DiSanHanSauCuaChauAuNHNhung



Kertész Imre

Di sản hằn sâu của châu Âu

 

Kertész Imre

 

 

 

 

Giữa những thử thách kinh hoàng của thế kỷ vừa bỏ lại sau lưng chúng ta, bỗng xuất hiện một bước ngoặt bất ngờ và đầy niềm vui: tôi nghĩ đến sự sụp đổ không đổ máu của vương quốc Xô viết, một sự kiện chấn động và khó nắm bắt, đă xảy ra như một quy luật tự thân, như thể những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, những điều khiến chúng ta run rẩy hoặc say mê chiêm nghiệm, nhưng tuyệt nhiên không tác động được đến nó.

 

Khi cái thành đất sét này sụp đổ, những ngọn lửa hân hoan được thắp sáng, và khắp châu Âu ngày hội vô tư bắt đầu.Chỉ sau khi những niềm vui bồng bột đầu tiên trôi qua, người ta mới bắt đầu nghĩ đến di sản, đến di sản cực kỳ khủng khiếp của quá khứ, và những tư tưởng châu Âu xuất hiện trong không khí run rẩy lo âu này.

 

Nói chính xác hơn, kế hoạch về liên minh tiền tệ và thuế quan châu Âu ra đời. Vấn đề tư tưởng chưa được đề cập tới. Trong thực tế, người ta vui mừng v́ một thời kỳ gây ra nhiều tác hại tư tưởng đến thế đă chấm dứt. Điều nổi bật, là cùng với sự chấm dứt vương quốc toàn trị cuối cùng, cùng lúc, những tư tưởng toàn trị cuối cùng cũng vụt tắt ngấm, và nhà nước xă hội chủ nghĩa, được chứng minh như một hệ tư tưởng sai lầm, không bao giờ c̣n đất sống tại châu Âu nữa. C̣n lại liên minh tiền tệ, thuế quan, là những tư tưởng thận trọng, tiên đoán được và có ư nghĩa. Châu Âu đă từ rất lâu bắt buộc ḿnh phải đi theo truyền thống duy lư, đôi khi đă đẻ những h́nh thức nhà nước phi lư, phục vụ những quyền lực tuyệt đối, nhưng trước sau đều bị lên án cực lực. Bởi vậy cần ǵ phải khoác bộ áo hệ tư tưởng, lư tưởng hóa một chính thể và - một hệ thống hiệu quả cần thiết - như tính chất của Liên minh Châu Âu ?

Nhưng thứ chủ nghĩa thực dụng này, luôn dẫn đến các pḥng đàm phán mà từ đó chỉ nghe thấy những từ ngữ khó hiểu của các tranh luận tài chính, tiếng đập bàn của các đối thủ tranh giành quyền lợi riêng tư, thứ ngôn ngữ mà số đông không hiểu nổi, và như vậy, trong những quốc gia Đông Âu vừa giành lại quyền độc lập cũng không ai hiểu nốt. Các quốc gia này c̣n lại với chính ḿnh, cho dù đó là điều vang lên thật lạ kỳ, nhưng quả thật, sau nền ḥa b́nh thảm hại thừa hưởng từ các thế lực chiếm đóng xa lạ, nỗi sợ hăi và sự hoang mang đang ngự trị trong các quốc gia này. Vô ích những cái vỗ vai trống rỗng, vô ích những quan điểm vỗ về, như: vết thương sẽ lành, với những ǵ c̣n lại – cho đến tận ngày hôm nay các vết thương vẫn chưa lành – bởi vậy thay v́ cần một cơ chế hồi phục, có lẽ cần một hệ tư tưởng xuất hiện.

