những nhà văn Hungary được đọc nhiều nhất.

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch theo nguyên bản tiếng Hung

(2009-05-07)