Đây là giây phút quan trọng, bởi v́ – theo tôi –lúc đó châu Âu sẽ ngă ngũ. Số phận của tất cả chúng ta, ngày nay đă thay đổi đến tận gốc rễ, đấy là sự sụp đổ bất th́nh ĺnh của một thể chế cũ, là nỗi sợ hăi với sự thay đổi triệt để và sự khủng bố, chúng ta đang chung sống với cảm giác bất lực khi đối diện với tất cả những điều này. Vụ thảm sát ở Nam Tư cho thấy, châu Âu đă tiếp nhận lấy di sản bị hằn sâu mà kẻ khổng lồ Xô Viết đă để lại. Trong một vài năm, đơn giản là người ta không dám nhận ra những thung lũng Apokalipszis đă trải rộng đến tận biên giới đông nam châu Âu, mà ngày nay, sau mười lăm năm đang đe dọa sẽ nuốt chửng cả thế giới.

Có thể tôi sử dụng từ ngữ hơi mạnh mẽ , nhưng tôi không cảm thấy ḿnh cần phải bào chữa. Tôi cho rằng, đă đến lúc nghiêm chỉnh, để hiểu sát ư nghĩa của từ ngữ, khi thay cho những lời sáo rỗng về quyền lợi dân thường, về những ngân sách duy tŕ luật và những hành động lôi kéo, vận động chính trị, giờ đây cần phân tích thật sự những nhân tố của hiện thực. Lúc này người ta nói nhiều đến một châu Âu”già cỗi”, nói nhiều về truyền thống, về văn hóa châu Âu, và không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, sự khủng hoảng, thậm chí những nỗi vỡ mộng mà chúng ta đang là nhân chứng ở khắp châu Âu, phần lớn mang tính chất văn hóa. Nếu chúng ta suy nghĩ, để thấy rằng châu Âu, trong thế kỷ thứ 20, rốt cuộc đă gặt hái chiến thắng trước hai thế lực toàn trị đe dọa những nguyên lư cơ bản của sự tồn tại, đó là hai tư tưởng toàn trị: chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, thậm chí với chiến thắng này, đă mở ra một kỷ nguyên mới, như vậy, chúng ta đă có thể thỏa măn một cách cơ bản. Nhưng, những thế lực toàn trị này từng tồn tại thật sự trên mảnh đất châu Âu, cội rễ của chúng thẩm thấu từ mảnh đất bị đầu độc của văn hóa châu Âu, bởi vậy câu hỏi lớn là : việc chúng đă bị khuất phục, có mang lại sức sống mới cho châu Âu hay không, mà không cần sự giúp đỡ của nước Mỹ.

 

Người ta cho rằng, đây là vấn đề chính trị, không phải vấn đề văn hóa. Có thể lắm, nếu ta không nhận ra, châu Âu hôm nay đang đối diện với những vấn đề lư thuyết, như năm 1919 hoặc 1938, đang phân vân đối đấu với những vấn đề này như thuở đó. Làm sao có thể như vậy? khi, từ sau thế chiến thứ hai đến nay, đă hơn nửa thế kỷ trôi qua, ta không nghe thấy ǵ khác, ngoài việc quan trọng hóa các hồi tưởng, về những kinh hoàng của chiến tranh, về việc liên tục duy tŕ những bài học rút ra từ đề tài Gulag và Holocaus, để những nỗi kinh hoàng này, có thể nói, đừng bao giờ lặp lại?

Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa: nhớ lại không dễ. Cách đây không lâu, tôi dự một triển lăm trưng bày những tài liệu đặc biệt về tội ác của Wehrmacht, tôi bắt gặp ḿnh, như một kẻ lạ lịch sự với bộ mặt bất động, nhấp nhổm ở đây, cố gắng giữ khoảng cách cho ḿnh, để không bị nỗi khủng khiếp của chất liệu triển lăm đánh gục. Chẳng lẽ tôi đă quên, bản thân tôi là một phần, và là một kẻ sống sót của những nỗi kinh hoàng này? Tôi đă quên mùi hương của những b́nh minh đẫm sương, khi hàng loạt khẩu súng cùng khạc đạn? Đă quên tối chủ nhật trong trại tập trung, khi những người đợi vào ḷ thiêu c̣n mơ tưởng đến miếng bánh ngọt ngày lễ? Nếu như tôi đă không quên, đă biến chúng thành câu chữ, rồi tất cả những điều này đă cháy trụi và yên nghỉ một cách nào đó, trong tôi.

Tôi không sẵn ḷng cho đi sự b́nh yên này, cho dù h́nh như cần thiết: nỗi hổ thẹn từ những bức ảnh, từ những tài liệu này lên tiếng, và động chạm đến tất cả chúng ta, dù chúng ta đă từng ở đấy, nơi con người tự đào những nấm mồ riêng cho ḿnh, để đồng bọn sau đó nổ súng bắn họ, như thể chúng ta bước vào quyền sở hữu những sự thật khủng khiếp với tư cách thừa hưởng, rồi sau đó ta không bao giờ thoát khỏi chúng. Ecce homo- đây là con người? Vào một ngày chúng gọi những người vợ, trẻ con, người già từ mọi nơi đến, ngày hôm sau những đàn bà, trẻ con, người già, bị bắn ngă xuống hố, với sự thưởng thức hiện rơ trên khuôn mặt kẻ bắn? Tại sao có thể như vậy? Rơ ràng phải có sự trợ giúp của ḷng căm thù, ḷng căm thù, thứ, -cùng với sự dối trá –đă trở thành nhu cầu không thể thiếu được, có thể nói, trở thành thứ bồi bổ cho con người trong thời đại chúng ta.

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của một châu Âu mới sẽ là, các hệ tư tưởng sẽ mở ra con đường sáng sủa, cắt ngang khu rừng rậm của những sự dối trá. Một trong những hiện tượng đặc thù của thế kỷ 20là, chính trị và văn hóa không chỉ mâu thuẫn với nhau, mà c̣n trở thành kẻ thù của nhau. Sự đánh mất giá trị, trong thế kỷ của những nỗi khủng khiếp, đă trở thành hệ tư tưởng của tất cả những ǵ, một khi nào đó đă từng là giá trị. Giờ khắc của những kẻ phiêu lưu chính trị, của các thủ lĩnh nhân dân đă điểm - những cá nhân - bằng sự giúp đỡ công cụ của các đảng chính trị, trang bị bằng những kỹ thuật khôn lỏi, đă điều khiển và lợi dụng khối quần chúng nhân dân.

Một hiện thực thật rơ ràng , ít nhất hai châu Âu đă xuất hiện , với ít nhất hai kiểu phản ánh lịch sử, và kinh nghiệm chung của châu Âu . Theo đánh giá thông thường, dân chủ là một hệ thống chính trị, nhưng nếu suy nghĩ kỹ, dân chủ thực chất là văn hóa – tôi muốn hiểu trong ư nghĩa trồng trọt của khái niệm văn hóa. Tại Tây Âu, các nền dân chủ xuất hiện một cách có tổ chức; dân chủ như một hệ thống chính trị, nảy sinh từ mảnh đất văn hóa xă hội, là các nhu cầu cần thiết về kinh tế, chính trị và tư duy, bằng thắng lợi của các cuộc cách mạng hoặc của những thỏa thuận xă hội lớn. C̣n tại Trung – và Đông Âu, trước tiên người ta lập ra – với mức độ có thể - một hệ thống chính trị, rồi xă hội, bằng những công việc chậm răi, mệt mỏi, đôi khi đầy đau đớn, từ từ đồng nhất với hệ thống chính trị đó. Cái gọi là chủ nghĩa xă hội không phải như vậy sao? Tại nhiều nơi, hệ thống này xây dựng trên nền tảng một xă hội phong kiến, và sự méo mó đặc thù của nó tạo điều kiện cho hệ tư tưởng được nâng lên thành tôn giáo nhà nước, hoàn toàn mâu thuẫn với quá tŕnh thực hành một sự vận hành. Cái mâu thuẫn tàn bạo này chỉ có thể làm cân bằng lại bằng các công cụ khủng bố, và tất nhiên, tự bản thân nó lănh đủ mọi hậu quả.

Hăy nh́n rơ điều này: hiện tượng xác thực nhất của thế kỷ 20 chính là nhà nước toàn trị và Auschwitz. Chủ nghĩa bài Do thái thế kỷ 19 ví dụ chưa biết hoặc chưa thể h́nh dung ra được một Endlösung ( kế hoạch diệt chủng hoàn toàn người Do thái của phát xít Đức). Không thể giải thích Auschwitz một cách tầm thường, bảo thủ, tôi nói: phải giải thích bằng chính khái niệm của chủ nghĩa bài Do thái cổ điển. Thời đại của chúng ta không phải thời đại của chủ nghĩa bài Do thái, mà là thời đại của Auschwitz. Những kẻ bài Do thái của thời đại này không tẩy chay người Do thái, mà muốn một Auschwitz, muốn một Holocaust. Eichmann khai trong phiên ṭa tại Jeruzsálem, hắn không phải kẻ bài Do thái, cho dù đám cử tọa và người nghe kết án đă cười phá lên, tôi trước đó vẫn cho rằng có thể lắm, hắn đă nói thật. Để có thể giết được hàng triệu người Do thái, nhà nước toàn trị thực ra không cần nhiều kẻ bài Do thái, mà cần những kẻ tổ chức tốt. Cần nhận thức rơ: chủ nghĩa toàn trị - duy nhất một đảng, một nhà nước - không thể tồn tại, nếu thiếu sự phân biệt đối xử, và h́nh thức toàn trị của phân biệt đối xử cần đến việc giết người hàng loạt.

Chung sống với những kinh nghiệm lịch sử trầm trọng của chúng ta không dễ. Không dễ đương đầu với một yếu tố tàn nhẫn rằng, điểm đỉnh của sự tồn tại này trong thế kỷ của chúng ta, không chỉ là lịch sử của một hoặc hai thế hệ đặc thù bị tha hóa, đầy xa lạ, mà cùng lúc, c̣n là một chuẩn mực kinh nghiệm, chứa trong bản thân nó, những khả năng của con người nói chung. Thật khủng khiếp cho sự dễ dàng, mà những hệ thống quyền lực mệnh lệnh toàn trị, dùng để thủ tiêu tính độc lập cá nhân, biến con người thành một bộ phận ngoan ngoăn, phục tùng của bộ máy nhà nước. Nỗi sợ hăi và hoang mang tràn ngập, để chúng ta biến đổi thành những thực thể trong từng giai đoạn sống, mà sau này, khi được hợp lư hóa lại bằng đạo đức công dân lành mạnh, ta không thể nhận diện hoặc không muốn so sánh lại với nó. Như thế nào đó, con người là sản phẩm của thượng đế, có số phận bi thảm, và là một thực thể cần biến đổi. Cái thực thể cá nhân cô đơn này, chủ nghĩa hệ tư tưởng toàn trị, trước hết biến nó thành người của công chúng, sau đó khóa nó lại trong những bức tường của hệ thống nhà nước, rồi gọt rũa nó thành một bộ phận vô hồn của một bộ máy. Thế là nó không cần biến đổi nữa, v́ nó không chịu trách nhiệm trước bản thân. Hệ tư tưởng này tách cá nhân ra khỏi vũ trụ của chính nó, ra khỏi sự cô đơn, ra khỏi tầm vóc bi thảm của số phận con người. Cá nhân bị xiết chặt vào cái hiện hữu đă xác định, việc đánh giá chất lượng nguồn gốc xuất xứ, phân loại theo chủng tộc, hay vị trí giai cấp sẽ quyết định số phận của nó. Cùng với số phận, cá nhân bị tách ra khỏi thực trạng của con người, chính xác hơn, bị tách ra khỏi những nhận thức thuần túy về cuộc sống. Chúng ta bất lực đứng trước những tội ác có thật của nhà nước toàn trị, chỉ cần đánh giá xem, thứ mệnh lệnh kiểu mới: hệ tư tưởng toàn trị, đă chiếm mức độ thế nào trong vị trí của đời sống đạo đức và sức mạnh tưởng tượng của con người.

Hiện thực có vấn đề này không giảm nhẹ, bởi việc mở rộng về phía đông – được mong đợi, và cần thiết từ lâu – của Liên minh châu Âu (Unió). Người dân Đông Âu được giải phóng, nhưng trong thực tế, họ không làm ǵ nhiều cho tự do của họ. Đúng, đă từng có cuộc nổi dậy của công nhân Berlin năm 1953; 1956 : cách mạng Hungary; 1968: Mùa Xuân Prha; 1980: phong trào Công đoàn Đoàn kết của Balan; trường học của sự cay đắng chỉ có ngần ấy. Những sự kiện lịch sử quan trọng được ghi nhận, khi nó có sự tiếp diễn – Nhà sử học Pháp Fernand Braudel đă viết. Nhưng những sự kiện trên không có bất kỳ tiếp diễn nào. Chỉ đọng lại hậu quả : sự đàn áp, những nỗi vỡ mộng, những ấn tượng ngày càng nặng nề hơn của sự bị bỏ rơi, và sự khuất phục. Sau cùng, nhân dân đă từ lâu không c̣n tin, số phận họ có thể thay đổi được nữa. Ai cũng mong sự sụp đổ, nhưng chẳng ai tin, chẳng ai làm ǵ. Và khi chuyện đó xảy ra, không ai cần cử động ǵ, người ta giương mắt nh́n một cách không thể hiểu nổi, nếu như không thể nói, mọi người lạnh lùng nh́n quanh, trong một hoàn cảnh mới.

Chính bởi v́, tự do của họ không do họ đấu tranh dành lại, và những giá trị, phần lớn phục vụ cho một chiến lược sống c̣n dân tộc và cá nhân, bỗng chốc trở thành vô dụng, nếu như không nổi lên, như một sự đồng lơa nhục nhă: Chính v́ tự do tự rơi vào ḷng, nên trong thực tế, một phần không nhỏ của những xă hội này đă trải qua như một sự sụp đổ. Và khi những cánh tay giơ lên, t́m chỗ dựa về phía các nền dân chủ tây Âu, họ nhận lại được một cái bắt tay ngắn ngủi, một cái vỗ vai cổ vũ. Tây Âu không quyết định nổi, nên làm ǵ với những láng giềng Đông Âu, được nh́n nhận như một sự kiêu ngạo, mà những họ hàng nghèo bị xúc phạm, tiếp nhận. Thế là : với chiến thắng của tự do, những tư tưởng phục sinh cũng không được giải phóng thêm bao nhiêu, trái lại mở đường cho một quá khứ tồi tệ, cho những nỗi đau đớn, và việc phơi bày những vết thương dân tộc đă rất-rất lâu đời, có nơi trở thành sự điên rồ dân tộc theo sắc tộc đến mức tàn phá, nơi khác, trong cái mặt nạ dân chủ, thể hiện trong h́nh thức chủ nghĩa dân tộc tự kiềm chế.

Tóm lại : đây là một nỗi sửng sốt đối với tất cả mọi người. Sau biến động 1989 – 90, sự hồi sinh bất ngờ của những tư tưởng tưởng chừng như đă bị chôn vùi từ lâu, những h́nh thái suy nghĩ và những hành vi ứng xử tưởng đă biến mất từ lâu, làm những kẻ hoài nghi chân chính, hoặc những kẻ bi quan nhất cũng phải ngạc nhiên. Như thể trong toàn bộ sự đổ vỡ thế giới không lời, có chủ ư một cách cẩn thận, người ta quên mất một yếu tố quan trọng, mà giờ đây nó tuột ra khỏi cả quá tŕnh, rồi vừa quay tít quanh ḿnh vừa tóe lửa, như thể một trái lựu đạn bị bỏ quên từ thời chiến tranh bỗng đột nhiên phát nổ. Ai có thể tin được, cái gọi là „cách mạng nhung” đối với dân chúng Đông Âu như một con tàu viễn tưởng, không đưa họ vào tương lai mà đưa họ quay về quá khứ, để ở đó họ tiếp tục những tṛ chơi nhún nhường mà khoảng năm 1919, cuối thế chiến thứ nhất, họ đă dừng lại? Như thể giữa chừng chưa hề xảy ra chuyện ǵ, như thể chưa hề xảy ra một giai đoạn lịch sử đẫm máu nhất và bi thảm nhất của châu Âu, mà dân chúng Đông Âu, chính họ, là những bộ phận tham gia và chịu đựng, nhưng họ không bao giờ ghi nhận, mà tốt hơn cả, là hăy quên đi cho nhanh.

Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, từ ngưỡng cửa của thế kỷ 21, trên phương diện đạo đức, chúng ta c̣n lại với nhau. Sự phát triển trong một ư nghĩa cao hơn của con người, ngoài sự hiện hữu lịch sử của nó, c̣n thể hiện – không phải bằng những trốn tránh kinh nghiệm lịch sử, trái lại, bằng sự trải qua, tiếp thu và ḥa ḿnh vào những kinh nghiệm này. Duy nhất chỉ có tri thức có thể nâng con người cao hơn lịch sử, trong thời kỳ hiện hữu bi thảm, bị tước mất mọi hy vọng của lịch sử toàn trị, chỉ có duy nhất một sự chạy trốn xứng đáng, tri thức là thứ duy nhất tốt đẹp. Ta có thể đặt ra câu hỏi trong thứ ánh sáng tri thức đă trải qua này: tất cả những ǵ - ta đă làm và đă trải qua – có tạo dựng nên các giá trị hay không, chính xác hơn: ta có tạo ra cho ḿnh , những giá trị từ bản thân cuộc đời riêng hay không, hay ta quên mất, như những con bệnh mất trí nhớ, hoặc tự vứt khỏi bản thân ḿnh, như những kẻ tự sát. Bởi v́, cái tinh thần cấp tiến đă biến những bê bối, sự sỉ nhục và nỗi hổ thẹn thành di sản tri thức của con người, cùng lúc là thứ tinh thần được giải phóng, đảm nhận việc phơi bày tận gốc rễ bệnh tật của thứ chủ nghĩa không tưởng, không phải, để nhường không gian cho những những sức mạnh ấy, trái lại, v́ nó nh́n thấy những khả năng tiềm tàng đặc thù có thể phát huy được.

Rốt cuộc, tôi chẳng nêu lên được bất kỳ một kiến nghị cụ thể nào. Trong thực tế, tôi không biết ǵ về chính trị, cũng như về kinh tế, hoặc hành chính. Tôi không biết, cần phải giải quyết các vấn đề tị nạn, những vấn đề xă hội, cần phải giúp đỡ những nước nghèo hoặc những người có khả năng như thế nào, tôi không biết, làm thế nào để thanh toán được nạn khủng bố và xây dựng một hệ thống an toàn mới. Nhưng có một điều chắc chắn tôi biết: một nền văn minh không tuyên bố rơ ràng các giá trị của nó, hoặc một nền văn minh bỏ rơi những giá trị đă được thừa nhận, trước sau, nền văn minh ấy cũng đi vào con đường suy yếu và bị tiêu diệt. Lúc đó những người khác sẽ tuyên bố các giá trị này, và sẽ không bao giờ c̣n là các giá trị nữa, mà sẽ là vô vàn nguyên do để dẫn đến một quyền lực không giới hạn, đến một sự diệt vong không giới hạn. Như tôi đă nói, chỉ c̣n lại chúng ta với nhau, không có lời chỉ dẫn thiên đường hay trái đất nào, chúng ta cần tự lập ra các giá trị của chúng ta, ngày nọ qua ngày kia, và bằng những cố gắng đạo đức bền bỉ, cho dù vô h́nh, để mang lại những giá trị mới và trở thành nền văn hóa của một châu Âu mới. Khi nghĩ đến một châu Âu của tương lai, tôi h́nh dung ra một châu Âu mạnh mẽ , tự tin, một châu Âu luôn luôn sẵn sàng thảo luận, nhưng không bao giờ thỏa hiệp. Chúng ta hăy đừng quên, một quyết định dũng cảm đă sinh ra châu Âu: khi thần A-tê-na ( Athéna) quyết định đối đầu với đội quân người Batư .

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

 

(Diễn văn mở đầu hội nghị mang tên:” Viễn cảnh châu Âu”- được tổ chức tại Viện Hàn lâm Nghệ thuật Berlin ngày 1.tháng 6 năm 2007)

Nguồn: http://www.szombat.org/2007/080416_europanyomasztooroksege.htm